DỊCH VỤ HÀNG ĐẦU TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU - TMĐT

VÌ THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM
TỬ TẾ - TRÍ TUỆ - KHÁT VỌNG

NỖ LỰC - KHÔNG NGỪNG

Đức Tín Group

Chúng tôi tự hào cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đa quốc gia, mở rộng cánh cửa cho doanh nghiệp vươn tầm quốc tế. Chúng tôi chuyên tư vấn chiến lược kinh doanh toàn cầu, xây dựng và quản lý gian hàng trực tuyến chuyên nghiệp, và đảm bảo vận chuyển hàng hóa an toàn, nhanh chóng.

Với dịch vụ khách hàng đa ngôn ngữ và đội ngũ chuyên gia tận tâm, Đức Tín cam kết mang lại giá trị bền vững và sự hài lòng vượt trội cho khách hàng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, không ngừng nỗ lực để đáp ứng và vượt qua mọi mong đợi.

Xem thêm
about us

Lĩnh vực kinh doanh

Xuất Nhập Khẩu

Thương Mại Điện Tử Đa Quốc Gia

Sản Xuất Và Kinh Doanh Mỹ Dược Phẩm

Phạm vi toàn cầu

Đức Tín Group tự hào cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu và thương mại điện tử đến mọi nơi trên thế giới. Với mạng lưới đối tác toàn cầu và công nghệ hiện đại, chúng tôi đảm bảo hàng hóa của bạn được vận chuyển nhanh chóng và an toàn. Đức Tín cam kết đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp bạn, tối ưu hóa hiệu quả thương mại quốc tế.

global image

Tại sao nên lựa chọn chúng tôi?

Ảnh tại sao nên chọn chúng tôi

Công nghệ hiện đại

Chúng tôi áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến trong quá trình vận hành và theo dõi, giúp tối ưu hóa chi phí, thời gian giao hàng và đảm bảo hiệu quả thương mại quốc tế.

Tại sao nên chọn chúng tôi

Dịch vụ tận tâm

Chúng tôi luôn lắng nghe và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Đội ngũ hỗ trợ tận tâm của Đức Tín Group luôn sẵn sàng giải quyết các vấn đề và cung cấp giải pháp tối ưu.

Tại sao nên chọn chúng tôi

Tối ưu hóa quy trình

Công ty áp dụng hệ thống tự động hóa trong các khâu từ quản lý hàng hóa, đóng gói đến vận chuyển. Điều này giúp giảm thiểu chi phí vận hành, tối ưu hóa quy trình làm việc và cung cấp sản phẩm với giá cạnh tranh nhất trên thị trường.

Tại sao nên chọn chúng tôi

Đổi mới sáng tạo

Chúng tôi không ngừng nỗ lực để mang đến những giải pháp sáng tạo và tiên tiến nhất cho khách hàng. Các tính năng mua sắm tiện ích, chúng tôi luôn hướng tới việc tạo ra những giá trị vượt trội và đột phá cho người dùng.

Tại sao nên chọn chúng tôi

Giao hàng siêu tốc

Với hệ thống logistics hiện đại và mạng lưới đối tác vận chuyển rộng khắp, chúng tôi cam kết giao hàng nhanh chóng và đúng hẹn. Bạn sẽ nhận được sản phẩm mình mong muốn trong thời gian ngắn nhất, bất kể bạn ở đâu.

Tại sao nên chọn chúng tôi

Sản phẩm chất lượng cao

Chúng tôi chỉ cung cấp những sản phẩm chất lượng cao từ các nhà cung cấp uy tín. Mỗi sản phẩm trước khi đến tay khách hàng đều trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng và độ tin cậy cao nhất.

Đối tác của chúng tôi

acb bank
tp bank
coop bank
vietcombank
hbr
mb bank
msb bank
ncb bank
ocb bank
pg bank
sea bank
vib bank
vp bank
hd bank
vietabank

Xu hướng thị trường

Thông tin mới nhất

img trending

FTE là gì? Cách doanh nghiệp sử dụng FTE vào quản trị nhân lực

FTE là thuật ngữ được nhiều nhà quản trị nhân sự trên thế giới sử dụng để theo dõi, lên kế hoạch cho quá trình tuyển dụng, quản lý hiệu quả công việc, con người trong doanh nghiệp. Vậy thực chất FTE là gì và cách tính như thế nào là chính xác nhất. Cùng Đức Tín Group tìm hiểu định nghĩa về FTE ngay trong bài viết dưới đây.1. FTE là gì?FTE là gì? FTE là từ viết tắt của cụm từ Full time equivalent - Đại lượng tương đương toàn thời gian cố định. Nghĩa là FTE là một thước đo dùng để ước tính số lượng công việc tương đương với một nhân viên làm việc toàn thời gian, dựa trên khối lượng công việc trung bình của toàn bộ công ty.Hiểu đơn giản hơn, FTE là cách mà doanh nghiệp tính toán số lượng nhân sự/ số giờ làm việc cần thiết để hoàn thành số lượng công việc, nhiệm vụ cụ thể. Hoặc người quản lý dùng để phân tích, tính toán, ước chừng số ngân sách cần phải bỏ ra để có thể hoàn thành công việc đó.FTE là gì?2. Hướng dẫn cách tính FTE đảm bảo khả năng quản trị nhân lực của doanh nghiệpPhần trên, Đức Tín Group đã giúp bạn hiểu được khái niệm FTE là gì và chỉ số này có liên quan gì đến việc quản trị nhân lực của doanh nghiệp. Vì thế, trong phần dưới này FTE sẽ hướng dẫn bạn 2 cách tính FTE chi tiết, dễ hiểu nhất để có thể đánh giá chính xác nhất về nguồn nhân lực của doanh nghiệp2.1. Tính FTE dựa trên công thức đã quy ước từ trướcHiện nay có một quy ước cụ thể về cách tính FTE cho doanh nghiệp dựa trên công thức chung là:FTE = Workload/ Working Time NormTrong đó:Workload: Là khối lượng công việc trong khoảng một giờ làm việc.Working Time Norm: Là khối lượng công việc được định mức trong thời gian làm việc của nhân sự.Với công thức tính quy ước này, FTE thường mang tính ước đinh, không sát với thực tế nên thường được doanh nghiệp dựa vào để lên kế hoạch hoạch định về chiến lược tuyển dụng, bổ sung nhân sự trong tương lai. Để giúp bạn dễ hình dung về cách tính FTE là gì theo công thức này, bạn có thể theo dõi ví dụ cụ thể sau:Một nhân viên hành chính nhân sự để hoàn thành số lượng công việc được đề ra sẽ cần khoảng 500 giờ làm việc (Workload).Trong khi đó, chính sách về thời gian làm việc của công ty A (Working Time Norm) được quy định như sau: Làm việc 7.5 giờ/ ngày, 6 ngày/ tuần và đồng thời 4 tuần/ tháng, điều này tương đương với 180 giờ làm việc.Theo công thức: FTE = Workload/ Working Time Norm thì FTE của công ty A trên là FTE = 500/180= 2.7 FTE.Như vậy, theo kết quả trên doanh nghiệp sẽ cần khoảng 3 nhân sự toàn thời gian hoặc có thể kết hợp 2 nhân viên toàn thời gian với 1 nhân viên bán thời gian để có thể hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc.Tính FTE dựa trên công thức đã quy ước sẽ giúp doanh nghiệp nên kế hoạch nhân sự hiệu quả hơn2.2. Tính FTE dựa trên nguồn nhân lực có sẵn trong doanh nghiệpCách tính thứ hai để tính FTE là gì sẽ phù hợp để doanh nghiệp đánh giá khả năng làm việc, mức độ hiệu quả của nguồn nhân sự hiện tại trong doanh nghiệp. Để tính theo phương pháp này bạn cần thực hiện theo các bước sau:Bước 1: Lên danh sách chi tiết số lượng nhân sự (cả full time, parttime), thời gian làm việc của toàn bộ nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp. Khi nên danh sách bạn cần loại số giờ, số ngày nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ lễ, Tết.Bước 2: Xác định khối lượng công việc định mức trong thời gian làm việc tại công ty theo giờ, năm làm việc. Lưu ý: Hiện nay tại Việt Nam, số giờ định mức cho nhân viên toàn thời gian theo Luật Lao Động 2019 thường nằm trong khoảng 40 - 48 giờ/ tuần, tương đương khoảng 2.080 -  2.496 giờ/ năm, còn với nhân sự parttime số thời gian này không được quy định cụ thể làm còn tùy vào quy định của mỗi công ty.Bước 3: Tổng hợp toàn bộ thời gian làm việc trong vòng 1 năm của tất cả đội ngũ nhân sự trong công ty (Working time)Bước 4: Sử dụng công thức FTE = Working Time/ Working Time Norm để tính ra số lượng FTE cho cả doanh nghiệp.Ví dụ cụ thể: Thời gian Working Time của cả doanh nghiệp trong 1 năm là 126.900 giờ và Working Time Norm là khoảng 2080 giờ/ năm. Do đó, FTE của doanh nghiệp sẽ là khoảng 61 FTEs.3. Ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp tính FTEFTE là gì - là chỉ số định lượng về toàn thời gian doanh nghiệp quản trị nhân sự được hiệu quả. Tuy nhiên, để hiểu sâu hơn về ý nghĩa và tác động của FTE đối với hiệu quả làm việc của tổ chức, chúng ta sẽ cùng phân tích kỹ hơn.Định lượng được số nhân sự phù hợp, cần thiếtFTE đưa ra những con số nhận định để các nhà quản trị nhân lực có những đánh giá chính xác nhất về tình hình nhân sự của doanh nghiệp cũng như những hiệu quả công việc mà đội ngũ nhân sự đem lại. Để từ đó, người quản lý có thể đưa ra được những chiến lược, phương pháp tuyển dụng nhân sự và sử dụng phù hợp nhất với nhu cầu tình hình phát triển, nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp.Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, cách tính FTE ít được sử dụng do có sự phân biệt khác nhau về chế độ nhân viên fulltime, parttime trong doanh nghiệp. Thực tế, chế độ lương thưởng, phúc lợi của nhân sự fulltime, parttime có sự chênh lệch khá lớn, thể hiện rõ sự phân biệt nguồn nhân lực trong quản trị doanh nghiệp.FTE giúp doanh nghiệp định lượng được số nhân sự phù hợp cho doanh nghiệpLên kế hoạch ngân sách, quỹ lương phù hợpHiểu chỉ số FTE là gì, doanh nghiệp có thể dựa vào đại lượng này để đưa ra những dự trù ngân sách về quỹ lượng, quỹ thưởng phù hợp cho việc xây dựng nguồn nhân lực cũng như tình hình phát triển công ty. Thông qua việc lên kế hoạch tài chính chi tiết, rành mạch, các nhà quản trị có thể xem xét, đánh giá cân nhắc, tính toán mức độ hiệu quả, sự cần thiết của nguồn nhân lực này. Từ đó, hạn chế thất thoát nguồn vốn của doanh nghiệp.Xem thêm:SMART là gì? Làm cách nào để lên kế hoạch mục tiêu hiệu quả?Cách tính tỉ lệ Turnover rate trong quản trị nhân sựĐánh giá công bằng hiệu suất làm việc của nguồn nhân lựcThông qua FTE doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ làm việc, khả năng hoàn thành KPI trong thời gian nhất định của nhân sự thông qua những con số cụ thể.  Từ đó, doanh nghiệp có những điều chỉnh để phù hợp hơn, tăng hiệu quả công việc và tiết kiệm chi phí nhân sự cho công ty.Ví dụ, khi doanh nghiệp tính được FTE để hoàn thành toàn bộ công việc là 60, và hiện tại doanh nghiệp đã có số nhân sự tương đương với 60 FTE. Tuy nhiên, khi đánh giá số lượng nhân với số phần trăm hoàn thành công việc thì không đạt mục tiêu ban đầu đề ra. Lúc này doanh nghiệp cần xem xét lại hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.Bên cạnh đó, với số FTE là 60, doanh nghiệp cần lên kế hoạch phân bổ nhân sự, kết hợp giữa bên toàn thời gian, bán thời gian, CTV để đảm bảo hiệu suất làm việc tối ưu nhất mà vẫn tối thiểu hóa được chi phí công ty cần bỏ ra. Đây chính là cách doanh nghiệp tận dụng tốt nhất FTE trong quản trị doanh nghiệp.Là cơ sở để doanh nghiệp xác định các phúc lợi cho nhân viênĐối với các nhân sự fulltime, parttime, Bộ Luật Lao động đều đã có những quy định chi tiết về thời gian làm việc, mức lương, phúc lợi, chế độ bảo hiểm cho từng loại. Do đó, việc xác định FTE chính xác sẽ giúp nhà quản trị xác định đúng đắn được những phúc lợi của công ty với nhân sự, vừa lợi ích của người lao động, vừa đem lại lợi ích tài chính tốt nhất cho công ty.Hiểu FTE là gì doanh nghiệp có thể cân chỉnh quỹ lương, phúc lợi phù hợp cho đội ngũ nhân viên 4. Việc sử dụng FTE có những thách thức nào?Việc sử dụng FTE để đo lường và quản lý nhân sự mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đi kèm với một số thách thức nhất định. Vậy thách thức mà các doanh nghiệp cần đối mặt khi sử dụng FTE là gì?Khó khăn trong việc thu thập dữ liệu: Để tính toán được chỉ số FTE của doanh nghiệp bạn cần thu thập các dữ liệu về tổng số lượng nhân sự, thời gian làm việc, tuy nhiên việc này không dễ thực hiện, đặc biệt là đối với các công ty có quy mô lớn và nhiều loại hình hợp đồng lao động, là một công việc phức tạp. Bên cạnh đó, dữ liệu không có tính chính xác 100% vì nhiều nhận sự có thể  khai khống thời gian làm việc.Việc đánh giá hiệu suất chưa toàn diện: FTE chỉ là một con số đo lường công việc và nó không thể hiện được toàn bộ chất lượng công việc và các yếu tố tác động đến hiệu quả làm việc như sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề. Vì thế không nên chỉ dựa vào FTE để đánh giá hiệu suất, khả năng làm việc của nhân sự, mà nên kết hợp với các chỉ số khác KPI, MBO,…Tốn thời gian: Quá trình thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu FTE đòi hỏi đầu tư đáng kể về nhân lực và tài chính.Cần có hệ thống quản lý nhân sự bài bản: Để tính toán và quản lý FTE một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư vào một hệ thống quản lý nhân sự phù hợp, có chuyên môn. FTE chỉ là một thông số mang tính ước chừng nên không hoàn toàn chính xác 5. So sánh chi tiết giữa Headcount và FTE là gì?Cả hai thuật ngữ Headcount và FTE đều được sử dụng nhiều trong việc quản lý nhân sự, nhưng lại có nghĩa khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh cho thấy sự khác biệt giữa Headcount và FTE: Tiêu chíHeadcount (Số lượng nhân viên) FTE (Tương đương toàn thời gian)Định nghĩaHeadcount là đơn vị được sử dụng để tính tổng số lượng nhân viên hiện tại đang làm việc tại chức tại một thời điểm nhất định.FTE (Full-Time Equivalent) là đơn vị đo lường số lượng công việc của một nhân sự tại một vị trí trên tổng công việc cụ thể của doanh nghiệp. Cách tínhĐược tính bằng cách đếm tổng số nhân viên trong tổ chức, không phân biệt họ làm việc bao nhiêu giờ. Được tính bằng cách lấy tổng số giờ làm việc của tất cả nhân viên chia cho số giờ làm việc tiêu chuẩn của một nhân viên toàn thời gian.  Mục đích sử dụng Thường được sử dụng để theo dõi số lượng nhân viên, lập kế hoạch nguồn nhân lực và báo cáo pháp lý, giúp bộ phận nhân sự và lãnh đạo nắm bắt được quy mô tổng thể của lực lượng lao động.Được sử dụng để chuẩn hóa số giờ làm việc và tiền lương, dự báo ngân sách, và đánh giá khối lượng công việc, giúp tổ chức hiểu rõ hơn về công suất lao động thực tế và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.Độ chính xácÍt chính xác hơn trong việc đánh giá công suất lao động.FTE cung cấp một thước đo chính xác hơn về công suất lao động.Tính linh hoạt của công thứcÍt linh hoạt, không phản ánh sự khác biệt giữa nhân viên toàn thời gian và bán thời gian. Linh hoạt hơn, có thể điều chỉnh theo số giờ làm việc thực tế.Ví dụ:Một công ty có 120 nhân viên. Trong đó:100 nhân viên làm việc toàn thời gian (40 giờ/tuần)20 nhân viên làm việc bán thời gian (20 giờ/tuần)Headcount: 120FTE: Tổng số giờ làm việc/Số giờ tiêu chuẩn cho = FTE = 4400/ 40 = 110Như vậy, có thể nhận thấy cả Headcount và FTE đều là những chỉ số quan trọng trong quản lý nhân sự. Tuy nhiên, chúng cung cấp những thông tin khác nhau và được sử dụng cho những mục đích khác nhau. Để có một cái nhìn toàn diện về lực lượng lao động, các nhà quản lý cần kết hợp cả hai chỉ số này.Câu trả lời cho câu hỏi “ FTE là gì?” đã được Đức Tín Group tổng hợp câu trả lời chi tiết cùng các hướng dẫn cách tính và lợi ích của chỉ số  FTE trong quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Thông quá đại lượng FTE các nhà quản trị sẽ có thêm góc nhìn, đánh giá trực quan nhất về việc sử dụng nhân sự và có thêm một cơ sở để dễ dàng đưa ra chiến lược, hoạch định nhân sự của doanh nghiệp.

