2024-08-06 08:05:53

SMART là gì? Làm cách nào để lên kế hoạch mục tiêu hiệu quả?

Mô hình Smart được khá nhiều người, công ty ứng dụng trong việc lên kế hoạch mục tiêu và đang cho thấy hiệu quả trong tăng tỉ lệ thành công của mục tiêu hơn. Vậy thực chất Smart là gì, cách thiết lập và làm thế nào để sử dụng nguyên tắc này trong đời sống, học tập và công việc hiệu quả nhất, tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên tắc Smart là gì?

Nguyên tắc Smart là gì? Đây là bộ tiêu chí được đặt ra để đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch trong quá trình học tập, làm việc đạt được kết quả, dựa trên 5 thành phần là S - Specific (Tính cụ thể), M - Measurable (Tính đo lường), A - Attainable (Tính khả thi), R - Relevant (Tính thực tế), T - Time bound (Tính ràng buộc về thời gian).

Nguyên tắc Smart là gì?

Nguyên tắc Smart là gì?

Nguyên tắc Smart theo Wikipedia không chỉ được sử dụng cho từng cá nhân mà bộ tiêu chí này được áp dụng cho các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, vận hành, đánh giá dự án của nhân sự cũng như toàn bộ hệ thống. Cụ thể từng tiêu chí Smart được sử dụng và vận hành như sau:

1.1. Specific - Tính dễ hiểu, cụ thể

Chữ S trong Smart là gì, được hiểu là tính cụ thể, dễ hiểu trong bộ nguyên tắc được hiểu là việc bạn cần xác định mục tiêu càng cụ thể, càng rõ nét tốt. Mục tiêu càng lớn, càng cần sự chi tiết, rành mạch để người lập có thể nỗ lực và tập trung hoàn thành. Vì nếu dự định quá viển vông, mông lung, phi thực tế người thực hiện sẽ rất dễ lạc lối và không biết bản thân nên làm gì và làm như thế nào để đạt được nó.

Như vậy, nguyên tắc thứ nhất trong Smart là gì yêu cầu bạn phải xác định và thu hẹp lại phạm vi mục tiêu, biến điều đó thành sự việc cụ thể. Để việc định hình mục tiêu được cụ thể, rành mạch hơn bạn cần trả lời được các câu hỏi cụ thể sau:

  • Tại sao bạn lại đặt mục tiêu đó?
  • Kế hoạch đó có lợi ích gì cho cá nhân bạn hoặc tổ chức
  • Bạn dự định hoàn thành mục tiêu trong bao lâu?
  • Cần làm những công việc gì để hoàn thành nó?
  • Mục tiêu đó có đem đến kết quản rõ ràng, nhìn, nghe, cầm, nắm được không?

Ví dụ: Nếu bạn nói bạn muốn giảm cân, đây là mục tiêu còn quá mơ hồ. Hãy cụ thể nó bằng cách xác định bạn sẽ giảm cân trong bao lâu, trung bình mỗi tháng bạn sẽ giảm 2 - 3 kg hay bao nhiêu cân, để giảm được số cân nặng đó mỗi tháng bạn cần ăn uống và tập luyện như thế nào? Việc đưa ra được số lượng và mong muốn cụ thể sẽ giúp bạn định hình được các bước để hoàn thành mục tiêu nhanh chóng hơn.

Specific giúp xác định tính cụ thể của mục tiêu

Specific giúp xác định tính cụ thể của mục tiêu

1.2. Measurable - Đo lường

Các con số chính là câu trả lời chính xác nhất thế hiện được mục tiêu có thành công hay không? Chính vì thế khi bắt đầu đặt mục tiêu theo Smart là gì hãy cụ thể hóa nó thành các các con số, phần trăm, số lượng,... để bạn dễ dàng lên kế hoạch cũng như có thể đánh giá hiệu quả khi khi hoàn thành.

Ví dụ: Công ty kinh doanh thời trang nữ sẽ có doanh thu cao vào mùa hè nên công ty cần đặt mục tiêu cụ thể cho phòng sale là 2 tỷ/ tháng. Khi có kế hoạch tổng bạn xác định xem doanh thu cho hình thức sale online và sale offline sẽ được phân bổ như nào là hợp lý. Cụ thể có thể đưa mục tiêu cho trực tiếp là 1 tỷ 2, còn tại cửa hàng sẽ là 800 triệu. Với số lượng cụ thể, mỗi bộ phận sẽ có kế hoạch riêng để triển khai sản phẩm sao cho đạt được doanh thu đó.

