2025-01-14 04:40:47

Stress là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách giảm stress hiệu quả

Bạn đã bao giờ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung hay thậm chí là khó thở khi đối mặt với áp lực chưa? Nếu có, thì đó chính là dấu hiệu của stress. Nhưng stress là gì, nguyên nhân gây stress, các dấu hiệu nhận biết stress và quan trọng nhất là cách giảm thiểu và quản lý stress hiệu quả như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

1. Stress là gì?

Stress là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối mặt với áp lực, thử thách, hoặc mối đe dọa. Bất kỳ ai cũng có thể bị stress, trong đó mức độ cũng như sự đáp ứng của cơ thể với stress ở mỗi người sẽ có sự khác nhau.

Nhiều bạn cũng thường bắt gặp cụm từ stress out. Vậy stress out là gì? Stress out chỉ là trạng thái căng thẳng cực độ do áp lực công việc, học tập hoặc cuộc sống. Nó khiến tinh thần mệt mỏi, khó tập trung và cần được giải quyết kịp thời.

Stress gồm hai loại:

  • Stress cấp tính: Đây là loại stress xuất hiện tạm thời, ngắn hạn trong các tình huống cụ thể, ví dụ như chuẩn bị thuyết trình hay tham gia phỏng vấn.
  • Stress mãn tính: Stress kéo dài và lặp đi lặp lại, thường do liên quan đến các vấn đề như tài chính, công việc, hoặc mối quan hệ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Stress là gì? Stress là trạng thái tâm lý không ổn định tác động đến tinh thần và sức khỏe 

Stress là gì? Stress là trạng thái tâm lý không ổn định tác động đến tinh thần và sức khỏe 

2. Nguyên nhân dẫn đến stress là gì?

Stress không tự nhiên xuất hiện mà thường đến từ nhiều yếu tố khác nhau trong cuộc sống. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết phù hợp. Vậy stress là gì và những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này?

  • Áp lực từ công việc:  Khi khối lượng công việc quá nhiều, KPI liên tục và môi trường cạnh tranh, mâu thuẫn với đồng nghiệp hoặc cấp trên hay lo lắng về mức lương, cơ hội thăng tiến và thậm chí là thất nghiệp cũng đều có thể dẫn đến stress.
  • Vấn đề về tài chính: Các khoản nợ, chi phí sinh hoạt tăng cao, hoặc bất ổn kinh tế là những nguyên nhân phổ biến.
  • Tình cảm: Các vấn đề về đời sống tình cảm có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý của bạn như mất đi người thân, ly dị, kết hôn,... 
  • Sức khỏe kém: Những vấn đề sức khỏe mãn tính hoặc bệnh tật đột ngột cũng góp phần tạo ra stress.
  • Các yếu tố khác: Các thay đổi dù là lớn hay nhỏ như chuyển nhà, thiên tai, bị trộm cắp,... cũng đều có thể là nguyên nhân dẫn đến stress.

3. Dấu hiệu và triệu chứng của stress

Nhận biết stress sớm sẽ giúp bạn có biện pháp xử lý kịp thời. Vậy làm sao để nhận biết mình đang bị stress? Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu phổ biến để hiểu rõ hơn stress là gì.

Người bị stress thường dễ nổi cáu, cảm thấy khó chịu với bất cứ điều gì

Người bị stress thường dễ nổi cáu, cảm thấy khó chịu với bất cứ điều gì

Triệu chứng thể chất

  • Thiếu ngủ, mất ngủ trong thời gian dài dẫn đến cơ thể bị kiệt sức.
  • Giảm khả năng tập trung, trí nhớ giảm, hay bị quên,...
  • Cảm giác buồn nôn, chóng mặt, đau đầu.
  • Tim đập nhanh hơn, đau tức ngực, khó thở.
  • Thấy tóc rụng nhiều hơn, nghiện bứt tóc.

Triệu chứng cảm xúc

  • Căng thẳng, lo lắng, bồn chồn, sợ hãi, thất vọng, khó chịu,...
  • Cảm giác cô đơn và bị cô lập.
  • Thay đổi tâm trạng thất thường, thường xuyên cáu gắt
  • Trạng thái tinh thần luôn cảm thấy tiêu cực.

Triệu chứng hành vi

  • Khóc lóc, buồn bã, hấp tấp.
  • Ăn nhiều hơn bình thường hoặc nhịn ăn, bỏ bữa.
  • Ngủ nhiều hơn hoặc ít đi, dễ bị tỉnh giấc.
  • Lơ là hoặc trì hoãn trách nhiệm.
  • Uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích để thư giãn.

Đọc thêm: Healing là gì? Hiểu về trào lưu healing trong giới trẻ hiện nay

4. Tác động tiêu cực của stress

Stress không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc mà còn gây hại lớn đến sức khỏe nếu không được kiểm soát kịp thời. Vậy tác động của stress là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

Stress lâu ngày có thể có dẫn đến các cơn đau tim nguy hiểm

Stress lâu ngày có thể có dẫn đến các cơn đau tim nguy hiểm

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất: Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp và tiểu đường. Stress có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, hoặc rối loạn ăn uống.
  • Tác động đến sức khỏe tâm lý: Stress dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm và thậm chí ý định tự tử.
  • Giảm chất lượng cuộc sống: Stress kéo dài có thể làm giảm khả năng làm việc, học tập và duy trì các mối quan hệ xã hội.

5. Cách chẩn đoán stress như thế nào?

Nếu bạn có triệu chứng của stress nên di chuyển đến ngay các cơ sở bệnh viện. Các bác sĩ và chuyên gia có thể thăm khám lâm sạch, hỏi bệnh nhân bài test dựa theo các tiêu chí đánh giá và bảng câu hỏi (thang đánh giá Dass, Beck, Zung). Như vậy, stress test là gì sẽ giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng và mức độ ảnh hưởng của stress đến bệnh nhân.

Ngoài ra, stress mãn tính cũng có thể được đánh giá thông qua tình trạng sức khỏe của bệnh nhân như tăng huyết áp hoặc bị đau dạ dày.

Sử dụng thang đánh giá lo âu trầm cảm DASS-21

Sử dụng thang đánh giá lo âu trầm cảm DASS-21

6. Phương pháp điều trị và làm giảm stress

Dù không thể loại bỏ hoàn toàn stress, bạn vẫn có thể kiểm soát và xả stress thông qua các phương pháp hiệu quả. Vậy xả stress là gì chính là các hoạt động giúp giảm căng thẳng và áp lực tâm lý. Cụ thể:

  • Thực hành các thói quen lành mạnh: Ngủ đủ giấc, ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên để duy trì sức khỏe tốt và cải thiện tâm trạng.
  • Thực hành kỹ thuật thư giãn: Thiền, yoga, hoặc các bài tập hít thở sâu giúp xả stress sau giờ làm việc, giúp cải thiện tuần hoàn máu và chất lượng giấc ngủ. 
  • Quản lý thời gian hiệu quả: Lập kế hoạch công việc, ưu tiên những việc quan trọng và tránh ôm đồm quá nhiều.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Chia sẻ với bạn bè, người thân hoặc tìm đến các chuyên gia tâm lý khi cần thiết.
  • Thay đổi tư duy mindset: Học cách chấp nhận và tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống.
  • Dùng thuốc: Sử dụng thuốc trong trường hợp các biện pháp trên không đem lại kết quả tốt. Lưu ý rằng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Như vậy Đức Tín Group đã giúp bạn hiểu rõ hơn stress là gì? Đó là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng chúng ta có thể học cách kiểm soát và giảm thiểu tác động của stress, bảo vệ sức khỏe được tốt hơn.