2024-08-05 02:54:36

img trending

CFO là gì? Toàn bộ thông tin về vị trí giám đốc tài chính trong doanh nghiệp

CFO là gì? Thông tin về vị trí giám đốc tài chính trong doanh nghiệp CFO là gì? Đây là vị trí liên quan đến bộ phận nào trong doanh nghiệp, có vai trò và tác động như thế nào đến việc hoạt động bình thường của tổ chức. Đáp án chi tiết sẽ được Đức Tín Group tổng hợp chi tiết trong bài viết dưới đây.1. CFO là gì?CFO là gì? CFO - Chief Fiance Officer được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là giám đốc tài chính. Tại vị trí này, CFO sẽ là người điều hành, quản lý, giám sát, tài chính của doanh nghiệp, đồng thời, đưa ra các kế hoạch, định hướng duy trì, phát triển, sử dụng nguồn vốn, dòng tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên vị trí này thường xuất hiện trong các doanh nghiệp có quy mô khá lớn, có sự phân hóa rõ ràng giữa các bộ phận, do đó giám đốc tài chính sẽ chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với giám đốc điều hành (CEO), giám đốc vận hàng (COO) hoặc chủ tịch.CFO là gì - giám đốc quản lý tài chính cho doanh nghiệp2. Giám đốc tài chính có vai trò gì đối với doanh nghiệpGiám đốc Tài chính (CFO) là một trong những vị trí quan trọng nhất trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Vậy thực sự vai trò của một CFO là gì, sẽ đảm nhận những trách nhiệm gì trong doanh nghiệp?Dưới đây là 3 vai trò mà một CFO sẽ đảm nhận khi làm việc:Cố vấn chiến lược tài chính cho doanh nghiệpHiện nay, với các công ty vừa và nhỏ thường sẽ không có vị trí CFO riêng rẽ mà có thể CEO hoặc COO sẽ đảm nhận vai trò công việc này, tuy nhiên một giám đốc tài chính chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn vững vàng sẽ đưa ra cho bạn những chiến lược tài chính rõ ràng và cụ thể hơn.CFO có kiến thức chuyên sâu, rộng về tài chính, có cái nhìn tinh tườm về các con số trong báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu, tỏ tường từng đường đi nước bước. Giám đốc tài chính sẽ có trách nhiệm lập ra các kế hoạch tài chính tổng quan, giúp doanh nghiệp giải bài toán chi phí và lợi nhuận một cách chi tiết hơn, cũng như xác định tiềm năng cơ hội đầu tư mới.Cầu nối làm ăn giữa doanh nghiệp và các đối tácTác động của ngoài doanh nghiệp của CFO là gì? Đây là là cầu nối giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, ngân hàng, đối tác và các cơ quan nhà nước. Họ cũng là người đại diện cho doanh nghiệp trong các cuộc đàm phán, thương lượng về các vấn đề tài chính, góp phần xây dựng và duy trì các mối quan hệ làm ăn bền vững, lâu dài.CFO là những người có tài đối ngoại, là cầu nối giữa doanh nghiệp và các đối tácNhà phát triển nguồn nhân lựcGiám đốc tài chính có trách nhiệm xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự tài chính,  đảm bảo rằng tất cả nhân viên tài chính có đủ kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc.Người thúc đẩy sự đổi mớiCFO trong thời đại công nghệ số sẽ có trách nhiệm tiên phong, dẫn đầu trong việc đưa các công nghề mới vào trong quá trình quản lý tài chính. Giám đốc tài chính có thể sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo để đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.3. Chức năng của CFO trong hoạt động của doanh nghiệpChức năng của CFO trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp gồm có 6 chức năng chính sau:Quản trị, giám sát, lãnh đạo:Chức năng quản trị, lãnh đạo của CFO là gì. Đây là việc yêu cầu CFO không chỉ là người thực hiện các công việc chuyên môn về tài chính mà còn là một nhà lãnh đạo, chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên tài chính, đảm bảo nhân sự làm việc hiệu quả và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Giám đốc tài chính cũng thiết lập các quy trình làm việc rõ ràng, minh bạch và hiệu quả để quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, CFO có trách nhiệm giám sát việc thực thi các quy trình, các quy định, chính sách đó.Quản lý tài chính:Đây là chức năng cơ bản của một giám đốc tài chính, họ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động liên quan tiền, nguồn vốn, tài sản, dòng tiền, chi phí, công nợ, đầu tư,... của doanh nghiệp , đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp được sử dụng một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất.Lập kế hoạch, mục tiêu tài chính:Các chức năng lập kế hoạch tài chính của CFO là gì? Đây là việc CFO sẽ xây dựng các kế hoạch tài chính, kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp dựa trên  góc nhìn tổng quan của bản thân về tình hình tài chính trên thị trường và trong doanh nghiệp. Các kế hoạch này sẽ là các mục tiêu tài chính cụ thể, các chỉ số đo lường hiệu quả (KPI) và các chiến lược để đạt được các mục tiêu đó. CFO cũng cần phải thường xuyên đánh giá và điều chỉnh các kế hoạch này để phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế.CFO sẽ là người đưa ra các kế hoạch tài chính, phát triển của doanh nghiệp trong tương laiKiểm soát các vấn đề, nguy cơ tài chính CFO có nhiệm vụ xác định và đánh giá các rủi ro tài chính trong các hợp đồng, các thương vụ làm ăn lớn của doanh nghiệp. Giám đốc tài chính sẽ xây dựng các hệ thống kiểm soát nội bộ để giảm thiểu các rủi ro này và đưa ra các phương án dự phòng để ứng phó với các biến động thị trườngĐưa ra các dự đoán, chiến lược về tình hình kinh tế trong tương lai:CFO cần phải có khả năng phân tích và dự báo tình hình kinh tế, thị trường để đưa ra các quyết định tài chính phù hợp. Giám đốc tài chính cần phải theo dõi các chỉ số kinh tế vĩ mô, các xu hướng của ngành và các đối thủ cạnh tranh để đưa ra những dự báo chính xác về tương lai và xây dựng các chiến lược tài chính phù hợp.CFO là gì - Chức năng đối ngoại:CFO thường đại diện cho công ty trong các cuộc đàm phán với khách hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, các đơn vị tài chính. Do đó, giám đốc tài chính sẽ có trách nhiệm tạo dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác, đồng thời tìm kiếm những cơ hội mới để mở rộng mạng lưới kinh doanh của công ty.4. Các công việc mà CFO cần làmCông việc của CFO không chỉ gắn liền với các con số mà họ còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác,  vậy các công việc của CFO là gì?Lập kế hoạch và quản lý tài chính: CFO xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, bao gồm dự báo doanh thu, chi phí, dòng tiền và đầu tư và chịu trách nhiệm quản lý ngân sách, kiểm soát chi phí và đảm bảo tính ổn định tài chính của doanh nghiệp.Đánh giá cơ hội đầu tư, chuẩn bị vốn: CFO đánh giá các cơ hội đầu tư, tìm kiếm nguồn vốn và quản lý các khoản đầu tư của công ty. Đồng thời, giám đốc tài chính cũng chịu trách nhiệm đàm phán với các nhà đầu tư, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.Kiểm soát rủi ro: CFO xác định và đánh giá các rủi ro tài chính có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp, xây dựng các hệ thống kiểm soát nội bộ, đề xuất các phương án khác, dự phòng để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra. Báo cáo tài chính: CFO chịu trách nhiệm chuẩn bị các báo cáo tài chính định kỳ, đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin tài chính.Hỗ trợ các bộ phận khác: CFO làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính, hỗ trợ các quyết định kinh doanh.CFO đảm nhiệm hầu hết các nhiệm vụ liên quan đến tài chính doanh nghiệp5. Các yêu cầu cần thiết để trở thành một CFO là gì?Giám đốc tài chính là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến việc vận hành doanh nghiệp, vậy yếu tố nào bắt buộc cần phải có để trở thành một CFO giỏi. Dưới đây là 4 điều bắt buộc cần phải có để trở thành một CFO:Tốt nghiệp đại học, có tấm bằng cử nhân các ngành liên quanVị trí CFO yêu cầu người làm việc cần có kiến thức về tài chính, kinh tế. Do đó, bạn cần tốt nghiệp các chuyên ngành như kinh tê, kế toán, tài chính, ngân hàng, quản trị,... hoặc các ngành ngách nhỏ có liên quan như luật kinh doanh, thuế,... để có nền tảng vững chắc cho quá trình học, làm việc, tích lũy kinh nghiệm sau này. Các chứng chỉ ngành nghề là yếu tố bắt buộcNgoài tấm bằng đại học, để trở thành một CFO bạn cần phải trang bị thêm các chứng chỉ chuyên nghiệp như chứng chỉ kế toán quản lý (CMA), chứng chỉ kế toán công chứng (CPA),... Các chứng chỉ này sẽ giúp tạo được các lợi thế cạnh tranh của bạn so với các ứng viên khác và sớm đạt được mức lương tốt hơn.Các kỹ năng mềmNgoài có hiểu biết, kiến thức liên quan đến tài chính, kinh tế, CFO còn đảm bảo có các kỹ năng mềm tốt trong quá trình làm việc như kỹ năng lãnh đạo, quản trị, điều phối, giao tiếp, quản trị rủi ro,...Những kỹ năng sẽ giúp CFO dễ dàng làm việc hơn với ban lãnh đạo, nhân sự cũng như các đối tác làm ăn. Bên cạnh đó, sở hữu các kỹ năng mềm sẽ giúp giảm đốc tài chính thúc đẩy hiệu suất làm việc và tăng khả năng quản lý tài chính tổng thể cho toàn bộ doanh nghiệp. Các kỹ năng mềm sẽ giúp CFO vận hành công việc được dễ dàng hơn Kinh nghiệm thực chiếnKinh nghiệm thực hiện của CFO là gì? Là việc CFO đã từng có kinh nghiệm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tài chính, kế toán hoặc các vị trí liên quan. Kinh nghiệm thực chiến sẽ được đánh giá dựa trên số năm làm việc cũng như các thành tựu mà họ đã tích lũy được qua nhiều năm làm việc.Kinh nghiệm thực chiến chính là nguồn kiến thức vô giá giúp CFO có thể nhạy bén, nhanh chóng nắm bắt được các tình huống, các vấn đề đang xảy ra để đưa ra những quyết định kịp thời, nhanh chóng nhất. Ngoài ra, với các kinh nghiệm đã trải qua, giám đốc tài chính sẽ đưa ra các chiến lược tài chính hiệu quả phù hợp cho từng giai đoạn của doanh nghiệp, giúp tổ chức vượt qua thời kỳ khó khăn. Xem thêm:Payroll là gì? Hướng dẫn cách tính Payroll hiệu quả và chính xác nhấtĐiều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)?6. Sự khác biệt giữa giám đốc tài chính và kế toán trưởngGiám đốc tài chính (CFO) và kế toán trường là hai vị trường thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên đây là hai công việc hoàn toàn khác nhau, đảm nhận chức năng, nhiệm vụ không giống nhau. Vậy sự khác biệt giữa kế toán trưởng và CFO là gì?Tiêu chíCFOKế toán trưởngVị tríNgười quản lý toàn bộ nhân sự, công việc của bộ phần tài chínhNgười quản lý bộ phận kế toánĐặc thù công việcLên kế hoạch chiến lược tài chính tổng thể cho toàn bộ doanh nghiệp, định hình hướng phát triển trong tương lạiThống kê, theo dõi, báo cáo tài chínhTrách nhiệm đối với chiến lược tổng thể của doanh nghiệpLà người đưa ra các chiến lược chính dựa trên các phân tích, báo cáo từ quá khứ hoặc hiện tạiKhông tham gia vào việc định hình các chiến lược tài chính tổng thể.Chủ yếu đảm nhận các công việc liên quan đến kế toánNgười quản lý trực tiếpLàm việc với các CEO, COOBáo cáo thông qua các CFO7. Lộ trình nghề nghiệp để trở thành một CFO là gìLộ trình để trở thành một CFO là gì, cần làm những vị trí gì để có cơ hội làm giám đốc tài chính và quá trình này có khó không? Câu trả lời là “Có”. Để tiến tới được ví trí CFO là một quá trình dài từ 10 -15 năm, cần vượt qua bao thăng trầm, thách thức và phải chịu nhiều áp lực thì mới có thể đứng tại vị trí đó. 1 - 3 năm: Đảm nhận vai trò chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst)3 - 5 năm: Bạn có thể được thăng cấp lên làm chuyên viên phân tích tài chính cấp cao ( Senior Financial Analyst) hoặc chuyên viên hoạch định tài chính (Financial Controller)5 - 10 năm: Trong giai đoạn này bạn đa trang bị được khá nhiều các kiến thức tài chính tuy nhiên kinh nghiệm quản lý chưa có nhiều nên bạn có thể đảm nhận vị trí trưởng phòng phân tích tài chính (Financial Analysis Manager)10 - 15 năm: Cuối cùng khi bạn đã đạt được độ chín cả về kiến thức và kinh nghiệm, cấp bậc tiếp theo của bạn chính là quản lý cấp cao - Giám đốc tài chính kế toán (Financial Planning Associate Director)15 năm trở đi: Sau vị trí giám đốc tài chính, bạn có thể được cân nhắc lên vị trí CFO - Giám đốc tài chính.Để trở thành một CFO bạn cần kiên trì theo đuổi mục tiêu 8. Những câu hỏi thường gặp về CFO là gì?8.1. Mức lương trung bình của CFO trong doanh nghiệp là bao nhiêu?Theo thống kê trên các trang tìm kiếm việc làm như Top CV, vieclam.vn,... mức lương trung bình của một CFO dao động trên 40 - 100tr/ tháng. Tuy nhiên, mức lương này không cố định mà còn phụ thuộc khá nhiều ngành nghề, lĩnh vực mà giám đốc tài chính đảm nhận.Ngoài ra, trong các doanh nghiệp nhỏ, sẽ không có sự phân chia các chức vụ CFO, CEO, COO,... có thể một CEO đảm nhận toàn bộ vai trò của các vị trí còn lại và mức lượng cũng sẽ phụ thuộc quy mô doanh nghiệp. Hầu hết những công ty lớn sẽ có mức lương, thưởng cao hơn so với các công ty nhỏ8.2. Quyền hạn của giám CFO là gì?CFO là người điều hành tài chính cấp cao của doanh nghiệp nên có quyền hạn khá lớn, song quyền hạn này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, cụ thể:CFO thường có quyền quyết định cuối cùng về các vấn đề liên quan đến việc phân bổ ngân sách, đầu tư, và quản lý rủi ro tài chính.Có quyền đưa ra các quyết định và ký tất cả các tài liệu tài chính quan trọng của công tyCó quyền ký duyệt các tài liệu tài chính quan trọng như báo cáo tài chính, hợp đồng tài chính, và các chứng từ thanh toán.Chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo tính chính xác và an toàn của thông tin báo cáo tài chính.Tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp tài chính để tối ưu hóa lợi nhuận, giảm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và phát triển đội ngũ nhân viên tài chính.Xây dựng một văn hóa làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả và minh bạch trong bộ phận tài chính.8.3. CFO có cơ hội trở thành một CEO của công ty không?Giám đốc vận hành (CEO) thường chịu trách nhiệm về các hoạt động vận hành, tổng quát của doanh nghiệp. Do đó nếu đã làm được CFO thì việc đảm nhận chức vị CEO là vô cùng dễ dàng. Tại vị trí này bạn hoàn toàn có thể điều phối doanh nghiệp, đưa ra những chiến lược, những định hướng phù hợp cho việc vận hành, kinh doanh.CFO là gì và có vai trò như thế nào trong việc vận hàng doanh nghiệp - câu trả lời đã được Đức Tín Group trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đã định hướng được vị trí này có phù hợp với mình hay không, bản thân có tiềm năng phát triển và đạt được vị trí đó hay không?

