2024-12-31 09:36:33

ADHD là gì? Cách nhận biết, nguyên nhân và hướng điều trị ADHD hiệu quả

Hội chứng ADHD hay còn gọi là rối loạn tăng động giảm chú ý đang trở thành một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần và cộng đồng. Để hiểu rõ hơn về ADHD là gì, ADHD ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc ra sao và cách đối phó với hội chứng này như thế nào, hãy cùng Đức Tín Group tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây.

1. Hội chứng ADHD là gì?

ADHD là gì trong tiếng Việt? ADHD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Attention Deficit Hyperactivity Disorder là một rối loạn tâm lý thường gặp, đặc biệt ở trẻ em, nhưng cũng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. ADHD được đặc trưng bởi ba biểu hiện chính: giảm chú ý, tăng động và hành vi bốc đồng.

Những người mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể, dễ bị xao nhãng, hoặc thường xuyên cảm thấy không thể kiểm soát hành vi của chính bản thân mình.

ADHD là gì được định nghĩa là chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

ADHD là gì được định nghĩa là chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

2. Triệu chứng ADHD là gì?

Để hiểu rõ ADHD là bệnh gì, chúng ta cần phân tích các triệu chứng của hội chứng này. ADHD được chia thành ba dạng chính, mỗi dạng có những đặc điểm riêng biệt:

Dạng giảm chú ý

Người mắc ADHD ở dạng này thường có những biểu hiện như:

  • Ít chú ý đến mọi thứ xung quanh.
  • Khó duy trì sự tập trung trong thời gian dài.
  • Thường xuyên quên mất nhiệm vụ hoặc mất đồ.
  • Dễ bị phân tâm bởi các yếu tố xung quanh.
  • Không lắng nghe người khác nói chuyện.

Dạng tăng động + bốc đồng

Triệu chứng chính ở dạng này bao gồm:

  • Liên tục di chuyển hoặc cảm thấy không thể ngồi yên.
  • Thường xuyên ngắt lời người khác trong các cuộc trò chuyện.
  • Không thể chơi hay thực hiện các hoạt động một cách yên tĩnh.
  • Khó kiểm soát hành vi và dẫn đến những quyết định hoặc hành động không phù hợp.

Dạng kết hợp giảm chú ý + tăng động + bốc đồng

Trường hợp còn lại của nhóm người bị ADHD chính là có tất cả triệu chứng của dạng giảm chú ý, tăng động và bốc đồng.

3. Nguyên nhân gây ra ADHD là gì?

Khi tìm hiểu ADHD là gì cũng cần xem xét các nguyên nhân dẫn đến hội chứng này xuất phát từ đâu. Rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD không có nguyên nhân cụ thể, nhưng các yếu tố sau đây có thể góp phần gây ra:

Yếu tố di truyền

ADHD có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu một trong hai phụ huynh mắc ADHD, khả năng con cái cũng mắc hội chứng này là rất cao. Thường yếu tố di truyền tác động đến việc hình thành ADHD do có sự khác biệt gen nhỏ chứ không phải là một gen duy nhất.

Nguyên nhân gây ra chứng ADHD thường do bẩm sinh, tổn thương não bộ và môi trường sống thay đổi

Nguyên nhân gây ra chứng ADHD thường do bẩm sinh, tổn thương não bộ và môi trường sống thay đổi

Thay đổi trong não bộ

Các nghiên cứu cho thấy sự khác biệt trong cấu trúc và chức năng của não bộ có thể là nguyên nhân gây ra ADHD, đặc biệt là ở những khu vực liên quan đến kiểm soát hành vi và chú ý.

Môi trường sống

Các yếu tố môi trường như sinh non, mẹ sử dụng rượu hoặc thuốc lá khi mang thai hoặc căng thẳng tâm lý trong thời kỳ đầu đời, sống trong môi trường độc hại như tiếp xúc với chì cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý.

Đọc thêm:

4. ADHD ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?

Để hiểu sâu hơn ADHD là gì, cần xem xét tác động của hội chứng này lên cuộc sống của người mắc:

Học tập

Trẻ mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc học do không thể tập trung, dễ bị phân tâm và quên mất nhiệm vụ được giao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập, đặc biệt là điểm số thấp.

Công việc

Người lớn mắc rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD cũng có thể gặp khó khăn tại nơi làm việc, bao gồm việc tổ chức công việc, tuân thủ thời hạn deadline và quản lý căng thẳng.

Quan hệ xã hội

Tìm hiểu hội chứng ADHD là gì có thể thấy rằng những dấu hiệu của ADHD làm ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, vì người mắc ADHD thường xuyên ngắt lời, không chú ý khi trò chuyện, hoặc hành động bốc đồng.

5. Các phương pháp điều trị ADHD hiệu quả

Khi hiểu ADHD là gì cần biết rằng đây là hội chứng cần sớm có biện pháp điều trị kiểm soát tình trạng bệnh, đặc biệt khi trẻ 4 - 12 tuổi là độ giai đoạn vàng để điều trị ADHD, nhằm tăng hiệu quả và giảm những tác động ảnh hưởng đến việc học tập, làm việc và các mối quan hệ.

Phát hiện và điều trị sớm giúp cho trẻ và người lớn mắc ADHD kiểm soát triệu chứng tốt hơn

Phát hiện và điều trị sớm giúp cho trẻ và người lớn mắc ADHD kiểm soát triệu chứng tốt hơn

Hầu hết phương pháp chữa bệnh ADHD ở thường bao gồm thuốc, giáo dục, đào tạo và tư vấn. Cần lưu ý chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ và dùng đúng với loại thuốc, liều lượng và thời gian.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị ADHD thay thế thuốc bao gồm:

  • Thiền hay yoga giúp trẻ thư giãn và học được tính kỷ luật.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, loại bỏ một số thực phẩm chứa nhiều đường, thay vào đó bổ sung các loại vitamin, vi chất dinh dưỡng và axit béo.
  • Tập thể dục thường xuyên để giảm stress và tăng khả năng tập trung.
  • Liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi và sớm hòa nhập lại với cuộc sống: Giải thích cho trẻ việc cần làm, nêu những hành vi tốt được trẻ mong đợi, khen thưởng khi trẻ có tiến bộ để củng cố hành vi tốt.

Từ bài viết của Đức Tín Group có thể thấy rằng việc hiểu rõ ADHD là gì giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc chẩn đoán và điều trị hội chứng này. ADHD không chỉ là một rối loạn tâm lý mà còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải các triệu chứng của ADHD, hãy tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý và bác sĩ. Với sự can thiệp kịp thời và phương pháp điều trị phù hợp, ADHD vẫn có thể được kiểm soát, giúp người mắc có một cuộc sống tích cực và hiệu quả hơn.