Mục tiêu cần có khả năng đo lường để kiểm soát và đánh giá hiệu quả hơn

Mục tiêu cần có khả năng đo lường để kiểm soát và đánh giá hiệu quả hơn

Xem thêm:

1.3. Achievable - Tính khả thi

Tính khả thi trong khái niệm Smart là gì được hiểu yếu tố quyết định rằng mục tiêu của bạn có thể thực hiện hay không. Do nếu đặt yêu cầu đủ sức nặng sẽ thúc đẩy bản thân và tập thể làm việc, nhưng nếu đặt mục tiêu quá viển vông, thiếu thực tế thì sẽ dễ gây nản lòng và khó mà hoàn thành. 

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn sẽ đặt nguyện vọng đơn giản, dễ hoàn thành mà yêu cầu bạn nên xem xét nội lực, tiềm năng của bản thân và khả năng hoàn thành bao nhiêu phần trăm. Đây chính là ý nghĩa của tính khả thi trong bộ nguyên tắc Smart là gì.

Ví dụ: Quay lại với việc giảm cân ban đầu, bạn không nên đặt mục tiêu chạy bộ 2 tiếng/ ngày trong khi sức chỉ có thể chạy 1 tiếng/ ngày. Ngày đầu tiên, bạn không đặt nặng việc hoàn thành việc chạy 2 tiếng/ ngày, mã hãy chia nhỏ mục này, ví dụ 3-4 ngày đầu bạn chỉ nên đi bộ và chạy nhẹ khoảng 1 giờ, những ngày tiếp theo có thể tăng lên 1h20 phút,... và có thể bạn triển khai dần dần đến khi hoàn thành được mục tiêu.

Mục tiêu đặt ra cần có tính khả thi phù hợp với hoàn cảnh

Mục tiêu đặt ra cần có tính khả thi phù hợp với hoàn cảnh

1.4. Realistic - Tính thực tế trong Smart là gì

Trong bộ nguyên tắc mục tiêu Smart là gì, tính thực tế được hiểu là khả năng thực hiện của nguyên vọng mà bạn đặt ra.  Mục tiêu đặt ra với các con số không chỉ nên dựa vào cảm nhận, cảm nghĩ của bạn mà nên được đánh giá và đưa ra dựa vào các yếu tố như nguồn tài chính, nguồn vốn, nhân lực, thời gian thực hiện,...

Ví dụ: Nếu bạn muốn học 100 từ vựng Tiếng Anh mỗi ngày nhưng bạn lại cần đi làm văn phòng 8 tiếng/ ngày và thời gian còn lại sẽ cho các sinh hoạt cá nhân như ăn, ngủ, nghỉ, giải trí,... thì việc học mỗi ngày 100 từ là bất khả thi. Việc cần làm là bạn phân bổ lại số lượng từ và thời gian học hợp lý để phù hợp với khả năng thực hiện của bản thân. 

Tính thực tế của mục tiêu là khả năng thực hiện trên thực tế của mục tiêu

Tính thực tế của mục tiêu là khả năng thực hiện trên thực tế của mục tiêu

1.5. Time bound - Khung thời gian

Thời gian là yếu tố không thế thiếu khi bạn tìm hiểu Smart là gì. Bạn xác định thời gian cho mỗi mục tiêu, vì không thể đặt một nguyện vọng muốn thực hiện mà không có ngày, giờ  thực hiện cụ thể. Mục tiêu được xác định rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc với khoảng thời gian cụ thể sẽ giúp bạn lên kế hoạch hoàn thành với lịch trình rõ ràng, chi tiết hơn.

Tuy nhiên, về yếu tố thời gian trong nguyên tắc Smart là gì cũng không cần cụ thể, chính xác 100% vì trong quá trình thực hiện sẽ cần có các thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch.

Tính thực tế của mục tiêu dựa trên thời gian thực tế thực hiện

Tính thực tế của mục tiêu dựa trên thời gian thực tế thực hiện

2. Mục tiêu Smart là gì?

Smart là gì? Đây là khái niệm về cách thiết lập mục tiêu thông minh, là những mục tiêu thông được xây dựng rõ ràng, cụ thể có thể đo lường bằng các con số, có tính thực tiễn và hoàn toàn có thể thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định. Smart là công cụ giúp các cá nhân, tổ chức có thể quản trị cách làm việc của chính mình hoặc nhân sự để làm sao đạt được hiệu quả tốt nhất. 

3. Nguyên tắc đặt ra mục tiêu cho Smart

Nguyên tắc xây dựng mục tiêu Smart là gì, dưới đây là 5 lưu ý quan trọng khi theo đuổi cách quản trị kế hoạch này:

  • Định hình rõ ý định thực hiện: Dựa vào 5 tiêu chí S, M, A, R, T đã được phân tích phía trên, hãy định hình mục tiêu một cách rõ ràng, chi tiết, cụ thể nhất.
  • Xây dựng kế hoạch theo từng giai đoạn: Khi đã có mục tiêu chính và thời gian thực hiện, bạn hãy chia nhỏ công việc cần làm theo từng ngày, tuần, tháng để thực hiện từng đầu mục nhỏ. Việc này vừa vừa giúp giảm áp lực, thời gian khi làm việc, vừa giúp rút ngắn khoảng cách đạt được kết quả cuối cùng.
  • Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các mục tiêu: Hãy thường xuyên theo dõi tiến độ công việc, mức độ hoàn thành kế hoạch cho từng thời gian, đánh giá xem phương pháp thực hiện có hiệu quả, có cần thay đổi, sửa chữa gì hay không.
  • Ưu tiên những công việc quan trọng: Khi thực hiện, bạn cần xác định xem việc nào quan trọng, cần xử lý trước để đảm bảo tiến độ kế hoạch.
  • Viết mục tiêu ra giấy: Khi đã có mục tiêu rõ ràng bạn nên viết điều ra giấy và dán ở những nơi thường thấy để nhắc nhở bản thân cần có kỷ luật, tuân theo kế hoạch để hoàn thành nguyện vọng của mình. 
Thực hiện mục tiêu Smart một cách nghiêm túc, có kế hoạch

Thực hiện mục tiêu Smart một cách nghiêm túc, có kế hoạch

4. Cách thiết lập và xây dựng Smart cho cá nhân mỗi người 

Smart là gì và các nguyên tắc để thực hiện các thiết lập mục tiêu đã được Đức Tín giới thiệu chi tiết phía trên. Để quý bạn đọc dễ dàng ứng dụng Smart vào trong việc thiết lập kế hoạch cá nhân, bạn có thể theo dõi hướng dẫn chi tiết dưới đây:

Bước 1: Cụ thể hóa mong muốn, nhu cầu thực hiện 

Cụ thể hóa mong muốn trong Smart là gì. Đây là kế hoạch cho cá nhân nên càng cần cụ thể hóa, do mục tiêu cá nhân khó đo lường và ít tính khách quan hơn nên khi xác định mục tiêu, bạn nên dựa trên 5 câu hỏi sau:

  • What: Bạn muốn đạt được điều gì?Điều đó đem đến lợi ích, ưu điểm như thế nào cho bạn
  • Why: Tại sao bạn muốn đạt được điều đó? Và nó quan trọng như thế nào để bạn nỗ lực thực hiện như thế?
  • Who: Bạn sẽ thực hiện nó cùng với ai hay một mình
  • When: Bạn dự định sẽ làm nó trong thời gian bao lâu, khi nào bạn bắt đầu thực hiện nó
  • Where: Mục tiêu bạn cần đạt được là tại đâu? 

Việc hoàn thành 5 câu hỏi này sẽ giúp bạn xây dựng và lên mục tiêu một cách cụ thể, rõ nét hơn tránh nhầm lẫn hoặc dự định quá chung chung khó lên kế hoạch chi tiết và tiến theo đúng nguyên tắc Smart là gì ban đầu. 

Bước 2: Đo lường mục tiêu cụ thể bằng các con số

Như khái niệm Smart là gì, các mục tiêu cần tiêu cần được đo lường một cách cụ thể và được đánh giá được mức độ tiến triển của quá trình làm việc. Các yếu tố đo lường nên được cụ thế hóa thành các con số, không nên dựa vào cảm nhận, cảm tính, đặc biệt khi những mục tiêu này là cho cá nhân bạn.

Mục tiêu, kế hoạch được chi tiết hóa thành con số sẽ hạn chế hiện tượng “nỗ lực ảo”, khiến mọi việc bạn làm đều không đem lại kết quả cụ thể.

Mục tiêu lên được thể bằng các con số cụ thể để dễ dàng đánh giá, theo dõi

Mục tiêu lên được thể bằng các con số cụ thể để dễ dàng đánh giá, theo dõi

Bước 3: Lựa chọn và xác định mục tiêu dựa trên tính khả thi

Lựa chọn và xác định mục tiêu dựa trên tính khả thi theo nguyên tắc Smart là gì. Đây là những mục tiêu có tính khả thi được hiểu là việc bạn đặt ra và quá trình thực hiện có tính khó khăn, vất vả nhưng chỉ cần bạn nỗ lực, chịu khó thì vẫn có khả năng thực hiện được. Việc đưa mục tiêu dựa trên khả năng thực hiện này sẽ giúp tăng động lực, kích thích tiềm năng phát triển của cá nhân bạn mà không gây áp lực như những kế hoạch ngoài tầm thực hiện.

Bên cạnh đó, nếu trong quá trình thực hiện, nếu bạn thấy mục tiêu không phù hợp, bất khả thi thì đừng vội nản lòng. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi, tinh chỉnh dự định để phù hợp hơn với khả năng của bản thân. Đây chính là điểm khác biệt khi bạn hiểu mô hình Smart là gì và sử dụng nó cho mục đích cá nhân. 

Bước 4: Mục tiêu lên liên quan đến những kế hoạch dài hạn

Theo nguyên tắc Smart là gì, mục tiêu của bạn khi được đặt ra nên được đặt và cân đối sự phù hợp, liên quan và khả năng hỗ trợ của nó cho các kế hoạch dài hạn khác. Ví dụ, khi bạn đặt mục tiêu chạy xe đạp mỗi ngày 1 tiếng và thành công thì nó chính là tiền đề để bạn thực hiện mong muốn giảm cân tổng thể cho chính mình. Sự liên kết này giống như những chiếc cầu thang kế tiếp nhau giúp đưa bạn đến những vị trí cao và tốt hơn.

Bước 5: Thực hiện trong khoảng thời gian nhất định

Mục tiêu nên được đặt trong khoảng thời gian nhất định để bạn có thể hoàn thành tốt các đề mục bên trong. Không nên đặt dự định quá ngắn hạn sẽ khó mà hoàn thành được. Hoặc nếu để thời gian quá dài sẽ gây lãng phí nguồn lực cũng như khiến bạn trì hoãn việc hoàn thành mục tiêu. 

Thời gian theo mục tiêu Smart là gì nên được cân đối dựa trên các tác động tổng thể liên quan đến mục tiêu như kỹ năng của người làm, tài chính ngân sách, sự hỗ trợ,...

5. Lợi ích của việc áp dụng Smart trong Marketing

Smart không chỉ là một phương pháp hiệu quả để quản trị kế hoạch mà mô hình này còn đem lại nhiều lợi ích cho người áp dụng. Vậy lợi ích của việc áp dụng Smart là gì? 

5.1. Cụ thể hóa mục tiêu

Nhiều người đặt mục tiêu thường dựa vào ước chừng, dự đoán hoặc thông qua kinh nghiệm hay lời khuyên của người khác. Việc này khiến cho quá trình thực hiện, lên kế hoạch mông lung, khó thi hành, dẫn đến kết quả không đáp ứng được như kỳ vọng ban đầu.

Việc hiểu Smart là gì và sử dụng sẽ giúp doanh cụ thể hóa các mong muốn thành các con số có thể đo lường, từ đó, giúp các nhà quản lý lên kế hoạch, theo dõi, đánh giá, tiến trình hoàn thành một cách chi tiết, rõ ràng hơn. Không những vậy, Mộ kế hoạch chi tiết, cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp có cài nhìn tổng thể  về những ảnh hưởng, tác động của mục tiêu với khả năng phát triển tổng thể của toàn tổ chức dựa trên kế hoạch đó.

Xác định được đích đến chính xác của mục tiêu bạn đang muốn là gì?

Xác định được đích đến chính xác của mục tiêu bạn đang muốn là gì?

