2024-08-08 09:04:53

86 lượt xem

Chi Phí Cơ Hội Là Gì? Cách Tính Chi Phí Cơ Hội và cách sử dụng hiệu quả

Để doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí cũng như nguồn lực, không thể nào bỏ qua được chi phí cơ hội khi tính toán tổng chi phí. Cùng tìm hiểu và tính toán về chi phí cơ hội của một doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.

Chi phí cơ hội là gì?

Đầu tiên khi tính chi phí cơ hội, chúng ta phải hiểu được chi phí cơ hội là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn luôn phải đối mặt với các lựa chọn trong nhiều lĩnh vực, với nhiều mục đích phù hợp với hoàn cảnh cũng như lợi ích của mỗi cá nhân, các lựa chọn bao giờ cũng kèm theo những lựa chọn khác được bỏ qua. 

Đối chiếu với doanh nghiệp, khi đưa ra một lựa chọn, doanh nghiệp sẽ bỏ qua những cơ hội, những lựa chọn khác, và những cơ hội hay lựa chọn bị bỏ qua đó được tính vào phần chi phí cơ hội của doanh nghiệp.

Một cách khái quát, chi phí cơ hội là những lợi ích bị bỏ qua mà đáng ra doanh nghiệp nhận được khi lựa chọn một phương án này thay vì một phương án khác.

Ví dụ: Doanh nghiệp có hai lựa chọn kinh doanh, mở rộng mặt hàng thực phẩm hoặc mặt hàng quần áo với số vốn ban đầu 5 tỷ. Trong đó:

  • Mặt hàng thực phẩm: Lợi nhuận 500 triệu/năm
  • Mặt hàng quần áo: Đem lại lợi nhuận 600 triệu/năm nhưng cần thêm chi phí logistics.

Nếu doanh nghiệp lựa chọn đầu tư vào mặt hàng thực phẩm thì chi phí cơ hội mà doanh nghiệp phải bỏ ra là 100 triệu/năm.

 

chi phí cơ hội là gì

Chi phí cơ hội là gì? Công thức tính chi phí cơ hội

Vì sao cần tính chi phí cơ hội?

Như đã nêu trong khái niệm, chi phí cơ hội giúp doanh nghiệp có cái nhìn khái quát về cơ hội được, mất khi lựa chọn một phương án. Vì vậy khi có chi phí cơ hội, doanh nghiệp cũng như cá nhân người kinh doanh có thể nắm được và cân nhắc trước những lựa chọn quyết định đến lợi ích chung doanh nghiệp.

Khi đã tính được chi tiết chi phí cơ hội, doanh nghiệp có thể tính toán được phương án có lợi nhất cũng như tối ưu nhất được chi phí cũng như nguồn lực đã bỏ ra.

Hiểu và sử dụng nguồn lực một cách thông minh qua các quy luật của chi phí cơ hội

Khi đã nắm được khái niệm của chi phí cơ hội, doanh nghiệp cần hiểu thêm các quy luật về chi phí cơ hội để tính toán và xác định rõ hơn mục tiêu kinh doanh.

Các quy luật của chi phí cơ hội:

  • Chi phí cơ hội có quy luật tăng dần: Khi doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hạn chế càng nhiều, chi phí cơ hội tính trên mỗi nguồn lực bổ sung sẽ tăng dần. Ví dụ: khi bạn thuê một nhân viên với chi phí giá rẻ hơn thì doanh số của quán cũng như hiệu quả công việc cũng sẽ giảm theo và ngược lại.
  • Chi phí cơ hội không được xác định là các chi phí đã phát sinh.
  • Chi phí cơ hội xác định chắc chắn bằng một số liệu cụ thể.
  • Chi phí cơ hội là là cơ sở cho người kinh doanh hay doanh nghiệp quyết định phương án đầu tư
  • Chi phí cơ hội không được thể hiện trên các báo cáo tài chính.

Các quy luật bổ sung của chi phí cơ hội giúp doanh nghiệp nói chung và người kinh doanh nói riêng có cái nhìn toàn diện, giúp đưa ra các lựa chọn tối ưu, thông minh và hiệu quả nhất.

chi phí cơ hội là gì

Ý nghĩa của chi phí cơ hội. Vì sao doanh nghiệp cần quan tâm đến chi phí cơ hội?

Việc xác định rõ chi phí cơ hội giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn trước khi đưa ra các lựa chọn, các quyết định kinh doanh. Khi xác định rõ chi phí cơ hội, doanh nghiệp có thể thấy được các tiềm năng của các quyết định khác, từ đó cân nhắc và đưa ra được lựa chọn tối ưu nhất về chi phí cũng như về nguồn lực doanh nghiệp.

Ngoài ra, chi phí cơ hội cũng giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu tối đa rủi ro về mặt tài chính cũng như về mặt hiệu quả trong kinh doanh.

So sánh - phân tích chi phí cơ hội và chi phí chìm

Các chi phí khác doanh nghiệp cần lưu ý

Ngoài chi phí cơ hội ra, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các loại chi phí khác cũng có tác động đến quyết định kinh doanh.

  • Chi phí ẩn: Là những chi phí không được liệt kê rõ trong quá trình kinh doanh, thường là các chi phí chi nội bộ, các khoản chi lưu thông trong doanh nghiệp không được công khai.
  • Chi phí sản xuất: Đây là loại chi phí cần được chú trọng và là nguồn chi phí chính trong một doanh nghiệp, chi phí này doanh nghiệp dùng để đầu tư dây chuyền thiết bị, nhân sự, máy móc,...
  • Chi phí biến đổi: Là chi phí không cố định, luôn có sự biến đổi khi giá thành nguyên liệu đầu vào có sự thay đổi theo thời gian, chi phí dùng cho vận chuyển, …
  • Chi phí kinh doanh: Là chi phí doanh nghiệp trả cho các danh mục tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp như tiền mặt bằng, tiền lương cho nhân viên,...
  • Chi phí chìm: Là chi phí bị tiêu tốn trong quá trình vận hành và không thể thu hồi lại được, thoạt nhìn thì mục chi phí này khá giống với chi phí cơ hội đã được nêu bên trên, tuy nhiên về bản chất hai loại chi phí này hoàn toàn khác nhau.

So sánh chi phí cơ hội và chi phí chìm

Hai loại chi phí này cần được phân biệt rõ ràng, tránh nhầm lẫn để doanh nghiệp có thể tính toán chính xác chi phí mà mình đã bỏ ra trong quá trình vận hành.

Điểm giống nhau:  Cả hai loại chi phí đều thể hiện sự tiêu tốn, các lợi ích mà doanh nghiệp đã đánh mất khi lựa chọn các phương án kinh doanh.

Điểm khác nhau:  

 

 

Chi phí cơ hội

Chi phí chìm

Khái niệm

Là lợi ích tốt nhất doanh nghiệp phải bỏ ra khi lựa chọn một phương án thay cho một phương án khác

Chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá khứ, không thu hồi lại được

Bản chất

Chi phí ngầm đã đánh mất khi lựa chọn một quyết định thay cho một quyết định khác

Chi phí bỏ ra trong quá trình vận hành, doanh nghiệp đương nhiên phải chịu

Ví dụ:

Chi phí một shop phải bỏ ra khi nhập hàng thực phẩm thay cho hàng hóa mỹ phẩm được tính toán dựa trên lợi nhuận cũng như chi phí của cả hai lĩnh vực

Chi phí đào tạo cán bộ nhân viên, chi phí dùng phát triển sản phẩm

Công thức tính chi phí cơ hội chi tiết nhất và cách sử dụng hiệu quả

Để có cái nhìn trực quan nhất về loại chi phí này, doanh nghiệp cần có công thức tính chi phí cơ hội và cách sử dụng hiệu quả nhất sau khi tính được.

Tổng quát, chi phí cơ hội là chi phí được tính tốt nhất đã được bỏ qua khi đưa ra một lựa chọn nào đó.

Công thức tính chi phí cơ hội:

OC = FO - CO 

Trong đó:

OC: Chi phí cơ hội doanh nghiệp bỏ ra

FO: Lợi ích tốt nhất của sự lựa chọn đã bỏ qua

CO: Lợi ích nhận được của phương án đã chọn

Trở lại với ví dụ về việc lựa chọn kinh doanh mặt hàng thực phẩm hay quần áo, với lợi nhuận của mặt hàng thực phẩm là 500 triệu/năm, mặt hàng quần áo là 600 triệu/năm nhưng cần chi phí logistics, chi phí cơ hội mà doanh nghiệp bỏ ra là:

OC = FO - CO

      = 600 - 500 = 100 (triệu/năm)

Tính chi phí cơ hội trong doanh nghiệp và cách sử dụng hiệu quả

Trước khi đưa ra một quyết định nào đó, doanh nghiệp cần ngồi lại tính toán kỹ càng chi phí cơ hội để tìm ra phương hướng tối ưu nhất, bởi chi phí cơ hội thể hiện những lợi ích bị mất đi khi ra quyết định. Vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc cẩn thận tất cả chi phí cơ hội của các lựa chọn khác.

Tuy nhiên, chi phí cơ hội cũng có một số nhược điểm như cần có thời gian để nghiên cứu về lợi ích đạt được khi lựa chọn cơ hội đó, khó có thể xác định được chi phí này bằng tiền, gây khó khăn khi đưa ra quyết định cho doanh nghiệp. Nhiều chi phí cơ hội có lợi ích về mặt hữu hình, tuy nhiên cũng có trường hợp đạt lợi ích vô hình. Do đó doanh nghiệp cần kết hợp các phương pháp tính toán chi phí cũng như xem xét các mặt của các loại chi phí khác để đưa ra được phương án kinh doanh tối ưu và hiệu quả nhất.

Chi phí cơ hội là một thuật ngữ rất hay trong kinh tế, giúp doanh nghiệp và người kinh doanh xác định tốt hơn những mục tiêu và phương án kinh doanh của mình, tránh bỏ qua những lợi ích tốt trong việc quyết định  các phương hướng cũng như các mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp. Hiểu được chi phí cơ hội là gì giúp các nhà kinh doanh tìm ra hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.