2024-12-05 08:58:16
Ngành thương mại điện tử là gì? Học xong ra trường làm gì?
Ngành thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Từ các cửa hàng trực tuyến đến các dịch vụ giao hàng tận nơi, lĩnh vực này không ngừng phát triển và mở rộng, mang đến cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trên toàn cầu. Bài viết này sẽ đi sâu vào bản chất của ngành thương mại điện tử là gì, tìm hiểu học thương mại điện tử ra làm gì?
1. Ngành thương mại điện tử là gì?
Ngành thương mại điện tử tiếng Anh là E-commerce (Electronic Commerce) là mô hình kinh doanh thông qua hệ thống Internet nơi các hoạt động mua bán diễn ra theo hình thức trực tuyến thay vì theo hình thức truyền thống.
Tại Việt Nam thương mại điện tử đã có sự tăng trưởng vượt trội sau hai năm diễn ra đại dịch Covid-19 với điểm nổi bật là số người mua sắm trực tuyến tăng nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào ngành thương mại điện tử.
Theo một báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy ngành thương mại điện tử của nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 25 tỷ USD.
Ngành thương mại điện tử là mô hình kinh doanh mua - bán theo hình thức trực tuyến
2. Cơ hội phát triển trong ngành thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử mang lại vô vàn cơ hội phát triển cho doanh nghiệp, từ việc mở rộng thị trường đến tận dụng dữ liệu khách hàng. Cụ thể:
Thị trường không biên giới
Doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới thông qua các nền tảng trực tuyến. Điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi họ có thể cạnh tranh với các “ông lớn” nhờ khả năng tiếp cận toàn cầu.
Tối ưu hóa chi phí vận hành
Khác với mô hình kinh doanh truyền thống, tham gia vào ngành thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiếp cận chi phí vận hành như chi phí thuê mặt bằng đến chi phí quản lý nhân sự.
Doanh nghiệp tham gia ngành TMĐT không mất chi phí mặt bằng như kinh doanh truyền thống
Có lợi thế từ dữ liệu
Dữ liệu về hành vi khách hàng là tài sản vô giá trong ngành thương mại điện tử. Các công cụ phân tích hiện đại giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
3. Những thách thức của ngành thương mại điện tử
Bên cạnh những cơ hội lớn, ngành thương mại điện tử cũng phải đối mặt với không ít thách thức, từ việc cạnh tranh gay gắt đến đảm bảo an ninh thông tin.
Cạnh tranh khốc liệt
Số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường thương mại điện tử ngày càng nhiều, tạo nên một môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới để duy trì vị thế.
Vận chuyển và hoàn thành đơn hàng
Khi doanh nghiệp thương mại điện tử của bạn ngày càng tăng trưởng thì việc quản lý đơn hàng từ đóng gói, vận chuyển và xử lý đơn hàng thủ công không chỉ mất nhiều thời gian, công sức mà còn có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Thời gian giao hàng có thể bị chậm trễ ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng
Vấn đề bảo mật
Vấn đề bảo mật luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành thương mại điện tử. Việc xử lý dữ liệu cá nhân và giao dịch trực tuyến đòi hỏi các hệ thống bảo mật vô cùng mạnh mẽ.
4. Các sàn thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay
Sàn thương mại điện tử chính là nền tảng trực tuyến cho phép cá nhân, tổ chức mua-bán hàng hóa được dễ dàng hơn, mang lại nguồn doanh thu cho người bán và sự tiện lợi cho bên mua. Dưới đây là top 5 sàn thương mại điện tử hot nhất Việt Nam:
Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam
- Shopee: Shopee là nền tảng thương mại điện tử nổi bật tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam nổi tiếng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và giao diện dễ dàng sử dụng.
- TikTok shop: Đây là một phần của hệ sinh thái của TikTok, mặc dù mới ra mắt vào năm 2022 nhưng TikTok shop đã ngày càng vô cùng nhanh chóng. Người bán có thể giới thiệu sản phẩm qua video, phát trực tiếp, tab giới thiệu sản phẩm trong trang cá nhân giúp khách hàng có trải nghiệm mua hàng sinh động và chân thực.
- Lazada: Lazada, với sự hậu thuẫn của Alibaba, không chỉ dẫn đầu tại Việt Nam mà còn là tên tuổi lớn trên toàn khu vực.
- Tiki: Tiki là một doanh nghiệp nội địa nổi bật, được yêu thích nhờ dịch vụ giao hàng nhanh chóng và chất lượng sản phẩm đáng tin cậy với tôn chỉ”hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Xem thêm: Mách bạn cách bán hàng trên Tiktok vốn ít lãi nhiều cho người mới
5. Học thương mại điện tử ra làm gì?
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành thương mại điện tử, bạn có nhiều cơ hội việc làm như:
- Quản lý dự án thương mại điện tử: Giám sát dự án thương mại điện tử, đảm bảo tiến độ và hoàn thành mục tiêu kinh doanh. Đây là vai trò không thể thiếu trong các chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.
- Chuyên viên SEO/Content: Tạo nội dung hấp dẫn, triển khai chiến lược SEO, nâng cao sự hiện diện trên các công cụ tìm kiếm, tăng tương tác và thu hút khách hàng tiềm năng.
- Giảng viên thương mại điện tử: Trở thành giảng viên giảng dạy các khóa học thương mại điện tử tại trường đại học, cao đẳng hoặc trung tâm giáo dục, chia sẻ kinh nghiệm thực tế cho thế hệ sau.
- Chuyên viên phân tích dữ liệu: Làm việc với dữ liệu lớn, cung cấp các giải pháp kinh doanh dựa trên thông tin thu thập được, hỗ trợ chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp.
- Chuyên viên thiết kế website: Xây dựng giao diện thân thiện, tối ưu trải nghiệm người dùng cho các trang web thương mại điện tử, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh trực tuyến.
- Chuyên viên quản lý kho hàng và vận chuyển: Tổ chức và quản lý quy trình lưu kho, vận chuyển hàng hóa, đảm bảo chuỗi cung ứng hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Chủ doanh nghiệp thương mại điện tử: Khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử với kiến thức, kinh nghiệm và đam mê, tạo dựng thương hiệu và sản phẩm riêng cho thị trường.
6. Bạn có phù hợp với ngành thương mại điện tử không?
Mỗi ngành nghề điều yêu cầu những tố chất khác nhau để dễ dàng theo học và phát triển bản thân. Vì vậy, hãy kiểm tra xem bản thân bạn có phù hợp với ngành thương mại điện tử không nhé.
Niềm đam mê, yêu thích kinh doanh và nhanh nhạy với thị trường giúp bạn thành công trong ngành thương mại điện tử
- Yêu thích kinh doanh: Nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp TMĐT thường có xu hướng làm startup, tự kinh doanh riêng. Do vậy, nếu bạn yêu thích và đam mê kinh doanh thì ngành thương mại điện tử này sẽ phù hợp với bạn.
- Đam mê công nghệ: Ngành thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến để thực hiện các giao dịch mua bán và thanh toán online. Vì thế, yếu tố công nghệ cũng là một phần không thể thiếu khi bạn theo học ngành này.
- Linh hoạt và nhạy bén với xu hướng: Với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đòi hỏi bạn luôn tư duy linh hoạt, nhạy bén, nắm bắt kịp xu hướng mới.
Như vậy qua bài viết của Đức Tín Group có thể thấy ngành thương mại điện tử vô cùng phát triển và đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu cá nhân hay tổ chức muốn thành công trong lĩnh vực này cần tận dụng những cơ hội bởi ngành này chắc chắn sẽ tiếp tục định hình tương lai của kinh doanh toàn cầu.
Các tin liên quan
-
Hướng dẫn 03 cách chuyển dữ liệu từ iPhone cũ sang iPhone mới
-
Apply là gì? Khám phá ý nghĩa và ứng dụng thực tiễn của từ Apply
-
Mạng xã hội là gì? TOP nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam
-
TOP 6+ phần mềm kinh doanh Facebook hiệu quả cho doanh nghiệp
-
Banner là gì? Tìm hiểu từ A đến Z về banner