2024-10-23 01:33:27

URL là gì? Cấu trúc và cách tối ưu hóa URL hiệu quả

Thuật ngữ URL vô cùng quen thuộc và hầu như ai cũng đã từng một lần nghe đến nó. Tuy nhiên không phải ai cũng biết URL là một yếu tố quan trọng trong SEO, giúp Website hoạt động một cách trơn tru và mượt mà. Do đó, bài viết này Đức Tín Group sẽ giúp bạn tìm hiểu câu trả lời chi tiết cho câu hỏi “URL là gì”.

1. URL là gì?

Nếu bạn tự hỏi URL viết tắt của cụm từ gì, thì câu trả lời chính là Uniform Resource Locator. Theo định nghĩa từ điển Cambridge, URL được giải nghĩa là một link cung cấp đường dẫn để xác định chính xác vị trí của một tài nguyên trên internet.

Hiểu đơn giản, URL giống như địa chỉ của một trang web, giúp bạn tìm kiếm và truy cập trực tiếp vào trang web mong muốn. Nó thường được sử dụng để truy cập các trang web, tài liệu, hình ảnh, hoặc các tài nguyên trực tuyến khác.

Hiểu URL là gì sẽ giúp bạn nhân định được vai trò của nó đối với Website

Hiểu URL là gì sẽ giúp bạn nhận định được vai trò của nó đối với Website

2. Phân loại URL

Dựa theo thành phần cấu tạo của URL có thể được chia thành 2 loại chính là URL tĩnh và động. Vậy sự khác biệt giữa hai loại URL là gì?

URL tĩnh (Static URL)

URL tĩnh là những địa chỉ web có cấu trúc cố định, không thay đổi theo thời gian hoặc các tham số khác. Đặc điểm của các URL tĩnh như sau:

  • Không thay đổi hoặc chỉ thay đổi khi người quản trị web chỉnh sửa thủ công.
  • Không có tham số hoặc các kí tự đặc biệt. 
  • Thường ngắn gọn, dễ đọc và dễ nhớ.

Ví dụhttps://www.example.com/about-us

Xem thêm:

URL động (Dynamic URL)

URL động là những địa chỉ web có chứa các tham số, biến hoặc dấu hỏi (?) thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như ID sản phẩm, danh mục, kết quả tìm kiếm,... Đặc điểm khác biệt giữa URL động và URL tĩnh:

  • Sẽ thay đổi khi có tham số mới.
  • Thường chứa các dấu chấm hỏi, dấu bằng và chuỗi ký tự đặc biệt để truyền thông tin giữa trang web và cơ sở dữ liệu.
  • URL được hình thành tự động khi có sự thay đổi mới.

Ví dụhttps://www.example.com/product.php?id=123&category=shoes

URL được phần thành URL tĩnh và URL động

URL được phân thành URL tĩnh và URL động

3. Cấu trúc của URL gồm những gì?

Để hiểu rõ hơn URL là gì và cách tối ưu nó, bạn cần nắm rõ được thành phần cấu trúc của nó để từ đó có thể loại bỏ được những thành phần không cần thiết. 

Giao thức (Scheme)

Giao thức là phần đầu tiên trong URL mà khi tìm hiểu URL là gì bạn cần biết. Phần này chỉ định cách thức giao tiếp giữa trình duyệt và máy chủ để truyền tải dữ liệu. Trong URL có các giao thức thường gặp sau: 

  • HTTP (HyperText Transfer Protocol): Dùng để truyền tải dữ liệu thông qua web, tuy nhiên không mã hóa các thông tin truyền tải, điều này có thể làm giảm bảo mật.
  • HTTPS (HyperText Transfer Protocol Secure): Đây là phiên bản cải tiến và bảo mật của giao thức HTTP, đã được mã hóa  nên có khả năng bảo mật tốt hơn 
  • FTP (File Transfer Protocol): Giao thức này chủ yếu được sử dụng để chuyển đổi tập tin giữa các máy tính qua mạng.

Ví dụhttps:// trong URL https://www.example.com cho biết trang web này sử dụng giao thức HTTPS.

Giao thức là phần quan trọng trong URL

Giao thức là phần quan trọng trong URL

Tên miền (Domain Name)

Khi tìm hiểu URL là gì, bạn sẽ thấy tên miền trong URL là phần thể hiện đặc trưng của 1 website. Tên miền là địa chỉ độc nhất của một trang web trên Internet. Tên miền dễ nhớ hơn địa chỉ IP của máy chủ, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và truy cập website. Tên miền gồm hai phần chính:

Tên miền cấp 2 (Second-level domain): Loại tên miền thường dùng cho các tổ chức, cá nhân.

