Thông tin chuyên ngành
2024-10-16 01:46:58
Founder là gì? Tố chất và kinh nghiệm cần có để trở thành 1 founder
Trong vài năm trở lại đây các starup ngày càng xuất hiện nhiều, điều này cũng dẫn tới sự phổ biến của cụm từ founder. Nhiều người tò mò không biết founder là gì và có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với 1 doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết cho câu hỏi trên. 1. Founder là gì?Founder được hiểu là từ dùng để mô tả một người có vai trò quan trọng trong quá trình lên ý tưởng, thành lập và duy trì sự họat động của một tổ chức, doanh nghiệp Founder gần như là người đưa ra tầm nhìn, định hướng hoạt động ban đầu cho doanh nghiệp khi nó mới bắt đầu được hình thành và họ cũng chính là người đầu tư vốn, tìm kiếm những khách hàng đầu tiên. Khi tìm hiểu đến đây hẳn nhiều người sẽ thắc mắc founder khác gì CEO vì thấy cả hai đều là người tham gia vào việc quản lý và vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù có sự tương đồng trong một vài vai trò những hai vị trí này hoàn toàn khác biệt, cụ thể:Founder đóng vai trò là người đặt nền móng, tạo lập và xây dựng tổ chức từ ngày đầu tiên, còn CEO sẽ tiếp quản công ty khi nó đã đi vào hoạt động ổn địnhFounder thường đưa ra ý tưởng, mục tiêu trong dài hạn, còn CEO có nhiệm vụ hiện thực hóa các ý tưởng đó thành công việc vận hành hàng ngày.Founder sẽ gắn bó, đi cùng công ty từ ngày đầu tiên nhưng CEO sẽ chỉ gắn bỏ trong một thời gian nhất định và có thể thay đổi. Hiểu founder là gì sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt các vai trò và nhiệm vụ hơn2. Vai trò của founder trong doanh nghiệpMột khi đã nắm được định nghĩa founder nghĩa là gì bạn sẽ thấy đây là một vị trí có vai trò vô cùng quan trọng và chiến lược trong doanh nghiệp, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong và phát triển của 1 tổ chức. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo các vai trò chi tiết dưới đây:Người đặt nền móng về mục tiêu, chiến lược Khi tìm hiểu định nghĩa founder là gì bạn sẽ thấy founder không chỉ đơn giản là người vẽ ra ý tưởng, định hướng mà chính là người tự thực hiện hóa những điều đó. Họ là những người đã đưa ra một bức vẽ tổng quan cho toàn bộ sự phát triển của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những định hướng chiến lược phát triển cả trong ngắn hạn và dài hạn. Từ những định hướng ban đầu đó, founder cùng với đội ngũ nhân sự của mình sẽ cùng nhau góp công, góp sức xây dựng để công ty phát triển đúng mục tiêu ban đầu. Founder là người đặt ra mục tiêu và định hướng phát triển cho công ty Đảm bảo nguồn vốn khởi đầu Đối với các startup khởi nghiệp, vốn luôn là vấn đề nan giản. Do đó trong giai đoạn này, founder chính là người chịu trách nhiệm đảm bảo và duy trì nguồn vốn cho những hoạt động hàng ngày cũng như những khoản đầu tư của doanh nghiệp.Vốn có thể là tiền của founder, Co founder hoặc là tài sản riêng của founder sử dụng để duy trì hoạt động bình thường của một tổ chức. Để đảm nhận được vai trò founder cần phải nắm vững các kiến thức về tài chính, cũng như có những mỗi quan hệ đủ sâu, rộng để đảm bảo luôn có dòng tiền ổn định cho doanh nghiệp.Xây dựng đội ngũ lãnh đạo Khi hiểu khái niệm ban đầu về founder là gì, bạn sẽ nhận thấy họ là những người đặt nền móng cho công ty nhưng để phát triển doanh nghiệp một cách vững mạnh thì việc xây dựng một đội ngũ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm, trách nhiệm, giỏi là vô cùng cần thiết. Và founder là người có vai trò chính trong việc thành lập ban lãnh đạo gồm nhiều vị trí quan trọng như CEO, COO, CMO, CFO,....Tuy nhiên, trong một tổ chức không nhất thiết phải có đầy đủ các vị trí trên mà nó còn phụ thuộc vào định hướng phát triển của công ty. Hầu hết ở những starup mới thành lập thì sẽ không đầy đủ toàn bộ các vị trí mà đôi khi founder sẽ nắm giữ luôn vị trí CEO của doanh nghiệp.Founder có vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng cho đội ngũ lãnh đạo Tổ chức bộ máy nhân sựĐể một doanh nghiệp phát triển được thì đội ngũ nhân viên là vô cùng quan trọng, họ là những người giúp founder thực hiện hóa các mục tiêu, định hướng. Chính vì thế, founder cần phải tìm kiếm những nhân sự có năng lực, kinh nghiệm và đặc biệt là tâm huyết, có khả năng gắn bó lâu dài với công việc, điều này sẽ đảm bảo công ty phát triển ổn định, tránh sự náo loạn về bộ máy.Việc xây dựng bộ máy nhân sự không chỉ bao gồm việc tuyển dụng, đào tạo mà còn là quá trình founder tạo ra một môi trường làm việc tích cực, năng động, cùng các chế độ phúc lợi tốt để tạo động lực đi làm cũng như giữ chân nhân sự. Người kết nối và xây dựng mạng lướiHiểu được vị thế của founder là gì, bạn sẽ nhận thấy họ là những người có vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ công ty mới bắt đầu thành lập. Trong giai đoạn mới, founder chính là người tìm kiếm và xây dựng chủ chốt mối quan hệ với khách hàng, đưa đối tác về với doanh nghiệp. Họ là những người giúp công ty tiếp cận gần hơn với nguồn lực, kiến thức và thị trường mới, đảm bảo cho sự phát triển.Bên cạnh đó, Founder cũng đóng vai trò chính trong việc xây dựng và giữ gìn mối quan hệ với những khách hàng quan trọng, từ đó càng đảm bảo sự phát triển lâu dài, bên vững cùa doanh nghiệpFounder là người tìm kiếm và giữ chân những khách hàng lớn cho doanh nghiệpXem thêm:Lay off là gì? Ảnh hưởng và cách vượt qua giai đoạn thất nghiệp?CPA là gì? Thông tin đầy đủ nhất về chứng chỉ CPA Việt Nam3. Sự khác nhau giữa founder và co founderSau khi đã nắm rõ khái niệm Founder là gì, có thể bạn sẽ thắc mắc sự khác biệt giữa Founder và Co-founder. Mặc dù cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập doanh nghiệp, nhưng vai trò của họ có những điểm khác biệt cụ thể. Dưới đây là sự so sánh chi tiết giúp bạn nhận ra sự khác biệt giữa Founder và co-founder là gì.