2024-10-24 02:11:22

Portfolio là gì? Cách thiết kế portfolio thu hút, mang bản sắc riêng

Portfolio được xem như một cách ghi điểm và ấn tượng với nhà tuyển dụng một tinh tế, chuyên nghiệp mà bạn nên tận dụng. Tuy nổi bật với nhiều ưu điểm như thế nhưng không phải ai cũng biết Portfolio là gì. Bài viết dưới đây, hãy cùng Đức Tín Group tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này và cách để tự thiết kế ấn phẩm này nhé!

1. Portfolio là gì?

Portfolio được hiểu đơn giản là hồ sơ năng lực, là tập hợp các tác phẩm, dự án, hoặc bằng chứng về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của cá nhân. Đặc biệt trong những lĩnh vực sáng tạo như thiết kế đồ họa, kiến trúc, marketing, lập trình,..., portfolio giúp ứng viên nổi bật hơn so với những người khác. Nó cho phép bạn thể hiện một cách trực quan và chi tiết những thành tựu và kinh nghiệm của mình với nhà tuyển dụng.

Hiểu portfolio nghĩa là gì bạn sẽ thấy nó thực sự cần thiết cho quá trình xin việc

Hiểu portfolio nghĩa là gì bạn sẽ thấy nó thực sự cần thiết cho quá trình xin việc

2. Portfolio gồm những gì?

Bạn đã biết được khái niệm portfolio là gì nhưng bạn không biết nó gồm những phần nào để có thể bắt đầu thiết kế. Dưới đây là tổng hợp những nội dung không thể thiếu trong Portfolio:

Giới thiệu bản thân: Là phần ngắn giới thiệu về bạn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn và mục tiêu nghề nghiệp.

Các dự án tiêu biểu: Đây là phần quan trọng nhất của portfolio, bao gồm các dự án bạn đã thực hiện. Mỗi dự án nên có:

  • Mô tả chi tiết: Giải thích rõ ràng về dự án, mục tiêu, cách thức thực hiện, kết quả đạt được và những bài học rút ra.
  • Hình ảnh/video: Sử dụng hình ảnh hoặc video chất lượng cao để minh họa cho dự án.
  • Bằng chứng: Nếu có, bạn có thể cung cấp các bằng chứng như bản vẽ, code, bài viết, phản hồi của khách hàng... 

Kỹ năng: Liệt kê các kỹ năng chuyên môn như các phần mềm, công cụ, ngôn ngữ lập trình... mà bạn thành thạo.

Thông tin liên hệ: Cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc với bạn.

Nắm được bản chất portfolio là gì sẽ giúp bạn dễ dàng thiết kế hơn 

Nắm được bản chất portfolio là gì sẽ giúp bạn dễ dàng thiết kế hơn 

3. Mục đích sử dụng của Portfolio là gì?

Theo khái niệm portfolio là gì phía trên, mục đích sử dụng của portfolio là để giới thiệu và thể hiện năng lực, kinh nghiệm, và thành tựu của một cá nhân hoặc tổ chức trong một lĩnh vực. Dưới đây là các mục đích chi tiết của portfolio:

  • Minh chứng năng lực: Portfolio cho phép bạn trình bày bằng chứng cụ thể về kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của mình. Thay vì chỉ nói về những gì bạn có thể làm, bạn cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã thực hiện chúng như thế nào.
  • Tạo ấn tượng chuyên nghiệp: Một portfolio được thiết kế đẹp mắt và có cấu trúc rõ ràng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đây là một trong số những lợi ích về việc tạo lợi thế khi xin việc mà bạn nên khi tìm hiểu bản chất portfolio là gì.
  • Khác biệt hóa bản thân: Trong một thị trường cạnh tranh, portfolio giúp bạn nổi bật so với các ứng viên khác.
  • Thúc đẩy quá trình phỏng vấn: Một portfolio ấn tượng có thể mở ra nhiều cơ hội để bạn được mời phỏng vấn và trao đổi sâu hơn về các dự án của mình.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân: Portfolio là một công cụ tuyệt vời để xây dựng thương hiệu cá nhân, giúp bạn được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực của mình.
  • Thu hút khách hàng hoặc đối tác: Trong các lĩnh vực kinh doanh, portfolio giúp công ty hoặc cá nhân giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, và các dự án đã hoàn thành để gây ấn tượng với khách hàng và đối tác. Nó là một công cụ tiếp thị hiệu quả giúp khẳng định thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.
Portfolio được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau 

Portfolio được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau 

Xem thêm:

4. Phân loại portfolio 

Hiểu bản chất portfolio là gì, bạn sẽ thấy portfolio có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng, ngành nghề và định dạng. 

