2025-02-21 11:34:39

Trái phiếu là gì? Tổng quan chi tiết về trái phiếu và cách đầu tư hiệu quả

Trái phiếu không chỉ là công cụ huy động vốn cho doanh nghiệp hay chính phủ mà còn là kênh đầu tư ổn định, ít rủi ro hơn cổ phiếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trái phiếu là gì, các loại trái phiếu phổ biến, ưu nhược điểm của chúng cũng như cách đầu tư trái phiếu hiệu quả.

1. Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là loại chứng khoán trong đó xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với phần nợ của tổ chức phát hành (Theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019, khoản 6 Điều 3 Nghị định 155/2020).

Như vậy trái phiếu là một loại chứng khoán nợ, trong đó người phát hành cam kết trả cho người sở hữu một khoản tiền xác định trong một thời gian nhất định, bao gồm cả lãi suất định kỳ và tiền gốc khi đáo hạn.

Trái phiếu là gì được hiểu là một loại chứng khoán nợ

Trái phiếu là gì được hiểu là một loại chứng khoán nợ

2. Đặc điểm của trái phiếu là gì?

Dưới đây là những đặc điểm giúp bạn hiểu rõ hơn về trái phiếu là gì:

  • Chủ thể phát hành ngoài các doanh nghiệp còn bao gồm cả chính phủ hoặc chính quyền tại địa phương.
  • Khác với cổ phiếu (quyền sở hữu doanh nghiệp) thì người sở hữu trái phiếu chính là chủ nợ của nhà phát hành trái phiếu. Cụ thể trái phiếu được tính vào nợ.
  • Tiền lời của trái phiếu được gọi là trái tức và trái tức không chịu ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động kinh doanh của nhà phát hành.
  • Khi nhà phát hành, trong trường hợp này là doanh nghiệp mà gặp vấn đề như phá sản hoặc giải thể thì họ cần phải trả nợ trước. Nghĩa là họ cần thanh toán toàn bộ trái phiếu cho người mua trước và sau đó mới đến các cổ đông trong doanh nghiệp.

3. Các loại trái phiếu phổ biến hiện nay

Hiểu trái phiếu là gì chưa đủ, bạn còn cần biết các loại trái phiếu phổ biến để có quyết định đầu tư đúng đắn.

Trái phiếu chính phủ là gì?

Trái phiếu chính phủ được phát hành để huy động vốn cho các dịch vụ công

Trái phiếu chính phủ được phát hành để huy động vốn cho các dịch vụ công

Đây là loại trái phiếu do chính phủ phát hành bởi Bộ Tài chính nhằm huy động vốn để tài trợ cho các dự án công phát triển kinh tế - xã hội hoặc chi tiêu ngân sách hay bù đắp các khoản thiếu hụt ngân sách nhà nước.

  • An toàn cao, rủi ro cực thấp bởi do nhà nước bảo lãnh
  • Lãi suất thấp hơn trái phiếu doanh nghiệp
  • Tính thanh khoản tốt

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

  • Trái phiếu doanh nghiệp do các công ty phát hành để huy động vốn, thực hiện dự án hoặc mô hình kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp.
  • Lãi suất cao hơn trái phiếu chính phủ và tùy vào doanh nghiệp phát hành có mức lãi suất khác nhau.
  • Rủi ro phụ thuộc vào tình hình tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
  • Có thể chuyển đổi thành cổ phiếu trong một số trường hợp và tùy vào doanh nghiệp.

Trái phiếu ngân hàng là gì?

Ngân hàng thương mại cũng phát hành trái phiếu để tăng nguồn vốn hoạt động. Loại trái phiếu này có mức độ an toàn tương đối cao. Bởi các ngân hàng phát hành trái phiếu thường có tài sản và thu nhập ổn định, đặc biệt được giám sát chặt chẽ bởi các ngân hàng nhà nước và chính phủ.

Tuy nhiên một số ngân hàng có tiềm lực kinh tế kém hoặc mức nợ cao nên có thể trái phiếu của họ không được đánh giá cao. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ và đánh giá rủi ro trước khi đầu tư vào trái phiếu ngân hàng.