Đặc điểmFounder (Nhà sáng lập)Co-founder (Nhà đồng sáng lập)Vai tròLà người khởi xướng ý tưởng, thành lập công ty và có tầm nhìn chiến lược dài hạn.Là người đồng hành cùng founder, cùng xây dựng và phát triển công ty từ giai đoạn đầu.Quyền hạnThường có quyền quyết định cuối cùng về các vấn đề quan trọng của công ty.Có quyền tham gia đưa ra quyết định, nhưng quyền hạn có thể khác nhau tùy thuộc vào thỏa thuận ban đầu.Trách nhiệmĐảm nhận nhiều trách nhiệm hơn, bao gồm cả việc tìm kiếm vốn, xây dựng đội ngũ, phát triển sản phẩm, ...Thường chia sẻ các trách nhiệm với founder, tập trung vào các lĩnh vực mà mình mạnh.Đóng gópĐóng góp ý tưởng ban đầu, vốn và các nguồn lực khác để khởi nghiệp.Đóng góp về kiến thức, kỹ năng, mối quan hệ, hoặc các nguồn lực khác để hỗ trợ công ty phát triển.Vai trò trong tương laiCó thể tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo trong công ty hoặc chuyển giao quyền lực cho người khác.Có thể tiếp tục làm việc tại công ty hoặc rời đi để theo đuổi các dự án khác.4. Những tố chất cần có của 1 founderFounder là một vị trí không phải ai cũng có thể đảm nhận được, nó yêu cầu bạn cần có những tố chất khác biệt để có thể tự mình thành lập và điều hành một công ty. Vậy các tố chất cần có ở founder là gì? Dưới đây là các điểm cần có ở một founder giỏi giang. Tầm nhìn chiến lược: Founder cần có khả năng nhìn xa trông rộng và xác định được hướng đi cho doanh nghiệp. Họ phải có khả năng tưởng tượng về tương lai của công ty và xây dựng kế hoạch để hiện thực hóa tầm nhìn đó.Khả năng lãnh đạo: Hiểu định nghĩa founder là gì, bạn sẽ thấy rằng founder cần có khả năng lãnh đạo để truyền cảm hứng và hướng dẫn đội ngũ nhân viên. Họ phải có khả năng xây dựng và duy trì một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới.Kiên trì và quyết tâm: Khởi nghiệp thường gặp nhiều thách thức và khó khăn. Founder cần có sự kiên trì để vượt qua những thất bại và tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình.Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp founder kết nối với nhân viên, đối tác và khách hàng. Họ cần biết cách truyền đạt ý tưởng, phản hồi và lắng nghe ý kiến từ người khác.Khả năng thích ứng: Thế giới kinh doanh luôn thay đổi, vì vậy founder cần có khả năng thích ứng với các biến động và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.Tư duy sáng tạo: Tư duy sáng tạo của một founder được hiểu là khả năng đưa ra những phát triển những ý tưởng mới và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Kiến thức và kinh nghiệm: Hiểu biết về ngành nghề, thị trường và các yếu tố kinh doanh là rất quan trọng. Founder nên có kinh nghiệm thực tiễn từ các công ty khởi nghiệp hoặc môi trường kinh doanh khác.Kỹ năng quản lý tài chính: Founder cần biết cách quản lý nguồn vốn, dự đoán chi phí và lập kế hoạch tài chính để đảm bảo sự bền vững cho doanh nghiệp.Đam mê và cam kết: Cuối cùng, đam mê với công việc và cam kết với sự thành công của doanh nghiệp là động lực mạnh mẽ giúp founder vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu.Để làm một founder giỏi bạn không thể thiếu sự tự tin5. Làm thế nào để trở thành 1 founderBạn đã nắm được những tố chất để trở thành 1 founder là gì, nhưng để làm một founder thành công thì không dễ, nó đòi hỏi một quá trình làm việc, rèn luyện vô cùng kiên trì, bền bỉ. Dưới đây là một số kinh nghiệm từ những founder thành công đi trước gửi gắm đến thế hệ founder mới mà bạn nên biết:Tích lũy kinh nghiệm từ các công ty khởi nghiệpMọi hành trình lớn đều bắt đầu từ những trải nghiệm nhỏ. Trước khi tự mình thành lập một công ty, hãy xem xét việc thực tập tại các công ty khởi nghiệp khác để học hỏi cách thức hoạt động của họ. Qua thời gian làm việc, bạn sẽ có cơ hội nhận diện các khó khăn và thách thức mà những người sáng lập khác đã phải đối mặt, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho công ty của mình.Chọn một người thầy tốtTìm kiếm một người cố vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn muốn khởi nghiệp, người này sẽ giúp bạn hiểu founder là gì, cần gì và làm như thế nào. Cố vấn có thể là những doanh nhân thành đạt, giáo sư, hoặc những người bạn đã có kinh nghiệm trong khởi nghiệp. Họ sẽ cung cấp cho bạn lời khuyên hữu ích, hướng dẫn và giúp bạn tránh những sai lầm phổ biến. Thêm vào đó, những người cố vấn thường có mối quan hệ rộng, có thể kết nối bạn với các đối tác và khách hàng tiềm năng.Tham Gia Các Chương Trình Sự Kiện, Hội Thảo Tham gia các sự kiện, hội thảo hoặc chương trình đào tạo liên quan đến khởi nghiệp sẽ giúp bạn gặp gỡ những người có cùng chí hướng và học hỏi từ các chuyên gia trong ngành. Đây là cơ hội để mở rộng mạng lưới quan hệ và khám phá các ý tưởng mới. Ngoài ra, các khóa học này cũng cung cấp kiến thức độc đáo mà bạn có thể áp dụng cho mô hình kinh doanh của mình.Tham gia các sự kiện, hội thảo để mở rộng mới quan hệ cho doanh nghiệpLiên Tục Cập