Theo mục đích sử dụng

  • Portfolio xin việc: Khi tìm hiểu Portfolio là gì, nhất định bạn sẽ biết dạng này, đây được coi là dạng portfolio phổ biến nhất. Đây là dạng dùng để thể hiện các sản phẩm, thành tích, dự án liên quan đến kinh nghiệm làm việc nhằm thuyết phục nhà tuyển dụng.
  • Portfolio học tập: Ghi lại quá trình học tập, nghiên cứu, dự án học thuật, thường sử dụng khi nộp hồ sơ học bổng, thuyết trình, hoặc xét tuyển cấp học cao hơn.
  • Portfolio cá nhân: Giới thiệu bản thân, sở thích và các dự án cá nhân, nhằm xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc thu hút đối tác, cộng đồng.
  • Portfolio kinh doanh: Trình bày sản phẩm, dịch vụ, và các thành tích của doanh nghiệp nhằm thuyết phục khách hàng, đối tác, hoặc nhà đầu tư. Hiểu Portfolio là gì doanh nghiệp sẽ biết cách tận dụng nó vào trong quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Theo định dạng:

  • Portfolio in ấn: Đây là dạng tài liệu in ấn, thường sử dụng trong các buổi gặp gỡ trực tiếp với đối tác hoặc khách hàng. 
  • Portfolio điện tử: Là tài liệu kỹ thuật số như PDF hoặc PowerPoint, dễ dàng chia sẻ qua email hoặc nộp hồ sơ trực tuyến. Portfolio điện tử giúp bạn linh hoạt trong việc chỉnh sửa và cập nhật thông tin. Đây là dạng phổ biến nhất bạn nên biết khi tìm hiểu Portfolio là gì.
  • Portfolio website: Portfolio dạng website giúp bạn quảng bá bản thân hoặc doanh nghiệp rộng rãi trên nền tảng trực tuyến.
  • Portfolio video: Loại này trình bày các dự án và quá trình làm việc dưới dạng video, mang lại trải nghiệm sinh động và trực quan, đặc biệt phù hợp với các ngành truyền thông, giải trí hoặc sản xuất phim.
Portfolio có thể tồn tại dưới nhiều định dạng khác nhau tùy vào nhu cầu của người sử dụng 

Portfolio có thể tồn tại dưới nhiều định dạng khác nhau tùy vào nhu cầu của người sử dụng 

5. Phân biệt portfolio và CV

Sự khác nhau giữa CV và Portfolio là gì? Dưới đây là bảng so sánh giúp bạn nhận diện đúng bản chất của hai thuật ngữ này:

Bảng so sánh sự khác nhau giữa CV và Portfolio

Tiêu chí

Portfolio

CV (Curriculum Vitae)

Định nghĩa

Thể hiện trực quan các kỹ năng, kinh nghiệm qua các dự án thực tế

Tóm tắt kinh nghiệm làm việc, học vấn, kỹ năng và thông tin cá nhân

Nội dung chính

Chủ yếu là các kinh nghiệm, dự án bạn đã làm

Tổng quan về các thông tin cá nhân, trình độ, kỹ năng học vấn, nghề nghiệp của bạn

Hình thức trình bày

Trực quan dưới dạng hình ảnh, video hoặc dạng website, PDF, tài liệu in.

Văn bản truyền thống, tối đa 1-2 trang hoặc dạng File Word hoặc PDF

Đối tượng sử dụng

Các ngành sáng tạo (thiết kế, kiến trúc, nghệ thuật...), các ngành yêu cầu kỹ năng thực hành (lập trình, phát triển sản phẩm)

Hầu hết các ngành nghề

Tập trung vào

Thành quả cụ thể, quá trình làm việc

Kinh nghiệm tổng quan, bằng cấp

Mục tiêu

Thể hiện khả năng qua các dự án cụ thể, chứng minh năng lực thực tế.

Đưa cho nhà tuyển dụng những thông tin tổng quan và vẫn cụ thể về bạn.

Độ dài

Không giới hạn, tùy thuộc vào số lượng dự án và tác phẩm muốn giới thiệu.

Giới hạn, thường là 1-2 trang để đảm bảo tính ngắn gọn, dễ đọc.

 

CV và portfolio là hai sản phẩm khác nhau nhưng cần thiết tương tự nhau

CV và portfolio là hai sản phẩm khác nhau nhưng cần thiết tương tự nhau

6. Hướng dẫn làm portfolio

Nắm được định nghĩa và bản chất Portfolio là gì, bạn sẽ dễ dàng tự thiết kế Portfolio cho chính mình. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Portfolio dễ dàng với 6 bước.

Bước 1: Nhận định mục tiêu của portfolio

Đầu tiên, hãy làm rõ mục đích của portfolio là gì. Bạn tạo ra nó để xin việc, thu hút khách hàng, giới thiệu bản thân, hay mục đích khác? Điều này ảnh hưởng lớn đến cách bạn xây dựng nội dung. 

Bạn hãy xác định rõ ai sẽ là người xem portfolio của bạn (nhà tuyển dụng, đối tác, hay khách hàng), từ đó, thiết kế ấn phẩm dễ dàng và phù hợp hơn. 

Bước 2. Lựa chọn hình thức portfolio

Portfolio có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau như PDF, Google Sites, PowerPoint, Website,... Hãy lựa chọn dạng thuận tiện nhất mà bạn có thể làm. Hoặc bạn có thể thiết 1-2 dạng khác nhau để chọn lọc và lựa chọn loại phù hợp cho từng tình huống.

Bước 3. Thu thập và chọn lọc các dự án

Bạn nên chọn lọc những tác phẩm tiêu biểu nhất, thay vì đưa vào tất cả các dự án đã hoàn thành. Hãy chọn những dự án xuất sắc nhất, phản ánh đúng kỹ năng và thế mạnh cá nhân. Khi trình bày, mô tả ngắn gọn từng dự án, bao gồm vai trò của bạn, quy trình thực hiện, và kết quả đạt được. Đoạn mô tả cần cô đọng, rõ ràng, dễ hiểu, giúp người xem nhanh chóng nắm bắt thông tin cốt lõi.

Bước 4. Thiết kế nội dung 

Một portfolio nên được sắp xếp một cách rõ ràng và dễ theo dõi. Các phần quan trọng bao gồm:

  • Trang bìa: Thông tin cá nhân hoặc tên thương hiệu, tiêu đề của portfolio, cùng với thông tin liên hệ như số điện thoại, email, và trang web.
  • Phần giới thiệu: Một đoạn ngắn giới thiệu về bản thân hoặc công ty bạn. Nêu rõ tóm tắt về kinh nghiệm, giá trị, và phong cách làm việc của bạn.
  • Dự án đã hoàn thành: Đây nội dung chính nơi bạn mô tả ngắn gọn và kết quả đạt được và sự đóng góp của bạn. Nếu có thể, hãy thêm nhận xét hoặc phản hồi từ khách hàng để tăng tính thuyết phục.
  • Kỹ năng và công cụ: Danh sách các kỹ năng chuyên môn và các công cụ bạn thành thạo. Điều này giúp người xem hiểu rõ hơn về khả năng của bạn.
  • Giải thưởng và chứng nhận: Nếu có, bạn có thể thêm các giải thưởng hoặc chứng nhận để tăng giá trị cho portfolio của mình.
  • Thông tin liên hệ: Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin để người xem dễ dàng liên lạc với bạn khi cần.
Portfolio cần chọn lọc thông tin chính, trọng tâm đưa vào trong nội dung 

Portfolio cần chọn lọc thông tin chính, trọng tâm đưa vào trong nội dung 

Bước 5. Tối ưu hóa thiết kế

Hiểu Portfolio là gì bạn sẽ thấy người xem thường bị thu hút bởi những thiết kế chuyển nghiệp, sạch sẽ. Do đó khi thiết kế hãy cố gắng trình bày một bố cục rõ ràng, font chữ dễ đọc, và không quá rườm rà là yếu tố quan trọng để người xem tập trung vào nội dung. Đảm bảo rằng portfolio của bạn dễ nhìn và không quá tải với nhiều chi tiết. Các hình ảnh hoặc video minh họa cần sắc nét và có chất lượng cao để truyền tải được giá trị của công việc.

Bước 6. Check lại thiết kế

Lỗi nhỏ có thể làm giảm sự chuyên nghiệp của portfolio, vì vậy hãy chắc chắn rằng nội dung đã được kiểm tra kỹ lưỡng. Ngoài ra bạn hãy nhờ bạn bè hoặc người có kinh nghiệm xem xét portfolio cho mình trước khi gửi đi. Đôi khi một góc nhìn khác sẽ giúp bạn phát hiện những điểm cần cải thiện.

Trên đây là những thông tin chi tiết để giải đáp cho câu hỏi “Portfolio là gì”. Mong rằng với những chia sẻ của Đức Tín Group bạn đã hiểu được lợi ích khi sử dụng Portfolio cũng như biết cách tự thiết kế riêng bộ tài liệu giới thiệu dự án một cách độc đáo và thu hút.