5.2. Tăng độ chính xác theo Smart là gì?

Sử dụng mô hình Smart sẽ giúp doanh nghiệp chọn lọc, đánh giá và lựa chọn được những mục tiêu phù hợp với sự phát triển và định hướng của doanh nghiệp. Việc này, cũng giúp các cá nhân, tổ chức tiết kiệm được khá nhiều thời gian, chi phí do có thể hạn chế các kế hoạch dự án lỗi, khó triển khai hoặc thực hiện không hiệu quả.

Bên cạnh đó, mỗi giai đoạn công ty sẽ xây dựng mục tiêu khác nhau để đảm bảo liên kết, hỗ trợ và giúp doanh nghiệp có sự phát triển phù hợp cho từng thời kỳ. Chính vì vậy, nhờ sử dụng Smart nhiều mục tiêu có tính ngắn hạn, cần thực hiện trong thời gian  1 - 2 tháng sẽ được chọn lọc và ưu tiên thực hiện trước để đảm bảo sự phát triển đồng nhất, toàn diện của toàn bộ tổ chức.

5.3. Cải thiện khả năng đo lường

Như phần trên Đức Tín Group cũng đã nhắc, sử dụng công cụ Smart sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá, đo lường hiệu quả và các tác động của mục tiêu tới tổng thể dự án hoặc doanh nghiệp.

Hiểu Smart là gì cho phép nhà quản trị đưa ra các con số, kết quả cụ thể cho từng giai đoạn cũng như cho mục tiêu cuối cùng. Dựa vào đó các nhà quản lý sẽ đánh giá được đội ngũ nhân sự đã và đang làm việc hiệu quả hay không? Quá trình làm việc đem đến kết quả như thế  nào? Kết quả này có đang đáp ứng được kỳ vọng, mong muốn ban đầu của bạn hay không?

5.4. Gia tăng hiệu suất làm việc

Việc đưa ra mục tiêu rõ ràng với các con số, các yêu cầu chính xác sẽ giúp đội ngũ nhân sự dễ dàng làm việc và hoàn thành kế hoạch đem đến kết quả tốt hơn. Khi có mục tiêu cụ thể, nhân sự sẽ tập trung vào công việc, tìm ra phương hướng, ý tưởng làm việc hiệu quả, nhanh chóng mang lại hiệu quả cao hơn thay vì mông lùng tìm cách thực hiện những điều viển vông, khó thực hiện.

Smart cũng đưa ra giải pháp chia nhỏ mục tiêu và cụ thể hóa chúng thành các con số, điều này cũng giúp nhân sự giảm áp lực và kích thích năng suất làm việc hiệu quả hơn.

Hiểu Smart là gì, giúp làm việc năng suất hơn nếu có mục tiêu rõ ràng

Hiểu Smart là gì, giúp làm việc năng suất hơn nếu có mục tiêu rõ ràng

6. Ví dụ về mục tiêu Smart trong kinh doanh, học tập

Hiểu được “Smart là gì” sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng vào trong quá trình thiết lập mục tiêu. Tuy nhiên nếu như chưa biết xây dựng Smart như thế nào cho hiệu quả, hãy tham khảo ngay 3 ví dụ chi tiết về cách lập Smart trong học tập và kinh doanh dưới đây.

6.1. Mục tiêu Smart cho sinh viên

Sinh viên hiểu Smart là gì và áp dụng nguyên tắc này sẽ đem đến kết quả học tập vượt mong đợi. Ví dụ:

Sinh viên năm 3 đang mong muốn cải thiện điểm để dành học bổng của trường. Hiện tại bạn đang có điểm GPA  - Trung bình môn là 3.25, trong khi đó trường của bạn yêu cầu múc điểm này phải trên 3.40 mới có khả năng đạt học bồng. Chính vì thế bạn muốn thiết lập mục tiêu thông minh cho kế hoạch này. Mục tiêu cụ thể như sau:

  • S - Cụ thể: Tăng điểm GPA từ 3.25 lên 3.40 để lấy học bổng toàn phần.
  • M - Khả năng đo lường: Điểm số có thể được đo lường thông qua bảng điểm hoặc cổng tra cứu điểm trực tuyến của trường. Ngoài ra, có thể theo dõi qua các bài kiểm tra, bài thuyết trình, làm việc nhóm trên lớp.
  • A - Khả năng thực hiện: Sinh viên đã có mức điểm trung bình 3.25 tại năm học trước, nên nếu học tập chăm chỉ, duy trì các hệ số điểm cao thì sẽ có khả năng đặt hoặc vượt GPA
  • R - Khả năng thực tế: Mục tiêu phù hợp cho các bạn sinh viên đang muốn cải thiện học lực, nâng cao giá trị cạnh tranh nghề nghiệp trong tương lai
  • T - Thời gian: Mục tiêu sẽ được chia nhỏ thành từng kỳ học với thời gian tổng kéo dài trong 1 năm học kỳ.

