2024-12-24 04:43:58

Stalk là gì? Giải thích thuật ngữ Stalk trên mạng xã hội

Trong thời đại bùng nổ của mạng xã hội, bạn có thể đã nghe đến cụm từ "stalk" khi lướt Facebook, Instagram hay Twitter. Nhưng chính xác thì stalk là gì và tại sao nó lại trở thành một khái niệm quen thuộc trong cuộc sống số của giới trẻ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây, đặc biệt là trong bối cảnh stalking trên mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến.

1. Stalk là gì?

Đầu tiên bạn cần hiểu stalk là gì trong tiếng Anh. Theo từ điển Oxford, stalk có nghĩa gốc là “theo dõi” hoặc “rình rập”. Tuy nhiên, khi xuất hiện trong bối cảnh mạng xã hội, stalk được hiểu là hành động lén lút theo dõi thông tin của ai đó, chẳng hạn như lướt qua trang cá nhân, xem ảnh, đọc bình luận hay cập nhật trạng thái của họ mà không để họ biết.

Thông thường stalk thường bắt đầu bằng:

  • Tò mò thông tin: Stalk thường bắt nguồn từ sự tò mò về cuộc sống của một ai đó.
  • Thăm dò cá nhân: Nhiều người stalk để tìm hiểu thêm về người mà họ quan tâm, như crush, bạn bè, hoặc thậm chí đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ: Khi bạn dành hàng giờ để “đào sâu” vào tài khoản Facebook của người khác, từ ảnh cũ đến các bài đăng hiện tại, đó chính là stalk Facebook là gì.

Stalk là gì trên mạng xã hội, chính là việc lén lút theo dõi thông tin của người khác

Stalk là gì trên mạng xã hội, chính là việc lén lút theo dõi thông tin của người khác

2. Các đối tượng dễ bị stalk trên mạng xã hội

Với những tính chất ẩn danh và dễ dàng chia sẻ thông tin, mạng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi stalk. Do vậy những người dễ bị stalk thường có những đặc điểm chung dưới đây:

Thường xuyên công khai cuộc sống cá nhân

Những người thường xuyên công khai thông tin cá nhân như các địa điểm checkin, trạng thái hoạt động cảm xúc thường dễ bị stalk hơn. Điều này cũng trái ngược với những người lowkey thường sống kín đáo và không thể hiện các thông tin về bản thân trên mạng xã hội. Do vậy, đối tượng này ít bị stalk hơn.

Người nổi tiếng

Những người có nổi tiếng nhất định thường dễ bị người khác stalk hơn bởi những thông tin cá nhân của họ dễ dàng được tiếp cận, thu thập và trở thành chủ đề để bàn tán của nhiều người.

Người yêu cũ

Người yêu cũ, người yêu cũ của người yêu hay người yêu mới của người yêu cũ cũng chính là những đối tượng bị stalk. Như vậy, bạn đã hiểu stalk là gì trong tình yêu, chính là việc tò mò xem những đối tượng trên đang làm gì và hiện cuộc sống như thế nào.

Stalk ex là gì, chính là việc tò mò và theo dõi những thông tin về người bạn từng yêu

Stalk ex là gì, chính là việc tò mò và theo dõi những thông tin về người bạn từng yêu

3. Stalk trên mạng xã hội hoạt động như thế nào?

Hầu hết các nền tảng mạng xã hội hiện nay đều cho phép người dùng xem hồ sơ của người khác, tùy vào chế độ riêng tư mà họ thiết lập. Vì thế, việc stalk thường diễn ra theo các cách sau:

  • Truy cập trang cá nhân: Đây là bước cơ bản nhất, nơi bạn có thể xem ảnh đại diện, thông tin tiểu sử, hoặc các bài đăng công khai.
  • Xem ảnh và video: Các nền tảng mạng xã hội như: Instagram, Facebook, hoặc TikTok cho phép người dùng dễ dàng xem nội dung mà người khác đăng tải.
  • Theo dõi bình luận và lượt thích: Một số người sử dụng stalk để tìm hiểu các mối quan hệ hoặc sở thích của người khác thông qua tương tác trên mạng xã hội.

4. Lợi ích và tác hại của việc stalk trên mạng xã hội

Stalk trên mạng xã hội có lợi ích nhưng cũng kèm những rủi ro nhất định

Stalk trên mạng xã hội có lợi ích nhưng cũng kèm những rủi ro nhất định

Lợi ích của stalk là gì?

Đôi khi stalk được coi là hành động không đúng đắn nhưng stalk vẫn có một số lợi ích nếu bạn sử dụng nó một cách hợp lý. Cụ thể:

  • Thu thập thông tin: Bạn có thể biết thêm nhiều điều về ai đó mà không cần hỏi trực tiếp.
  • Theo dõi xu hướng: Thông qua stalk, bạn có thể nắm bắt các trào lưu trend hoặc xu hướng mà người khác đang theo đuổi.
  • Hỗ trợ công việc: Trong một số ngành nghề, stalk giúp bạn nghiên cứu đối thủ hoặc tìm hiểu về khách hàng tiềm năng.

Tác hại của stalk là gì?

Tuy nhiên, hành động stalk cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như:

  • Xâm phạm quyền riêng tư: Nếu bạn stalk quá mức, bạn có thể bị coi là làm phiền hoặc xâm phạm đời tư của người khác.
  • Gây nghiện mạng xã hội: Việc dành quá nhiều thời gian để stalk có thể khiến bạn phụ thuộc vào mạng xã hội và mất cân bằng cuộc sống.
  • Cảm xúc tiêu cực: Khi bạn so sánh cuộc sống của mình với người khác qua những hình ảnh flex lung linh mà họ đăng tải, bạn dễ cảm thấy tự ti hoặc ghen tỵ.

Bài viết liên quan:

5. Làm sao để bảo vệ bản thân tránh bị stalk trên mạng xã hội?

Nếu bạn lo ngại việc bị stalk, hãy áp dụng một số cách sau để bảo vệ quyền riêng tư của mình trên các nền tảng mạng xã hội:

Thiết lập chế độ riêng tư các tài khoản mạng xã hội để tránh bị stalk

Thiết lập chế độ riêng tư các tài khoản mạng xã hội để tránh bị stalk

  • Thiết lập chế độ riêng tư: Đảm bảo tài khoản mạng xã hội của bạn chỉ cho phép bạn bè xem nội dung. Đối với những thông tin cá nhân như số điện thoại, mật khẩu hoặc gmail nên để chế độ riêng tư.
  • Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân: Tránh đăng tải những thông tin nhạy cảm, như địa chỉ nhà hoặc lịch trình cá nhân lên mạng xã hội .
  • Kiểm tra danh sách bạn bè: Loại bỏ những người mà bạn không quen biết hoặc không tin tưởng.

Bài viết của Đức Tín Group đã giúp bạn hiểu được stalk là gì. Dù mang lại nhiều lợi ích, như giải trí hay tìm hiểu thông tin, stalk cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về quyền riêng tư và cảm xúc cá nhân. Do vậy, để sử dụng mạng xã hội một cách an toàn và lành mạnh, bạn cần biết cách kiểm soát hành vi stalk cũng như bảo vệ quyền riêng tư của bản thân.