Tên miền cấp cao nhất (Top-level domain - TLD): Đây là phần mở rộng của tên miền, bao gồm các dạng phổ biến như:

  • Tên miền chung (gTLD - Generic Top-level Domain): Bao gồm .com (thương mại), .org (tổ chức), .net (mạng), v.v.
  • Tên miền quốc gia (ccTLD - Country Code Top-level Domain): Gắn liền với mã quốc gia như .vn (Việt Nam), .uk (Vương quốc Anh).

Ví dụ: Trong URL https://www.example.com, example.com là tên miền, với phần "example" là tên miền cấp 2 và ".com" là tên miền cấp cao nhất.

Đường dẫn (Path)

Đường dẫn là phần sau tên miền trong URL, xác định vị trí cụ thể của tài nguyên hoặc nội dung trên máy chủ. Đường dẫn có thể dẫn đến một tệp tin, một trang HTML, hoặc một thư mục trên máy chủ. 

Ví dụ: Trong URL https://www.example.com/blog/post1, /blog/post1 là đường dẫn đến một bài viết cụ thể trên trang blog.

Đường dẫn là phần nội dung cần thiết cho URL

Đường dẫn là phần nội dung cần thiết cho URL

Tham số truy vấn (Query String) (Có thể có hoặc không)

Tham số truy vấn là phần dữ liệu động được thêm vào URL để truyền thông tin đến máy chủ, thường dùng để gửi yêu cầu hoặc tham số điều hướng trang web. Query String thường bắt đầu bằng dấu ? và các cặp giá trị thường được phân cách bởi dấu &

Ví dụ: Trong URL https://www.example.com/search?q=laptop&sort=price, ?q=laptop&sort=price là tham số truy vấn, trong đó:

  • q=laptop: Tìm kiếm từ khóa "laptop".
  • sort=price: Sắp xếp kết quả theo giá.

Phân đoạn (Fragment) (Tùy chọn)

Phân đoạn (Fragment) là phần cuối cùng của URL, bắt đầu bằng dấu #, dùng để dẫn đến một phần cụ thể trong trang web, chẳng hạn như một đoạn văn, một tiêu đề, hoặc một phần cụ thể của tài liệu.

Ví dụ: Trong URL https://www.example.com/page#section2, #section2 là phân đoạn, dẫn người dùng trực tiếp đến phần section2 của trang.

Ví dụ đầy đủ về một URL

https://www.example.com:8080/blog/post1?id=123&category=tech#comments

Trong đó:

  • https://: Giao thức (HTTPS).
  • www.example.com: Tên miền.
  • :8080: Cổng (sử dụng cổng 8080).
  • /blog/post1: Đường dẫn đến bài viết cụ thể.
  • ?id=123&category=tech: Tham số truy vấn với các giá trị id=123 và category=tech.
  • #comments: Phân đoạn dẫn đến phần bình luận của bài viết.

4. Ý nghĩa của URL đến Website

Khi hiểu bản chất URL là gì bạn sẽ nhận ra rằng URL có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với 1 Website. Dưới đây là những ảnh hưởng của URL đến 1 trang Web:

  • Địa chỉ nhận diện duy nhất của website: Nắm được ý nghĩa URL là gì, bạn sẽ nhận thấy nó giống như địa chỉ nhà của một trang web trên Internet, giúp người dùng có thể tìm và truy cập đúng nội dung mong muốn. Mỗi URL đều là duy nhất, tương tự như số nhà, giúp phân biệt giữa các trang web khác nhau cũng như các nội dung riêng lẻ trên cùng một trang web.
  • Thu hút người dùng: Nếu URL có cấu trúc dễ đọc, thân thiện sẽ thu hút người xem hơn. Khi người dùng nhìn thấy URL ngắn gọn, dễ hiểu, họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi truy cập trang web. Ngoài ra, một URL thân thiện cũng dễ ghi nhớ hơn, giúp người dùng dễ dàng quay lại trang web.
  • Ảnh hưởng đến điểm SEO: Công cụ tìm kiếm ưu tiên các URL rõ ràng, có chứa từ khóa liên quan đến nội dung của trang. Điều này giúp cải thiện khả năng hiển thị trang web trên kết quả tìm kiếm, từ đó tăng lượng truy cập. Đây chính là một lợi ích của URL mà bạn nên biết khi tìm hiểu URL là gì.
  • Ảnh hưởng đến tốc độ tải trang: URL càng ngắn gọn, sạch sẽ, và dễ hiểu thì trang web càng thân thiện với máy chủ và sẽ được tải nhanh hơn. Điều này không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn tăng điểm số SEO của trang.
  • Khả năng chia sẻ và lan tỏa nội dung: URL càng dễ hiểu và ngắn gọn thì càng dễ chia sẻ, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội, email, hoặc các kênh truyền thông khác. Khi người dùng thấy một URL rõ ràng, họ sẽ dễ dàng chia sẻ với người khác, giúp tăng cường sự lan tỏa của nội dung.
URL có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng 1 Website