2024-08-05 04:20:44

img trending

Bật mí 5 chức năng của quản trị quan trọng khi điều hành doanh nghiệp

Việc quản trị là một trong những việc quan trọng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, phát triển của một doanh nghiệp. Chính vì thế những người lãnh cần nắm rõ 5 chức năng của quản trị để có thể đưa tổ chức đi lên. Cùng Đức Tín Group tìm hiểu thông tin chi tiết về 5 chức năng quan trọng này trong bài viết dưới đây.1. Chức năng của quản trị là gì?Quản trị là quá trình mà những người lãnh đạo, người quản lý đứng đầu điều hành, tổ chức các hoạt động bình thường của doanh nghiệp nhằm đảo bảo hoạt động phát triển của tổ chức. Chức năng của quản trị là tập hợp toàn bộ hoạt động mà người quản trị cần thực hiện, cần làm trong suất quá trình quản lý doanh nghiệp, giúp quản trị dễ dàng và hiệu quả hơn, hạn chế thiếu sót trong quá trình làm việc.Theo đó, chức năng quản trị hiện nay có 5 chức năng chính là hoạch định (planning), tổ chức (organizing), lãnh đạo (leading), kiểm soát (controlling) và điều phối (coordinating).Chức năng của quản trị là vô cùng quan trọng với việc vận hành doanh nghiệp2. 5 chức năng của quản trị quan trọng nhất trong doanh nghiệpĐể giúp các nhà quản trị hiểu rõ hơn chức năng của quản trị cho quá trình điều hành doanh nghiệp, Đức Tín Group sẽ phân tích chi tiết vai trò, chức năng, cách vận hành của từng chức năng dưới đây. 2.1. Chức năng hoạch địnhDoanh nghiệp muốn phát triển vững mạnh, lâu dài thì cần phải có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng. Chức năng của quản trị về hoạch định (planning) chính là một trong số những kỹ năng mà các người lãnh đạo cần phải hiểu rõ. Chức năng này giúp các nhà lãnh đạo xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt được, từ đó tập trung nguồn lực và nỗ lực vào những hoạt động cốt lõi. Nhờ có chức năng này, tổ chức có thể xây dựng một tầm nhìn chung, thống nhất và hướng mọi hoạt động về phía mục tiêu đã đề ra.Với doanh nghiệp khi vận dụng chức năng của quản trị hiệu quả sẽ mang lại 3 vai trò lớn sau:Có khả năng xác định, đánh giá đúng được các vấn đề, thực trạng hiện tại của doanh nghiệp (nhân lực, tài chính, tình hình kinh doanh,...)Xác định được các mục tiêu lâu dài cần hướng đến để giải quyết các vấn đề trên và tăng hiệu quả phát triển mạnh mẽ hơn về doanh thu, sản phẩm, nhân viên,...Xây dựng chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn, đảm bảo sự tăng trưởng mục tiêu trong dài hạnChính vì thế, để quản trị tổ chức, doanh nghiệp hiệu quả, người quản trị cần nắm rõ cách thức vận hành, triển khai chức năng của quản trị để đưa ra được mục tiêu và dẫn dắt tổ chức đi đúng mục tiêu phát triển đề ra.Ví dụ, một doanh nghiệp nhỏ về sản phẩm thời trang mới tiến vào thị trường có độ cạnh tranh cao. Người đứng đầu cần đưa ra các kế hoạch liên quan đến việc phủ sóng thị trường, quảng bá thương hiệu trong giai đoạn đầu, để khách hàng nhớ và có ấn tượng với doanh nghiệp; thay vì cố gắng cạnh tranh với các thương hiệu lớn đã có danh tiếng. Với định hướng bước đầu như này thì doanh nghiệp sẽ có kế hoạch mạnh về truyền thông với các chương trình quảng bá thương hiệu (giảm giá, quà tặng, book KOL, KOC,...) thay vì tập trung cho ra mắt nhiều sản phẩm nhưng ko có độ phủ sóng tới khách hàng.Chức năng hoạch định cho phép người quản lý định hướng được mục tiêu của doanh nghiệpXem thêm:CFO là gì? Toàn bộ thông tin về vị trí giám đốc tài chính trong doanh nghiệp Phương pháp quản trị mục tiêu Smart2.2. Chức năng tổ chứcNếu như chức năng hoạch định sẽ là sự kết hợp giữa các bộ não đứng đầu và đội ngũ nhân viên ưu tú, thì chức năng tổ chức (organizing) chủ yếu sẽ dành cho những người quản lý. Chức năng của quản trị tổ chức yêu cầu người quản lý cần có cái nhìn tổng quan, xác định được những việc cần làm, phải làm và phân bổ đơn vị, nhân sự làm việc phù hợp. Từ đó phân chia rõ về các vị trí, vai trò của các nhân sự trong tổ chức.Chức năng tổ chức muốn làm việc, triển khai hiệu quả cần đảm bảo đáp ứng được các yếu tố sau”Tạo dựng một môi trường làm việc đoàn kết, nơi mọi người cùng nhau chung tay hoàn thành mục tiêu chung.Tạo dụng một bộ máy cơ cấu phân quyền cho từng bộ phận, cá nhân đảm bảo nhiệm vụ công việc được hoàn thành đúng mục tiêu, mong muốn.Đảm bảo các thông tin, văn bản, yêu cầu được đưa ra phải chi tiết, dễ hiểu để người nhận dễ tiếp nhận và phản hồi hiệu quả.Chức năng của quản trị về tổ chức giúp duy trì và hình thành hệ thống làm việc phù hợp cho doanh nghiệp2.3. Chức năng quản lý, lãnh đạoChức năng quản lý, lãnh đạo là một trong số những chức năng của quản trị  quan trọng đòi hỏi người lãnh đạo cần có cả cái tâm, cái tầm mới có thực hiện thành công được. Quản lý, lãnh đạo là tổng hợp các hoạt động như định hướng, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá, đốc thúc,... nhân viên trong quá trình thực hiện các mục tiêu đã được đưa ra. Việc quản lý, lãnh đạo đội ngũ là công việc khó và hiện nay không có bất cứ hướng dẫn, quy chuẩn chính thức nào để thực hiện chức năng này. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào những kinh nghiệm sống, những kỹ năng mềm và cách áo dụng các công cụ quản lý mà CFO có được trong suốt quá trình làm việc. Với chức năng của quản trị, người quản lý hoàn toàn gây áp lực cho nhân viên bằng các mệnh lệnh, yêu cầu, ép buộc để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, nếu là một người lãnh đạo có tầm nhìn thì việc trở thành một người hướng dẫn, có sức ảnh hưởng, truyền cảm hứng sẽ đem đến kết quả tích cực hơn.Chức năng quản lý yêu cầu người lãnh đạo cần có kinh nghiệm và trải nghiệm sống2.4. Chức năng kiểm soátDoanh nghiệp đặt ra mục tiêu và đem lại kết quả nhưng kết quả có thực sự đem lại hiệu quả, tác động đến quá trình hoạt động của công ty hay không thì cần đến chức năng kiểm soát, đánh giá, đo lường của người quản lý. Với chức năng của quản trị kiểm soát, yêu cầu người quản lý sẽ cần theo dõi các hoạt động của doanh nghiệp, cập nhật các thông tin, dữ liệu liên quan về kết quả thực tế để so sánh với mục tieu ban đầu đã đề ra. Từ đó, điều chỉnh được những sai lệch, đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp đảm bảo rằng mọi kế hoạch đều đi đúng hướng, đúng đích.Việc thực hiện chức năng kiểm soát tại mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau do nó còn tùy thuộc vào yêu cầu, mục đích phát triển của doanh nghiệp cũng như yêu cầu của từng đề mục. Dưới đây là 3 hình thức kiểm soát thường gặp nhất:Kiểm soát lường trước: Là hình thức kiểm soát mà người quản lý sẽ đưa ra những dự đoán trước về các sự cố, vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án và lập kế hoạch dự phòng trước (nếu có). Ví dụ, khi ra mắt sản phẩm mới, doanh nghiệp dự đoán phản ứng của khách hàng và đưa ra các phương pháp, xử lý các tình huống có thể diễn ra về phản ứng của khách hàng với sản phẩm.Kiểm soát đồng thời: Với chức năng của quản trị này, người quản lý sẽ thường xuyên theo dõi sát xao các vấn đề, các trở ngại, các khó khăn đang xảy ra để có những sự điều chỉnh phù hợp nhất, tránh các lỗi sai liên tiếp ảnh hưởng đến cả hệ thống vận hành.Kiểm soát phản hồi: Đây là cách kiểm soát mà khi đã có kết quả, người quản lý sẽ đánh giá, so sánh với mục tiêu ban đầu. Từ đó, doanh nghiệp có thể rút ra những bài học, kinh nghiệm cho những kế hoạch tiếp theo.Tuy nhiên, một hệ thống kiểm soát hiệu quả đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả người quản lý và nhân viên. Người quản lý cần kết hợp linh hoạt cả ba hình thức kiểm soát để đảm bảo dự án diễn ra trơn tru, còn nhân viên cần chủ động tự đánh giá và điều chỉnh công việc để phát huy tối đa khả năng của mình.Nhà quản trị cần có kỹ năng kiểm soát, đánh giá tổng quan hoạt động của doanh nghiệp2.5 Chức năng điều phốiChức năng của quản trị điều phối bao gồm: Phối hợp theo chiều dọc, nghĩa là phối hợp giữa các cấp quản trị và phối hợp theo chiều ngang nghĩa là phối hợp giữa các chức năng, các lĩnh vực quản trị.Chức năng điều phối là một trong những chức năng cốt lõi của quản trị doanh nghiệp. Chức năng này tạo ra liên kết giữa các phòng ban, đơn vị trong doanh nghiệp để đảm bảo thông tin được chia sẻ, công việc được phân công hợp lý và tiến độ được theo dõi chặt chẽ. Ngoài ra, người làm quản trị cung cần đóng vai là người khách hàng, có thể hỗ trợ, xử lý các mâu thuẫn, bất đồng giữa các cá nhân, nhóm để duy trì sự thống nhất và hợp tác. Đồng thời, điều chỉnh đưa ra những kế hoạch thay đổi phù hợp để giải quyết các vấn đề khi làm việc, Ví dụ, nếu doanh nghiệp chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm mới, nhà quản trị cần đưa ra kế hoạch cho các bộ phận Marketing, Sales,... có kế hoạch chi tiết thực hiện theo. Chức năng của quản trị về điều phối sẽ giúp đôn đốc, hỗ trợ các nhân sự phối hợp cùng nhau, đưa ra những ý tưởng sáng tạo tốt nhất cho mục tiêu sau cùng.Điều phối hoạt động của một doanh nghiệp là chức năng quan trọng của quản trị3. Mối liên hệ giữa 5 chức năng quản trịCác chức năng của quản trị như hoạch định, tổ chức, điều phối và kiểm soát không đơn thuần là những hoạt động độc lập mà chúng có mối liên kết chặt chẽ, tác động qua lại và bổ trợ lẫn nhau. Chúng tạo thành một bộ khung cứng cáp cho việc quản trị, điều hành doanh nghiệp của tất cả các bộ phận, doanh nghiệp. Một chức năng khó có thể hoạt động một cách độc lập mà không có sự bổ trợ của các chức năng khác. Hoạch định là bước khởi đầu, xác định rõ mục tiêu, phương hướng và các nguồn lực cần thiết. Từ bản thiết kế này, chức năng của quản trị về tổ chức sẽ phân chia công việc, sắp xếp nhân sự và phân bổ tài nguyên một cách hợp lý.  Từ đó người quản trị có thể vận hành các chức năng tổ chức, điều phố để triển khai một cách hiệu quả. Sau đó người quản trị sẽ dùng các kỹ năng quản lý, đánh giá, kiểm soát để điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp nhất. 4. Đâu là chức năng của quản trị quan trọng nhất?Như nội dung phía trên Đức Tín Group đã đề cập, tất cả các chức năng của quản trị đều có sự liên kết, bổ trợ. Các chức năng quản trị: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát, điều phối đều có vai trò thiết yếu và liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu thiếu một chức năng nào, hoạt động của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn và không đạt được hiệu quả cao nhất. Chính vì thế, thay vì cố gắng tìm ra chức năng của quản trị quan trọng nhất, các nhà quản trị nên tập trung vào việc cân bằng và phối hợp hiệu quả các chức năng quản trị. Một doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp có thể linh hoạt điều chỉnh các chức năng này để phù hợp với từng giai đoạn phát triển và hoàn cảnh kinh doanh.Ví dụ, nếu doanh nghiệp đang xây dựng sản phẩm mới tại thị trường mới thì sẽ tập trung chức năng hoạch định, tổ chức, điều phối, nhưng khi đã có kết quả và ổn định hơn thì nên cân đối tập trung tới các kỹ năng quản lý, kiểm soát, đánh giá.Bài viết trên, Đức Tín Group đã giúp bạn tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến chức năng của quản trị đối với doanh nghiệp trong việc quản lý, quản trị, tổ chức cơ cấu doanh nghiệp.  Đức Tín mong rằng với những thông tin này, quý độc giả đã có những kiến thức, kỹ năng phù hợp để có thể xây dựng, tổ chức doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả hơn.

2024-08-05 04:39:39

img trending

Phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh?

Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động nếu có kết quả kinh doanh tốt, hiệu quả thường có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động thông qua chi nhánh hoặc các địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều khách hàng không biết nên chọn hình thức sẽ phù hợp với nhu cầu của mình hơn. Trong bài viết này Đức Tín Group sẽ giúp bạn phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.1. Chi nhánh là gì? Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 chi nhánh được định nghĩa là đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp, sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh để tạo ra doanh thu cho các ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động trước đó. Các lĩnh vực kinh doanh của chi nhánh sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mục tiêu, chiến lược mà doanh nghiệp đưa ra khi thành lập chi nhánh.Các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thường chọn chi nhánh2. Địa điểm kinh doanh là gì?Cũng theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 đã đưa ra khái niệm để phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh. Theo đó, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh,mua bán, trao đổi, sản phẩm/ dịch vụ tạo ra nguồn doanh thu giúp tăng lợi chuân. Đồng thời cắt giảm các chi  phí vận chuyển, đóng gói, mở rộng độ nhận diện thương hiệu, để doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận với khách hàng, đặc biệt là các hoạt động tiếp xúc nắm bắt nhu cầu và chăm sóc khách hàng sau mua hàng.Với các địa điểm kinh doanh chỉ được hoạt động trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký ban đầu của công ty.Địa điểm kinh doanh như một cửa hàng đại diện của công tyXem thêm:Cập nhật mới nhất quy định về điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)?Quy trình áp dụng Six Sigma trong doanh nghiệp3. Phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanhChi nhánh và địa điểm kinh doanh đều là những đơn vị trực thuộc công ty mẹ, không có quyền pháp lý độc lập. Mục tiêu chính của việc thành lập các đơn vị này là nhằm mở rộng thị trường, tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cả hai đều được phép hoạt động trong cùng ngành nghề kinh doanh mà công ty mẹ đã đăng ký và có thể được đặt tại bất kỳ địa điểm nào trên lãnh thổ Việt Nam.Dưới đây là bảng so sánh giúp quý bạn đọc phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh (Căn cứ Luật Doanh Nghiệp 2020) Chi nhánhĐịa điểm kinh doanhVề cách đặt tên Tên Chi nhánh phải bao gồm tên đầy đủ của công ty mẹ và cụm từ "Chi nhánh" hoặc “ Văn phòng đại diện”Ví dụ: Công ty TNHH Hoa Linh Chi nhánh An Lão, Hải Phòng Tên địa điểm gồm tên đầy đủ của công ty mẹ và cụm từ "Địa điểm kinh doanh"Ví dụ: Địa điểm kinh doanh Công ty TNHH Vạn Phúc - Văn phòng kinh doanh số 3, đường 23, quận Cầu Giấy, Hà NộiVề ngành nghề kinh doanhChi nhánh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần các hoạt động kinh doanh mà công ty mẹ đã đăng ký. => Được phép thực hiện hoạt động động kinh doanh và các hoạt động ủy quyền đại diện .Địa điểm kinh doanh chỉ được phép kinh doanh trong nhóm ngành mà công ty mẹ đã đăng ký.=> Không có chức năng đại diện theo ủy quyền như chi nhánh.Chức năng kinh doanh Có CóVề địa điểm Có thể đặt cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính (K1 Đ 45 Luật Doanh nghiệp 2020)Có thể đặt cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính Hình thức hạch toànHạch toán phụ thuộcHạch toán độc lậpHạch toán phụ thuộc Con dấu, giấy phép hoạt độngCó con dấu riêngCó giấy chứng nhận hoạt động riêng(K 2 Đ 43 Luật Doanh nghiệp 2020)Không có con dấu riêng Không có giấy chứng nhận hoạt động riêng Chế độ kế toán, kê khai thuếHạch toán phụ thuộc:Nếu cùng tỉnh: Công ty mẹ quyết toán báo cáo tài chính và nộp báo cáo thuế bằng chữ ký số riêng ( Sử dụng chung con dấu của công ty mẹ)Nếu khác tỉnh: Công ty mẹ quyết toán báo cáo tài chính, chi nhánh tự nộp báo cáo thuế bằng chữ ký số riêng. (Chi nhánh khắc con dấu riêng)Hạch toán độc lập: Chi nhánh tự lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và quyết toán thuế cuối năm. Mỗi chi nhánh đều phải có chữ ký số riêng để thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan thuế. Tự nộp tất cả loại thuế, phí (thuế thu nhập, giá trị tăng, môn bài)Hạch toán phụ thuộc:Nếu cùng tỉnh: Toàn bộ công việc khai thuế, bao gồm cả lệ phí môn bài, đều do công ty mẹ đảm nhiệm. Nếu khác tỉnh: Địa điểm kinh doanh phải tự xin cấp mã số thuế, kê khai lệ phí môn bài và nộp thuế giá trị gia tăng Các Nghĩa vụ thuếĐơn vị này đã được cấp mã số thuế độc lập 13 chữ số và áp dụng hình thức hạch toán độc lập, tự lập hóa đơn để quản lý hoạt động kinh doanh.(K5 Đ8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) Toàn bộ hoạt động kê khai, nộp thuế sẽ được thực hiện tại trụ sở chính. Đối với các địa điểm khác tỉnh, đơn vị sẽ được cấp mã số thuế phụ thuộc và thực hiện nghĩa vụ thuế tại Cục thuế địa phương..Các loại thuế, phí phải nộpPhải nộp tất cả các loại thuế, phí giống như doanh nghiệp chính:Lệ phí môn bài;Thuế Giá trị gia tăng;Thuế thu nhập doanh nghiệp;Thuế thu nhập cá nhân.Chỉ cần nộp phí môn bàiKý hợp đồng và xuất hóa đơnĐược phép ký hợp đồng kinh tế;Được phép sử dụng và xuất hóa đơn.Không được ký hợp đồngKhông được sử dụng và xuất hóa đơn Thủ tục thành lập Hồ sơ thành lập phức tạp, nhiều bướcHồ sơ thành lập đơn giản.Đăng ký thành lậpThủ tục về thuế: Thực hiện việc kê khai, báo cáo và nộp thuế theo quy định mới.Thủ tục đăng ký kinh doanh: Gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.(Đ62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).Để thay đổi thông tin đăng ký của địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi địa điểm đó đặt. Từ bảng so sánh đã giúp bạn đọc phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh và có thể thấy mỗi loại hình sẽ phù hợp với nhu cầu kinh doanh, phát triển riêng của doanh nghiệp. Nếu công ty muốn mở rộng quy mô hoạt động một cách linh hoạt, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh và có thể ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn độc lập, thì thành lập chi nhánh là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, đối với những doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh một cách nhỏ gọn và tập trung, việc thành lập địa điểm kinh doanh sẽ là lựa chọn tối ưu, giúp tiết kiệm chi phí và thủ tục hành chính.Phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh4. Các câu hỏi liên quan Phân trên Đức Tín đã giúp quý độc giả phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh, tuy nhiên có nhiều khách hàng còn thắc và có câu hỏi liên quan, chúng tôi xin giải đáp chi tiết dưới đây:Doanh nghiệp có thể mở tối đa bao nhiêu chi nhánh, ĐĐKDTheo khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể lập số lượng không giới hạn chi nhánh và địa điểm kinh doanh của công ty, tùy thuộc vào mục đích và tiềm lực kinh tế hiện tại của DN.Có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh hay không?Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 31 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có quyền mở rộng hoạt động kinh doanh của mình đến các địa điểm khác tỉnh mà không cần tuân thủ các thủ tục quá phức tạp.Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?Theo như bảng phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh, chi nhánh không có tư cách pháp nhân như trụ sở chính theo một số căn cứ sau:Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 44 LDN 2020 có định nghĩa chi nhánh vẫn là đơn vị phụ thuộc và có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, gồm cả việc đại diện theo ủy quyền cho công tyThức 2, căn cứ Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về điều kiện để cá nhân/  tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân (Được thành lập theo quy định bộ LDS 2015 và các luật khác có liên quan, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Đ83 bộ LDS 2015, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với tài sản của mình, tự mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập).Như vậy, từ hai điều trên, có thể thấy về cơ bản chi nhánh công ty vẫn phải phụ thuộc vào trụ sở chính và chỉ được coi là đại diện dưới dạng ủy quyền nên sẽ không có tư cách pháp nhân độc lập. Đây cũng là yếu tố phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanhĐịa điểm kinh doanh có phải khai nộp thuế môn bài không?Theo bảng phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh, nếu một địa điểm kinh doanh đang thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, kể cả khi hoạt động đó nằm trong phạm vi nhóm ngành mà công ty mẹ đã đăng ký, thì địa điểm kinh doanh đó hoàn toàn có nghĩa vụ phải nộp thuế môn bài.(Căn cứ Đ2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP)Chi nhánh công ty có thể đại diện doanh nghiệp ký kết hợp đồng không?Theo bảng phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh phía trên thì chi nhánh công ty không được đại diện doanh nghiệp ký kết hợp hợp đồng do không có tư cách pháp nhân độc lập, do đó về nguyên tắc, chi nhánh không thể tự ý ký kết hợp đồng với các bên thứ ba. (Căn cứ vào Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015)Bài viết trên Đức Tín Group đã đưa ra những phân tích chi tiết để làm giúp quý độc giả phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đã cân đối và chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu mở rộng kinh doanh của công ty. 

