2024-12-28 03:40:23

GPA là gì? 05 thông tin quan trọng nhất về điểm GPA

GPA là một thuật ngữ quen thuộc trong môi trường giáo dục, đặc biệt là đối với các bạn học sinh, sinh viên. Vậy điểm GPA là gì? Tại sao điểm GPA lại đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực học tập? Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu khái niệm GPA, cách tính điểm GPA, quy đổi điểm chính xác và ý nghĩa của GPA trong quá trình học tập và làm việc.

1. GPA là gì?

GPA viết tắt của Grade Point Average tức là điểm trung bình học tập, được sử dụng để đánh giá thành tích học tập của học sinh, sinh viên trong một khoảng thời gian nhất định, như một học kỳ, một năm học hoặc toàn bộ khóa học.

Bên cạnh đó, nhiều trường Đại học sử dụng thuật ngữ CGPA (Cumulative Grade Point Average) hoặc CPA (Cumulative Point Average) - Điểm trung bình tích lũy. Trong trường hợp này thì CGPA/ CPA sẽ được hiểu là điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học.

Đặc biệt đối với những bạn săn học bổng thì điểm GPA là một trong những yêu cầu đánh giá từ nhà trường. Bên cạnh đó, mặc dù còn nhiều yêu cầu khác nhằm tăng tính cạnh tranh giữa các ứng viên nhưng việc có điểm số GPA cao cũng đồng nghĩa với tỷ lệ ứng tuyển thành công cao hơn.

CPA và GPA là gì? Chính là điểm trung bình học tập của học sinh, sinh viên

CPA và GPA là gì? Chính là điểm trung bình học tập của học sinh, sinh viên

2. Những thang điểm GPA được sử dụng tại Việt Nam

Một điều quan trọng khi tìm hiểu GPA là gì chính là nắm được các thang điểm đang được sử dụng tại Việt Nam. Hiện nay, hệ thống giáo dục Việt Nam đang sử dụng 3 thang điểm là thang điểm chữ, thang điểm 4 và thang điểm 10. Cụ thể:

Thang điểm chữ

Thang điểm chữ thường được dùng để đánh giá, phân loại kết quả học tập của từng học phần hay môn học của sinh viên bậc Đại học/ Cao đẳng và được áp dụng theo hệ thống tín chỉ:

  • Điểm A: loại Giỏi
  • Điểm B+: loại Khá giỏi
  • B: loại Khá
  • C+: loại Trung bình khá
  • C: loại Trung bình
  • D+: loại Trung bình yếu
  • D: loại Yếu
  • F: loại Kém (không đạt)

Thang điểm 4

Thang điểm 4 dùng để tính để GPA học kỳ, năm học và điểm trung bình tích lũy của toàn khóa của sinh viên bậc Đại học/  Cao đẳng và cũng được áp dụng theo hệ thống tín chỉ:

GPA thang điểm 4

GPA thang điểm 4

  • Xuất sắc: Điểm GPA từ 3.60 – 4.00
  • Giỏi: Điểm GPA từ 3.20 – 3.59
  • Khá: Điểm GPA từ 2.50 – 3.19
  • Trung bình: Điểm GPA từ 2.00 – 2.49

Thang điểm 10

Thang điểm 10 thường được áp dụng đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS, THPT và các trường trung cấp - cao đẳng - đại học áp dụng phương pháp đào tạo theo niên chế:

  • Xuất sắc: 9 – 10
  • Giỏi: 8 – <9
  • Khá: 7 – <8
  • Trung bình khá: 6 – <7
  • Trung bình: 5 – <6
  • Yếu: 4 – <5 (không đạt)
  • Kém: Dưới 4 (không đạt)

Xem thêm:

3. Cách tính GPA - Điểm GPA là gì?

Tại Việt Nam, cách tính điểm GPA được áp dụng rộng rãi tại các trường đại học để đánh giá năng lực học tập của sinh viên. Tuy nhiên, phương pháp tính có thể khác nhau giữa các trường, tùy vào quy chế đào tạo và thang điểm sử dụng.

Cách tính điểm GPA theo bậc Đại học và Trung học

Cách tính điểm GPA theo bậc Đại học và Trung học

Đối với bậc Trung học

Cách tính GPA cho bậc Trung học có sự đơn giản hơn so với bậc Đại học. Điểm GPA bậc Trung học được tính dựa trên điểm trung bình của từng năm học với công thức sau:

GPA = Tổng điểm trung bình của mỗi năm học / Tổng số năm học

(Trong đó, bậc THCS tại Việt Nam có 4 năm học, bậc THPT tại Việt Nam có 3 năm học)

Điểm GPA ở bậc Trung học được làm tròn đến số thập phân thứ 1 theo quy tắc làm tròn số.

Ví dụ, nếu điểm tổng kết 3 năm THPT của bạn là 8.4 - 8.1 - 8.5 thì theo công thức tính GPA trên ta có: GPA = (8.4 + 8.1 + 8.5)/3 = 8.3. Như vậy điểm GPA của bạn là 8.3 nếu xét theo thang điểm 10.

Đối với bậc Đại học

Bên cạnh tìm hiểu GPA là gì nhiều bạn muốn biết cách tính điểm GPA theo bậc Đại học như thế nào. Tại Việt Nam, có nhiều yếu tố quan trọng như điểm chuyên cần, điểm giữa kỳ và điểm thi cuối kỳ sẽ được kết hợp theo tỷ lệ nhất định, tùy vào các trường Đại học, những thường là 1:3:6.

Công thức tính GPA theo bậc Đại học:

GPA = (Tổng điểm trung bình môn * Số tín chỉ của môn đó) / Tổng số tín chỉ

Có kế hoạch học tập phù hợp để nâng cao điểm số GPA

Có kế hoạch học tập phù hợp để nâng cao điểm số GPA

4. Quy đổi điểm GPA

Vì khái niệm GPA là gì, GPA là chứng chỉ gì còn lạ lẫm nên với nhiều bạn cũng thường đặt ra câu hỏi GPA 4.0, GPA 3.5 tương đương với bao nhiêu điểm thang 10? Do vậy, Đức Tín Group đã lập ra bảng sau giúp bạn tự quy đổi điểm GPA dễ dàng:

Thang điểm 10

Thang điểm 4

Thang điểm chữ

Xếp loại

8.5 - 10

4.0

A

Giỏi

8.0 - 8.4

3.5

B+

Khá Giỏi

7.0 - 7.9

3

B

Khá

6.5 -6.9

2.5

C+

Trung bình Khá

5.5 - 6.4

2

C

Trung bình

5.5 - 6.4

1.5

D+

Trung bình yếu

5.5 - 6.4

1

D

Yếu

< 4.0

0

F

Kém

5. Ý nghĩa của điểm trung bình GPA

Điểm GPA cao thường là yếu tố quan trọng khi bạn: xin học bổng, nộp đơn vào các trường đại học hàng đầu hay tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Do vậy, bạn nên có kế hoạch học tập phù hợp từ đầu để không bị “dồn” đến sát ngày thi.

Tuy nhiên, điểm GPA không phải là yếu tố duy nhất trong việc đánh giá năng lực. Các kỹ năng mềm, kinh nghiệm thực tế và thái độ làm việc cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong học tập và công việc

Qua bài viết của Đức Tín Group chúng ta đã hiểu rõ GPA là gì và vai trò của nó trong quá trình học tập và phát triển sự nghiệp. Điểm GPA không chỉ là con số đơn thuần mà còn là thước đo phản ánh sự nỗ lực và khả năng học tập của bạn.