2025-03-14 09:51:40
CSR là gì? Hiểu những trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội
Hiện nay, mô hình hoạt động của nhiều doanh nghiệp đã dần chuyển sang kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội. Từ đó, CSR cũng trở thành một trong những biện pháp quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Vậy CSR là gì và tại sao doanh nghiệp nên triển khai CSR? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.
1. CSR là gì?
Đầu tiên CSR là viết tắt của từ gì? CSR - Corporate Social Responsibility được dịch ra có nghĩa là trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp.
Cụ thể, CSR là thuật ngữ chỉ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bên cạnh doanh thu và lợi nhuận cần phải đảm bảo gắn liền với các lợi ích của xã hội, thể hiện đạo đức kinh doanh và góp phần vào sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.
.png)
CSR là gì được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang lồng ghép vào kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
2. Các trách nhiệm CSR của doanh nghiệp hiện nay
Tìm hiểu trách nhiệm CSR là gì của doanh nghiệp bạn sẽ thấy bao gồm các trách nhiệm khác nhau. Doanh nghiệp nên thực hiện để đóng góp tích cực cho xã hội và môi trường. Dưới đây là các trách nhiệm CSR chính của doanh nghiệp:
CRS về trách nhiệm với môi trường
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của CSR là gì chính là trách nhiệm bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp như giảm thiểu khí thải, sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý chất thải hiệu quả, tham gia vào các chương trình tái trồng rừng hoặc hỗ trợ sáng kiến bảo vệ hệ sinh thái.
-min.png)
Sử dụng nguồn năng lượng xanh giúp giảm gánh nặng cho lưới điện quốc gia
CSR về trách nhiệm xã hội
CSR về trách nhiệm xã hội bao gồm các hoạt động như hỗ trợ giáo dục, tài trợ học bổng, cung cấp việc làm cho người có hoàn cảnh khó khăn và các chương trình thiện nguyện.
.png)
Chương trình CSR lan tỏa yêu thương và tinh thần tương trợ
CSR về đạo đức/ nhân quyền
Trách nhiệm đạo đức kinh doanh trong CSR là gì bao gồm việc tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức, bảo vệ quyền lợi, phúc lợi, lương thưởng và môi trường làm việc cho người lao động và đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
CSR về trách nhiệm với khách hàng
Các doanh nghiệp cần cam kết cung cấp sản phẩm và dịch vụ an toàn, chất lượng và có lợi cho sức khỏe của khách hàng. Việc này giúp xây dựng lòng tin và mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Xem thêm: Dejavu là gì? Làm thế nào để vượt qua tình trạng Dejavu?
3. Lợi ích doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm CSR là gì?
Đối với các đối tượng liên quan tới công ty
.png)
CSR là ưu tiên hàng đầu của nhiều ứng viên khi lựa chọn công ty
- Với người lao động: Nếu doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chí CSR về đạo đức/ nhân quyền sẽ đồng nghĩa với việc tạo ra một đội ngũ lao động gắn bó, yêu thích công việc và quyết tâm cống hiến hết sức mình với công việc.
- Với các cổ đông: Việc công bố thông tin minh bạch giúp các nhà đầu tư tăng thêm niềm tin, cũng như giảm thiểu những mâu thuẫn lợi ích trong quá trình hoạt động doanh nghiệp.
- Với khách hàng: Doanh nghiệp thực hiện tốt CSR về trách nhiệm với khách hàng là một điều vô cùng quan trọng để quá trình kinh doanh được ổn định và hoạt động bền vững.
- Với cộng đồng: Các khoản đầu tư xanh hiện đang là vấn đề được quan tâm của nhiều nước. Do vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gắn với CSR về môi trường sẽ giúp giảm được phí tổn trong việc bồi thường và khắc phục hậu quả do mình đã gây ra.
Đối với doanh nghiệp thực hiện CSR
.png)
Thực hiện trách nhiệm CSR giúp tăng nhận thức thương hiệu và thu hút đầu tư
- Tăng nhận thức về thương hiệu: Theo khảo sát của GlobeScan thực hiện vào năm 2021 thì có đến 47% người dùng Việt cho biết họ ưu tiên lựa chọn những công ty có trách nhiệm xã hội. Điều này giúp thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của công ty được nhiều người biết đến hơn.
- Thu hút và giữ chân nhân viên: Theo khảo sát Millennial và Gen Z của Deloitte vào năm 2021, có 44% gen Y và 49% gen Z căn cứ vào đạo đức cá nhân để lựa chọn công việc. Do vậy, những công ty hiểu CSR là gì và thực hiện tốt sẽ thu hút và giữ chân nhân sự nhiều hơn.
- Tăng sức hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư: Với các sáng kiến CRS nổi bật chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ hấp dẫn và thu hút nhà đầu tư hơn. Doanh nghiệp thực hiện CSR cũng báo hiệu rằng họ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn và cả dài hạn.
4. Tìm hiểu nhân viên CSR là gì?
Từ những phân tích trên có thể thấy CSR là gì ngày càng được quan tâm trong hầu hết các doanh nghiệp. Vì thế, để hoàn thành được tốt trách nhiệm xã hội thì vị trí cho cần thiết cho nhiệm vụ này chính là bộ phận CSR.
.png)
Nhân viên CSR là người phải có năng lực chuyên môn về CSR
Vậy CSR là vị trí gì? CSR là người chịu trách nhiệm chính cho việc PR thương hiệu và quảng cáo thương hiệu của doanh nghiệp. Nhân viên CSR sử dụng kênh truyền thông để thu hút nhà đầu tư, đối tác nhằm phát triển các hạng mục liên quan đến CSR.
Cùng với đó, nhân viên CSR cũng góp phần tạo nên một môi trường văn hóa lành mạnh. Điều này giúp hình thành và duy trì trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và người lao động.
Như vậy, để đảm bảo và thực hiện vai trò tốt của mình đối với các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì nhân viên CSR cần những kỹ năng dưới đây:
- Nhân viên CSR cần biết và có năng lực chuyên môn liên quan tới trách nhiệm xã hội. Điều này giúp nhân viên giải quyết công việc một cách chính xác và làm việc hiệu quả nhất.
- Nhân viên CSR cần có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và khả năng khai thác được tệp khách hàng để sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty mình.
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng, cung cấp cho khách hàng những thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời tiếp nhận và xử lý các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
- Ngoài ra, nhân viên CSR cần có kỹ năng tin học văn phòng, soạn thảo, làm báo cáo, lập tờ trình,...
Hy vọng qua bài viết trên của Đức Tín Group, chúng ta đã cùng tìm hiểu CSR là gì, các trách nhiệm CSR phổ biến cũng như lợi ích và thách thức khi thực hiện CSR. CSR không chỉ là một xu hướng mà còn là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Các tin liên quan
-
Vốn điều lệ là gì? 05 thông tin cập nhật về vốn điều lệ mới nhất
-
Gap year là gì? Lợi ích và thách thức của Grap year
-
Cover Letter là gì? 5 bước viết Cover Letter ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng
-
SQ là gì? 04 cách cải thiện chỉ số trí tuệ tinh thần
-
iPhone mất Face ID là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục