2025-02-11 07:29:08
Giải thích OEM là gì? Ưu nhược điểm của sản phẩm OEM
Bạn thấy nhiều người quảng cáo hàng OEM với giá rẻ nhưng chưa OEM là gì và liệu chất lượng có thực sự tương thích với số tiền bạn có ra hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết OEM là gì và sản phẩm OEM khác gì hàng chính hãng không nhé.
1. OEM là gì?
OEM là viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturer - có nghĩa nhà sản xuất thiết bị gốc hay nhà sản xuất thiết bị ban đầu. Hiểu một cách đơn giản OEM là gì chính là công ty sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của đối tác - sau đó sản phẩm được bán dưới dạng thương hiệu của đối tác đó.
Ví dụ:
Apple thuê Foxconn sản xuất iPhone. Trong trường hợp này, Foxconn chính là một công ty OEM. Dell mua linh kiện từ nhiều nhà sản xuất OEM khác nhau để lắp ráp thành máy tính mang thương hiệu Dell.
.png)
OEM là gì được hiểu là nhà sản xuất thiết bị gốc
2. Ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm OEM là gì?
Mô hình OEM mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Vậy OEM nghĩa là gì trong mắt các doanh nghiệp và họ có nên lựa chọn mô hình này hay không?
Ưu điểm của mô hình sản xuất OEM là gì?
- Giảm chi phí sản xuất: Thương hiệu không cần xây dựng nhà máy riêng, giúp tiết kiệm ngân sách.
- Tận dụng công nghệ sẵn có: OEM thường có dây chuyền sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng.
- Tăng tốc độ ra mắt sản phẩm: Nhờ vào OEM, các công ty có thể nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường.
- Tập trung vào thương hiệu và Marketing: Do không phải lo sản xuất, công ty có thể đầu tư mạnh vào tiếp thị.
.png)
OEM là một sự lựa chọn linh hoạt cho các doanh nghiệp muốn sớm đưa sản phẩm mới ra thị trường
Nhược điểm của mô hình OEM
- Phụ thuộc vào nhà sản xuất: Nếu OEM gặp vấn đề, thương hiệu cũng bị ảnh hưởng.
- Khả năng bị sao chép sản phẩm: Nhà sản xuất OEM có thể sao chép thiết kế và bán cho đối thủ cạnh tranh.
- Chất lượng không đồng đều: Nếu không kiểm soát tốt, sản phẩm OEM có thể có chất lượng kém hơn mong đợi.
Tóm lại, hiểu rõ ưu và nhược điểm của hàng OEM là hàng gì giúp doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn mô hình này.
3. Cách hoạt động của mô hình OEM
Sau khi hiểu OEM là gì, câu hỏi tiếp theo là mô hình này hoạt động như thế nào trong chuỗi cung ứng?
.png)
Quy trình sản xuất sản phẩm OEM
Quy trình sản xuất theo mô hình OEM
Mô hình OEM hoạt động theo các bước sau:
- Thương hiệu đặt hàng: Một công ty (thương hiệu) liên hệ với một nhà sản xuất OEM để sản xuất sản phẩm theo yêu cầu.
- Thiết kế và nguyên vật liệu: Công ty thương hiệu có thể cung cấp thiết kế hoặc để OEM sản xuất theo bản mẫu có sẵn.
- Sản xuất hàng loạt: Nhà sản xuất OEM tiến hành sản xuất số lượng lớn dựa trên hợp đồng.
- Giao hàng và phân phối: Sau khi hoàn tất, sản phẩm được bàn giao cho công ty thương hiệu để bán ra thị trường.
Xem thêm:
- Mô hình B2B là gì? Lợi ích và thách thức của mô hình doanh doanh này
- STEM là gì? Tại sao ngành này được săn đón nhiều nhất hiện nay
Các ngành công nghiệp áp dụng mô hình OEM
OEM xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
- Công nghệ (Laptop, smartphone, linh kiện PC)
- Ô tô (Linh kiện động cơ, ghế xe, hệ thống âm thanh)
- Thời trang (Quần áo, giày dép được sản xuất bởi các xưởng OEM)
- Mỹ phẩm (OEM sản xuất kem dưỡng da, son môi cho các thương hiệu nổi tiếng)
.png)
OEM thường ứng dụng trong các ngành công nghệ, thời trang, mỹ phẩm
4. So sánh OEM và ODM, OBM
Sau khi hiểu OEM là gì, có lẽ bạn sẽ thắc mắc sự khác biệt giữa 3 sản phẩm: OEM (Original Equipment Manufacturer), ODM (Original Design Manufacturer) và OBM (Original Brand Manufacturer). Cụ thể:
Hy vọng qua bài viết của Đức Tín Group, bạn đã hiểu rõ OEM là gì, cách hoạt động, ưu nhược điểm và những ứng dụng thực tế của mô hình này. Nếu bạn là doanh nghiệp muốn sản xuất sản phẩm nhưng chưa có tiềm lực đầu tư chi phí thì OEM chính là giải pháp tối ưu.