2025-02-19 09:56:26
SM là gì? Những kỹ năng cần có của chức vụ SM trong doanh nghiệp
Trong môi trường doanh nghiệp, có rất nhiều vị trí quan trọng giúp tổ chức hoạt động hiệu quả. Một trong số đó là chức vụ SM, đang thu hút nhiều sự quan tâm. Vậy SM là gì và vai trò của SM trong cấu trúc quản lý ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và hoạt động của doanh nghiệp? Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về chức vụ SM.
1. SM là gì?
Để hiểu rõ hơn SM là chức vụ gì trước tiên bạn cần biết SM là viết tắt của từ gì. SM là viết tắt của cụm từ Sales Manager chức vụ chỉ Trưởng phòng Kinh doanh. SM - Trưởng phòng kinh doanh có vai trò quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh tại một lĩnh vực cụ thể.
Với vai trò này SM là gì - Sales Manager chính là người điều hành và chịu trách nhiệm và việc xây dựng, thực hiện những kế hoạch kinh doanh, tìm khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại. Như vậy thì SM cần có khả năng lãnh đạo, có kiến thức sâu về thị trường và kỹ năng đàm phán.
.png)
SM là gì? SM là viết tắt của Sales Manager chính là Giám đốc kinh doanh
2. Vai trò của chức vụ SM - Trưởng phòng kinh doanh
Để hiểu rõ hơn SM là làm gì, bạn sẽ thấy Sales Manager (SM) chịu 3 trách nhiệm chính trong doanh nghiệp là: Quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý nhân sự cấp dưới, quản lý khách hàng. Cụ thể:
Quản lý hoạt động kinh doanh
Là một người quản lý, Trưởng phòng kinh doanh (SM) sẽ đạt mục tiêu bán hàng và xác định những hoạt động bán hàng để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra. Lúc này, SM sẽ nghiên cứu và đưa ra quyết định số lượng, loại hình và phương thức bán hàng, các hoạt động truyền thông tiếp thị, ngân sách cho từng chiến dịch kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, SM cần phối hợp với Giám đốc tài chính CFO để đảm bảo các kế hoạch kinh doanh phù hợp với ngân sách.
Là SM, cần đưa ra những điều chỉnh phù hợp với tình hình doanh của doanh nghiệp, các mối quan hệ giữa nhân viên, nhà phân phối, đại lý và khách hàng. Họ chịu trách nhiệm thay đổi những điều khoản về giá cả, chất lượng sản phẩm, phương thức phân phối, khuyến mại,...
.png)
SM chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các chiến lược kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận
Quản lý nhân sự
SM đóng vai trò trong việc thúc đẩy đội nhóm phát triển và tạo điều kiện kết nối các thành viên lại với nhau để đạt mục tiêu doanh số của doanh nghiệp. Cụ thể, Sales Manager có nhiệm vụ quản lý nhân sự như:
- Tham gia vào quy trình tuyển dụng nhân sự - đội ngũ nhân viên bán hàng. Cụ thể SM cần xác định nhu cầu tuyển dụng, lập kế hoạch tuyển dụng, thực hiện tuyển dụng và đánh giá ứng viên.
- Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng và kiến thức về sản phẩm dịch vụ cho nhân viên bán hàng để nâng cao năng lực nghiệp vụ cho nhân viên.
- Xây dựng kế hoạch và cung cấp cơ hội phát triển cho nhân viên.
- Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc (KPI), trực tiếp đánh giá kết quả, đưa ra khen thưởng (đối với nhân viên bán hàng đạt thành tích xuất sắc) và biện pháp xử lý thích hợp (đối với nhân viên mắc lỗi sai lầm).
.png)
Đào tạo nhân viên kinh doanh về những kỹ năng và nghiệp vụ để nâng cao hiệu suất làm việc
Bài viết liên quan: Chỉ số KPI là gì? Cách lập KPI đúng chuẩn nhất hiện nay
Quản lý khách hàng
Khi đảm nhận chức vụ SM - Sales Manager, họ sẽ luôn phải nghiên cứu và hiểu nhu cầu, insight của khách hàng, theo dõi những sở thích để kịp thời điều chỉnh chất lượng hàng hóa - dịch vụ nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng.
Do vậy, SM chính là người đề xuất chiến lược, kế hoạch phù hợp như khuyến mãi, giảm giá,... Tất cả điều này cần dựa trên những nghiên cứu, phân tích và dự báo trước đó.
3. Những kỹ năng cần có của SM - Sales Manager chuyên nghiệp
Để trở thành một Sales Manager (SM) chuyên nghiệp, ngoài những phẩm chất lãnh đạo, SM cần sở hữu một bộ kỹ năng đa dạng để đảm bảo sự phát triển và thành công của đội ngũ kinh doanh cũng như doanh nghiệp. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng mà một SM cần có:
Kỹ năng lãnh đạo và quản lý đội ngũ
SM cần có khả năng dẫn dắt, động viên và tạo động lực cho đội ngũ bán hàng. Đồng thời khi tìm hiểu SM là vị trí gì họ sẽ phân công nhiệm vụ và theo dõi tiến độ công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu doanh số.
.png)
SM - Sales Manager cần có kỹ năng lãnh đạo và quản lý đội nhóm
Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục
SM cần giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với khách hàng, đối tác và các thành viên trong nhóm. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán cũng vô cùng quan trọng trong việc thương thảo với khách hàng.
Khả năng phân tích và ra quyết định
SM phải có khả năng phân tích thị trường, dữ liệu kinh doanh và xu hướng để đưa ra các quyết định chiến lược hợp lý, tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận.
Đọc thêm: Best seller là gì? Bộ kỹ năng cần thiết cho 1 best seller
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong quá trình làm việc, SM sẽ đối diện với nhiều thách thức và tình huống không lường trước được. Do vậy, khi tìm hiểu SM là gì, bạn sẽ thấy họ cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để xử lý các tình huống một cách nhanh chóng và hiệu quả.
.png)
SM cần có khả năng nhận định, phân tích, đánh giá và xác định phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả
Kỹ năng quản lý thời gian
SM cần có khả năng ưu tiên công việc, phân bổ thời gian hợp lý giữa các nhiệm vụ khác nhau, đặc biệt là khi có nhiều công việc đan xen và yêu cầu sự chú ý đồng thời.
Kiến thức Marketing
SM cần hiểu rõ về Marketing, các công cụ và chiến lược Marketing để hỗ trợ các hoạt động bán hàng hiệu quả. Từ việc thu hút khách hàng đến duy trì mối quan hệ lâu dài để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Kỹ năng quản lý tài chính
Một SM cũng cần có khả năng theo dõi và quản lý ngân sách của đội ngũ bán hàng, đảm bảo rằng các chiến dịch bán hàng không vượt quá chi phí dự kiến và đem lại lợi nhuận cao nhất.
Như vậy, khi tìm hiểu những kỹ năng cần có của vị trí SM là gì không chỉ thấy Sales Manager cần có khả năng lãnh đạo, mà còn cần nhiều kỹ năng chuyên môn khác để có thể điều hành và phát triển hiệu quả công việc bán hàng trong doanh nghiệp.
Qua bài viết trên, Đức Tín Group hy vọng bạn đã hiểu rõ được SM là gì trong doanh nghiệp. Đây chính là một vị trí có vai trò chiến lược trong việc thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ tổ chức. Từ quản lý đội ngũ nhân viên, tới việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh, góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp.