2024-08-05 07:05:03

192 lượt xem

Phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh?

Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động nếu có kết quả kinh doanh tốt, hiệu quả thường có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động thông qua chi nhánh hoặc các địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều khách hàng không biết nên chọn hình thức sẽ phù hợp với nhu cầu của mình hơn. Trong bài viết này Đức Tín Group sẽ giúp bạn phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.

1. Chi nhánh là gì? 

Theo khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 chi nhánh được định nghĩa là đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp, sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh để tạo ra doanh thu cho các ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động trước đó. Các lĩnh vực kinh doanh của chi nhánh sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mục tiêu, chiến lược mà doanh nghiệp đưa ra khi thành lập chi nhánh.

Các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thường chọn chi nhánh

Các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thường chọn chi nhánh

2. Địa điểm kinh doanh là gì?

Cũng theo khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 đã đưa ra khái niệm để phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh. Theo đó, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh,mua bán, trao đổi, sản phẩm/ dịch vụ tạo ra nguồn doanh thu giúp tăng lợi chuân. Đồng thời cắt giảm các chi  phí vận chuyển, đóng gói, mở rộng độ nhận diện thương hiệu, để doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận với khách hàng, đặc biệt là các hoạt động tiếp xúc nắm bắt nhu cầu và chăm sóc khách hàng sau mua hàng.

Với các địa điểm kinh doanh chỉ được hoạt động trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký ban đầu của công ty.

Địa điểm kinh doanh như một cửa hàng đại diện của công ty

Địa điểm kinh doanh như một cửa hàng đại diện của công ty

Xem thêm:

3. Phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh

Chi nhánh và địa điểm kinh doanh đều là những đơn vị trực thuộc công ty mẹ, không có quyền pháp lý độc lập. Mục tiêu chính của việc thành lập các đơn vị này là nhằm mở rộng thị trường, tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cả hai đều được phép hoạt động trong cùng ngành nghề kinh doanh mà công ty mẹ đã đăng ký và có thể được đặt tại bất kỳ địa điểm nào trên lãnh thổ Việt Nam.

Dưới đây là bảng so sánh giúp quý bạn đọc phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh (Căn cứ Luật Doanh Nghiệp 2020)

 

Chi nhánh

Địa điểm kinh doanh

Về cách đặt tên 

Tên Chi nhánh phải bao gồm tên đầy đủ của công ty mẹ và cụm từ "Chi nhánh" hoặc “ Văn phòng đại diện”

Ví dụ: Công ty TNHH Hoa Linh Chi nhánh An Lão, Hải Phòng

 

Tên địa điểm gồm tên đầy đủ của công ty mẹ và cụm từ "Địa điểm kinh doanh"

Ví dụ: Địa điểm kinh doanh Công ty TNHH Vạn Phúc - Văn phòng kinh doanh số 3, đường 23, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Về ngành nghề kinh doanh

Chi nhánh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần các hoạt động kinh doanh mà công ty mẹ đã đăng ký. 

=> Được phép thực hiện hoạt động động kinh doanh và các hoạt động ủy quyền đại diện .

Địa điểm kinh doanh chỉ được phép kinh doanh trong nhóm ngành mà công ty mẹ đã đăng ký.

=> Không có chức năng đại diện theo ủy quyền như chi nhánh.

Chức năng kinh doanh 

Có 

Về địa điểm 

Có thể đặt cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính 

(K1 Đ 45 Luật Doanh nghiệp 2020)

Có thể đặt cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính 

Hình thức hạch toàn

  • Hạch toán phụ thuộc
  • Hạch toán độc lập
  • Hạch toán phụ thuộc 

Con dấu, giấy phép hoạt động

  • Có con dấu riêng
  • Có giấy chứng nhận hoạt động riêng

(K 2 Đ 43 Luật Doanh nghiệp 2020)

  • Không có con dấu riêng 
  • Không có giấy chứng nhận hoạt động riêng 

Chế độ kế toán, kê khai thuế

Hạch toán phụ thuộc:

  • Nếu cùng tỉnh: Công ty mẹ quyết toán báo cáo tài chính và nộp báo cáo thuế bằng chữ ký số riêng ( Sử dụng chung con dấu của công ty mẹ)
  • Nếu khác tỉnh: Công ty mẹ quyết toán báo cáo tài chính, chi nhánh tự nộp báo cáo thuế bằng chữ ký số riêng. (Chi nhánh khắc con dấu riêng)

Hạch toán độc lập: 

  • Chi nhánh tự lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và quyết toán thuế cuối năm. 
  • Mỗi chi nhánh đều phải có chữ ký số riêng để thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan thuế. 
  • Tự nộp tất cả loại thuế, phí (thuế thu nhập, giá trị tăng, môn bài)

Hạch toán phụ thuộc:

  • Nếu cùng tỉnh: Toàn bộ công việc khai thuế, bao gồm cả lệ phí môn bài, đều do công ty mẹ đảm nhiệm. 
  • Nếu khác tỉnh: Địa điểm kinh doanh phải tự xin cấp mã số thuế, kê khai lệ phí môn bài và nộp thuế giá trị gia tăng

 

Các Nghĩa vụ thuế

Đơn vị này đã được cấp mã số thuế độc lập 13 chữ số và áp dụng hình thức hạch toán độc lập, tự lập hóa đơn để quản lý hoạt động kinh doanh.