2024-08-05 07:05:03

img trending

Thu nhập vãng lai là gì? Hướng dẫn tính thuế đúng quy định của pháp luật

Thu nhập vãng lai là gì? Khoản thu nhập này có bị tính thuế TNCN hay không? Cách quyết toán thuế với khoản thu nhập ngoài luồng này như thế nào? Cùng Đức Tín Group tìm hiểu câu trả lời chi tiết ngay dưới đây.1. Thu nhập vãng lai là gì?Thu nhập vãng lai là gì? Có thể hiểu đơn giản đây là khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương, tiền thưởng, tiền hoa hồng, tiền tham gia dự án,... mà người lao động nhận được nhưng không thông qua hợp đồng lao động. Khoản tiền này không có mức cố định, chỉ mang tính chất tạm thời theo thời gian hoặc theo tiến độ công việc.Ví dụ, người lao động ngoài giờ hành chính làm tại công ty có kỹ hợp đồng, thì có nhận thêm công việc phụ bán nước bên ngoài. Thu nhập từ công việc này được gọi là thu nhập vãng lai. Thu nhập vãng lai là gì?2. Các khoản thu nhập vãng lai sẽ bị tính thuế TNCNTheo điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về các khoản thu lao sẽ được tính vào thu nhập vãng lai có tính thuế. Vậy quy định cụ thể về thuế TNCN cho thu nhập vãng lai là gì, theo dõi ngay dưới đây: Tiền hoa hồng: Áp dụng cho các hoạt động bán hàng, môi giới, đại lý.Tiền thù lao dự án: Bao gồm các dự án nghiên cứu, kỹ thuật, hoặc các dự án khác.Tiền bản quyền: Áp dụng cho các tác phẩm sáng tạo như sách, bài hát, phần mềm.Tiền giảng dạy: Áp dụng cho các hoạt động đào tạo, giảng dạy.Tiền biểu diễn: Áp dụng cho các hoạt động nghệ thuật, thể thao.Tiền dịch vụ: Bao gồm các dịch vụ quảng cáo, tư vấn, dịch thuật...3. Cách tính thuế TNCN với thu nhập vãng lai“Thu nhập vãng lai là gì?” đã được giải đáp phía trên. Tuy nhiên, khoản tiền này có thể sẽ bị tính thuế TNCN. Dựa trên điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính, thuế TNCN cho thu nhập vãng lại sẽ được tính nếu đảm bảo cả hai điều kiện cần và đủ sau:Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ trả tiền công, tiền thu lao cho người lao động (không phải là nhân viên chính thức hoặc hợp đồng thời hạn dưới 3 tháng) và tổng mức cần phải trả dưới (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải từ khấu trừ thuế trên tổng mức thu nhập nhập trước khi  trả cho người lao độngMức  thuế suất thuế là 10%Vậy công thức tự tính thuế TNCN với mức thu nhập vãng lai là gì? Công thức cụ thể:Thuế TNCN = Thu nhập vãng lai x Thuế suất 10%Cá nhân người lao động có thể tự tính thuế TNCN cho khoản thu nhập vãng lai của mìnhXem thêm:Hóa đơn điện tử là gì? Tổng hợp 6 thông tin doanh nghiệp phải biết khi sử dụng HĐĐTMách bạn cách bán hàng trên Tiktok vốn ít lãi nhiều cho người mới4. Các quy định của pháp luật về thuế thu nhập vãng lai Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với các khoản thuế thu nhập vãng lai, người lao động cần nắm rõ các quy định của pháp luật về thuế TNCN cho khoản thu nhập vãng lai là gì? Cùng Đức Tín Group tìm hiểu chi tiết dưới đây.3.1. Các trường hợp được ủy quyền quyết toán thay khi có thu nhập vãng lai?Hiểu được thu nhập vãng lai là gì?và các tính thuế, tuy nhiên để quyết toán thuế TNCN không phải dễ, do đó, người lao động có thể ủy quyền Quyết toán thuế TNCN thông qua các tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho mình theo quy định tại điểm d, Khoản 6, Điều 8 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP.Theo quy định này, sẽ có hai trường hợp người lao động có quyền ủy quyền cho bên trả thu nhập được quyết toán thay:Trường hợp 1: Người lao động có nguồn thu nhập từ hợp đồng 3 tháng trở lên tại một nơi và đang thực tế làm việc tại đó vào thời điểm quyết toán, dù có làm việc đủ 12 tháng trong năm hay không.Trường hợp 2: Người lao động có nguồn thu nhập từ hợp đồng 3 tháng  trở lên tại một nơi hoặc thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức quyết toán thuế (kể cả chưa làm việc đủ 12 tháng); đồng thời có thu nhập vãng lại nơi khác không quá 10 triệu đồng/tháng và đã được khấu trừ thuế 10%.3.2. Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập vãng laiTừ những chia sẻ về thu nhập vãng lai là gì, người lao động cần hiểu để tiến hàng quyết toán thuế thu nhập vãng lai, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ sau:Tờ khai quyết toán thuế TNCN: Sử dụng mẫu số 02/QTT-TNCN theo quy định.Phụ lục bảng kê giảm trừ gia cảnh: Sử dụng mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN để khai báo các khoản giảm trừ.Chứng từ chứng minh số thuế đã nộp: Bao gồm các hóa đơn, biên lai chứng minh số tiền thuế đã khấu trừ hoặc tạm nộp trong năm.Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc: Nếu chưa thực hiện đăng ký, bạn cần bổ sung hồ sơ này để được hưởng các khoản giảm trừ cho người phụ thuộc.Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật, bạn có thể nộp hồ sơ quyết toán bằng 2 cách:Nộp qua website canhan.gdt.gov.vn đồng thời nộp một bản cứng hồ sơ khai thuếNộp trực tiếp hồ sơ tại cơ quan quản lý thuế nơi bạn làm việcThu nhập vãng lai là gì? Cần quan tâm đến tờ quyết toán thuế3.3. Quy trình của cơ quan tiếp nhận xử lý hồ sơ quyết toán thuế thu nhập vãng lai là gì?Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân được quy định chi tiết tại Điều 10 của Quyết định số 679/QĐ-TCT năm 2023. Cụ thể, các cơ quan nhà nước sẽ thực hiện theo các bước sau:Bước 1: Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế TNCN của người nộp thuế (NNT) theo chỉ tiêu đề nghị hoàn trảLưu ý: Với những trường hợp có số liệu trên hồ sơ quyết toán TNCN của NNT không trùng với số liệu được tổng hợp trong kỳ quyết toán phát  sinh trên tất cả các cơ quan thuế trên toàn quốc: CQT sẽ lập và gửi thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình và bổ sung tài liệu liên quan theo quy định tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 679/QĐ-TCT năm 2023Bước 2: Thông báo về việc đã tiếp nhận và tạo hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNCN trên hệ thống.Bước 3: Kiểm tra, đánh giá và phân loại hồ sơ.Bước 4: Cơ quan thuế sẽ gửi thông báo cho NNT về việc có hay không chấp nhận nhận đề nghị hoàn thuế cho NN.Bước 5: Hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyển đến bộ phận giải quyết hoàn thuế để thực hiện các bước tiếp theo.Lưu ý: Theo phân công tại Danh mục 3 Phụ lục số II ban hành kèm theo Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 679/QĐ-TCT năm 2023, hệ thống sẽ tự chuyển hồ sơ quyết toán đến bộ phần giải quyết.Quy trình của cơ quan tiếp nhận xử lý hồ sơ quyết toán thuế thu nhập vãng lai 3.4. Quy định về việc lập bản cam kết để không bị khấu trừ thuế TNCN 10%Điều kiện lập bản cam kết không bị khấu trừ thuếNhững nội dung trên chắc chắn đã giúp bạn giải đáp hiểu rõ được câu hỏi thu nhập vãng lai là gì và cách quyết toán khoản thu này. Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn không nhất thiết phải bị khấu trừ thuế 10% nếu đủ các điều kiện theo điểm  i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC:Về mức thu nhập: Tổng số tiền nhận được từ một lần trả phải từ 2 triệu đồng trở lên.Về hợp đồng lao động: Không có hợp đồng lao động cố định hoặc hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng.Về số lượng nguồn thu nhập: Chỉ có một nguồn thu nhập chịu thuế.Về tổng thu nhập chịu thuế: Tổng thu nhập chịu thuế sau khi trừ các khoản giảm trừ gia cảnh phải dưới mức phải nộp thuế.Về đăng ký thuế: Đã đăng ký thuế và có mã số thuế cá nhân.Sau khi đảm bảo đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện lập bản cam kết không bị khấu trừ thuế TNCN cho thu nhập vãng lai là gì, bạn tải Mẫu 08/CK-TNCN (thay thế Mẫu 02/CK-TNCN cũ) và điền đầy đủ thông tin cá nhân vào đó. Sau khi đã hoàn tất, bạn hãy gửi bản cam kết này cho tổ chức hoặc cá nhân đang trả thu nhập cho bạn.3.5. Mức phạt đối với cá nhân không nộp thuế thu nhập vãng laiHiểu được thu nhập vãng lai là gì và việc việc đóng thuế TNCN cho các khoản thu nhập vãng lai là hoạt động dựa trên tinh thần tự giác của môi người, nhà nước không đưa ra thời hạn bắt buộc phải quyết toán thuế. Tuy nhiên, trong trường hợp các cá nhân bị phát hiện không kê khai thuế, nộp thuế theo quy định sẽ vi phạm hành chính nghiệm trong hoặc với các trường hợp nghiệm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm nhiệm hình sự.Đối với các trường hợp không nộp thuế thu nhập vãng lai mức độ không quá nghiêm trọng, theo khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có quy định:Tiền chậm nộp thuế sẽ được tình bằng 0,03%/ngày trên tổng tiền thuế kể từ ngày cá nhân đó nộp chậm.Thời gian nộp chậm thuế sẽ được tính liên tục từ tiếp theo tiếp nhận thông tin nộp chậm đến ngày liền kề trước ngày hoàn tất số tiền nợ thuế, tiên thu hồi hoàn thuế hay tiền thuế ấn định.Như vậy, người lao động không nộp thuế TNCN sẽ bị phát tối đa 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế mà cá nhân đó nộp chậm. Chính vì thế, NLĐ cần trang bị đầy đủ thông tin kiến thức về thu nhập vãng lai là gì và cách tính tự tính thuế TNCN cho mình. Giả sử bạn chậm nộp 10 triệu đồng thuế trong 30 ngày, số tiền phạt bạn phải chịu sẽ là: 10.000.000 đồng x 0,03% x 30 ngày = 90.000 đồng. Như vậy, chỉ sau 1 tháng, số tiền phạt đã bằng 0,9% số tiền thuế ban đầu.Chậm nộp thuế TNCN bạn có thể bị phạt hành chính 4. Một số câu hỏi liên quan đến thu nhập vãng lai mà bạn nên biếtThu nhập vãng lai là gì - nội dung trên Đức Tín Group đã giúp bạn giải đáp toàn bộ. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng khách hàng còn có khá nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề này. Dưới đây là một số câu trả lời giải đáp thắc mắc liên quan mà nhiều khách hàng thắc mắc. Cá nhân nhận thu nhập từ hai công ty trở lên có thể ủy quyền cho người khác quyết toán thuế không?Dựa trên tiểu mục 2 Mục 3 Công văn 5749/CT-TNCN năm 2018 quy định về các trường hợp không được phép ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì trường hợp trên cá nhân sẽ không được phép ủy quyền quyết toán thuế. Cụ thể:Các cá nhân đã nhận được giấy tờ chứng minh khoản thuế đã được khấu trừ.Cá nhân không còn làm việc tại tổ chức, doanh nghiệpCá nhân có nguồn thu nhập khác ngoài lương, tiền công và khoản thu nhập này chưa được khấu trừ thuế hoặc chưa được khấu trừ đầy đủ.Cá nhân có lương, tiền công từ nhiều tổ chức cùng một lúc và mỗi bên đều trả từ 3 tháng trở lên.Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai và thuế đã được khấu trừ 10% (ngay cả trường hợp chỉ có một nguồn thu nhập vãng lai).Cá nhân chưa có mã số thuế cá nhân.Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công và thuộc diện được giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh tật.Cá nhân có thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN?Theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân có thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng mỗi lần được miễn trừ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không phải đóng bất kỳ khoản thuế nào cho phần thu nhập này.Cá nhân có thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải kê khai thuế TNCN?Do các cá nhân có thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng không cần nộp thuế TNCN với mức khấu trừ là 10% nên các cá nhân này không cần thực hiện việc kê khai thuế.Câu trả lời cho câu hỏi “Thu nhập vãng lai là gì “ đã được Đức Tín Group giải đáp chi tiết trong bài viết trên, cùng những thông tin chi tiết về quy định thuế TNCN với khoản thu này. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, tránh rơi vào tình trạng chậm nộp thuế.

