2025-02-14 03:44:32
PR là gì trong Marketing? Cách thiết lập kế hoạch PR hiệu quả
PR đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và công chúng. PR không chỉ là quảng cáo mà còn là nghệ thuật giao tiếp và xây dựng lòng tin với khách hàng. Hãy cùng tìm hiểu thêm về PR là gì, lợi ích, chiến lược và cách thiết lập kế hoạch PR hiệu quả trong kinh doanh.
1. PR là gì? Định nghĩa và bản chất của PR
PR là viết tắt của từ Public Relations hay Quan hệ công chúng là một tập hợp các chiến lược và hoạt động nhằm xây dựng, duy trì và phát triển hình ảnh của một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp trước công chúng.
Khi tìm hiểu PR là gì, nhiều người thường nhầm lẫn nó với quảng cáo, nhưng thực tế PR tập trung vào việc tạo dựng danh tiếng thông qua nội dung truyền thông không trả phí.
Một điểm quan trọng khi hiểu PR là gì chính là phân biệt nó với quảng cáo:
- PR: Tạo dựng danh tiếng thông qua nội dung chân thực, có giá trị và được truyền tải qua các kênh truyền thông.
- Quảng cáo: Sử dụng ngân sách để tiếp cận khách hàng bằng nội dung thương mại, có thể kiểm soát hoàn toàn thông điệp.
.png)
PR là viết tắt của từ gì - Public Relations được dịch là quan hệ công chúng
2. Lợi ích của PR trong kinh doanh
PR đóng vai trò vô cùng quan trọng trong Marketing. Với thời đại chuyển đổi số, cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì mỗi quyết định đều dẫn tới sự thành bại của doanh nghiệp. Do vậy, nếu doanh nghiệp có thể xây dựng được sự kết nối lâu bền với khách hàng thì sẽ tạo được thế cạnh tranh. Cụ thể, lợi ích của PR trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là:
Tạo dựng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu
Một trong những câu trả lời phổ biến nhất cho câu hỏi PR là gì chính là vai trò của nó trong việc xây dựng thương hiệu. Một chiến lược PR tốt giúp doanh nghiệp tạo ra hình ảnh tích cực và xử lý khủng hoảng khi có vấn đề phát sinh.
Tăng độ nhận diện thương hiệu
Thông qua các chiến dịch PR hiệu quả, thương hiệu có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng mà không cần bỏ quá nhiều chi phí như quảng cáo. Đồng thời, PR cũng chính là cách doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình tiếp cận gần hơn với khách hàng. Vai trò của PR sản phẩm là gì sẽ quyết định đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
.png)
Tăng độ nhận diện thương hiệu nhà các hoạt động động quan hệ cộng đồng
Tạo niềm tin và sự uy tín
PR giúp doanh nghiệp thiết lập lòng tin với khách hàng thông qua nội dung chân thực, khách quan và có giá trị. Nếu bạn đang tìm hiểu PR là gì trong bối cảnh xây dựng uy tín, đây chính là yếu tố cốt lõi.
3. Cách loại hình PR phổ biến hiện nay
PR Marketing chính là một lĩnh vực đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình sẽ phù hợp với với mục tiêu và đối tượng mục tiêu cụ thể của từng doanh nghiệp. Dưới đây là 7 loại hình PR phổ biến:
Truyền thông nội bộ
Đây là hoạt động giúp kết nối và duy trì sự gắn kết giữa các nhân viên trong tổ chức. Nếu bạn thắc mắc PR là gì trong nội bộ doanh nghiệp, thì nó bao gồm các hoạt động như hội thảo, truyền thông nội bộ, đào tạo nhân sự.
.png)
Các buổi đào tạo tại doanh nghiệp giúp nhân viên phát triển thêm nhiều kỹ năng
PR sự kiện
Khi nói về PR là gì trong Marketing, không thể không nhắc đến PR sự kiện. Các công ty thường tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm, hội thảo, triển lãm,... để thu hút sự chú ý của công chúng.
Quản lý khủng hoảng
Trong kinh doanh, khủng hoảng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Quản lý khủng hoảng giúp doanh nghiệp xử lý và kiểm soát thông tin tiêu cực một cách chuyên nghiệp để bảo vệ danh tiếng.