6.2. Mục tiêu Smart cho nhân viên

Nhân viên đang đi làm hiểu Smart là gì và biết cách áp dụng mục tiêu Smart sẽ giúp duy trì và nâng cao hiệu suất làm việc hiệu quả hơn. Cụ thể, dự định tháng này của bạn là tăng KPI bán hàng với doanh thu cao hơn tháng trước. Mục tiêu chi tiết có thể triển khai như sau

  • S - Cụ thể: Cải thiện doanh thu từ 300tr đến 400tr hoặc hơn.
  • M - Khả năng đo lường: Doanh thu của cá nhân có thể được đo lường qua số đơn hàng, hợp đồng và số tiền thu từ các hóa đơn đó. 
  • A - Khả năng thực hiện: Là một nhân viên sale tiềm năng, tháng trước bạn đã bán được với doanh thu 300tr thì việc đạt được doanh thu 400 - 500tr là điều không khó, do bạn đã có kinh nghiệm và có tệp khách hàng riêng.
  • R - Khả năng thực tế: Mục tiêu phù hợp với vai trò và vị trí công việc mà bạn đang đảm nhận, đồng thời, cùng các kỹ năng đang có thì việc hoàn thành là vô cung dễ dàng
  • T - Thời gian: Đây là mục tiêu trong vòng 1 tháng cho nhân viên, tuy nhiên bạn có thể chia ra từng khoảng thời gian như đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng để có kế hoạch triển khai cụ thể hơn

6.3. Mục tiêu Smart cho doanh nghiệp

Với các doanh nghiệp, áp dụng và hiểu Smart là gì trong từng phòng ban cụ thể sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc hơn, ví dụ với bộ phận kinh doanh đang lên kế hoạch tăng doanh số bán hàng cho sản phẩm A. Để đạt được mục tiêu tăng doanh thu, trường phòng đã lập các đề mục chi tiết như sau:

  • S - Cụ thể: Tăng doanh thu bán hàng cho sản phẩm A từ 300tr lên 600tr mỗi tháng. 
  • M - Khả năng đo lường: Tăng doanh số bán hàng từ 100 - 150 đơn hàng/ tháng lên số lượng khoảng 200 - 300 đơn/ tháng, với giá trị trung bình đơn khoảng 150 - 200 VND/ đơn hàng.
  • A - Khả năng thực hiện: Doanh nghiệp đã có tệp khách hàng cố định, thương hiệu được nhiều khách hàng biết đến và theo xu hướng tăng trưởng theo mùa thì việc tăng doanh thu lến 600tr là có khả năng.
  • R - Khả năng thực tế: Công ty đã có nền tảng trước và kết hợp thêm các chương trình marketing khác nên hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này. 
  • T - Thời gian: Thời gian tăng doanh số trong vòng 1 tháng hoặc hơn, đội ngũ nhân sự có thể phân chia từng giai đoạn và áp dụng nhiều chương trình ưu đãi để tăng hiệu quả bán hàng.
Mục tiêu cụ thể giúp các cá nhân trong doanh nghiệp cam kết làm việc hiệu quả hơn

Mục tiêu cụ thể giúp các cá nhân trong doanh nghiệp cam kết làm việc hiệu quả hơn

7. So sánh mô hình Smart và OKR

Mô hình Smart và OKR là hai mô hình được nhiều nhà lãnh đạo, quản lý ứng dụng vào trong quá trình quản trị mục tiêu, nhân sự trong doanh nghiệp. Hai mô hình này đều hướng tới mục tiêu giúp cá nhân, tổ chức làm việc hiệu quả hơn. 

Tuy nhiên mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm riêng phù hợp với nhu cầu khác nhau của từng doanh nghiệp. Vậy sự khác biệt giữa OKR và Smart là gì? 