2024-08-05 07:26:00

img trending

Đánh giá ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ

Với lợi thế dễ thành lập và vận hành, các công ty có quy mô nhỏ đang trở thành xu hướng khởi nghiệp được ưa chuộng trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Vậy các ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ là gì? Có nên thành lập loại hình công ty này không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Đức Tín Group.1. Quy định pháp luật về số vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công tyTrước khi tìm hiểu ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ thì quý bạn đọc cần hiểu thế nào là một công ty có nguồn vốn nhỏ và số vốn bao nhiêu là thấp.Theo Luật Doanh Nghiệp 2020 tại khoản 34 Điều 4 quy định vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên góp vào công ty. Tuy nhiên, doanh nghiệp có quyền tự quyết định mức vốn điều lệ và không có quy định cụ thể về số vốn tiểu thiểu khi thành lập. Ngoại trừ, một số ngành nghề kinh doanh đặc thù, nhà nước có quy định cụ thể về vốn pháp định:Các ngành nghề kinh doanhVốn điều lệ tối thiểu (tỷ VND)Ngân hàng 3.000 - 5.000Công ty tài chính500Công ty thiết kế tài chính150Dịch vụ bảo vệ2Đưa người lao động đi làm ở nước ngoài5Sản xuất phim1Kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế (1- >30 tàu bay)500 - 1000Kinh doanh vận chuyển hàng không nội địa (1- >30 tàu bay)200 - 500Doanh nghiệp ninh doanh tại lô hàng không quốc tế100Doanh nghiệp kinh doanh tại lô hàng không nội địa30Kinh doanh hàng không chung50Dịch vụ kiểm toán5Kinh doanh mạng Viễn thông5 -500Như vậy, pháp luật Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp bằng cách không quy định mức vốn tối thiểu. Đây là ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ. Tuy nhiên, vốn điều lệ vẫn là một yếu tố quan trọng cần được doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng. Một mức vốn điều lệ phù hợp không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp lý mà còn giúp xây dựng lòng tin với khách hàng, đối tác và nhà đầu tư.Ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ2. Ưu điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏƯu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ là gì? Dưới đây là tổng hợp 7 lợi thế của các công ty có nguồn vốn nhỏ so với các công ty lớn hiện nay:Giảm thiểu các rủi ro tài chínhDoanh nghiệp nhỏ thường có lợi thế về quản lý rủi ro tài chính so với các công ty lớn. Bằng cách duy trì quy mô vừa phải và phát triển ổn định, các doanh nghiệp nhỏ có thể giảm thiểu nguy cơ gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng.Ngoài ra, với các công ty có số vốn nhỏ việc theo dõi, kiểm soát, quản lý dòng tiền cũng dễ dàng hơn do  các  khoản chi, khoản thu thường không có sự chồng chéo. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa thất thoát tài chính mà còn hạn chế rủi ro tham ô và sử dụng sai mục đích quỹ công ty.Đảm bảo khả năng tham gia thị trường kinh doanh Các doanh nghiệp có nguồn vốn nhỏ là cách thức để nhiều cá nhân/ hộ kinh doanh đáp ứng  được các quy định về vốn theo Luật Doanh Nghiệp 2020.  Đây chính là ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ, do có nhiều lĩnh vực kinh doanh không cho phép cá nhân tham gia trực tiếp, mà bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp. Nên đăng ký kinh doanh với công ty có nguồn vốn nhỏ sẽ là phương án tối ưu, vừa đáp ứng được các điều kiện pháp lý để thành lập công ty TNHH, CTCP,..., vừa phù hợp với khả năng tài chính của chủ sở hữu và các thành viên góp vốnĐảm bảo khả năng tham gia thị trường kinh doanh Phản ứng thay đổi, linh hoạt với biến động thị trườngDoanh nghiệp có quy mô và nguồn vốn nhỏ có khả năng thích ứng nhanh chóng với biến động thị trường hơn do cấu trúc tinh gọn, giúp công ty nhanh chóng điều chỉnh chiến lược và hoạt động hơn. Quy trình ra quyết định khi gặp vấn đề cũng tỉnh giản, ngắn gọn hơn tạo điều kiện cho phản ứng kịp thời trước những thay đổi của môi trường kinh doanh. Hơn nữa, với số lượng nhân sự ít và cấu trúc đơn giản, doanh nghiệp nhỏ dễ dàng áp dụng phương pháp mới và điều chỉnh mô hình kinh doanh, đồng thời giảm thiểu các rào cản nội bộ trong quá trình thay đổi. Ngược lại, các doanh nghiệp lớn thường gặp khó khăn khi đối mặt với biến động do quy mô lớn, cấu trúc phức tạp và quy trình ra quyết định nhiều cấp. Khả năng thích ứng nhanh chóng này trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng, giúp doanh nghiệp nhỏ không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt.Tuy nhiên, đây không hẳn là một ưu điểm toàn diện mà nó có thể bao gồm cả ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ. Do việc linh hoạt thay đổi quá nhiều khiến cho doanh nghiệp kém phần ổn định và chắc chắn.Quản lý nhân sự dễ dàng hơnCác doanh nghiệp nhỏ có lợi thế trong việc quản lý nhân sự, do cơ cấu công ty đơn giản, ít bộ phận, ban ngành nên người quản lý dễ giám sát, điều chỉnh nhân sự hơn. Điều này cũng giúp lãnh đạo dễ dàng phát hiện, giải quyết hỗ trợ nhân sự trong quá trình làm việc.Bên cạnh đó, môi trường làm việc việc của các công ty nhỏ thường gần gũi, ít phân cấp, các thành viên sẽ thân thiết với nhau hơn, góp phần tạo ra bầu không khí làm việc thoải mái, từ đó giúp nâng cao hiệu quả làm việc của mọi người hơn. Đây cũng là ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ, vì ít nhân sự cũng đồng nghĩa với việc khó phát triển và mở rộng quy mô hơn so với các công ty lớn.Có sự tập trung tốt hơnVới nguồn vốn hạn hẹp, các doanh nghiệp nhỏ thường có xu hướng tập trung tối đa vào các hoạt động cốt lõi. Điều này là ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ mà doanh nghiệp cần giải quyết.Doanh nghiệp nhỏ với nguồn vốn hạn chế thường sẽ tập trung vào một số sản phẩm hoặc dịch vụ cốt lõi giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng hình ảnh thương hiệu rõ nét và chuyên nghiệp hơn, giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động.Bên cạnh đó việc chỉ tập trung vào một lĩnh vực cũng giúp doanh nghiệp đào sâu kiến thức, hiểu rõ từng ngóc ngách của ngành nghề mình đang làm. Từ đó có thể dễ dàng linh linh hoạt thay đổi chiến lược kinh doanh để thích ứng với những biến động của thị trường nhanh hơn so với các doanh nghiệp lớn.Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ là điểm yếu của công ty có nguồn vốn nhỏ vì nó sẽ hạn chế khả năng mở rộng kinh doanh và khai thác cơ hội mới của doanh nghiệp. Không những thế, nếu thị trường chính gặp vấn đề, doanh nghiệp sẽ không có phương án dự phòng, thay thế.Doanh nghiệp nhỏ quản trị mục tiêu chính về thời gian và chi phí kỹ lưỡng hơnKhó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớnXem thêm:Khám phá sơ đồ PERT: Công cụ quản lý dự án hiệu quảMô hình DiSC: Hệ thống đánh giá tính cách hàng đầu thế giớiNhà nước có nhiều phương án hỗ trợ Ưu điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ là nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước hơn. Hiện nay nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp này phát  triển. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017 cùng Nghị định hướng dẫn 80/2021/NĐ-CP, cùng nhiều văn bản khác liên quan đã và đang mở ra cơ hội về vốn, về tiềm năng kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ. Các công ty có nguồn vốn nhỏ sẽ nhận được nhiều hỗ trợ của nhà nước về công nghệ, nguồn nhân lực cũng như tham gia mối quan hệ liên kết ngành,chuỗi giá trị để tăng tiềm lực phát triển.Tuy nhiên, ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ trên cũng đi kèm những khó khăn về việc doanh nghiệp sẽ bị nhà nước quản lý chặt chẽ hơn, chi tiết hơn.3. Nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏƯu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ là gì - Dưới đây là những khó khăn đối với các doanh nghiệp có nguồn vốn thấp song hành cùng những lợi thế của loại hình kinh doanh này. Khó tiếp cận các nguồn vốn vay hơnCác doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phần quan trọng trong nền kinh tế chiếm khoảng 97% các DN đăng ký, đóng góp tới 40% GDP cả nước và sử dụng 50%  nhân lực lao động cả nước. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn vay vẫn là một trong những thách thức lớn mà doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt. Vậy đâu là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp có vốn nhỏ khó tiếp cận các khoản vay:Báo cáo tài chính kém minh bạch: Các công ty nhỏ thường có BCTT  không đầy đủ hoặc chưa được kiểm toán, khiến các tổ chức tín dụng khó đánh giá khả năng trả nợ.Khả năng sản xuất hạn chế: Công ty vốn nh thường có năng lực sản xuất nhỏ, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, dẫn đến rủi ro cao cho các khoản vay.Tài sản thế chấp hạn chế: Doanh nghiệp vốn hóa nhỏ thường không có đủ tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ giá trị, không đáp ứng yêu cầu của ngân hàng.Tín dụng hạn chế: Các ngân hàng thường ưu tiên cho vay các doanh nghiệp lớn, có tài sản thế chấp cao, hạn chế cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏDo đó, để dễ tiếp cận nguồn vốn hơn DN cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng các phương án, dự án kinh doanh khả thị, mở rộng thị trường sản phẩm/ dịch vụ để tạo niềm tin cho các tổ chức tín dụng. Vốn luôn là ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏKhó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớnCác doanh nghiệp nhỏ có nguồn vốn ít rất khó cạnh tranh với các công ty lớn đã có tên tuổi và thường hiệu trên thị trường. Việc tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là những hợp đồng lớn, vô cùng khó khăn. Các yêu cầu khắt khe về số lượng, điều kiện thanh toán và các chi phí liên quan khiến nhiều doanh nghiệp mới khởi nghiệp gặp khó khăn trong việc đáp ứng. Bên cạnh đó, mối quan hệ lâu năm giữa các doanh nghiệp lớn và khách hàng như một bức tường chắn vững chắc, hạn chế cơ hội phát triển của các doanh nghiệp nhỏ.Không có đủ nguồn nhân lựcVấn đề nguồn nhân lực là ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ cần giải quyết. Công ty có nguồn vốn thấp nữa là thiếu nguồn nhân lực giỏi để phát triển doanh nghiệp. Các DN nhỏ có quỹ lượng hạn chế, môi trường làm việc chưa ổn định, cơ hội thăng tiến không rõ ràng, khiến cho việc tuyển dụng và giữ chân nhân tài gặp nhiều khó khăn.Doanh nghiệp nhỏ thường thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp và dồi dào. Việc một người đảm nhận quá nhiều nhiệm vụ không chỉ gây áp lực mà còn khiến chất lượng công việc bị ảnh hưởng. Điều này dễ dẫn đến việc sản phẩm, dịch vụ không đạt chất lượng sẽ làm mất lòng tin của khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Khó cạnh tranh việc tuyển dụng nhân sự tai năng so với doanh nghiệp lớnCác vấn đề pháp lýƯu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ còn nằm ở vấn đề pháp lý. Bên canh ưu điểm dễ thành lập và điều kiện thành lập dễ đáp ứng, thì so với các doanh nghiệp có vốn nhỏ thường yếu thế hơn về các vấn đề pháp lý so với những doanh nghiệp lớn có bộ phận pháp chế chuyên trách. Đây là lí do không ít doanh nghiệp gặp lúng túng trước các thủ tục pháp lý hay các quy định liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này cũng dẫn tới tính trạng, các công ty có số nhỏ dễ gặp rủi ro pháp lý dẫn đến các biện pháp trừng phạt nặng về hành chính. 4. Kinh nghiệm đăng ký vốn điều lệ khi đăng ký kinh doanhƯu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ đã được Đức Tín Group nêu phía trên. Hình thức doanh nghiệp này vừa có điểm lợi cũng vừa có những bật cập yêu cầu doanh nghiệp cần thích ứng và thay đổi để phù hợp hơn. Ngoài ra để giúp bạn đọc đăng ký thành lập công ty dễ dàng hơn trong khâu đăng ký vốn, chúng tôi đã tổng hợp một số kinh nghiệm và lưu ý quan trọng sau:Cần nắm rõ về thời gian góp vốn điều lệ Để phát huy và hạn chế các ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định cụ thể về thời gian góp vốn. Theo luật, trong vòng 3 tháng kể từ ngày thành lập, doanh nghiệp bắt buộc phải góp đủ số vốn đã đăng ký. Nếu quá thời hạn này mà doanh nghiệp chưa góp đủ vốn, cơ quan có thẩm quyền có thể ra quyết định xử phạt hành chính hoặc buộc doanh nghiệp phải giải thể.Luật không quy định cụ thể thời hạn góp đủ vốn đầu tư. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư ban đầu và có trách nhiệm thực hiện đúng cam kết của mình.Định giá tài sản góp vốn trước khi gópTheo điều 34 Luật Doanh Nghiệp 2020 các tài sản góp vốn khi thành lập công ty gồm: đồng tiền Việt Nam, tệ tự do, vàng, giấy quyền sử dụng đất, sở hữu trí tuệ, công nghệ…Đối với các tài sản chưa quy định thành tiền, chủ sở hữu cần định giá tài sản trước để đảm bảo giá trị, số vốn góp. Việc này sẽ góp phần phát huy các ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ cho doanh nghiệp. Điều này sẽ đảm bảo tính khách quan, công bằng và phân định rõ được quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông đối với trách nhiệm tài chính của công ty.Các vấn đề pháp lý là khó khăn lớn với các doanh nghiệp vốn hóa nhỏVề số vốn tối thiểu khi đăng ký kinh doanhNhư ở phần trên chúng tôi cũng đã nêu ra rằng, pháp luật Việt Nam không đưa ra mức hạn định cho vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên để phát huy tôi và hạn chế các ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ. Cũng như đảm bảo khả năng cạnh tranh kinh doanh, mức độ uy tín của doanh nghiệp bạn nên đặt mức vốn điều lệ có thể duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ít nhất 6 tháng đầu tiên. Và số vốn này tối thiểu phải cao hơn các chi phí cố định của công ty (Tiền thuế, lương, chi phí mặt bằng, điện nước). Ví dụ, nếu các chi phí cố định của công ty trong 6 tháng là 200tr thì ít nhất vốn điều lệ của mỗi chủ sở hữu, thành viên góp vốn là 500tr.Trên đây, là tổng hợp những ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ mà bạn cần biết trước khi quyết định thành lập công ty, đặc biệt trong thời buổi kinh tế thị trường đang có nhiều biến động như hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, quý bạn đọc đã cập nhật được những thông tin bổ ích cho quá trình định hướng, phát triển kinh doanh của cá nhân/ tổ chức mình.

2024-08-05 07:41:58

img trending

Cập nhật mới nhất quy định về điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)?