Quan hệ truyền thông
Đây chính là loại hình PR liên quan trực tiếp tới các bên báo chí và những phương tiện truyền thông để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp. Cụ thể các hoạt động như: Gửi thông cáo báo chí, các bài viết cho cơ quan truyền thông hay hợp tác với các KOL, influencer,...
.png)
Thông qua họp báo giúp doanh nghiệp tiếp cận với với công chúng nhiều hơn
Quan hệ cộng đồng
Quan hệ cộng đồng là một loại hình PR tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng xã hội. Các hoạt động của hình thức PR này như: Tài trợ các hoạt động xã hội hay các dự án phát triển cộng đồng.
Quan hệ khách hàng
Quan hệ khách hàng chính là việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp tới khách hàng mục tiêu. Với loại hình này, nhân viên PR cần quan sát và nghiên cứu thị trường để biết được sở thích, thị hiếu, insight, xu hướng tiêu dùng của khách hàng để xây dựng chiến lược tiếp cận phù hợp. Như vậy, nhân viên PR là gì chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Đọc thêm: Hệ thống CRM là gì? Hiểu về tầm quan trọng của CRM trong doanh nghiệp
Truyền thông xã hội
Truyền thông xã hội (Social Media Marketing) là hình thức sử dụng mạng xã hội như Facebook, TikTok, YouTube để kết nối, thu hút với khách hàng và truyền tải những thông điệp của doanh nghiệp hoặc các sản phẩm/ dịch vụ kinh doanh.
4. Các bước xây dựng kế hoạch PR hiệu quả
Bước 1: Xác định mục tiêu PR
Mục tiêu của chiến lược PR cần phải rõ ràng và cụ thể, phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức doanh nghiệp. Cụ thể là cải thiện hình ảnh thương hiệu, tăng số lượng người tham gia sự kiện,... Doanh nghiệp nên áp dụng mô hình SMART để đặt mục tiêu PR.
.png)
Xác định mục tiêu của hoạt động PR theo mô hình SMART
Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Doanh nghiệp cần xác định nhóm đối tượng khách hàng muốn tiếp cận là ai để có chiến lược PR hiệu quả và phù hợp nhất.
Bước 3: Xác định thông điệp muốn truyền tải
Bạn muốn khách hàng mục tiêu của mình nghe và ghi nhớ thông điệp gì? Đây chính là một phần quan trọng của chiến lược PR thì chúng định hình nội dung của chương trình PR. Lưu ý, thông điệp nên ngắn gọn, dễ hiểu và tập trung vào mục tiêu PR của doanh nghiệp.
Bước 4: Tạo chiến thuật và chiến lược
Xác định cụ thể các hoạt động liên quan tới những thông điệp muốn truyền đạt hay phương thức giao tiếp. Việc thiết lập này giúp bạn có cách thức tiếp cận và truyền tải thông điệp tới khách hàng mục tiêu.
Bước 5: Xác định nguồn lực thực hiện
Phân công nhân lực và thời gian hoàn thành cho từng đầu công việc. Cần lưu ý thời gian dự phòng cho từng khâu để chủ động hơn trong việc điều hành. Bên cạnh đó, phân bổ ngân sách hợp lý cho hoạt động PR cũng là một điều vô cùng quan trọng.
Xác định nguồn thực hiện PR gồm những ai và đảm nhận những công việc gì
Bước 6: Đánh giá và đo lường chiến lược PR
Đánh giá và đo lường chiến lược PR giúp doanh nghiệp xác định được tính hiệu quả của công việc, nhận diện được những việc mình cần phải cải thiện và có kế hoạch điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
Tìm hiểu thêm: KPI là gì? Cách lập KPI đúng chuẩn nhất hiện nay
Qua bài viết trên của Đức Tín Group chúng ta đã cùng tìm hiểu PR là gì, các loại hình PR, lợi ích và cách lập chiến lược PR hiệu quả. Nếu được triển khai đúng cách, PR có thể mang lại lợi thế lớn cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Các tin liên quan
-
Bias là gì? Những ý nghĩa thú vị mà bạn chưa biết
-
Giải ngân là gì? Những lưu ý để quá trình giải ngân nhanh chóng
-
Mô hình hybrid là gì? Lợi ích thách thức của mô hình làm việc này
-
Trái phiếu là gì? Tổng quan chi tiết về trái phiếu và cách đầu tư hiệu quả
-
Flop là gì? Bí quyết xây kênh Facebook, TikTok tránh bị flop