2025-02-04 04:19:09
Cringe là gì trên Facebook? Giải mã thuật ngữ được giới trẻ sử dụng
Nếu bạn đã từng xem một video, đọc một bài viết hoặc chứng kiến một hành vi nào đó khiến bạn cảm thấy “sượng trân”, “ngượng ngùng giùm”, thì có thể bạn đã trải qua cảm giác cringe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cringe là gì và tại sao thuật ngữ này lại trở nên phổ biến trong văn hóa mạng xã hội.
1. Cringe là gì?
Đầu tiên cùng Đức Tín Group giải thích cringe nghĩa là gì? Theo từ điển Oxford thì cringe là một động từ có hai ý nghĩa: Thứ nhất là làm rùng mình hoặc cảm thấy xấu hổ trước tình huống không thoải mái. Thứ hai là co rúm lại vì sợ hãi hoặc không mấy thoải mái. Khi dùng như tính từ thì từ cringe mang ý nghĩa là diễn đạt cảm giác ngượng ngùng hoặc xấu hổ.
Tuy nhiên, trong văn hóa của giới trẻ gen Z thì thuật ngữ cringe được dùng với ý nghĩa diễn tả cảm xúc của mình trước một câu chuyện, tình huống hay sự việc nào đó khiến họ cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ hay khó chịu và sượng trân.
Cringe là gì? Cringe là một từ tiếng Anh chỉ cảm xúc kinh sợ và ngượng ngùng hay xấu hổ
2. Nguồn gốc của từ cringe đến từ đâu?
Từ “cringe” là một từ tiếng Anh cổ có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 16 với ý nghĩa để miêu tả hành động sụp đổ, đầu hàng trong trận chiến. Ban đầu là cringan đã tiến hóa thành cringe với nghĩa là sợ hãi hoặc xấu hổ trong việc gập lại hoặc ngồi xổm. Đến thế kỷ thứ 19 thì từ cringe với nghĩa là rút lui trong sự xấu hổ hoặc sợ hãi.
Bên cạnh đó cũng có người cho rằng từ cringe xuất hiện từ năm 1570 chỉ hành động “co rúm người vì sợ hãi”. Cũng có một lý thuyết cho rằng nguồn gốc của từ này liên quan tới nhân vật “Cringeworthy” trong một bộ truyện tranh The Bash Street Kids (năm 1972).
Từ khoảng năm 2009, thuật ngữ cringe bắt đầu xuất hiện nhiều trên các diễn đàn và mạng xã hội như Reddit. Đến năm 2013 sự tìm kiếm từ này bắt đầu tăng mạnh. Sự phổ biến của cringe cũng tạo ra một hệ sinh thái của các từ như cringey, cringe culture, cringe comedy,...
Xem thêm:
- Vibe là gì? Tìm hiểu ý nghĩa và sức hút của từ “vibe”
- Lowkey là gì? Giải mã ngay ý nghĩa của cụm từ đang thịnh hành trong giới Gen Z
3. Dấu hiệu của nội dung cringe là gì?
Vậy cringe là gì trong thực tế? Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết nội dung hoặc hành vi có thể bị coi là cringe:
Cố gắng tạo sự chú ý một cách lố bịch
Những nội dung quá lố, cố tình gây sốc hoặc quá mức gượng ép thường bị gọi là cringe. Ví dụ:
- Những màn tỏ tình công khai quá mức trên mạng xã hội.
- Những video diễn xuất “quá đà” khiến người xem cảm thấy không thoải mái.
Những video diễn quá đà khiến người xem không thấy thoải mái
Sử dụng ngôn ngữ, trang phục hoặc hành vi không phù hợp
Những người cố gắng “bắt trend” nhưng không hợp với phong cách cá nhân cũng thường bị gọi là “cringe”. Ví dụ:
- Một người lớn tuổi cố tình dùng ngôn ngữ của giới trẻ nhưng sai ngữ cảnh.
- Những màn cosplay không phù hợp, gây cảm giác “gượng gạo”.
Các nội dung giả tạo, diễn quá đà
Những video “tự sắp đặt” để thu hút sự chú ý nhưng lại lộ rõ sự giả tạo cũng bị đánh giá là cringe. Ví dụ: Những video prank (trò đùa ác ý) giả tạo trên YouTube thường bị chỉ trích vì không chân thực và gây cảm giác ngượng ngùng khi xem.
Những trò đùa chơi khăm dẫn đến tai họa nghiêm trọng và khiến người khác khó chịu
4. Vì sao cringe trở thành một xu hướng?
Sau khi hiểu cringe là gì, câu hỏi đặt ra là tại sao nó lại trở thành một xu hướng phổ biến trên mạng xã hội?
Tâm lý đám đông
Trên mạng xã hội, mọi người thường thích chia sẻ cảm xúc của mình về những nội dung kỳ lạ hoặc gây khó chịu. Khi một video hoặc hình ảnh bị đánh giá là cringe, nó có thể nhanh chóng trở thành chủ đề bàn luận.
Sự sáng tạo nội dung mang tính cringe
Nhiều kênh YouTube hoặc TikTok đã tận dụng yếu tố cringe để thu hút hàng triệu lượt xem. Từ hàng loạt video gây ám ảnh, những clip hài hước đến cả những clip như Trần Đức Bo, Gái Nhật á,... trở nên viral vì sự hài hước đến mức khó chịu.
Cringe meme được tạo ra bày tỏ cảm xúc phản cảm và thiếu sự duyên dáng
Sự phát triển của cringe meme
Cringe meme là hiện tượng trong thế giới của hình ảnh meme, được khi những tác phẩm này gây xấu hổ hoặc thậm chí khó chịu cho người xem do nội dung kỳ quặc hoặc đáng xấu hổ.
Qua bài viết này của Đức Tín Group, hy vọng bạn đã hiểu rõ cringe là gì và tại sao nó lại trở thành một xu hướng phổ biến trên mạng xã hội. Cringe có thể mang tính giải trí, nhưng cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực, mang lại trải nghiệm không thoải mái và khó chịu cho người xem.