2025-03-17 11:36:54

Overthinking là gì? 06 cách hiệu quả giúp bạn vượt qua overthinking

Bạn có bao giờ cảm thấy tâm trí của mình bị cuốn vào những suy nghĩ miên man chưa. Nếu có, bạn đang rơi vào tình trạng tâm lý overthinking. Hãy cùng Đức Tín Group tìm hiểu rõ bản chất của hội chứng overthinking là gì để tìm ra hướng khắc phục hiệu quả, giúp bạn có suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống hàng ngày nhé.

1. Hội chứng Overthinking là gì?

Hội chứng Overthinking chỉ tình trạng suy nghĩ quá nhiều và vượt quá mức cần thiết. Người mắc hội chứng overthinking luôn nghĩ ngợi, trằn trọc và có thể kèm theo cảm xúc đau khổ về bản thân.

Như vậy, người overthinking thường phân tích và suy nghĩ về những tình huống hay sự kiện đơn giản một cách thái quá khiến cho bản thân trở nên căng thẳng và lo lắng. Người overthinking thường có xu hướng nghĩ nhiều tới mức mà không thể biến suy nghĩ thành hành động cụ thể nào.

Overthinking là gì - Trạng thái tâm lý luôn suy nghĩ nhiều hay suy nghĩ quá mức

Overthinking là gì - Trạng thái tâm lý luôn suy nghĩ nhiều hay suy nghĩ quá mức

Chúng ta cũng thường bắt gặp cụm từ overthinking trong tình yêu. Vậy overthinking trong tình yêu là gì? Đây chính là trạng thái suy nghĩ quá nhiều và thường có tâm lý cực đoan về mối quan hệ tình yêu trong hiện tại. Người overthinking luôn hoài nghi bằng hành động stalk, lo lắng và mệt mỏi và thậm chí là mất niềm tin trong tình yêu.

2. Những dấu hiệu nhận biết người overthinking là gì?

Nếu bạn tự hỏi mình có bị overthinking hay không thì có thể tham khảo ngay một số biểu hiện của người suy nghĩ quá nhiều:

Lo lắng quá nhiều cho tương lai

Người bị overthinking thường lo lắng thái quá, một số trường hợp còn bị rối loạn lo âu do suy nghĩ quá nhiều. Người chìm đắm trong những sự vật hay sự việc do mình giả tưởng để rồi đánh mất đi bản thân của hiện tại.

Hoài niệm về quá khứ

Nếu bạn luôn dằn dặt với bản thân về những chuyện xảy ra trong quá khứ thì nguy cơ cao bị overthinking. Việc tiếc thương cho những việc xảy ra hay chìm đắm vào niềm hy vọng nếu mình làm thế này, làm thế kia thì câu chuyện sẽ khác.

Luôn suy nghĩ về những chuyện xảy ra trong quá khứ

Luôn suy nghĩ về những chuyện xảy ra trong quá khứ

Luôn căng thẳng nếu ai đó nghĩ về bạn

Dấu hiệu điển hình của người overthinking là gì cũng được biểu hiện qua việc quan ngại khi người khác nghĩ về bạn. Họ lo lắng bản thân đã làm điều gì sai trái hay bản thân họ nên làm điều gì để được lòng mọi người mà quên đi rằng mình nên sống cho mình trước tiên.

Luôn để sự tiêu cực tích tụ trong tâm

Bạn luôn ghi nhớ những lời nói tiêu cực của mọi người. Thậm chí việc suy nghĩ liên tục về những lời nói tiêu cực này khiến bạn buồn rầu, chán nản và mất niềm tin vào cuộc sống. Trường hợp nặng còn dễ dẫn tới trầm cảm hay rối loạn tinh thần,...

3. Điều gì dẫn đến overthinking - Suy nghĩ quá nhiều?

Khi hiểu overthinking nghĩa là gì, bạn có thắc mắc nguyên nhân nào dẫn tới tâm lý suy nghĩ quá nhiều hay quá mức về một vấn đề không quá cần thiết này không? Dưới đây là những lý do chính khiến ai đó bị overthinking:

Tính cách

Overthinking thường bắt nguồn từ tính cách của mỗi người. Người luôn muốn phân tích, tìm tòi và thường không tự tin vào quyết định của mình thường rất dễ bị overthinking. Biểu hiện là họ luôn dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ về mọi khía cạnh của cuộc sống và tự tạo ra áp lực, lo lắng quá mức.