Nhật Thông Tin, Tin Tức Hiểu khái niệm founder là gì, bạn sẽ nhận thấy rằng để thành công trong khởi nghiệp không chỉ cần đến từ sự quyết tâm mà còn từ việc nắm bắt thị trường và cập nhật xu hướng. Thường xuyên theo dõi các biến đổi trên thị trường sẽ giúp bạn xác định thời điểm thích hợp để khởi nghiệp, lĩnh vực có khả năng phát triển ngắn hạn hoặc dài hạn để đầu tư kịp thời, cũng như phát hiện những cơ hội tiềm năng trong tương lai.Tìm Kiếm Người Đồng Hành Sát Cánh, Hỗ Trợ Câu nói "Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau" rất đúng trong khởi nghiệp. Để xây dựng một công ty phát triển mạnh mẽ và bền vững, việc tìm kiếm một vài người đồng hành hỗ trợ là vô cùng cần thiết. Một đội ngũ hỗ trợ tốt sẽ giúp bạn chia sẻ trách nhiệm, tăng cường năng lực và xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh hơn. Trong giai đoạn đầu lập nghiệp, những người hỗ trợ sẽ giúp bạn gánh vác một phần công việc và tài chính, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công ty.Trên đây là câu trả lời chi tiết mà Đức Tín Group đã chắt lọc để giải đáp cho câu hỏi “Founder là gì?”. Founder được ví như đầu tàu của một doanh nghiệp, mọi quyết định, việc làm của họ đều ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức. Chính vì thể việc hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của founder sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng được kế hoạch thành lập một công ty hoặc đơn giản là phát triển bản thân tốt hơn. 2024-10-16 01:26:26
Lay off là gì? Ảnh hưởng và cách vượt qua giai đoạn thất nghiệp
Trong thời gian gần đầy, cụm từ lay off khá phổ biến và nó được rất nhiều người quan tâm vì tác động mạnh mẽ của nó đến đại đa số người lao động hiện nay. Để giúp bạn hiểu rõ hơn lay off là gì và tình hình thất nghiệp hiện nay, mời bạn đọc tham khảo bài phân tích chi tiết dưới đây của Đức Tín Group.1. Lay off là gì?Khái niệm lay off là gì được hiểu là cụm từ chỉ việc tạm thời hoặc vĩnh viễn chấm dứt hợp đồng lao động của nhân viên bởi công ty, thường không phải do lỗi của người lao động mà do các yếu tố khác như tình hình tài chính, tái cơ cấu, hoặc giảm tải công việc của doanh nghiệp. Khác với việc sa thải (termination), "lay off" thường được xem là kết quả của những quyết định kinh doanh thay vì do hiệu suất làm việc của nhân viên.Hiểu lay off nghĩa là gì giúp cho bạn dễ dàng nhận biết dấu hiệu hơn 2. Làn sóng layoff cuối năm 2024 sang năm 2025Hiểu được lay off là gì, bạn sẽ nhận thấy vấn đề này đã và đang đang lan rộng trên toàn cầu, tác động mạnh mẽ đến nhiều quốc gia và ngành công nghiệp. Nguyên nhân chính của hiện tượng này bắt nguồn từ sự điều chỉnh sau thời kỳ tăng trưởng nhanh trong đại dịch COVID-19, cùng với áp lực kinh tế toàn cầu như lạm phát cao và lãi suất tăng.Các công ty công nghệ lớn như Meta, Amazon, và Google đã thực hiện những đợt sa thải quy mô lớn, ảnh hưởng đến hơn 44.000 nhân sự. Thêm vào đó theo trang layoffs.fyi (Website chuyên theo dõi tình hình sa thải) cho biết có đến 256 công ty công nghệ trên toàn thế giới đã sa thải hơn 83.000 nhân viên chỉ trong năm 2023.Tại Việt Nam, tình hình sa thải có quy mô nhỏ hơn so với các nước phát triển, nhưng vẫn gây ra những tác động đáng kể. Các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là sản xuất, dệt may, và da giày, chủ yếu do sự suy giảm đơn hàng xuất khẩu. Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khoảng 500.000 lao động Việt Nam bị ảnh hưởng bởi việc làm không ổn định trong năm 2023. Các tỉnh thành công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, và TP.HCM chịu tác động lớn nhất.Làn sóng sa thải gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Đối với người lao động, việc mất việc làm đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập mà còn tạo ra áp lực tâm lý lớn. Thị trường việc làm trở nên cạnh tranh gay gắt hơn, đòi hỏi người lao động phải liên tục nâng cao kỹ năng để thích ứng. Về phía doanh nghiệp, mặc dù việc sa thải có thể giúp giảm chi phí ngắn hạn, nhưng lại có nguy cơ làm mất đi nhân tài và kinh nghiệm tích lũy, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dài hạn.Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, xu hướng sa thải có thể còn tiếp diễn trong 6-12 tháng tới, với các công ty thận trọng hơn trong việc tuyển dụng và mở rộng. Tuy nhiên, về dài hạn, thị trường lao động sẽ chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ, với nhu cầu ngày càng tăng về kỹ năng số và công nghệ cao. Xu hướng làm việc linh hoạt và từ xa cũng sẽ tiếp tục phát triển.Làn sóng lay off mạnh mẽ hơn từ cuối năm 2023Xem thêm:CPA là gì? Thông tin đầy đủ nhất về chứng chỉ CPA Việt NamHealing là gì? 3 hình thức healing phổ biến bạn nên biết3. Ảnh hưởng của layoff là gì?Sau khi hiểu rõ lay off là gì và xu hướng hiện tại của làn sóng sa thải, để giúp bạn nhận định rõ ràng hơn về những ảnh hưởng của nó đến người lao động, doanh nghiệp dưới đây là những phân tích chi tiết về ảnh hưởng của lay off. 3.1. Ảnh hưởng đối với người lao độngNgười lao động là những cá nhân ảnh hưởng trực tiếp bởi lay off nên hiểu lay off là gì và các tác động của nó là vô cùng cần thiết.Mất nguồn thu nhập chính: Việc sa thải hàng loạt thường dẫn đến việc mất đi nguồn thu nhập chính của nhiều người lao động. Điều này không chỉ gây ra khó khăn về tài chính ngay lập tức, mà còn có thể dẫn đến tình trạng nợ nần, đặc biệt đối với những người đã có gia đình hoặc đang gánh vác các trách nhiệm tài chính khác.Tổn thương tâm lý: Sự sa thải không chỉ là một cú sốc về mặt tài chính mà còn gây ra tổn thương tâm lý cho những người bị ảnh hưởng. Họ có thể trải qua cảm giác stress, lo âu, và mất tự tin. Cảm giác bị bỏ rơi và không được đánh giá cao trong công việc trước đó có thể ảnh hưởng lâu dài đến tinh thần và khả năng làm việc của họ.Khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới: Khi thị trường việc làm trở nên cạnh tranh hơn, việc tìm kiếm công việc mới trở thành một thách thức lớn đối với những người lao động vừa bị lay off. Họ không chỉ phải cạnh tranh với những người tìm việc khác mà còn có thể phải đối mặt với định kiến từ nhà tuyển dụng về việc họ bị sa thải.Lay off ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động 3.2. Ảnh hưởng đối với doanh nghiệpKhông chỉ người lao động mà chính doanh nghiệp cũng là những đơn vị chịu ảnh hưởng nặng nề của làn sóng lay off. Mất nguồn nhân lực có kinh nghiệm: Việc sa thải hàng loạt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất đi một phần lớn nhân lực có kinh nghiệm và kỹ năng và có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu: Hành động sa thải hàng loạt có thể làm tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường lao động. Điều này có thể khiến những ứng viên tiềm năng ngần ngại khi nghĩ đến việc gia nhập công ty, làm giảm sức hấp dẫn của thương hiệu nhà tuyển dụng.Khó khăn trong duy trì hoạt động: Việc sa thải nhân viên có thể làm giảm khả năng duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Thiếu hụt nhân lực có thể dẫn đến việc trì hoãn các dự án quan trọng hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ.Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản vì lay off4. Cách vượt qua tình trạng layoffHiểu bản chất tình trạng lay off là gì bạn sẽ thấy lay off không phải là vấn đề có thể giải quyết trong 1-2 ngày, chính vì thế bạn cần có những biện pháp ứng phó một cách hiệu quả. 4.1. Đối với người lao độngKhi đối mặt với tình trạng sa thải, người lao động cần hiểu lay off là gì, các tác động trực tiếp, gián tiếp của nó đến cá nhân mình, từ đó đưa ra những cách xử lý phù hợp. Quản lý tài chính cá nhânTrước tiên, việc lập kế hoạch tài chính khẩn cấp là điều vô cùng cần thiết. Người lao động cần có kế hoạch tài chính cho 3 - 6 tháng thất nghiệp, đảm bảo số tiền đó đủ để bạn duy trì các nhu cầu sống tối thiểu. Đồng thời trong giai đoạn này bạn nên xem xét cắt giảm các chi tiêu không cần thiết để giữ cho ngân sách cá nhân luôn ổn định. Đồng thời, bạn cũng nên trang bị thêm các kiến thức về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp mà nhà nước cung cấp để biết được quyền lợi và hỗ trợ tài chính có thể nhận được trong thời gian tìm kiếm việc làm mới.Phát triển bản thânHiểu bản chất lay off là gì, bạn sẽ nhận thấy khoảng thời gian này sẽ không có quá nhiều công việc bạn cần làm, do đó, đây chính là cơ hội để bạn nâng cao và phát triển các kỹ năng của bản thân. Bạn có thể tận dụng thời gian này để tham gia các khóa học trực tuyến, hội thảo, và chương trình đào tạo nhằm cải thiện kiến thức chuyên môn và cập nhật xu hướng trong lĩnh vực của mình. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng lực cá nhân mà còn tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động.Mở rộng mạng lướiNetworking là một yếu tố quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm mới. Người lao động nên tích cực tham gia các nhóm nghề nghiệp trực tuyến, diễn đàn chuyên ngành, và sự kiện kết nối để mở rộng mối quan hệ. Việc duy trì liên lạc với đồng nghiệp cũ, mentor và những người trong ngành có thể giúp họ tìm kiếm thông tin và cơ hội việc làm mới.Tìm kiếm cơ hội mớiTrong khi lay off, bạn nên dành thời gian để chăm chút CV của bản thân để đảm bảo các thông tin cá nhân, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của họ được phản ánh chính xác và hấp dẫn với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu, bạn có thể cân nhắc xem xét đến việc chuyển hướng nghề nghiệp hoặc khởi nghiệp nếu thấy phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân. Điều này vô cùng cần thiết khi bạn tìm hiểu cách vượt qua lay off là gì và tìm kiếm cơ hội mớiChăm sóc sức khỏe tinh thầnCuối cùng, để có khả năng vượt qua giai đoạn khó khăn, bạn cần duy trì sự khỏe mạnh về cả tinh thần và thể chất. Bạn hãy cố gắng tạo một lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc. Nếu cần thiết, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý từ gia đình, bạn bè hoặc các chuyên gia để có thể vượt qua cảm giác stress và lo âu.Cần có kế hoạch tài chính rõ ràng để chuẩn bị cho lay off4.2. Đối với các doanh nghiệpHiểu lay off là gì, bạn sẽ thấy chính doanh nghiệp cũng gặp khó khăn, để vượt qua thời kỳ này, doanh nghiệp có thể làm một số việc sau:Thực hiện lay off một cách có trách nhiệmKhi vấn đề lay off có thể xảy ra, doanh nghiệp nên nói rõ cho nhân viên về tình hình tài chính và lý do dẫn đến quyết định sa thải. Đồng thời, doanh nghiệp cần có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền lợi hợp pháp cho người lao động cũng như tư vấn, hỗ trợ về chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, nếu trong khả năng doanh nghiệp có thể hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới cho những người lao động