Trái phiếu có thể chuyển nhượng linh hoạt mà không cần chờ ngày đáo hạn

Trái phiếu có thể chuyển nhượng linh hoạt mà không cần chờ ngày đáo hạn

Xem thêm: Crypto là gì? Hiểu những kiến thức cơ bản về tiền điện tử Crypto

4. So sánh trái phiếu và cổ phiếu: Đâu là lựa chọn tốt hơn?

Theo khoản 2 Điều 4 của Luật Chứng khoán 2019 thì “Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của đơn vị phát hành”.

Cả trái phiếu và cổ phiếu đều là phương tiện để thu hút vốn của nhà phát hành. Là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu với tài sản hay phần vốn của tổ chức phát hành.

Tuy nhiên, trái phiếu và cổ phiếu có những sự khác nhau dựa vào những tiêu chí sau:

Tiêu chí

Trái phiếu

Cổ phiếu

Bản chất

Chứng khoán nợ ghi nhận nợ của đơn vị phát hành và quyền sở hữu phần vốn vay của chủ sở hữu.

Chứng khoán vốn ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ công ty.

Chủ thể phát hành

Đơn vị phát hành trái phiếu là gì chính là Doanh nghiệp, Chính phủ, Ngân hàng

Doanh nghiệp Cổ phần

Tư cách chủ sở hữu

Chủ nợ

Cổ đông

Kết quả của việc phát hành

Tăng vốn vay nhưng không làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông.

Tăng vốn điều lệ của CTCP và làm thay đổi cơ cấu cổ phần của các cổ đông.

Mức độ rủi ro

Thấp hơn

Cao hơn

Lợi nhuận

Trái tức không bị thay đổi bởi kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Cổ tức thay đổi vào kết quả của hoạt động kinh doanh. Nếu công ty làm ăn có lợi thì được chia lợi tức và khi làm ăn thua lỗ sẽ không được chia cổ tức.

Phạm vi trách nhiệm của người sở hữu

Người sở hữu chịu trách nhiệm về những khoản nợ của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp vào công ty.

Người sở hữu không chịu trách nhiệm về các khoản nợ công ty 

Bài viết liên quan: GDP là gì? GDP có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

5. Cách đầu tư trái phiếu an toàn, dễ sinh lợi

Sau khi hiểu trái phiếu là gì, bước tiếp theo là cần nắm được các cách đầu tư trái phiếu an toàn và dễ sinh lợi nhuận:

Đầu tư trái phiếu sinh lời cần lưu ý những gì?

Đầu tư trái phiếu sinh lời cần lưu ý những gì?

Lựa chọn loại trái phiếu phù hợp

Trước khi đầu tư trái phiếu, nhà đầu tư cần chọn loại trái phiếu phù hợp với mục tiêu tài chính của mình. Trong đó như đã phân tích thì trái phiếu chính phủ được lựa chọn an toàn nhất và ít rủi ro hơn. Trái phiếu doanh nghiệp có lợi suất cao hơn nhưng sẽ đi kèm với rủi ro tín dụng hơn.

Cân nhắc tới khả năng thanh toán của đơn vị phát hành

Nếu bạn đầu tư cần nghiên cứu kỹ càng về khả năng tài chính và sự uy tín của đơn vị phát hành trái phiếu. Những đơn vị có xếp hạng tín dụng cao thường ít rủi ro hơn và có khả năng thanh toán lãi suất đúng hạn. Bạn có thể theo dõi báo cáo tài chính và các đánh giá để lựa chọn đơn vị uy tín.

Quan sát biến động lãi suất trên thị trường

Lãi suất tác động lớn đến giá trị của trái phiếu (trái tức). Khi lãi suất tăng thì giá trị của lãi suất cũng giảm. Do vậy, nhà đầu tư nên xem xét và tối ưu thời điểm mua - bán trái phiếu.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Để giảm rủi ro, bạn không nên tập trung toàn bộ vốn vào một loại trái phiếu duy nhất. Thay vào đó nên phân bổ nguồn vốn vào nhiều loại trái phiếu như: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng. Điều này giúp phân tán rủi ro nếu một loại trái phiếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên của Đức Tín Group đã giúp bạn hiểu trái phiếu là gì và những kinh nghiệm hữu ích khi đầu tư loại chứng khoán này. Hãy nghiên cứu kỹ càng và tham khảo ý kiến từ chuyên gia tài chính để đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu cá nhân.