Nguyên nhân dẫn tới overthinking - suy nghĩ quá nhiều

Nguyên nhân dẫn tới overthinking - suy nghĩ quá nhiều

Kinh nghiệm sống

Những người gặp phải khó khăn trong quá khứ, đặc biệt những sự việc gây áp lực lên tinh thần thường gặp phải tình trạng overthinking. Biểu hiện của overthinking là gì thể hiện rõ ở việc họ luôn lo lắng nên thường dành nhiều thời gian suy nghĩ về những khả năng xấu nhất có thể xảy ra với họ.

Luôn mong muốn sự hoàn hảo

Việc luôn muốn mọi thứ trở nên hoàn hảo và không mắc sai lầm cũng chính là nguyên nhân khi tìm hiểu hội chứng overthinking là gì. Họ luôn muốn làm mọi điều tốt đẹp nhất nên có thể tự tạo áp lực lên bản thân và dành nhiều thời gian để suy nghĩ mọi khía cạnh của cuộc sống.

Đọc thêm: ADHD là gì? Cách nhận biết, nguyên nhân và hướng điều trị ADHD hiệu quả

4. Vượt qua overthinking hiệu quả bằng 6 cách đơn giản

Người bị suy nghĩ quá nhiều thường khiến tâm trạng tiêu cực và tinh thần kiệt quệ. Đặc biệt, tâm lý này kéo dài cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới trầm cảm, mất ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn lo âu khi ở một mình (autophobia). Chính vì vậy, nếu thấy bản thân có dấu hiệu bị overthinking, bạn cần có biện pháp khắc phục sớm, để tránh những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe và tinh thần.

Dưới đây là 6 cách đơn giản giúp bạn vượt qua hội chứng overthinking hiệu quả:

Nắm rõ được nguyên nhân bị overthinking

Hãy hiểu được nguyên nhân nào khiến bạn bị suy nghĩ quẩn quanh quá nhiều. Từ đó tự chủ động kiểm soát và hạn chế bản thân rơi vào tình huống tương tự. Điều này giúp bạn tránh được suy nghĩ quá nhiều về vấn đề đó.

Tìm kiếm những điều tích cực

Để suy nghĩ được tích cực hơn thì bạn cần chủ động khám phá những điều tích cực xung quanh bạn. Hãy dành thời gian để nhận biết những thành tựu hay niềm vui nhỏ mà bạn đã đạt được để tạo một tư duy tích cực hơn.

Luôn tìm kiếm những điều tích cực trong cuộc sống để giảm suy nghĩ overthinking

Luôn tìm kiếm những điều tích cực trong cuộc sống để giảm suy nghĩ overthinking

Tập thiền

Thiền là một kỹ thuật giúp thay đổi ý thức đã được chứng minh là có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe tâm lý, tĩnh tâm và giảm lo âu, căng thẳng stress. Thiền còn giúp bạn cải thiện hình ảnh bản thân và có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống.

Làm những điều bản thân yêu thích

Cách để cách khắc phục overthinking hiệu quả là hãy làm những điều mà bạn yêu thích. Điều này giúp bạn tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống, đẩy những suy nghĩ quanh quẩn, tiêu cực trong tâm trí của bạn ra ngoài. Bạn có thể đi xem phim hay chơi ghi-ta, ăn món bạn thích hay thậm chí là đến những nơi bạn yêu thích.

Đi du lịch giúp bạn giải tỏa căng thẳng và vượt qua overthinking

Đi du lịch giúp bạn giải tỏa căng thẳng và vượt qua overthinking

Xem thêm: Healing là gì? Hiểu về trào lưu healing trong giới trẻ hiện nay

Học cách yêu bản thân mình hơn

Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để yêu bản thân, hãy bắt đầu bằng tiệc loại bỏ ý tưởng về sự hoàn hảo về mọi mặt. Cùng với đó, buông bỏ những hối tiếc và lỗi lầm trong quá khứ và cũng không nên so sánh bản thân với người khác. Những điều này vô cùng hữu ích giúp bạn vượt qua overthinking.

Chia sẻ với người thân yêu

Khi bạn chia sẻ những suy nghĩ của bạn cho người thân yêu của bạn cũng là một cách giúp giảm suy nghĩ quá nhiều một cách tiêu cực. Họ có thể mang tới góc nhìn mới về vấn đề, đưa lời khuyên hữu ích giúp bạn vượt qua tâm lý overthinking hiệu quả. 

Bài viết trên của Đức Tín Group về hội chứng overthinking là gì. Hy vọng từ những phân tích trên bạn đã có đầy đủ thông tin về chủ đề này. Đặc biệt, nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu overthinking, cần có biện pháp khắc phục sớm để suy nghĩ tích cực hơn.