2025-03-27 16:46:26

ROE là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số ROE trong đầu tư

ROE là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng như phân tích được đâu là loại cổ phiếu đang có tiềm năng lớn nhất. Hãy cùng Đức Tín Group tìm hiểu ngay nội dung trong bài viết này để hiểu rõ đầy đủ thông tin về ROE là gì?

1. ROE là gì?

ROE (Return on Equity) là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, phản ánh mức độ sinh lời của doanh nghiệp trên số vốn mà các cổ đông đã đầu tư.

Khi tìm hiểu ROE là gì trong tài chính bạn sẽ thấy rằng các nhà đầu tư thường rất coi trọng đến chỉ số này vì họ quan tâm tới khả năng thu được lợi nhuận với từng đồng vốn mà họ bỏ ra.

Chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE là gì?

2. Ý nghĩa của ROE trong tài chính doanh nghiệp

Chỉ số ROE là gì chính là thước đo quan trọng cho nhà đầu tư, giúp họ đánh giá được tiềm năng sinh lời và rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp. Dưới đây là những ý nghĩa quan trọng của chỉ số ROE.

Đánh giá khả năng sinh lời

ROE là chỉ số gì được đánh giá như một thước đo quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ sinh lời của một công ty. Một doanh nghiệp có ROE cao đồng nghĩa với việc họ đang sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả để tạo ra lợi nhuận.

So sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành

Khi so sánh ROE giữa các công ty cùng ngành, nhà đầu tư có thể xác định được công ty nào có khả năng quản lý và sử dụng vốn tốt hơn. Một ROE cao hơn so với trung bình ngành thường là dấu hiệu tích cực.

Hỗ trợ quyết định đầu tư

ROE là gì và tại sao nó quan trọng với nhà đầu tư? Một doanh nghiệp có ROE ổn định hoặc tăng trưởng theo thời gian sẽ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư dài hạn. Đây là một chỉ số tốt về sự phát triển bền vững của công ty.

Các nhà đầu tư căn cứ vào chỉ số ROE ổn định hoặc tăng theo thời gian để quyết định đầu tư dài hạn

Các nhà đầu tư căn cứ vào chỉ số ROE ổn định hoặc tăng theo thời gian để quyết định đầu tư dài hạn

Đọc thêm: Trái phiếu là gì? Tổng quan chi tiết về trái phiếu và cách đầu tư hiệu quả

3. Công thức tính chỉ số ROE là gì?

ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt được của kỳ đó chia vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ (Vốn góp, quỹ và lợi nhuận chưa phân phối). Cụ thể cách tính chỉ số ROE - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu như sau:

ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân) x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế (Lợi nhuận ròng): Chính là khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp. Chính là lợi nhuận sau khi lấy doanh thu trừ đi tổng tổng chi phí và thuế phải nộp cho nhà nước.
  • Vốn chủ sở hữu bình quân: Chính là bình quân vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ, không bao gồm nguồn kinh phí và các quỹ khác.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE theo mô hình Dupont

Khi nắm được ROE trong chứng khoán là gì, các nhà đầu tư có thể sử dụng mô hình Dupont giúp phân tích và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ROE - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp:

Các yếu tố ảnh hưởng đến ROE

Các yếu tố ảnh hưởng đến ROE

Tỷ suất lợi nhuận ròng

Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận ròng thể hiện lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế) mà doanh nghiệp thu được trên mỗi đồng doanh thu. Nếu tỷ suất lợi nhuận ròng tăng thì doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Vòng quay tài sản

Vòng quay tài sản = Doanh thu / Tổng tài sản

Vòng quay tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu vòng quay tài sản tăng thì doanh nghiệp tạo ra doanh thu lớn hơn từ một lượng tài sản có sẵn.

Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu

Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn với số vốn chủ sở hữu. Nếu đòn bẩy tài chính tăng thì doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn để huy động cho hoạt động kinh doanh.

5. Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Sau khi hiểu ROE là gì, vấn đề đặt ra tiếp theo cho các nhà đầu tư là chỉ số ROE bao nhiêu là tốt? Chỉ số ROE của doanh nghiệp tốt hay không phụ thuộc vào mức trung bình của ngành hàng đó.

Cụ thể mỗi loại hình kinh doanh sẽ có cơ cấu tài chính khác nhau. Điều này sẽ dẫn tới ROE trung bình các ngành cũng có sự khác nhau. Do vậy, để có cái nhìn khách quan nhất thì ROE nên được so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hàng.

Một số nguyên tắc chung được tham khảo khi đánh giá chỉ số ROE như sau: Chỉ số ROE từ 15% trở lên thường được coi là tốt và đáng tin cậy. Các doanh nghiệp có ROE ở mức này thể hiện khả năng sử dụng vốn hiệu quả, tạo ra lợi nhuận ổn định.

Chỉ số ROE tốt thường dao động trên 15% đối với các doanh nghiệp cùng ngành

Chỉ số ROE tốt thường dao động trên 15% đối với các doanh nghiệp cùng ngành

Cần lưu ý rằng, một doanh nghiệp tốt không chỉ có chỉ số ROE cao mà còn cần duy trì ổn định trong nhiều năm. ROE cao nhưng mà biến động cũng có thể là dấu hiệu của rủi ro kinh doanh hoặc những yếu tố bất thường.

6. Sự khác biệt giữa ROE và ROA

ROE và ROA đều là hai chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời - ROA - Tỷ suất sinh lời trên tài sản và ROE - Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Hai chỉ số này đều đánh giá tiềm năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên, hai chỉ số ROE và ROA có điểm khác biệt rõ rệt như:

  • ROA là phép tính giữa lợi nhuận ròng chia cho tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả những khoản vay vốn)
  • ROE là phép tính giữa lợi nhuận ròng chia cho vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (Tài sản ròng)

Hy vọng bài viết trên của Đức Tín Group đã giúp bạn đọc hiểu hơn về ROE là gì. Đây chính là một trong những chỉ số quan trọng giúp các nhà đầu tư đánh giá, phân tích để đưa ra quyết định đầu tư mang lại hiệu quả cao.