2024-10-23 02:31:54
Hướng dẫn cách xác định và viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Khi đánh giá một ứng viên, các nhà tuyển dụng không chỉ nhìn vào phần kinh nghiệm, kỹ năng mà họ còn dựa trên nội dung trong phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV để đánh giá. Đây là phần nội dung tuy ngắn gọn những vô cùng quan trọng. Do đó, trong bài viết này Đức Tín Group sẽ hướng dẫn bạn cách xác định và viết mục tiêu sao cho nổi bật và thu hút nhất.
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là một câu hoặc một đoạn văn ngắn, thường đặt ngay đầu CV, dùng để tóm tắt mong muốn nghề nghiệp của bạn và lý do tại sao bạn phù hợp với vị trí đang ứng tuyển. Phần này thường nằm ở phần đầu của CV, ngắn gọn và rõ ràng, thường nhấn mạnh vào:
- Nguyện vọng nghề nghiệp: Mô tả mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn trong công việc.
- Định hướng phát triển: Bạn mong muốn phát triển những kỹ năng gì, đóng góp gì cho công ty.
- Sự phù hợp với vị trí ứng tuyển: Tập trung vào những điểm mạnh và kinh nghiệm của bạn phù hợp với yêu cầu công việc.
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là cách thể hiện định hướng của bạn với nhà tuyển dụng
Vai trò của việc viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Mục tiêu nghề nghiệp viết trong cv là một phần quan trọng, nó không chỉ đơn thuần là một phần của CV mà còn đóng vai trò kết nối giữa ứng viên và nhà tuyển dụng.
Đối với ứng viên
Với những ứng viên đang tìm việc, việc thể hiện được mục tiêu nghề nghiệp trong CV một cách rõ ràng, rành mạch sẽ tạo lợi thế cạnh tranh so với những ứng viên khác:
- Rõ ràng hóa định hướng nghề nghiệp: Việc viết mục tiêu giúp bản thân ứng viên xác định rõ ràng hơn về con đường sự nghiệp mình muốn theo đuổi, từ đó có sự chuẩn bị và định hướng rõ ràng hơn.
- Tăng sự tự tin: Khi đã có một mục tiêu rõ ràng, ứng viên sẽ tự tin hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm và phỏng vấn.
- Thể hiện sự chuyên nghiệp: Việc viết mục tiêu một cách rõ ràng và ngắn gọn thể hiện sự chuyên nghiệp và sự nghiêm túc của ứng viên đối với công việc.
Xem thêm:
- URL là gì? Cấu trúc và cách tối ưu hóa URL hiệu quả
- QC là gì? Những yếu tố cần thiết để trở thành 1 QC chuyên nghiệp
Đối với nhà tuyển dụng
Đối với nhà tuyển dụng có nhiều yếu tố để đánh giá một ứng viên có phù hợp với vị trí mình đang tuyển dụng hay không. Tuy nhiên, ngoài các kỹ năng, kinh nghiệm, họ cũng dựa trên mục tiêu nghề nghiệp trong cv của bạn để nhận định bạn có thực sự muốn gắn bó với công việc hay không.
- Hiểu rõ ứng viên: Qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng nắm bắt được những gì ứng viên đang tìm kiếm, những kỹ năng và kinh nghiệm mà ứng viên có, từ đó đánh giá xem ứng viên có phù hợp với vị trí đang tuyển hay không.
- Nhận định về sự phù hợp: Mục tiêu nghề nghiệp trong CV giúp nhà tuyển dụng phần nào đó đánh giá được độ tương thích của ứng viên đối với công ty, cũng như khả năng gắn bó của họ với doanh nghiệp.
- Tiết kiệm thời gian: Nhờ mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng loại bỏ những ứng viên không phù hợp, từ đó tiết kiệm thời gian trong quá trình tuyển dụng.