(K5 Đ8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

 

Toàn bộ hoạt động kê khai, nộp thuế sẽ được thực hiện tại trụ sở chính. 

Đối với các địa điểm khác tỉnh, đơn vị sẽ được cấp mã số thuế phụ thuộc và thực hiện nghĩa vụ thuế tại Cục thuế địa phương..

Các loại thuế, phí phải nộp

Phải nộp tất cả các loại thuế, phí giống như doanh nghiệp chính:

  • Lệ phí môn bài;
  • Thuế Giá trị gia tăng;
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Thuế thu nhập cá nhân.

Chỉ cần nộp phí môn bài

Ký hợp đồng và xuất hóa đơn

  • Được phép ký hợp đồng kinh tế;
  • Được phép sử dụng và xuất hóa đơn.
  • Không được ký hợp đồng
  • Không được sử dụng và xuất hóa đơn

 

Thủ tục thành lập 

Hồ sơ thành lập phức tạp, nhiều bước

Hồ sơ thành lập đơn giản.

Đăng ký thành lập

  • Thủ tục về thuế: Thực hiện việc kê khai, báo cáo và nộp thuế theo quy định mới.
  • Thủ tục đăng ký kinh doanh: Gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.

(Đ62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Để thay đổi thông tin đăng ký của địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi địa điểm đó đặt.

 

Từ bảng so sánh đã giúp bạn đọc phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh và có thể thấy mỗi loại hình sẽ phù hợp với nhu cầu kinh doanh, phát triển riêng của doanh nghiệp. Nếu công ty muốn mở rộng quy mô hoạt động một cách linh hoạt, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh và có thể ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn độc lập, thì thành lập chi nhánh là lựa chọn phù hợp. 

Ngược lại, đối với những doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh một cách nhỏ gọn và tập trung, việc thành lập địa điểm kinh doanh sẽ là lựa chọn tối ưu, giúp tiết kiệm chi phí và thủ tục hành chính.

Phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh

Phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh

4. Các câu hỏi liên quan 

Phân trên Đức Tín đã giúp quý độc giả phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh, tuy nhiên có nhiều khách hàng còn thắc và có câu hỏi liên quan, chúng tôi xin giải đáp chi tiết dưới đây:

Doanh nghiệp có thể mở tối đa bao nhiêu chi nhánh, ĐĐKD

Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể lập số lượng không giới hạn chi nhánh và địa điểm kinh doanh của công ty, tùy thuộc vào mục đích và tiềm lực kinh tế hiện tại của DN.

Có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh hay không?

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 31 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có quyền mở rộng hoạt động kinh doanh của mình đến các địa điểm khác tỉnh mà không cần tuân thủ các thủ tục quá phức tạp.

Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?

Theo như bảng phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh, chi nhánh không có tư cách pháp nhân như trụ sở chính theo một số căn cứ sau:

  • Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 44 LDN 2020 có định nghĩa chi nhánh vẫn là đơn vị phụ thuộc và có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, gồm cả việc đại diện theo ủy quyền cho công ty
  • Thức 2, căn cứ Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về điều kiện để cá nhân/  tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân (Được thành lập theo quy định bộ LDS 2015 và các luật khác có liên quan, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Đ83 bộ LDS 2015, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với tài sản của mình, tự mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập).

Như vậy, từ hai điều trên, có thể thấy về cơ bản chi nhánh công ty vẫn phải phụ thuộc vào trụ sở chính và chỉ được coi là đại diện dưới dạng ủy quyền nên sẽ không có tư cách pháp nhân độc lập. Đây cũng là yếu tố phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh có phải khai nộp thuế môn bài không?

Theo bảng phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh, nếu một địa điểm kinh doanh đang thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, kể cả khi hoạt động đó nằm trong phạm vi nhóm ngành mà công ty mẹ đã đăng ký, thì địa điểm kinh doanh đó hoàn toàn có nghĩa vụ phải nộp thuế môn bài.

(Căn cứ Đ2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP)

Chi nhánh công ty có thể đại diện doanh nghiệp ký kết hợp đồng không?

Theo bảng phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh phía trên thì chi nhánh công ty không được đại diện doanh nghiệp ký kết hợp hợp đồng do không có tư cách pháp nhân độc lập, do đó về nguyên tắc, chi nhánh không thể tự ý ký kết hợp đồng với các bên thứ ba.

 (Căn cứ vào Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015)

Bài viết trên Đức Tín Group đã đưa ra những phân tích chi tiết để làm giúp quý độc giả phân biệt chi nhánh với địa điểm kinh doanh. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đã cân đối và chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu mở rộng kinh doanh của công ty.