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp khá phổ biến tại Việt Nam và được đa số cá nhân/ tổ chức lựa chọn khi thành lập do quy mô đơn giản, dễ vận hành. Vậy những điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn được quy định như thế nào trong luật, cùng Đức Tín Group cập nhật ngày trong bài viết dưới đây.Điều kiện về chủ sở hữu và thành viên góp vốn khi thành lập công ty TNHHĐiều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tiên bạn cần quan tâm khi làm hồ sơ có chính là tính pháp lý của chủ sở hữu và thành viên góp vốn. Theo quy định của luật, công ty TNHH có thể có hai hình thức là công ty 1 thành viên (sở hữu bởi 1 cá nhân hoặc tổ chức) và công ty 2 thành viên trở lên (sở hữu bởi cá nhân/ tổ chức với số lượng tối thiểu là 2 người , tối đa từ 50 người). Cả công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH nhiều thành viên đều phải đảm bảo điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn về chủ sở hữu/người góp vốn theo quy định của Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, chủ sở hữu/ người góp vốn có thể cá nhân, tổ chức tại Việt Nam hoặc nước ngoài.Với cá nhân, tổ chức nước ngoài, tùy thuộc vào hình thức đầu tư mà sẽ có những điều kiện quy định khác nhau. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì nhà đầu tư nước phải có nguồn vốn, chọn được nơi đặt dự án phù hợp, đảm bảo không ảnh hưởng đến quỹ đất, môi trường tại địa phương.Cá nhân phải từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không nằm trong diện cấm thành lập doanh nghiệp theo Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020. Ngoài ra, với những cá nhân đã từng là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước đã về hưu sẽ vẫn đủ điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và không thuộc trường hợp cấm tại điều 17 LDN 2020.Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể nào về bằng cấp của chủ sở hữu, thành viên góp vốn để đáp ứng điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Trừ những trường hợp công ty hoạt động trong ngành, nghề kinh doanh yêu cầu về bằng cấp hành nghề như trong y tế, giáo dục,...Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn về chủ sở hữu và thành viên góp vốnĐiều kiện về vốn điều lệ khi mở công ty trách nhiệm hữu hạnĐiều kiện về vốn là một trong những yếu tố bắt buộc phải đáp ứng khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Tổ  chức, cá nhân cần đảm bảo đủ điều lệ, vốn pháp lý và vốn ký quỹ theo luật thì mới có đủ điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn.Vốn điều lệ: Là tổng toàn bộ tài sản các chủ sở hữu, các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty.Vốn pháp lý: Hay còn gọi là vốn pháp định là loại vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đảm bảo khi kinh doanh một số ngành nghề có yêu cầu đặc biệt như an ninh trật tự, giao dục, giao thông vận tải,...Vốn ký quỹ: Là điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn  với mức vốn tối thiểu của doanh nghiệp được gửi trong ngân hàng, các tổ chức tín dụng, với các ngành nghề yêu cầu mức ký quỹ.  Đây được coi là khoản đảm bảo của doanh nghiệp cho các hoạt động liên quan nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với các đối tác liên quan.Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 về điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn là không có mức vốn điều lệ tối thiểu bắt buộc đối với công ty TNHH. Vì thế, chủ sở hữu có quyền tự quyết định số vốn ban đầu để thành lập công ty.  Song để cân bằng nguồn vốn điều lệ của công ty, chủ sở hữu khi đưa ra mức vốn cần đảm bảo các yếu tố sau:  Năng lực tài chính của các thành viên trong công ty có đảm bảo được mức vốn không, có gây khó khăn cho người góp không?Ngành nghề kinh doanh của công ty có quy định nguồn vốn pháp định hay pháp lý không, mức vốn đó tối thiểu là bao nhiêu?Tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp về các ngành nghề đã đăng ký và số lượng vốn cần đề phát triển.Các đối tác, khách hàng và những dự án của công ty trong tương lai.Ngoài ra, chủ sở hữu cần lưu ý số vốn góp cần đảm bảo hoàn thành trong thời gian 90 ngày kể từ ngày lập hồ sơ điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Nếu thành viên góp vốn không đầy đủ số vốn đã đăng ký, doanh nghiệp bắt buộc phải điều chỉnh vốn điều lệ giảm xuống tương ứng với số vốn thực tế đã góp. Đồng thời, vốn điều lệ sau điều chỉnh phải đảm bảo đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh.Các tài sản có thể chuyển đổi thành vốn điều lệ khi thành lập công tyĐiều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn về ngành nghề kinh doanh Theo luật doanh nghiệp quy định điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn về ngành nghề doanh nghiệp đăng ký khi thành lập công ty TNHH. Theo đó, DN có thể đăng ký không giới hạn số lượng ngành nghề. Doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm và nằm trong hệ thống các mã ngành kinh tế của Việt Nam.Nếu công ty dự định đăng ký ngành nghề chưa được quy định chi tiết theo pháp luật thì cần phải đăng ký chi tiết dự định kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe 16 chỗ chuyên tuyến nội thành, danh mục này chưa có quy định chi tiết nhưng đã có mã ngành vận tải hành khách đường bộ thì thì khi đăng ký cần nêu chi tiết đặc thù của ngành.Lưu ý, tuy không có điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn trong ngành nghề những khi làm hồ sơ doanh nghiệp cần xác định xem ngành nghề đó thuộc danh mục có điều kiện hay không điều kiện. Nhóm ngành, nghề không có điều kiện: Không yêu cầu cầu quy định, bằng cấp khi đăng ký.Nhóm ngành, nghề có điều kiện: Nhà nước có quy định bằng văn bản riêng về các điều kiện vốn, bằng cấp của ngành nghề dùng để đăng ký thành lập doanh nghiệp.Cần xác định ngành nghề kinh doanh chính phù hợp tiềm lực của doanh nghiệpXem thêm:Phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh?Quy tắc 5S là gì? Cách áp dụng quy tắc 5S vào doanh nghiệp hiệu quảĐiều kiện về tên công ty, địa chỉ khi thành lập công ty TNHHNhà nước quy định rõ về cách đặt tên công ty TNHH và các điều kiện trụ sở của công ty để đảm bảo độ minh bạch, rõ ràng thánh trùng lặpĐiều kiện đặt tên công tyĐiều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn cần đảm bảo về cả hình thức tên gọi của công ty. Đối với công ty TNHH tên công ty cần kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố: loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn) và tên riêng.Ví dụ: Công ty TNHH Hoàng Lan, Công ty TNHH Xây dựng Tứ Gia,...Ngoài ra, tên doanh nghiệp cần được gắn tại trụ sở chính, tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, các địa điểm kinh doanh. Ngoài ra, tên công ty phải được in hoặc viết trên mọi tài liệu, hóa đơn, hợp đồng và các ấn phẩm do công ty phát hành.  Lưu ý, tên công ty không được thuộc các trường hợp bị cấm theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020 đã quy định. Điều kiện đặt trụ sở công tyĐiều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn cũng quy định về trụ sở đặt công ty như sau:Theo quy định, công ty trách nhiệm hữu hạn phải có trụ sở chính đặt tại một địa chỉ cố định trên lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ này được sử dụng cho mọi hoạt động liên lạc và giao dịch của công ty, đồng thời phải tuân thủ các quy định về địa giới hành chính.Pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng các loại hình nhà ở như chung cư, nhà tập thể để làm trụ sở công ty.Ví dụ: Trụ sở được đặt tại số nhà 85, đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.Trụ sở chính của công ty cần có địa chỉ rõ ràng, rành mạch Giải đáp một số vấn đề thường gặp khi thành lập công ty TNHHDưới đây, Đức Tín Group sẽ giải đáp các thắc mắc của quý khách về thủ tục và điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn.Các trường hợp không được là chủ sở hữu, thành viên góp vốn của công ty TNHH.Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020 thì các trường hợp sau đây sẽ không đủ điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại Việt Nam:Cơ quan nhà nước và đơn vị lực lượng vũ trang sử dụng tài sản nhà nước để kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.Cán bộ, công chức, viên chức còn hoạt động, còn tại chứcQuân nhân và công an nhân dân đang tại ngũ, trừ trường hợp được ủy quyền quản lý vốn nhà nước.Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp nhà nước.Người dưới 18 tuổi, hoạc  người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thi hành án hoặc chấp hành biện pháp xử lý hành chính.Người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề theo quyết định của Tòa án.Các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản 2014 và Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.Tổ chức, pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực theo Bộ luật Hình sự 2015.Thời gian để hoàn tất thủ tục thành lập công ty là bao lâu?Không có quy định điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn về khoảng thời gian cụ thể là mất bao lâu để hoàn tất thủ tục thành lập công ty, do nó còn phụ thuộc khá nhiều vào ngành nghề kinh doanh cũng như những hiểu biết pháp lý của bạn trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, thông thường nếu hồ sơ thủ tục được chuẩn bị đúng, không có sai sót trong quá trình nộp lần đầu thì thời gian thành lập sẽ nằm trong khoảng từ 3 - 25 ngày làm việc.Thủ tục thành lập công ty TNHH có phức tạp không? Dựa theo Luật Doanh Nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Quyết định 885/QĐ-BKHĐT, về Đăng ký doanh nghiệp sẽ được tiến hành qua 5 bước nếu đạt điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, như sau:Bước 1: Chuẩn bị thông tin cần thiết liên quan đến chủ sở hữu, thành viên, vốn, ngành nghề kinh doanh của công tyBước 2: Chuẩn bị hồ sơ (bao gồm giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người đại diện, giấy tờ chứng minh về vốn điều lệ,...)Bước 3:  Nộp hồ sơ bằng cách trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh hoặc trực tuyến qua cổng https://dangkykinhdoanh.gov.vn/.Bước 4: Sau 5 - 7 nhận kết quả đăng ký thành lập, đồng thời  chuẩn bị con dấu cá nhânBước 5: Nhận kết quả qua cổng công bố thông tin và đăng công báo trên cổng đăng ký doanh nghiệpQuy trình chuẩn bị thành lập công ty TNHHCó thể đặt trụ sở chính của công ty TNHH tại nhà không?Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn trụ sở chính của công ty TNHH có thể đặt  tại nhà riêng, tuy nhiên luật nghiêm cấm hành vi sử dụng căn hộ chung cư, nhà ở tập thể đặt trụ sở công tyDoanh nghiệp ban đầu là hình thức công ty TNHH thì có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần không?Bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần theo quy định tại Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020. Dựa theo đó, doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần bằng cách phương thức sau:Chuyển đổi thành CTCP mà không có sự thay đổi trong nguồn vốn (không huy động thêm vốn hoặc bán vốn từ các tổ chức, cá nhân khác) Chuyển đổi bằng cách huy  động thêm vốn từ các tổ chức, cá nhân góp vốn khácChuyển đổi thông qua cách bán toàn bộ hoặc một phần vốn góp cho bên khác.Có thể kết hợp cả phương  thức  a, b và c trên để chuyển đổi hình thứcCó thể đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh cùng lúc không?Hiện nay, pháp luật về điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn không giới hạn số lượng ngành nghề mà một công ty TNHH có thể đăng ký. Vì thế, doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn và đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh, tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh gặp phải những hạn chế về sau khi hoạt động Với các doanh nghiệp mới thành lập, chọn quá nhiều ngành nghề sẽ gây loãng, khó đảm bảo mục tiêu kinh doanh.Một số ngành yêu cầu về bằng cấp, số vốn pháp định, ký quỹ nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ trước khi đăng ký.Bài viết trên Đức Tín Group đã tổng hợp những thông tin mới nhất về điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) cũng như các câu hỏi thường gặp trong quá trình làm hồ sơ. Với những chia sẻ trên, mong rằng quý độc giả đã có những kiến thức cần thiết để thực hiện quá trình xin lập công ty được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