7.1. Điểm giống nhau

Về điểm chung, có thể nhận thấy cả hai phương pháp đều được xây dựng dựa trên mô hình MBO - quản lý mục tiêu của Peter Drucker (chuyên gia tư vấn quản trị nổi tiếng). Cả hai đều xác định mục tiêu chính là chìa khóa thành công then chốt của bất kỳ cá nhân, tổ chức. Đó chính lý do tại sao về cách vận hành cả hai đều là quá trình thiết lập mục tiêu có kế hoạch, có tính đo lường trong một khoảng thời gian nhất định.

Bên cạnh đó, cả hai mô hình đều xây dựng mục tiêu dựa trên những tài nguyên thực tế, tính khả thi của kế hoạch chứ không phải là những dự định mơ hồ, viển vông, khó thực hiện. Đây cũng chính là lý do mà nhiều doanh nghiệp đắn đo không biết sự khác biệt trong cách triển khai hai mô hình này như thế nào để lựa chọn phương thức phù hợp.

7.2. Điểm khác nhau

Để giúp các nhà quản trị, quản lý lựa chọn được mô hình quản trị mục tiêu phù hợp với doanh nghiệp mình. Vậy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa phương pháp OKR và Smart là gì ngay trong bảng so sánh dưới đây. 

Tiêu chí

OKR

Smart

Định nghĩa

Mô hình OKR - Objectives and Key Result là phương pháp quản trị dựa trên mục tiêu và kết quả cuối cùng

Mục tiêu Smart được xây dựng dựa trên 5 nguyên tắc là Specific, Measurable, Attainable, Relevant và Time-Bound

Mục đích

OKR sẽ tập trung vào việc tìm kiếm, xây dựng các mục tiêu lớn và đặt ra các chỉ tiêu đo lường để đạt được hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Smart lại là mô hình đưa ra các mục tiêu cụ thể, đo lường được bằng các con số, công cụ và có thể đạt được trong khoảng thời gian nhất định

Độ linh hoạt

Phương pháp này sẽ tập trung vào việc tìm ra các phương pháp phù hợp, linh hoạt, khuyến khích sự đổi mới để đạt được kết quả cuối cùng.

Không tập trung vào các mục tiêu cụ thể, chi tiết, ràng buộc người thực hiện

Phương pháp mang tính cụ thể, chi tiết giúp người thực hiện xác định được rõ các mục tiêu có tính khả thi và có thể đo lường được, phù hợp với mục đích tổng thể.

Phạm vi hoạt động 

OKR mang tính tổng thể, bao quát thích hợp cho những doanh nghiệp, tổ chức lớn tập trung vào kết quả cuối cùng.

Smart chi tiết và cụ thể hơn thích hợp cho những người dùng cá nhân hoặc phòng ban trong doanh nghiệp để hoàn thành mục tiêu nhỏ trong toàn bộ mục tiêu tổng thể

Thời gian hoạt động 

Hoạt động trong khoảng thời gian nhất định, trong khoảng thời gian đó sẽ đưa ra các đánh giá chính đến hiệu quả của doanh nghiệp

Đặt ra khoảng thời gian cụ thể cho mỗi mục tiêu.

Thông qua bảng so sánh trên chắc hẳn bạn đã xác định sự khác nhau giữa OKR và Smart là gì và biết được mô hình nào thực sự phù hợp với tổ chức, doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn là một cá nhân hoặc là quản lý cho một phòng ban nhỏ thì mô hình Smart sẽ là lựa chọn phù hợp giúp quản lý sát mục tiêu, tiến độ hoàn thành của chính mình cũng như nhưng nhân viên bên dưới.

Còn nếu công ty có quy mô lớn với nhiều dự án thì sử dụng mô hình quản trị OKR sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, do có khả năng quản trị tổng thể, đánh giá khả năng thực hiện và hoàn thành để từ đó có kế hoạch cụ thể cho từng mục tiêu nhỏ.

Trên đây, Đức Tín Group đã cùng bạn tìm hiểu câu trả lời chi tiết cho cầu hỏi Smart là gì, cũng như giải đáp các vấn đề xoay quay việc sử dụng, ứng dụng nguyên tắc này. Mong răng qua những thông tin này bạn có thể thiết lập và xây dựng được mục tiêu phù hợp để đặt được nhiều thành tích vượt trội trong công việc và cuộc sống.