2025-01-23 06:14:48
CIC là gì? Những điều nên biết về trung tâm thông tin tín dụng quốc gia
Khi nói đến tín dụng và tài chính, CIC là một trong những tổ chức đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. Trong đó điểm CIC là tiêu chuẩn đầu tiên để xem xét các thủ tục vay tại ngân hàng hoặc các thông tin tài chính chính. Vậy CIC là gì? Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc về CIC, từ cách định nghĩa cơ bản, cách hoạt động, vai trò cho đến cách tra cứu điểm CIC nhanh chóng và dễ dàng nhất.
1. CIC là gì?
CIC, viết tắt của Credit Information Center có nghĩa là Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức này chịu trách nhiệm quản lý, thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp trên toàn quốc.
CIC không chỉ cung cấp thông tin tín dụng mà còn hỗ trợ các ngân hàng, tổ chức tài chính trong việc đánh giá và ra quyết định tín dụng. Nếu bạn muốn hiểu rõ về điểm tín dụng hoặc lịch sử tài chính của mình, CIC chính là nơi lưu trữ những thông tin đó.
CIC là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam
Ngoài ra, CIC còn viết tắt của Container Imbalance Charge tạm dịch là phí mất cân bằng container. Cụ thể phí CIC là gì được hiểu là khoản phụ phí của hình thức vận tải đường biển mà hãng tàu thu của khách hàng nhằm bù đắp cho phí vận chuyển container rỗng về nơi có nhu cầu cần container để đóng hàng. CIC theo nghĩa này thường xuất hiện trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
CIC là gì trong xuất nhập khẩu được hiểu là loại phí mất cân bằng container
2. CIC hoạt động như thế nào?
CIC hoạt động dựa trên việc thu thập và xử lý dữ liệu tín dụng từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng và doanh nghiệp. Dữ liệu này bao gồm thông tin về:
- Các khoản vay.
- Lịch sử thanh toán.
- Điểm tín dụng của cá nhân hoặc tổ chức.
- Từ đó, CIC cung cấp báo cáo tín dụng để hỗ trợ các tổ chức tài chính đánh giá rủi ro và đưa ra quyết định vay vốn.
Cụ thể, căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN, thông tin khoản vay của khách hàng từng vay tiền được hệ thống CIC phân thành 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1 - Dư nợ đủ tiêu chuẩn: Những khoản nợ có đủ khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn. Nếu quá từ 1 ngày đến 10 này thì vẫn xếp vào nhóm này nhưng sẽ bị phạt lãi.
- Nhóm 2 - Dư nợ cần lưu ý: Những khoản vay quá hạn thanh toán từ 10 ngày đến 90 ngày.
- Nhóm 3 - Dư nợ dưới mức tiêu chuẩn: Những khoản nợ quá hạn phải thanh toán từ 90 ngày đến 180 ngày.
- Nhóm 4 - Dư nợ có nghi ngờ: Đây là những khoản nợ quá hạn thanh toán từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn: Những khoản nợ quá hạn thanh toán trên 360 ngày.
Nếu các khoản cho vay của các đơn vị mà tuân thủ 100% quy định của pháp luật thì gọi là tín dụng trắng hay CIC trắng là gì. Mặt khác, nếu thực hiện sai luật sẽ gọi là tín dụng đen.
Nợ xấu CIC là gì? Là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày
3. Vai trò của CIC trong hệ thống tài chính
Trước khi đi sâu vào chi tiết để hiểu sâu hơn CIC là gì trong ngân hàng, hãy cùng khám phá tại sao CIC lại quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia và toàn cầu.
Quản lý thông tin tín dụng
Một trong những vai trò chính của CIC là thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin tín dụng của mọi cá nhân và tổ chức. Thông tin này bao gồm lịch sử thanh toán, các khoản vay đang có và khả năng tài chính của người vay.
Hỗ trợ ra quyết định tín dụng
CIC giúp các ngân hàng và tổ chức tài chính đánh giá rủi ro tín dụng một cách chính xác. Thông qua các báo cáo tín dụng, các tổ chức này có thể quyết định có nên cấp vốn hay không và đặt ra mức lãi suất phù hợp.
Giảm thiểu nợ xấu
Thông tin do CIC cung cấp giúp ngân hàng và tổ chức tín dụng nhận biết các trường hợp có nguy cơ không trả được nợ. Từ đó, họ có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh nợ xấu hiệu quả.
Nâng cao ý thức tài chính
CIC khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp quản lý tín dụng của mình tốt hơn. Bằng cách tra cứu thông tin tín dụng (check CIC) thường xuyên, người dùng có thể cải thiện điểm CIC và nâng cao khả năng vay vốn.