2024-08-05 08:00:29

img trending

Tổng hợp các phương pháp phỏng vấn hiệu quả, phổ biến nhất hiện nay

Phỏng vấn là cách nhà tuyển dụng có thể nói chuyện, trao đổi với nhân sự để chọn ra những nhân sự phù hợp nhất với công việc. Vậy nên sử dụng những cách thức phỏng vấn nào để có thể khai thác, đánh giá nhân sự tiềm năng được chi tiết, hiệu quả nhất. Tham khảo ngay 9 phương pháp phỏng vấn tốt nhất hiện nay giúp nhà tuyển dụng chọn lọc được ứng viên phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp của mình.1. Phương pháp phỏng vấn là gì?Phương pháp phỏng vấn là các cách nhà tuyển dụng đưa ra các câu hỏi liên quan thông tin nhân sự, yêu cầu công việc để ứng viên trả lời. Qua những câu hỏi được chuẩn bị kỹ lưỡng, nhà tuyển dụng không chỉ tìm kiếm những ứng viên sở hữu kỹ năng chuyên môn phù hợp mà còn có sự tương đồng về suy nghĩ, tư duy phát triển với doanh nghiệp.Phương pháp phỏng vấn là các cách nhà tuyển dụng đưa ra các câu hỏi liên quan thông tin nhân sự, yêu cầu công việc để ứng viên trả lời. Qua những câu hỏi được chuẩn bị kỹ lưỡng, nhà tuyển dụng không chỉ tìm kiếm những ứng viên sở hữu kỹ năng chuyên môn phù hợp mà còn có sự tương đồng về suy nghĩ, tư duy phát triển với doanh nghiệp.Đồng thời, qua buổi phỏng vấn ứng viên cũng có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về công việc, văn hóa công ty và đội ngũ, từ đó đưa ra quyết định có nên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không. Phỏng vấn là cách nhà tuyển dụng chọn lọc được những nhân sự phù hợp nhất2. Phương pháp phỏng vấn theo nội dung cụ thểPhỏng vấn theo nội dung cụ thể là phương pháp nhà tuyển dụng thiết kế các câu hỏi xoay quanh một chủ đề nhất định, liên quan trực tiếp đến công việc và văn hóa doanh nghiệp, nhằm đánh giá sâu sắc năng lực và sự phù hợp của ứng viên. Dưới đây là 4 cách phỏng vấn theo nội dung thường được các doanh nghiệp sử dụng:2.1. Phương pháp phỏng vấn dựa theo hành vi ứng viênPhương pháp phỏng vấn theo hành vi có tên tiếng anh là Behavior-based interview, là cách phỏng vấn dựa trên những phản ứng, hành động của ứng viên qua việc trả lời các câu hỏi của nhà ứng tuyển để đánh giá xem ứng viên có phù hợp hay không.Phương pháp này nhà tuyển dụng sẽ áp dụng nguyên tắc đặt câu hỏi STAR để đưa ra các câu hỏi cho ứng viên (Situation - tình huống, Task - nhiệm vụ, Action - hành động, Result - Kết quả). Thông qua đáp án của ứng viên, HR sẽ đánh giá được các thông tin về nhận thức, tính cách, tư duy và cách họ xử lý các tình huống xoay quanh công việc, đời sống. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận rằng ứng viên có phù hợp với công việc không.Phương pháp phỏng vấn này sẽ có các ưu nhược điểm sau:Ưu điểm: Phương pháp đơn giản, phổ biến, nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu được nhiều thông tin về các kỹ năng chuyên môn, điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu, định hướng,...Nhược điểm: Cách phỏng vấn này tuy khai thác được nhiều thông tin từ ứng viên nhưng tính xác thực, chính xác không cao, vì có nhiều ứng viên không trung thực trong việc trả lời.Do phương pháp này đơn giản, tính chính xác, khách quan chưa cao nên sẽ phù hợp cho những vị trí nhân viên, chuyên viên thông thường,... còn với những vị trí cao hơn như quản lý, trường phòng, giám đốc,... thì cần kết hợp với nhiều phương pháp để có đánh giá chính xác nhất.Thông qua việc quan sát ứng viên, nhà tuyển dụng có những nhận định khách quan hơnXem thêm: Quản trị nhân sự qua phương pháp quản trị mục tiêu  FTE là gì? Cách doanh nghiệp sử dụng FTA vào quản trị nhân lực2.2. Phương pháp phỏng vấn tình huốngKhác với hình thức phỏng vấn hành vi, nơi ứng viên có thể chuẩn bị trước những câu trả lời dựa trên kinh nghiệm quá khứ, phỏng vấn tình huống lại là cách phỏng vấn hoàn toàn khác. Phương pháp này, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi tình huống bất chợt, đòi hỏi ứng viên có kỹ năng nắm bắt thông tin, phán đoán để có thể đưa ra các quyết định hoặc giải quyết vấn đề ngay tức thì. Qua cách ứng viên xử lý tình huống, nhà tuyển dụng có thể đánh giá về khả năng tư duy logic, kỹ năng phân tích vấn đề, từ đó xác định các tiềm năng phát triển của ứng viên.Ưu điểm: Các câu hỏi tình huống sẽ được xây dựng dựa trên yêu cầu về công việc, trách nhiệm, quyền hạn, các sự việc có thể xảy ra trong thực tế để đánh giá kĩ năng giải quyết của ứng viên.Theo đó, các câu trả lời của ứng viên sẽ có độ chính xác, sát thực,, khách quan hơn giúp nhà tuyển dụng đưa ra các nhận định đúng về năng lực của ứng viên.Nhược điểm: Chỉ mới đánh giá được các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, chưa thực sự đánh giá được toàn diện ứng viên về tính cách, thái độ làm việc. Phương pháp phỏng vấn tình huống thường được sử dụng để đánh giá các kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của ứng viên, nên thường được sử dụng khi tuyển dụng các vị trí công việc đặc thù như: nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên kế toán, nhân viên bán hàng,...2.3. Phỏng vấn gây áp lựcPhỏng vấn gây áp lực là phương pháp nhà tuyển dụng tạo ra một môi trường căng thẳng, liên tục đặt ứng viên vào những tình huống khó khăn và đòi hỏi ứng viên đưa ra câu trả lời nhanh chóng, chính xác. Việc đưa ra các câu hỏi vặn, cắt ngang hoặc yêu cầu dẫn chứng, thông số cụ thể, dồn dập sẽ gây ra áp lực, khiến ứng viên không có quá nhiều thời gian suy nghĩ nên rất dễ đưa ra các câu trả lời đúng bản chất, khả năng của mình.Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ có thể phát triển được và tìm ra những ứng viên tiềm năng có khả năng quản lý cảm xúc, suy nghĩ tốt, có thể chịu áp lực cao, liên tục. Ưu điểm: Phương pháp phỏng vấn tình huống là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp khám phá đầy đủ tiềm năng và kỹ năng mềm của ứng viên, đặc biệt trong việc xử lý tình huống và chịu áp lực.Nhược điểm: Cách thức này sẽ khiến cho nhiều ứng viên cảm thấy doanh nghiệp có văn hóa thiếu chuyên nghiệp, toxic nên sẽ không đi làm dù có nhận được offer từ nhà tuyển dụng. Cách phỏng vấn gây áp lực sẽ phù hợp với những vị trí giữ chức vụ cao trong doanh nghiệp như quản lý, giám sát viên, quản lý hoặc những công việc có tính chất chịu áp lực cao như: kế toán, pháp lý,...Phương pháp phỏng vấn gây áp lực có thể là con dao hai lưỡi 2.4. Phương pháp phỏng vấn mẹoPhương pháp phỏng vấn qua các câu hỏi mẹo là cách thức đưa ứng viên vào những tình huống không có lời giải cụ thể. Thông thường các câu hỏi mẹo sẽ không có đáp án chính xác mà nó phụ thuộc vào quan điểm và cách lập luận của môi người. Nhà tuyển dụng phỏng vấn theo cách này là muốn xem cách giải quyết linh hoạt của bạn và từ đó giúp họ đánh giá được khả năng ứng biến, tư duy phản biện của ứng viên.Ưu điểm: Nhà tuyển dụng có thể khám phá tìm hiểu kỹ về tư duy, quan điểm và khả năng ứng biến linh hoạt của ứng viên khi đối diện với những thử thách trong công việc.Nhược điểm: Vì các câu hỏi đều là câu hỏi mở, không có đáp án chính xác và đều trả lời dựa trên các quan điểm cá nhân nên việc đánh giá và cho điểm sẽ không được khách quan.Phương pháp phỏng vấn mẹo sẽ phù hợp sử dụng để tuyển dụng, chọn lọc cho những ngành nghề yêu cầu độ nhạy bén, linh hoạt, nắm bắt thông tin tốt như Marketing, Content, truyền thông.3. Phương pháp phỏng vấn theo hình thứcKhông giống với ngày trước, việc phỏng vấn hiện nay có thể được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như gặp mặt trực tiếp (Face to face Interview), qua điện thoại (Phone Interview) hoặc qua internet ( Online Interview).3.1 Phỏng vấn trực tiếpĐây là phương pháp phỏng vấn truyền thống, doanh nghiệp sau khi nhận hồ sơ/ CV của ứng viên sẽ hẹn ứng viên đến trụ sở hoặc chi nhánh để gặp mặt để trao đổi và giải đáp trực tiếp các vấn đề liên quan đến công việc, lương thưởng,...Việc có cuộc gặp mặt trực tiếp giữa ứng viên sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn trực quan hơn về nhân sự tiềm năng, có thể đánh giá được trực tiếp thái độ, tính cách, khả năng giao tiếp, xử lý tình huống của ứng viên. Ngoài ra, ứng viên qua buổi gặp mặt trực tiếp với công ty cũng có thể xác nhận xem doanh nghiệp có phù hợp với mong muốn của bản thân hay không.Ưu điểm: Với cách này cho phép nhà tuyển dụng đánh giá trực tiếp nhân sự qua ánh mắt, lời nói, cử chỉ, hành động, cảm xúc,... từ đó có nhận định đúng đắn về ứng viên và xác nhận xem đây có phải là nhân viên tiềm năng mà doanh nghiệp đang tìm kiếm.Phỏng vấn trực tiếp vẫn là phương thức được ưa chuộng hàng đầu trong tuyển dụng, bởi nó tạo điều kiện cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên có cơ hội giao tiếp trực tiếp, hiểu rõ hơn về nhau và xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả ngay từ đầu.Việc gặp mặt trực tiếp sẽ giúp cả nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu nhau hơn3.2. Phỏng vấn ứng viên qua điện thoạiPhương pháp phỏng vấn qua điện thoại là cách thức khá nhanh chóng và tiện lợi không tốn nhiều thời gian, chi phí. Với cách thức này nhà tuyển dụng chỉ cần liên hệ với ứng viên qua điện thoại không yêu cầu ứng viên tới trụ sở văn phòng.Ưu điểm: Cuộc phỏng vấn nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm cả thời gian, chi phí cho cả hai bên. Nhà tuyển dụng có thể lựa chọn ứng viên ở bất cứ nơi đâu mà không gặp các giới hạn về địa lý.Nhược điểm: Phương pháp này không đảm bảo ứng viên trung thực 100% trong việc trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, việc HR không thể trao đổi trực tiếp nên khó có thể nắm bắt được thái độ, tính cách của ứng viên. Phỏng vấn qua điện thoại thường là phương thức tuyển dụng phổ biến cho các vị trí làm việc linh hoạt như cộng tác viên hoặc freelancer. Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng dùng cách phỏng vấn qua điện thoại để sơ vấn các ứng viên trước khi mời họ đến văn phòng3.3. Phỏng vấn qua internet - onlinePhương pháp phỏng vấn online được khá nhiều công ty sử dụng, đặc biệt sau thời kỳ Covid 19. Với cách thức này, doanh nghiệp sẽ sử dụng một số nền tảng hỗ trợ như Zoom, Google Meet, Skype, Zalo,... để liên hệ trao đổi với ứng viên. Ưu điểm: Phương pháp này nhanh chóng và tiện lợi, cho phép nhà tuyển dụng gặp mặt, trao đổi với ứng viên những không yêu cầu đến trực tiếp trụ sở chính.Nhược điểm: Tuy hai bên có thể nhìn thấy trực tiếp nhau nhưng độ hiệu quả chưa thực sự tốt bằng so với phương pháp họp mặt trực tuyến. Phỏng vấn online cũng sẽ thích hợp cho các công việc làm việc từ xa không cần đến văn phòng làm trực tiếp như cộng tác viên, freelance,...Phỏng vấn online sẽ tiện lợi và tiết kiệm chi phí hơn4. Phỏng vấn ứng viên theo số lượng cụ thểHình thức tuyển dụng, cá nhân hay nhóm, sẽ được doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên quy mô và nhu cầu cụ thể của từng bộ phận.4.1. Phỏng vấn theo nhómPhương pháp phỏng vấn nhóm - Group Interview là việc mà nhà tuyển dụng sẽ cùng phỏng vấn 3 - 5 người dùng một lúc. Trong quá trình trao đổi, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi và lần lượt từng ứng viên sẽ đưa ra câu trả lời trong khoảng một thời gian nhất đinh. Từ câu trả lời đó, HR sẽ đánh giá được thái độ, phong thái, tư duy, sự tự tin của từng người và chọn được nhận sự phù hợp cho doanh nghiệp. Ưu điểm: Hình thức này cho phép nhà tuyển dụng đánh giá nhiều ứng viên cùng một lúc nên có sự so sánh, từ đó dễ chọn được ứng viên tiềm năng nhất. Nhược điểm: Phương pháp này sẽ không có lợi cho những ứng viên có chuyên môn giỏi nhưng kém về mặt thuyết trình, giao tiếp.Phỏng vấn nhóm sẽ phù hợp cho những vị trí yêu cầu ứng viên có tố chất lãnh đạo, dẫn dắt đội nhóm, thuyết phục người khác như quản lý, trường nhóm, giám đốc. Ngoài ra, với các vị trí lao động phổ thông, cần nguồn nhân lực đồng, không thể phỏng vấn từng cá nhân thì cũng có thể sử dụng cách phỏng vấn nhóm này.Phỏng vấn nhóm giúp nhà tuyển dụng đánh giá, so sánh các ứng viên tốt hơn4.2. Phỏng vấn cá nhânPhương pháp phỏng vấn cá nhân là phương pháp mà hầu như công ty nào cũng áp dụng. Nhà tuyển dụng sẽ mời ứng viên đến văn phòng hoặc trao đổi online 1 - 1. Cách thức này sẽ giúp ứng viên giảm sự căng thẳng và có thể tự tin thể hiện khả năng của bản thân.Ưu điểm: Cuộc phỏng vấn 1-1 sẽ giúp nhà tuyển dụng có cuộc nói chuyện sâu với ứng viên hơn, hiểu rõ tính cách, mong muốn của họ, từ đó có những đánh giá khách quan về kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ của họ. Nhược điểm: Hình thức phỏng vấn này sẽ tốn thời gian hơn, do doanh nghiệp sẽ trao đổi chi tiết với từng cá nhân, đồng thời việc so sánh giữa các ứng viên cũng khó hơn..Phương pháp này hiện nay được sử dụng để tuyển dụng cho hầu hết mọi vị trí từ kế toán, thiết kế, hành chính nhân sự,...5. Làm thế nào để chọn được phương pháp phỏng vấn phù hợpMỗi phương pháp đều sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu và mong muốn tuyển dụng khác nhau của doanh nghiệp. Để các nhà tuyển dụng chọn được hình thức phù hợp nhất với tổ chức của mình, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:Quy mô, số lượng tuyển dụng của doanh nghiệpViệc lựa chọn phương pháp phỏng vấn nào còn phụ thuộc khá nhiều vào số lượng nhân sự mà doanh nghiệp muốn tuyển dụng. Nếu số lương ít thì có thể áp dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp theo nội dung hành vi hoặc tình huống. Nếu nhiều thì nên lựa chọn phỏng vấn nhóm, trực tiếp để tiết kiệm thời gian.Yêu cầu công việcNgoài ra với mỗi vị trí sẽ có đặc thù và yêu cầu kinh nghiệm, kỹ năng của người phỏng vấn khác nhau. Nếu tại các vị trí không yêu cầu nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thì phỏng vấn nhóm trực tiếp, kết hợp các nội dung phỏng vấn hành vi, tình huống hoặc mẹo sẽ là lựa chọn phù hợp.Còn với các vị trí đặc thù, yêu cầu kinh nghiệm, kỹ năng cáo thì nên lựa chọn những có khả năng đào sâu, khám phá tiềm năng của ứng viên như phương pháp phỏng vấn trực tiếp gây áp lực, theo hành vi hoặc xử lý tình huống.Tùy thuộc vào tính chất công việc, vị trí mà chọn hình thức phỏng vấn phù hợp6. Một vài lời khuyên giúp cho cuộc phỏng vấn thành côngMột cuộc trao đổi phỏng vấn thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số kinh nghiệm, lời khuyên mà Đức Tín Group tổng hợp giúp các nhà tuyển dụng và ứng viên có cuộc phỏng vấn thành công nhấtĐối với nhà tuyển dụngPhỏng vấn là giai đoạn nhà tuyển dụng tìm kiếm, lựa chọn những ứng viên thực sự phù hợp với công việc và công ty và hạn chế tỷ lệ nhân sự nghỉ việc giữa chừng. Để chọn lọc được những nhân sự “đắt giá” nhất, nhà tuyển dụng cần quan tâm một số điểm sau:Trước buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên xem lại các hồ sơ ứng tuyển, từ CV sẽ đưa ra những đánh giá nhận định về kinh nghiệm, kỹ năng và lựa chọn câu hỏi và phương pháp phỏng vấn phù hợp.Xây dựng bộ câu hỏi về thông tin cơ bản, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, các câu hỏi tình huống, mẹo,... để có thể khác thác và tìm hiểu kỹ nhất về các ứng viên.Liên hệ xác nhận lịch phỏng vấn, cung cấp thông tin chi tiết về địa điểm, thời gian và hướng dẫn đường đi. Đồng thời, thông báo các loại giấy tờ cần mang theo.Bố trí nhân sự phù hợp, liên quan đến các vị trí cần tuyển dụng (quản lý, trưởng bộ phận,...) để tham gia phỏng vấn cùng HR. Họ sẽ là người đánh giá các kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm, thái độ cầu tiến của ứng viên trong công việc.Nên thể hiện thái độ chuyên nghiệp, thân thiện với ứng viên. Đồng thời nên xây dựng cuộc đối thoại hai chiều giữa nhà tuyển dụng và ứng viênĐối với ứng viên:Với người tham gia phỏng vấn, ngoài các kiến thức chuyên môn liên quan đến công việc bạn nên lưu ý một số điểm sau để có buổi phỏng vấn tốt đẹp nhấtChuẩn bị kỹ các thông tin, tài liệu liên quan đến công ty (tên công ty, địa chỉ, lịch sử, văn hóa, lĩnh vực kinh doanh chính,...) và các thông tin liên quan đến công việc của bạnChuẩn bị trước một bản CV hoặc hồ sơ xin việc cơ bản để nêu nhà tuyển dụng có hỏi bạn cũng có sẵn để đưa raNếu trong email/ thư mời phỏng vấn yêu cầu các giấy tờ liên quan, bạn nhớ in ra từ trước để có sự chuẩn bị tốt nhất.Nên mang sổ và bút để ghi chép lại những thông tin quan trọng hoặc thú vị.Bạn có thể dự đoán trước các câu hỏi nhà tuyển dụng có thể hỏi để chuẩn bị trước các câu trả lời tốt nhất. Một số câu hỏi mà bạn chắc chắn sẽ gặp là (Bạn có thể giới thiệu sơ qua về bản thân em? Nếu 5 điểm mạnh, 5 điểm yếu của em. Nếu qua các dự án, kinh nghiệm liên quan đến công việc này…)Lên danh sách một số câu hỏi cho nhà tuyển dụng về liên quan đến công việc, chế độ chính sách lương thưởng...Khi đi phỏng vấn nên mặc trang phục lịch sự, chỉn chủ để nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt nhất về bạn, an toàn nhất là một chiếc quần âu kết hợp với chiếc áo sơ mi sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho trang phục của bạn.Đến sớm từ 15 đến 20 phút để có sự chuẩn bị tốt nhất về tinh thân, diện mạo cho buổi phỏng vấn.Trong quá trình phỏng vấn hãy luôn trả lời một cách tự tin và thể hiện lòng chân thành và sự nhiệt huyết với công việc mà bạn đang ứng tuyển.Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn đừng quên gửi lời cảm ơn đến công ty và những người đã tham gia phỏng vấn, điều này sẽ để lại cho nhà tuyển dụng một ấn tượng tốt về bạn.Bài viết trên Đức Tín Group đã tổng hợp 9 Phương pháp phỏng vấn  phổ biến nhất hiện nay cũng như một số lời khuyên hữu ích cho nhà tuyển dụng và các ứng viên giúp cho cuộc phỏng vấn thành công, hiệu quả hơn. Nhà tuyển dụng nên kết hợp xen kẽ các phương pháp để phát hủy hiệu quả và tuyển chọn được những nhân sự tốt nhất.

2024-08-06 03:13:45

Xem thêm