- Dự đoán tiềm năng: Một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và tham vọng cho thấy ứng viên có sự nhiệt huyết và mong muốn phát triển bản thân, từ đó nhà tuyển dụng có thể dự đoán được tiềm năng của ứng viên trong tương lai.
Nhà tuyển dụng cũng dựa vào mục tiêu nghề nghiệp trong CV để đánh giá ứng viên
Xác định mục tiêu dựa theo nguyên tắc SMART
Việc xác định mục tiêu nghề nghiệp trong CV với mỗi người không giống nhau. Tuy nhiên, nếu biết cách nghiên cứu và xác định đúng đắn thì bạn chắc chắn sẽ tìm được hướng đi phù hợp cho kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của bản thân. Một trong những cách đơn giản để xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng và khả thi là thực hiện theo nguyên tắc SMART:
S – Specific (Cụ thể)
Trong CV, mục tiêu nghề nghiệp cần được xác định một cách cụ thể và rõ ràng, tránh những diễn đạt mơ hồ. Bạn nên tập trung vào một khía cạnh hoặc mục tiêu rõ ràng trong con đường sự nghiệp của mình.
M – Measurable (Đo lường được)
Mục tiêu cần phải có tiêu chí để đo lường, giúp bạn dễ dàng đánh giá được tiến độ và kết quả đạt được. Điều này giúp bạn nhận biết liệu mình có đang đi đúng hướng hay không.
A – Achievable (Trong khả năng đạt được)
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV cần phải thực tế và có thể đạt được dựa trên khả năng hiện tại của bạn. Nếu mục tiêu quá xa vời, bạn có thể cảm thấy nản lòng, nhưng nếu quá dễ, bạn sẽ không phát triển được.
R – Relevant (Tính gắn kết, liên quan)
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV phải liên quan và phù hợp với con đường sự nghiệp và giá trị cá nhân của bạn. Điều này giúp bạn tập trung vào những gì quan trọng và có giá trị đối với sự phát triển nghề nghiệp của mình.
T – Time-bound (Có thời hạn)
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV cần có một thời hạn rõ ràng để hoàn thành, giúp bạn duy trì sự tập trung và động lực. Việc đặt thời hạn cũng giúp bạn theo dõi tiến độ và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết.
Ví dụ: "Tăng doanh thu 15% trong vòng 6 tháng tới" hoặc "Nâng cao kỹ năng quản lý và đạt được chứng chỉ quản lý dự án trong năm tới".
Viết mục tiêu dựa trên nguyên tắc SMART sẽ cho ra mục tiêu một cụ thể, chính xác hơn
Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV theo ngắn hạn và dài hạn
Cách viết mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV trong ngắn hạn là những gì bạn muốn đạt được trong một khoảng thời gian gần, thường từ 6 tháng đến 1 năm. Các mục tiêu này nên cụ thể và thực tế.
- Tập trung vào công việc hiện tại hoặc vị trí ứng tuyển: Đề cập đến việc hoàn thành các nhiệm vụ, học các kỹ năng mới hoặc cải thiện khả năng hiện có.
- Đo lường được: Mục tiêu ngắn hạn nên có tiêu chí đo lường để bạn có thể theo dõi tiến độ.
- Có thời hạn rõ ràng: Đặt mốc thời gian để hoàn thành, giúp bạn có động lực và định hướng tốt hơn.
Ví dụ: Trong 6 tháng tới, tôi mong muốn hoàn thiện kỹ năng giao tiếp trong công việc và nâng cao kỹ năng quản lý dự án, nhằm đóng góp hiệu quả vào việc hoàn thành các dự án của công ty đúng hạn và đạt chất lượng cao.
Mục tiêu ngắn hạn thường được xác định trong khoảng thời gian 6 - 12 tháng
Cách viết mục tiêu dài hạn
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV trong dài hạn là những gì bạn muốn đạt được trong sự nghiệp trong khoảng thời gian dài hơn, thường là từ 3-5 năm trở lên. Đây là những mục tiêu lớn và mang tính định hướng.
