2024-12-06 09:28:36
Telesale là gì? Bí quyết chốt đơn thành công 100%
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, telesale đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc kết nối doanh nghiệp và khách hàng. Nhưng telesale là gì? Công việc này có vai trò ra sao trong các chiến lược kinh doanh? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về telesale, các kỹ năng cần có, cách bắt đầu với telesale và phân tích xem đây có phải là công việc phù hợp với bạn hay không.
1. Telesale là gì?
Có rất nhiều người thường thắc mắc telesale là gì? Tiền tố “tele-” có nghĩa là viễn thông và sale có nghĩa là hoạt động bán hàng. Như vậy, hiểu một cách tổng quát thì telesale chính là một hình thức bán hàng qua điện thoại, nơi các nhân viên liên hệ trực tiếp với khách hàng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, hoặc chốt đơn hàng mà không cần gặp mặt trực tiếp
Nhân viên telesale thường dựa vào các danh sách khách hàng có sẵn hoặc tự tìm kiếm khách hàng mới để thực hiện cuộc gọi. Mục tiêu chính là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của công ty.
Telesale là gì được định nghĩa là hình thức bán hàng thông qua điện thoại
2. Công việc của nhân viên telesale là làm gì?
Để hiểu rõ hơn telesale là gì chúng ta cùng tìm hiểu các công việc mà một nhân viên telesale cần phải làm. Dù yêu cầu công việc có thể khác nhau giữa các lĩnh vực (ví dụ, telesale ngành tài chính khác với telesale ngành thực phẩm), nhưng nhìn chung thì công việc của một nhân viên telesale thường bao gồm:
- Nắm vững thông tin sản phẩm/dịch vụ: Hiểu rõ các đặc điểm, tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp của mình cung cấp.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Tìm hiểu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để so sánh và làm nổi bật điểm mạnh của sản phẩm mình.
- Chủ động liên hệ khách hàng: Gọi điện thoại đến khách hàng tiềm năng để giới thiệu, thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
- Xác định và đáp ứng nhu cầu khách hàng: Lắng nghe, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đưa ra giải pháp phù hợp.
- Xử lý khiếu nại: Tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
- Cập nhật thông tin khuyến mãi: Liên tục thông báo đến khách hàng các chương trình ưu đãi thông qua các phương tiện liên lạc.
- Hợp tác với các bộ phận liên quan: Làm việc chặt chẽ với bộ phận kinh doanh để đạt mục tiêu chung.
- Báo cáo kết quả công việc: Lập báo cáo hàng ngày/ tuần/ tháng/ năm theo yêu cầu của cấp trên.
Nhân viên telesale thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty thông điện thoại
3. Vai trò của nhân viên telesale
Telesale đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ: Hiểu bản thân của telesale là gì bạn có thể thấy rằng nhân viên telesale chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Chốt đơn hàng: Đây là mục tiêu chính của công việc telesale. Kỹ năng thuyết phục sẽ quyết định thành công trong việc chốt đơn hàng.
- Xây dựng quan hệ với khách hàng: Telesale không chỉ bán hàng mà còn giúp duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, từ đó tăng tỷ lệ khách hàng quay lại.
4. Những kỹ năng cần có của nhân viên telesale là gì?
Kỹ năng chính là bí quyết giúp nhân viên có thể chốt đơn hàng thành công. Sự nghiệp trong lĩnh vực bán hàng qua điện thoại phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ năng của nhân viên, Vậy để có cách telesale hiệu quả bạn cần có những kỹ năng dưới đây:
- Kỹ năng giao tiếp: Một nhân viên telesale giỏi cần có khả năng giao tiếp linh hoạt, giọng nói dễ nghe và cách thuyết phục hiệu quả.
- Kiến thức về sản phẩm: Hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ mà mình đang bán là yếu tố cốt lõi để trả lời mọi thắc mắc từ khách hàng.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Khách hàng thường đưa ra nhiều câu hỏi khó hoặc từ chối mua hàng thì kỹ năng xử lý tình huống sẽ giúp bạn vượt qua trở ngại này.
- Kiên nhẫn và chịu áp lực: Telesale là công việc nhiều thử thách, do vậy sự kiên nhẫn và khả năng chịu áp lực là yếu tố cần thiết để duy trì hiệu suất công việc.
5. Có nên làm telesale không?
Telesale là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, kỹ năng và khả năng chịu áp lực. Vậy, có nên làm telesale không? Đây là câu hỏi mà nhiều người cân nhắc trước khi bước chân vào lĩnh vực này.
Để đưa ra câu trả lời phù hợp, bạn cần hiểu rõ những ưu và nhược điểm của công việc telesale. Từ đó, bạn có thể xác định liệu công việc này có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và tính cách của mình hay không.