bị sa thải thông qua các mối quan hệ của mình. Duy trì và nâng cao tinh thần nhân viên còn lạiSau khi sa thải, tinh thần của những nhân viên còn lại cũng cần được quan tâm. Doanh nghiệp nên tổ chức các buổi đối thoại mở để giải đáp thắc mắc và lo lắng của nhân viên. Bên cạnh đó, việc phân phối công việc một cách hợp lý, tránh tình trạng quá tải cho nhân viên cũng là điều cần thiết để duy trì sự cân bằng trong môi trường làm việc.Tối ưu hóa quy trình và nguồn lựcDoanh nghiệp cần rà soát và cải tiến quy trình làm việc để tăng cường hiệu suất làm việc. Đầu tư vào công nghệ và tự động hóa có thể giúp giảm bớt gánh nặng công việc cho nhân viên, đồng thời nâng cao năng suất.Chuẩn bị tốt cho tương laiNắm được bản chất lay off là gì, bạn sẽ hiểu đây không phải là một vấn đề kéo dài không có cách quyết, mà đến một giai đoạn nào đó thị trường sẽ hồi phục và tăng trưởng. Chính vì thế doanh nghiệp cần có những kế hoạch chi tiết để ứng phó với các biến động trong tương lại tránhngợp, thiếu chuẩn bị. Đức Tín Group đã giúp bạn giải đáp chi tiết cho câu hỏi Lay off là gì và phân tích tình hình cũng như đưa ra những giải pháp để bạn duy trì và khắc phục ảnh hưởng của làn sóng sa thải. Mong rằng với những thông tin này bạn có thể hiểu rõ vấn đề và trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để vượt qua giai đoạn này2024-10-15 13:42:02
Infographic là gì? Hướng dẫn thiết kế infographic ấn tượng
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, việc truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả và dễ hiểu là yếu tố quan trọng. Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đang dần chuyển hướng sử dụng infographic. Vậy infographic là gì và làm thế nào để tạo ra những infographic ấn tượng, hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây.1. Infographic là gì?Khái niệm Infographic là gì được kết hợp giữa hai từ “information” (thông tin), “graphic” (đồ họa) và trong tiếng Việt được gọi là đồ họa thông tin. Dù khái niệm này mới mẻ với nhiều người, nhưng thay vì dịch ra, chúng ta thường mượn luôn từ gốc tiếng Anh để sử dụng cho thuận tiện.Nói một cách đơn giản, infographic là một phương tiện truyền tải thông tin sử dụng kết hợp giữa hình ảnh và văn bản để diễn đạt nội dung một cách hiệu quả và hấp dẫn hơn so với phương pháp truyền thống. Chính vì vậy, sử dụng infographic giúp thông tin trở nên dễ tiếp cận nhờ sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh, biểu đồ, biểu tượng và văn bản ngắn gọn, thay cho những trang tài liệu chỉ toàn chữ nhàm chán.Nhờ sự đa dạng trong cách trình bày, infographic giúp việc truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trong thời đại mà lượng thông tin bùng nổ, công cụ này ngày càng trở nên phổ biến và hữu ích để người dùng dễ dàng nắm bắt được tất cả nội dung.Infographic là gì?2. Lợi ích của việc sử dụng infographic là gì?Sau khi đã hiểu rõ infographic là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tại sao infographic lại được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số lợi ích chính của infographic:Tăng khả năng tiếp cận thông tinTheo nghiên cứu của Đại học San Diego (Mỹ) thì một ngày não bộ của con người tiếp nhận khoảng 105.000 từ tương đương với 23 từ mỗi giây trong suốt 12 giờ. Do đó, việc sử dụng infographic giúp thông tin được biểu đạt một cách đơn giản, người đọc nhanh chóng nắm bắt được các ý chính mà không cần phải đọc qua nhiều văn bản.Tạo sự chú ý và thu hútMột trong những lợi ích lớn của infographic chính là khả năng thu hút sự chú ý. Với sự kết hợp giữa màu sắc, hình ảnh và nội dung, infographic dễ dàng gây ấn tượng với người xem ngay từ lần đầu tiếp xúc. Điều này đặc biệt quan trọng trong các chiến dịch tiếp thị hoặc truyền thông.Giúp tăng hiệu quả ghi nhớCon người có xu hướng ghi nhớ hình ảnh tốt hơn so với văn bản. Vì vậy, sử dụng infographic không chỉ giúp người đọc dễ hiểu mà còn tăng khả năng ghi nhớ thông tin lâu dài hơn. Điều này rất hữu ích trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông.Dễ chia sẻVới tính chất ngắn gọn, dễ hiểu và hấp dẫn, infographic thường được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác. Điều này giúp nội dung của bạn có thể tiếp cận được nhiều người hơn, tạo ra sự lan tỏa thông tin một cách hiệu quả.3. Các dạng infographic phổ biến hiện nayHiểu infographic là gì không chỉ nằm ở khái niệm cơ bản mà còn ở việc nhận biết các loại infographic phổ biến và cách sử dụng chúng. Dưới đây là một số loại infographic thường gặp:Infographic thống kêĐây là loại infographic tập trung vào việc trình bày dữ liệu số và biểu đồ. Thường được sử dụng trong các báo cáo kinh doanh, nghiên cứu khoa học hay các chiến dịch tiếp thị, infographic thống kê giúp trình bày các số liệu khô khan một cách sinh động, dễ hiểu.Ví dụ infographic thống kê Infographic so sánhInfographic so sánh thường dùng để đặt hai hay nhiều yếu tố lên cùng một bảng đồ họa, giúp người xem dễ dàng so sánh sự khác biệt hoặc tương đồng giữa chúng. Loại này thường được sử dụng trong việc so sánh sản phẩm, dịch vụ hoặc các xu hướng khác nhau.Infographic thời gianInfographic thời gian mô tả các sự kiện theo thứ tự thời gian, giúp người đọc dễ dàng theo dõi quá trình phát triển của một sự việc, sự kiện. Loại này thường được sử dụng trong lịch sử, hoặc các dự án đòi hỏi theo dõi sự phát triển qua từng giai đoạn.Infographic quy