URL có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng 1 Website

5. Cách tối ưu hóa đường link URL Cho SEO

Nắm được cấu trúc URL là gì, bạn có thể hiểu rõ đâu là phần chính, đầu là phần phụ, đâu là phần có thể ảnh hưởng đến điểm SEO. Để giúp bạn dễ dàng thực hiện các bước tối ưu dưới đây là một vài nguyên tắc bạn nên biết:

Tối ưu nội dung cho URL

Tối ưu URL là công việc yêu cầu quá trình tối ưu cả nội dung và cấu trúc của nó. Về mặt nội dung khi thực hiện tối ưu hoặc tạo mới bạn cần để ý đến các điểm sau:

Chứa từ khóa chính
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong tối ưu hóa URL là đảm bảo từ khóa chính có trong URL. Từ khóa này phải liên quan trực tiếp đến nội dung trang và có tính cạnh tranh cao trong tìm kiếm. 

Ngắn gọn và dễ hiểu
Khi hiểu URL là gì bạn sẽ nhận ra rằng một URL ngắn gọn, rõ ràng vô cùng quan trọng. URL như vậy sẽ dễ nhớ hơn đối với người dùng và dễ lập chỉ mục hơn đối với các công cụ tìm kiếm. URL nên tập trung vào từ khóa chính và loại bỏ những từ không cần thiết như “và”, “hoặc”, “với”.

Không chứa các ký tự lạ
Hạn chế sử dụng các ký tự đặc biệt như %&=, hoặc các số không có ý nghĩa. Những ký tự này làm URL trở nên phức tạp, khó đọc, và giảm tính chuyên nghiệp.

Dùng dấu gạch ngang (-) 

Công cụ tìm kiếm như Google xem dấu gạch ngang (-) là dấu phân tách giữa các từ, trong khi dấu gạch dưới (_) không được nhận diện như vậy. Vì vậy, bạn nên sử dụng dấu gạch ngang để phân cách các từ trong URL.

Tránh lặp lại từ khóa quá nhiều lần
Lặp lại từ khóa quá nhiều trong URL có thể gây ra hiện tượng "nhồi nhét từ khóa" (keyword stuffing), khiến URL kém tự nhiên và có thể bị phạt bởi công cụ tìm kiếm.

URL cần tối ưu cả về mặt nội dung trước khi công khai

URL cần tối ưu cả về mặt nội dung trước khi công khai

Tối ưu về cấu trúc cho URL

Bên cạnh việc tối ưu nội dung, bạn cũng cần tiến hành tối ưu cấu trúc của URL. Vậy tối ưu cấu trúc URL là gì?

Phân cấp nội dung một cách rành mạch

Cấu trúc phân cấp giúp công cụ tìm kiếm và người dùng dễ dàng hiểu được các mối quan hệ giữa các trang trong trang web. Khi các thư mục con được tổ chức một cách hợp lý, trang web sẽ trở nên thân thiện hơn với SEO. Ví dụhttps://example.com/san-pham/dien-thoai/smartphone

Hạn chế độ dài URL

URL quá dài sẽ gây khó khăn cho cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm, tối ưu nhất là URL có độ dài từ 10 - 96 từ. Đây là một lưu ý quan trọng bạn cần biết khi tìm hiểu URL là gì và cách tối ưu nó cho SEO.

Sử dụng HTTPS thay vì HTTP

HTTPS không chỉ cải thiện bảo mật mà còn là yếu tố xếp hạng quan trọng đối với SEO. Google ưu tiên các trang sử dụng HTTPS, và nó cũng giúp xây dựng sự tin cậy đối với người dùng.

Tránh sử dụng các tham số động

URL động thường chứa các tham số như dấu ?&=. Các URL động phức tạp này có thể gây khó khăn cho các công cụ tìm kiếm trong việc lập chỉ mục và phân loại. Tốt hơn hết, bạn nên sử dụng URL tĩnh.

Một URL tối ưu cần có từ 10 - 96 kí tự

Một URL tối ưu cần có từ 10 - 96 kí tự

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến câu hỏi “URL là gì?”. URL là một yếu tố quan trọng của Website ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, tồn tại của Web. Chính vì thế, việc làm quen với những kiến thức cơ bản về URL là vô cùng cần thiết. Hy vọng với những thông tin mà Đức Tín Group cung cấp bạn đã nắm bắt được những thông tin căn bản và áp dụng được vào trong thực tế.