- Tập trung vào định hướng sự nghiệp: Nêu rõ lĩnh vực bạn muốn phát triển và vị trí hoặc vai trò mà bạn muốn đạt được trong tương lai.
- Liên quan đến sự phát triển cá nhân và đóng góp cho tổ chức: Đảm bảo rằng mục tiêu dài hạn của bạn không chỉ là phát triển cá nhân mà còn đóng góp vào sự phát triển của công ty hoặc lĩnh vực bạn đang theo đuổi.
- Cụ thể và thực tế: Dù là mục tiêu dài hạn, chúng cũng cần có sự cụ thể và khả thi.
Ví dụ: Mục tiêu của tôi là sau 3 năm trở thành trưởng phòng kinh doanh, phát triển đội ngũ và nâng cao hiệu suất kinh doanh của công ty lên ít nhất 30%.
Mục tiêu dài hạn thể hiện được độ gắn bó của nhân sự với công ty
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp trong CV cho từng ngành nghề khác nhau
Dưới đây là một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp trong CV dành cho từng ngành nghề khác nhau, phù hợp để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng:
Ngành Kế toán
Tôi định hướng bản thân sẽ trở thành chuyên viên kế toán nội bộ trong 2 năm tới. Tôi kỳ vọng có thể áp dụng kiến thức về phân tích tài chính và kiểm toán để giúp công ty kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Ngành Công nghệ Thông tin (IT)
Với kinh nghiệm lập trình trong các ngôn ngữ Python và Java, tôi mong muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Trong 3 năm tới, tôi đặt mục tiêu trở thành chuyên gia phát triển ứng dụng di động và đóng góp vào việc phát triển các giải pháp công nghệ sáng tạo cho công ty.
Ngành Marketing
Tôi mong muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Marketing kỹ thuật số, đặc biệt là SEO và chiến lược truyền thông xã hội. Mục tiêu trong 1 năm tới là tăng lưu lượng truy cập trang web của công ty lên 20% thông qua chiến dịch tối ưu hóa nội dung và quảng cáo trực tuyến.
Ngành Quản lý Nhân sự
Tôi mong muốn phát triển kỹ năng quản lý nhân sự và đạt được vị trí trưởng phòng nhân sự trong vòng 3 năm tới. Mục tiêu trước mắt là triển khai các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng nhân viên, giúp tăng hiệu suất làm việc của đội ngũ lên 15% trong 1 năm tới.
Ngành Dịch vụ Khách hàng
Tôi mong muốn trở thành chuyên viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, với mục tiêu nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tăng mức độ hài lòng lên 90% trong 6 tháng tới. Tôi muốn đóng góp vào việc xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng tốt hơn và cải thiện quy trình hỗ trợ.
Ngành Thiết kế đồ họa
Với kinh nghiệm và đam mê trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, tôi mong muốn trở thành một chuyên gia sáng tạo trong 3 năm tới, đóng góp vào các dự án thiết kế thương hiệu và truyền thông của công ty. Tôi mong rằng bản thân có thể phát triển được các kỹ năng UX/UI để nâng cao và tối ưu trải nghiệm người dùng trong sản phẩm.
Trên đây là tổng hợp cách xác định và các lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Việc định hướng và cụ thể hóa mục tiêu sẽ giúp bạn dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng cũng như xác định rõ con đường phát triển của mình trong tương lai tránh sự mơ hồ, mụ mị.
Các tin liên quan
-
Kỹ năng mềm là gì? Các kỹ năng cần thiết và cách rèn luyện bạn nên biết
-
Visual là gì? Tìm hiểu khái niệm visual trong các lĩnh vực khác nhau
-
4 cách đổi tên Facebook trên điện thoại đơn giản, hiệu quả nhất
-
Cách đổi tên facebook trên máy tính an toàn và nhanh chóng nhất 2024
-
Cách giải nén file trên máy tính và điện thoại đầy đủ nhất