trìnhLoại infographic này thường được dùng để mô tả một chuỗi các bước thực hiện, từ đầu đến cuối của một quá trình. Ví dụ, infographic hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm, hoặc quy trình làm việc của một tổ chức.Ví dụ infographic quy trìnhInfographic dạng bản đồLoại infographic này tập trung vào việc trình bày thông tin dựa trên yếu tố địa lý, thường được tích hợp theo khu vực trên bản đồ. Điều này giúp người đọc hiểu rõ hơn về sự phân bố thông tin theo khu vực địa lý.4. Những yếu tố cần có để tạo nên infographic ấn tượngĐể tạo ra một infographic thu hút và hiệu quả, bạn cần nắm vững các yếu tố cơ bản. Cụ thể một số yếu tố sau đây rất quan trọng khi bạn tìm hiểu infographic là gì.Khả năng đọc nhanh: Yếu tố này giúp làm cho thông tin phức tạp trở nên dễ tiếp cận và dễ hiểu hơn. Một infographic tốt sẽ trình bày thông tin dưới dạng hình ảnh đồ họa đơn giản, rõ ràng và trực quan, giúp người xem dễ dàng lướt qua mà vẫn nắm được ý chính.Sử dụng phép ẩn dụ: Phép ẩn dụ trong đồ họa có thể giúp truyền đạt thông tin một cách sáng tạo và sâu sắc hơn, khiến nội dung trở nên dễ tiếp cận với người xem mà không cần quá nhiều lời giải thích.Hình ảnh 3D và Slide minh họa: Sử dụng các yếu tố hình ảnh sinh động như đồ họa 3D hoặc thiết kế theo dạng slide giúp tăng tính trực quan, bổ sung thông tin một cách dễ hiểu và thú vị hơn khi tìm hiểu infographic là gì.Trình bày dữ liệu nghệ thuật: Sắp xếp và thiết kế dữ liệu một cách nghệ thuật không chỉ giúp thông tin trở nên đẹp mắt mà còn dễ dàng thu hút sự chú ý và làm người xem ghi nhớ tốt hơn. Đây là cách làm nổi bật tính ứng dụng khi biết được infographic là gì.Biểu đồ cột sáng tạo: Biểu đồ cột (Bar Graph) là một phần không thể thiếu trong nhiều infographic, nhưng để nổi bật hãy tìm cách thiết kế biểu đồ này thật độc đáo và sáng tạo.Bản sao thông tin: Sử dụng các bản sao dữ liệu là một cách hiệu quả để hiển thị nhiều thông tin trong các bối cảnh khác nhau, giúp người xem dễ dàng so sánh và theo dõi thông tin.Kể chuyện bằng hình ảnh: Khi tìm hiểu infographic là gì, có thể thấy rằng một infographic tốt không chỉ cung cấp thông tin mà nên có một câu chuyện mạch lạc và trực quan. Điều này giúp người xem dễ hiểu hơn thay vì cảm thấy rối rắm trước quá nhiều thông tin.Sử dụng so sánh hình ảnh một cách cẩn trọng: So sánh giữa các dữ liệu là điểm mạnh của Infographic, nhưng bạn cần đảm bảo rằng mọi so sánh đều được thể hiện rõ ràng, chính xác và không gây nhầm lẫn cho người xem.Xem thêm:Các khung giờ đăng bài Facebook kéo tương tác hiệu quả nhấtViral là gì? 5 bước để một nội dung trở thành viral5. Cách thiết kế một infographic thu hút người xemĐể tạo ra một infographic ấn tượng, bạn cần có sự kết hợp giữa thông tin rõ ràng và hình ảnh sinh động. Các phần mềm thiết kế đồ họa như Illustrator, CorelDraw, hay Inkscape đều là những công cụ hữu ích. Dưới đây là các bước cụ thể để bạn có thể tạo ra một infographic thu hút và chuyên nghiệp.Hướng dẫn thiết kế infographic ấn tượngXác định chủ đề infographicĐầu tiên khi tìm hiểu thiết kế infographic là gì bạn phải xác định chủ đề mà mình muốn truyền tải. Điều này sẽ giúp bạn định hình phong cách thiết kế, màu sắc và cách sử dụng nội dung phù hợp. Hãy chọn một lĩnh vực cụ thể mà bạn hiểu rõ, điều này không chỉ làm cho nội dung trở nên hữu ích mà còn dễ dàng tiếp cận và hấp dẫn người xem.Xây dựng ý tưởng thiết kếSau khi có chủ đề, tiếp theo là giai đoạn phát triển ý tưởng. Bạn cần sắp xếp các dữ liệu và hình ảnh, chọn lọc những thông tin quan trọng để đưa vào thiết kế infographic của mình. Nếu bạn muốn tạo infographic dưới dạng video hay website, việc xây dựng một kịch bản rõ ràng là điều cần thiết để quá trình thiết kế diễn ra suôn sẻ.Thu thập và lựa chọn thông tinKhi đã có ý tưởng, bước tiếp theo là thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy như sách, báo, hoặc các tài liệu chuyên ngành trên Internet. Bạn nên dùng các số liệu và hình ảnh phù hợp, đảm bảo rằng chúng hỗ trợ tốt nhất cho thông điệp mà bạn muốn truyền tải.Kể một câu chuyện mạnh mẽMột infographic tốt không chỉ là một bản trình bày dữ liệu mà còn là cách để kể một câu chuyện. Việc tạo nên một câu chuyện mạch lạc sẽ giúp thông tin dễ hiểu và người đọc dễ nhớ hơn. Bạn cần một mở đầu hấp dẫn, thân bài chứa các dữ liệu chính và một kết luận súc tích.Bắt đầu thiết kế InfographicKhi mọi tài liệu và thông tin đã sẵn sàng, bạn có thể bắt đầu thiết kế infographic của mình. Màu sắc đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo sự thu hút cho người xem. Khi sử dụng biểu đồ và đồ họa, hãy chọn màu sắc phù hợp để giúp các dữ liệu nổi bật và dễ hiểu hơn.Nếu bạn thiết kế infographic dưới dạng video, âm thanh và hình ảnh động cũng cần được chú trọng. Đừng quên kiểm tra kỹ lưỡng độ phân giải và kích thước hình ảnh để đảm bảo chất lượng hiển thị tốt nhất. Điều này vô cùng quan trọng khi tìm hiểu infographic là gì, giúp thông tin bạn truyền tải được rõ ràng nhất.Quảng bá và chia sẻSau khi hoàn thành infographic, hãy tận dụng các kênh tiếp thị phổ biến như Website, Facebook hay Tiktok,... để tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn. Những nền tảng này không chỉ giúp tăng mức độ nhận diện thương hiệu mà còn thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ người xem, đồng thời thúc đẩy tương tác và lan tỏa thông điệp một cách hiệu quả.6. Gợi ý các mẫu infographic đẹpMẫu infographic dạng bản đồMẫu infographic ấn tượngMẫu infographic hấp dẫnMẫu infographic thu hút nhiều người xemBài viết trên đã cung cấp cái nhìn tổng quát về infographic là gì và hướng dẫn cụ thể các bước để thiết kế một infographic cuốn hút. Đức Tín Group hy vọng rằng từ những thông tin hữu ích này, bạn sẽ có thể tự tin tạo ra những infographic đẹp mắt và sáng tạo, giúp truyền tải thông điệp một cách hiệu quả nhất.2024-10-15 04:36:23