Bạn có phù hợp với nghề telesale không?
Ưu điểm của nghề telesale là gì?
- Thu nhập cao: Nhiều công việc telesale có mức lương cơ bản cộng thêm hoa hồng, hoặc thưởng doanh số giúp bạn tăng nguồn thu nhập đáng kể.
- Phát triển các kỹ năng mềm: Làm telesale giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và xử lý tình huống.
- Cơ hội thăng tiến: Với hiệu quả công việc cao, bạn có thể được cân nhắc lên các vị trí quản lý hoặc chuyển sang các lĩnh vực kinh doanh khác.
- Linh hoạt địa điểm làm việc: Công việc telesale thường cho phép bạn có thể làm việc từ xa hoặc tại bất kỳ địa điểm nào có kết nối Internet, mang lại sự linh hoạt về môi trường làm việc của nghề này.
Nhược điểm của nghề telesale là gì?
- Áp lực doanh số: Công việc telesale thường đi kèm với các chỉ tiêu KPI cao, tạo ra áp lực lớn cho nhân viên.
- Tỷ lệ từ chối cao: Việc bị khách hàng từ chối liên tục có thể khiến bạn cảm thấy nản chí.
- Thời gian làm việc căng thẳng: Telesale thường yêu cầu làm việc liên tục và không có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
- Mất cơ hội gặp gỡ trực tiếp: Làm việc từ xa thông qua trò chuyện bằng điện thoại khiến bạn mất đi cơ hội gặp gỡ trực tiếp với khách hàng và đồng nghiệp
Như vậy, nếu bạn là người kiên nhẫn, yêu thích giao tiếp và có khả năng chịu áp lực tốt, telesale có thể là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu bạn không thoải mái với áp lực doanh số hoặc công việc lặp đi lặp lại, hãy cân nhắc các nghề khác.
Xem thêm: Training là gì? Vai trò và các bước triển khai đào tạo cho doanh nghiệp
6. Cách telesale cho người mới bắt đầu
Telesale có thể là một thử thách lớn đối với những người mới bắt đầu. Tuy nhiên, với phương pháp đúng đắn và sự luyện tập, bạn có thể nhanh chóng làm quen và đạt hiệu quả cao trong công việc này.
Nếu bạn là người mới làm quen với công việc telesale, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng tốt với khách hàng ngay từ lần đầu tiên. Sau đây là các bước cơ bản mà bạn cần nắm vững.
Làm sao để telesale hiệu quả?
Nghiên cứu kỹ càng khách hàng
Trước khi gọi, bạn cần hiểu rõ đối tượng khách hàng mà mình hướng đến. Họ là ai, nhu cầu của họ là gì và vấn đề nào họ đang gặp phải mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết?
Chuẩn bị kịch bản gọi điện
Một kịch bản telesale tốt sẽ giúp bạn tự tin và chủ động hơn khi giao tiếp và tránh tình trạng “bí từ”. Kịch bản cần ngắn gọn, súc tích và nhấn mạnh vào lợi ích của khách hàng.
Giữ giọng điệu tự nhiên
Khi giao tiếp, hãy giữ giọng nói thân thiện, lịch sự và thể hiện sự nhiệt tình. Tránh đọc kịch bản một cách máy móc, vì điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy không thoải mái.
Xử lý từ chối của khách hàng một cách khéo léo
Khách hàng thường từ chối ngay từ đầu. Thay vì bỏ cuộc, hãy kiên nhẫn tìm hiểu lý do và cung cấp thêm thông tin để thay đổi suy nghĩ của họ.
Theo dõi và đánh giá khách hàng
Sau mỗi cuộc gọi, hãy ghi lại những thông tin quan trọng và rút kinh nghiệm từ những phản hồi của khách hàng. Đây chính là cách hiệu quả để cải thiện kỹ năng telesale của bạn.
Hy vọng qua bài viết của Đức Tín Group bạn đã hiểu được telesale là gì, cũng như những kỹ năng cần thiết của nghề telesale. Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ hội để thử sức trong môi trường kinh doanh sôi động thì telesale chắc chắn là một lựa chọn đáng cân nhắc. Hãy bắt đầu từ những bước cơ bản, rèn luyện kỹ năng và luôn kiên trì để đạt được thành công trong lĩnh vực này.
Các tin liên quan
-
Hướng dẫn 03 cách chuyển dữ liệu từ iPhone cũ sang iPhone mới
-
Apply là gì? Khám phá ý nghĩa và ứng dụng thực tiễn của từ Apply
-
Mạng xã hội là gì? TOP nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam
-
TOP 6+ phần mềm kinh doanh Facebook hiệu quả cho doanh nghiệp
-
Banner là gì? Tìm hiểu từ A đến Z về banner