Xem thêm: Thẻ tín dụng là gì? Tất cả thông tin bạn nên biết trước khi sử dụng
4. Điểm tín dụng và cách yếu tố ảnh hưởng đến điểm tín dụng CIC
Điểm tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà CIC quản lý. Đây là thang điểm được tính toán dựa trên lịch sử tín dụng, khả năng thanh toán và mức độ sử dụng tín dụng của cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Điểm tín dụng CIC là gì?
Điểm tín dụng cao giúp cho việc vay vốn dễ dàng, lãi suất tốt. Dưới đây là 5 yếu tố ảnh hưởng lớn đến điểm tín dụng CIC:
- Lịch sử thanh toán (35%): Thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn những khoản vay giúp tăng điểm tín dụng.
- Khoản nợ đang sử dụng (30%): Nếu nợ cao hơn so với thu nhập sẽ làm giảm điểm tín dụng.
- Thời gian mở tài khoản tín dụng (15%): Sử dụng dịch vụ tín dụng lâu dài sẽ giúp tăng điểm tín dụng.
- Loại tín dụng (10%): Thẻ tín dụng có điểm thấp hơn so với vay thế chấp.
- Lượng tài khoản tín dụng mới (10%): Mở nhiều tài khoản mới trong thời gian ngắn làm giảm điểm tín dụng.
5. Cách cải thiện điểm tín dụng trên CIC
Điểm tín dụng tốt là yếu tố quan trọng giúp bạn dễ dàng tiếp cận các khoản vay và dịch vụ tài chính với lãi suất ưu đãi. Vậy làm thế nào để cải thiện điểm tín dụng?
Luôn thanh toán những khoản vay và nợ đúng hạn
- Thanh toán đúng hạn: Đảm bảo các khoản vay, hóa đơn và nợ thẻ tín dụng của bạn được thanh toán đúng hạn. Việc thanh toán trễ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn.
- Không vay quá nhiều vượt khả năng tài chính: Hạn chế vay mượn quá mức so với khả năng tài chính. CIC sẽ đánh giá khả năng thanh toán dựa trên số tiền bạn vay và thu nhập thực tế.
- Kiểm tra thông tin thường xuyên: Check CIC là gì giúp phát hiện và xử lý kịp thời các lỗi hoặc thông tin không chính xác. Đồng thời tra cứu thông tin giúp bạn điều chỉnh chi tiêu cho phù hợp.
6. Cách tra cứu điểm tín dụng tại CIC
Một câu hỏi thường gặp liên quan đến CIC là gì là làm thế nào để cá nhân hoặc doanh nghiệp tra cứu thông tin tín dụng của mình. Đây là quy trình đơn giản nhưng cần đảm bảo thực hiện đúng để có được dữ liệu chính xác.
Bước 1: Đăng ký tài khoản: Để tra cứu thông tin tín dụng, bạn cần tạo tài khoản trên website chính thức của CIC: cic.gov.vn. Chọn mục Đăng ký ở phía trên góc phải màn hình. Nếu có tài khoản bạn chỉ cần Đăng nhập.
Đăng ký tài khoản CIC
Bước 2: Điền tất cả các thông tin cá nhân theo form đăng ký như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ, email,... Xong nhấn Tiếp tục để chuyển sang bước tiếp theo.
Điền thông tin cá nhân theo form mẫu
Bước 3: Nhập mã OTP hệ thống gửi đến số điện thoại của bạn đăng ký và tích vào ô “Tôi xin chấp nhận điều khoản cam kết”.
Nhập mã OTP để xác nhận
Bước 4: Xác minh thông tin: Sau 1 ngày làm việc, bên CIC sẽ liên hệ đến bạn để xác nhận thông tin. Nếu đúng thì Trung tâm sẽ trả kết quả qua email mà bạn cung cấp.
Bước 5: Tra cứu thông tin: Khi tài khoản của bạn được kích hoạt, bạn có thể đăng nhập để tra cứu thông tin tín dụng, bao gồm điểm tín dụng, lịch sử vay vốn và các khoản nợ hiện tại.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện kiểm tra CIC trên app điện thoại bằng cách tải CIC Credit Connect trên CH Play hoặc App Store.
Như vậy bài viết của Đức Tín Group đã giúp bạn hiểu được CIC là gì? Đây là tổ chức quan trọng hàng đầu trong việc quản lý thông tin tín dụng tại Việt Nam, đóng vai trò nền tảng trong việc hỗ trợ các tổ chức tài chính và cá nhân tối ưu hóa hoạt động tài chính.
Các tin liên quan