Cover letter là gì? Hướng dẫn cách viết cover letter ấn tượng
Trong quá trình tìm kiếm việc làm, nhiều ứng viên thường gặp khó khăn khi phải chuẩn bị các tài liệu cần thiết, trong đó có cover letter. Vậy cover letter là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Bài viết này Đức Tín Group sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về cover letter, từ khái niệm, cấu trúc, cho đến cách viết một cover letter hiệu quả.1. Định nghĩa cover letter là gì?Cover letter là một bức thư giới thiệu bản thân mà bạn gửi kèm cùng với CV trong quá trình xin việc. Nội dung của cover letter xin việc không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu bạn là ai, mà còn giải thích lý do bạn ứng tuyển và vì sao bạn lại là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí đó.Cụ thể hơn, cover letter là gì? Đó là nơi bạn có thể thể hiện cá tính và sự đam mê của mình đối với công việc. Một cover letter tốt sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn và lý do tại sao họ nên chọn bạn vào vị trí mà bạn đang ứng tuyển.Cover letter là gì?2. Tại sao cover letter quan trọng?Cover letter là gì mà đóng vai trò quan trọng trong quá trình xin việc? Đây không chỉ là một phần bổ sung chop hồ sơ ứng tuyển của bạn mà còn là công cụ quan trọng để tăng cơ hội thành công khi tìm việc. Cụ thể, dưới đây là một số lý do chính:Tạo ấn tượng đầu tiênHiểu cover lettter là gì cho thấy đây là một phần quan trọng giúp bạn tạo được ẩn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Thông thường, nhà tuyển dụng thường đọc cover letter trước khi xem đến resume. Một bức thư xin việc ấn tượng có thể tạo ra ấn tượng tốt ngay từ đầu, khiến nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu thêm về bạn.Thể hiện động lực và đam mêCover letter cho phép bạn truyền đạt đam mê và động lực của mình đối với vị trí ứng tuyển. Bạn có thể nói về những điều khiến bạn hứng thú với công việc và tại sao bạn muốn gia nhập công ty đó. Đây là một trong những điều quan trọng khi bạn tìm hiểu cover letter là gì.Làm nổi bật kỹ năng và kinh nghiệmTrong cover letter xin việc, bạn có thể nhấn mạnh những kỹ năng và kinh nghiệm nổi bật mà không có trong resume. Đây là cơ hội để bạn kết nối kinh nghiệm của mình với yêu cầu của vị trí ứng tuyển.Khẳng định sự phù hợpCover letter cũng là nơi bạn chứng minh tại sao bạn là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí. Bạn có thể chỉ ra cách mà kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với các yêu cầu của công việc.3. Sự khác nhau giữa cover letter và CVKhi xin việc, việc chuẩn bị tài liệu phù hợp là rất quan trọng, đặc biệt là giữa cover letter và CV. Mặc dù cả hai đều phục vụ cho mục đích chung là giới thiệu bản thân và tăng khả năng trúng tuyển, nhưng chúng có những vai trò và cấu trúc khác nhau. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa cover letter và CV sẽ giúp bạn tạo ra một bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo hơn, tăng cơ hội thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Cover LetterCVMục đíchTrình bày động lực và lý do ứng tuyển vào vị trí cụ thể.Cung cấp thông tin chi tiết về quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc.Cấu trúcThường có 3-4 đoạn, bao gồm mở đầu, nội dung chính và kết luận.Thường là một danh sách dài các mục, bao gồm thông tin cá nhân, giáo dục, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, và các chứng chỉ.Chiều dàiThông thường 1 trang.Có thể dài hơn, từ 1 đến 2 trang hoặc nhiều hơn tùy theo kinh nghiệm.Nội dungTập trung vào động lực cá nhân, kỹ năng mềm và lý do phù hợp với vị trí.Tập trung vào kinh nghiệm, trình độ học vấn và các kỹ năng cụ thể.Phong cách viếtThể hiện sự cá nhân hóa và cảm xúc; có thể bao gồm các ví dụ cụ thể về thành công trong quá khứ.Thường mang tính chất chính thức và khô khan, chủ yếu là thông tin.Như vậy, cover letter và CV đều là tài liệu quan trọng trong quá trình xin việc, nhưng chúng phục vụ các mục đích khác nhau. Cover letter giúp bạn truyền đạt động lực và lý do tại sao bạn là ứng viên phù hợp, trong khi CV cung cấp thông tin chi tiết về kinh nghiệm và trình độ học vấn của bạn. Cả hai đều cần được chuẩn bị cẩn thận để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.4. Cấu trúc của một cover letterKhi tìm hiểu cover letter là gì, một phần không thể thiếu là biết được cấu trúc của có gồm những gì. Một cover letter hiệu quả thường có cấu trúc rõ ràng và mạch lạc. Dưới đây là các phần chính cần có trong một cover letter:Cấu trúc chuẩn của một cover letterĐịa chỉ và thông tin liên lạcBắt đầu bức thư cover letter xin việc bằng cách ghi rõ thông tin của bạn ở góc phía trên cùng bên trái. Điều này giúp nhà tuyển dụng có thể liên lạc bạn để phỏng vấn hoặc thông báo kết quả của buổi phỏng vấn.Một số thông tin liên lạc nên có trong cover letter gồm:Họ và tên Địa chỉ emailSố điện thoạiSocial media, website (nếu có)Địa chỉ nơi ở/công tyLời chàoSử dụng lời chào trang trọng, như “Kính gửi [Tên người nhận]”. Nếu không biết tên người nhận, bạn có thể sử dụng “Kính gửi Nhà tuyển dụng” hoặc “Kính gửi bộ phận tuyển dụng”.Phần mở đầuPhần mở đầu vô cùng quan trọng khi tìm hiểu cover letter là gì. Bởi đây là phần giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng chỉ trong 5 giây đầu tiên. Do đó, hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân và lý do bạn viết cover letter. Nêu rõ vị trí bạn đang ứng tuyển và cách bạn biết đến thông tin tuyển dụng.Phần nội dung chínhPhần này là phần quan trọng nhất của cover letter, nơi bạn trình bày lý do tại sao bạn phù hợp với vị trí và công ty. Hãy nêu bật các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và thành tựu của bạn liên quan đến vị trí ứng tuyển.