2025-04-02 13:14:27

OT là gì? Quy định về thời gian và lương OT theo Luật Lao động

Khi đối mặt với các công việc đột xuất hoặc khối lượng công việc vượt quá mức, OT (làm thêm giờ) trở thành giải pháp phổ biến của nhiều người lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định cụ thể về OT, đặc biệt là vấn đề tiền lương và số giờ làm thêm, từ đó có thể bảo vệ đầy đủ quyền lợi của mình. Hãy cùng Đức Tín Group khám phá OT là gì và những điều quan trọng cần lưu ý về vấn đề này!

1. OT là gì?

Đầu tiên, bạn cần biết OT là viết tắt của từ gì? OT - Overtime có nghĩa là làm thêm giờ ngoài thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của công ty, hợp đồng lao động hay thỏa thuận (làm thêm ngoài giờ hành chính, làm việc cuối tuần, hoặc trong các dịp nghỉ lễ Tết,…)

Thời gian làm việc theo tiêu chuẩn của người lao động thường ở mức 40 giờ/ tuần. Những người tham gia làm thêm giờ OT chính là những người làm việc vượt mức thời gian 40 tiếng như đã cam kết. 

OT là gì? OT chỉ thời gian làm việc ngoài giờ theo quy định của pháp luật

OT là gì? OT chỉ thời gian làm việc ngoài giờ theo quy định của pháp luật

2. Những lý do nhiều người chọn OT là gì?

Tăng ca OT có thể là nhiệm vụ được giao bởi cấp trên. Những cũng có không ít trường hợp thì OT là lựa chọn của bản thân người lao động. Vậy để hiểu rõ hơn OT là gì trong công việc, dưới đây là những lý do mà người lao động OT làm thêm giờ.

Khối lượng công việc nhiều

Khi lượng công việc của bạn lớn chính là lý do bạn phải tăng ca. Đặc biệt, vào thời điểm cuối năm hoặc khi công ty có nhiều dự án sắp đến deadlines. Do vậy, nhiều người “đầu tắt mặt tối” ở lại văn phòng làm việc đến muộn là điều khó tránh khỏi.

Các yếu tố bất ngờ

Với khối lượng công việc trong một ngày làm việc bình thường của bạn nhưng có ngày xuất hiện yếu tố bất ngờ như họp khẩn cấp hay ra ngoài gặp đối tác, khách hàng thì bạn cần OT - làm thêm giờ để hoàn thành lượng công việc của ngày hôm đó.

Làm thêm giờ nếu trong thời gian làm việc phát sinh vấn đề

Làm thêm giờ nếu trong thời gian làm việc phát sinh vấn đề

Tính chất công việc

Có những công việc có tính cấp bách và nhân viên cần phải đáp ứng nhanh nhất có thể. Ví dụ như phóng viên, nhân viên kho hàng, graphic designer,... Do vậy, giải pháp dành riêng cho các trường hợp này chính là làm thêm giờ.

Kiếm thêm thu nhập

Thường với mức lương OT lên đến 150% so với mức bình thường nên nhiều bạn không ngại tăng ca để kiếm thêm thu nhập hàng tháng. Hoặc một số công ty có chế độ thay đổi giờ tăng ca để lấy thêm ngày nghỉ. Ví dụ nếu mỗi ngày bạn tăng ca thêm 1 giờ thì mỗi 2 tuần, bạn sẽ có thêm một ngày nghỉ.

Xem thêm: Lương Gross là gì? Cách tính lương Gross và lương Net cụ thể nhất

3. Những quy định về thời gian và tiền lương OT theo Luật Lao động

Work overtime là gì hay còn được hiểu là tăng ca. Việc nắm được thông tin về số giờ tăng ca và cách tính lương tăng ca sẽ giúp bạn tránh mất khoản tiền không xứng đáng với công sức bỏ ra và để bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Quy định về tiền lương OT

Cụ thể, theo Điều 98 của Bộ Luật Lao động 2019 thì tiền lương làm thêm giờ (OT) được tính như sau:

Làm thêm giờ (OT)

Tiền lương thực thế trả theo ngày làm việc bình thường (N)

Ngày thường

Ngày nghỉ

Ngày lễ Tết

OT ban ngày (6-22 giờ)

150% x N

200% x N

300% x N

OT ban đêm (22h-6 giờ hôm sau)

Chưa làm thêm ban ngày

200% x N

270% x N

390% x N

Đã làm thêm vào ban ngày

210% x N

270% x N

390% x N

Quy định về thời gian OT

Cũng theo quy định của Bộ Luật lao động thì thời gian làm việc tăng ca của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày.

Quy định thời gian làm việc thêm giờ OT

Quy định thời gian làm việc thêm giờ OT

Cụ thể:

  • Nếu người lao động làm việc bình thường 8 tiếng/ ngày thì thời gian OT không được quá 4 tiếng/ ngày.
  • Nếu doanh nghiệp áp dụng thời gian làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 tiếng/ ngày và không quá 40 tiếng/ tháng.
  • Đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 tiếng/ năm trừ trường hợp trong các lĩnh vực sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da; cung cấp điện, viễn thông; công việc liên quan đến trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường cung cấp không đủ.

4. Xử phạt doanh nghiệp không tuân thủ quy định về thời gian và lương OT

Theo quy định tài khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì người sử dụng lao động nếu chậm trả hoặc không trả đủ lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì có thể bị xử phạt hành chính 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Do vậy, để đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền lợi của mình khi tổ chức hoặc công ty không trả lương OT thì người lao động cần gửi khiếu nại tới Chánh thanh tra lao động của cơ quan Nhà nước để sớm được giải quyết trong vòng 30 ngày.

Hy vọng bài viết của Đức Tín Group đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về định nghĩa OT là gì. Dù công việc có quá tải thì bạn cũng vẫn cần phải sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe của bản thân.