Đồng thời đừng quên cho nhà tuyển dụng biết bạn am hiểu về doanh nghiệp của họ như thế nào. Lưu ý rằng, phần này không nên nêu đầy đủ quá trình làm việc bởi nó đã được trình bày trong CV. Chính vì vậy, bạn cần trình bày ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề trong phần này.Phần kết luậnKết thúc bức thư bằng cách nhấn mạnh mong muốn được phỏng vấn và cảm ơn nhà tuyển dụng đã xem xét hồ sơ của bạn. Đừng quên để lại thông tin liên lạc của bạn một lần nữa tại phần này, ví dụ như số điện thoại hoặc email.Chữ kýKết thúc một bản cover letter với một câu chào trang trọng như “Trân trọng” sau đó ký tên của bạn.Xem thêm:Tuyển dụng nhân sự là gì? Vai trò và quy trình tuyển dụng nhân sự?Tìm hiểu định biên nhân sự là gì và những thông tin cần biết5. Cách viết một cover letter hiệu quảSau khi đã hiểu cover letter là gì và cấu trúc cơ bản của nó, bạn cần biết cách viết một cover letter ấn tượng để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn viết cover letter một cách hiệu quả:Hướng dẫn cách viết cover letter ấn tượngNghiên cứu về công tyTrước khi viết cover letter, hãy dành thời gian nghiên cứu về công ty mà bạn đang ứng tuyển. Tìm hiểu về văn hóa, sứ mệnh, và giá trị của công ty sẽ giúp bạn viết một bức thư phù hợp hơn với công ty đó.Tùy chỉnh nội dungMỗi cover letter cần được tùy chỉnh theo từng vị trí ứng tuyển. Do vậy, nắm rõ cover letter là gì và đừng sử dụng một mẫu cover letter cho nhiều vị trí khác nhau. Hãy làm cho bức thư của bạn nổi bật bằng cách nêu rõ lý do bạn phù hợp với vị trí đó.Sử dụng ngôn từ rõ ràng và súc tíchTrong cover letter, hãy sử dụng ngôn từ rõ ràng và súc tích. Tránh những câu văn dài dòng hoặc phức tạp. Nói đúng trọng tâm sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt thông tin mà bạn muốn truyền đạt.Nhấn mạnh thành tựuThay vì chỉ liệt kê trách nhiệm công việc, hãy nhấn mạnh những thành tựu cụ thể mà bạn đã đạt được trong các công việc trước đó. Điều này sẽ làm nổi bật khả năng của bạn và chứng minh giá trị của bạn cho công ty.Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ phápTrước khi gửi cover letter cho nhà tuyển dụng, hãy đảm bảo kiểm tra tất cả lỗi đánh máy, lỗi chính tả và ngữ pháp. Một bức thư có nhiều lỗi này có thể khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về tính chuyên nghiệp của bạn.6. Những lỗi thường gặp khi viết cover letterNhư vậy, khái niệm cover letter là gì đã được làm rõ, tuy nhiên vẫn có những lỗi mà bạn cần tránh để không làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, cụ thể:Sử dụng mẫu cover letter chungNhiều ứng viên mắc lỗi sử dụng mẫu cover letter giống nhau cho nhiều vị trí khác nhau. Điều này có thể làm giảm giá trị của bức thư và khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không quan tâm đến vị trí đó.Quá dài hoặc quá ngắnMột cover letter hiệu quả nên có độ dài khoảng 3-4 đoạn văn thường ½ đến ⅔ trang giấy A4. Nếu bức thư quá dài, nhà tuyển dụng có thể không có thời gian đọc hết. Ngược lại, nếu quá ngắn, bạn có thể không đủ thông tin để thuyết phục nhà tuyển dụng. Do đó, tìm hiểu cover letter là gì, bạn cần chú ý độ dài tiêu chuẩn của khi viết cover letter.Tránh viết quá dài giảm đi tính hiệu quả của cover letterKhông nêu rõ lý do ứng tuyểnMột trong những điểm yếu thường gặp ở các cover letter là việc không nêu rõ lý do bạn muốn làm việc tại công ty hoặc lý do bạn nghĩ rằng mình phù hợp với vị trí này. Hãy chắc chắn rằng bạn đã trả lời câu hỏi “Tại sao tôi muốn làm việc tại công ty này?” và “Tại sao tôi phù hợp với công việc này?” trong cover letter của mình.Quên thông tin liên lạcHãy nhớ để lại thông tin liên lạc của bạn trong cover letter. Điều này giúp nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên hệ với bạn. Đây cũng được coi chính là bước đầu tiên bạn giúp bạn gia tăng cơ hội việc làm và được gặp gỡ với nhà tuyển dụng.7. Mẫu cover letter tham khảoBên cạnh tìm hiểu cover letter là gì hãy cùng Đức Tín Group tham khảo thêm một số mẫu cover letter chuyên nghiệp và ấn tượng ngay dưới đây:Mẫu cover letter Tiếng ViệtMẫu cover letter ấn tượngMẫu cover letter chuyên nghiệpMẫu cover letter Tiếng AnhMẫu cover letter được ưa chuộngGợi ý mẫu cover letter chuẩnGợi ý mẫu cover letter Tiếng Anh đầy ấn tượngHy vọng qua bài viết trên của Đức Tín Group, bạn đã hiểu rõ cover letter là gì và tại sao nó quan trọng trong quá trình ứng tuyển. Hãy luôn tùy chỉnh cover letter cho từng công việc cụ thể, sử dụng ngôn ngữ tích cực, đồng thời tránh những lỗi phổ biến để có một bức thư hoàn hảo nhất khi ứng tuyển công việc.2024-10-15 04:31:50