2025-01-14 04:03:05
HR là gì? Tìm hiểu những vị trí công việc của nghề HR
Nguồn nhân lực (HR) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mỗi tổ chức. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ HR là gì và tại sao bộ phận này lại được coi là “xương sống”, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp? Tất cả sẽ được Đức Tín Group trình bày thông qua nội dung bài viết dưới đây.
1. HR là gì?
HR là viết tắt của cụm từ “Human Resources”, tức nguồn nhân lực. Đây là bộ phận chuyên trách quản lý con người trong tổ chức. Vai trò của HR bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đảm bảo các chính sách lao động được thực hiện đúng quy định.
HR không chỉ đơn thuần là quản lý giấy tờ hay tổ chức các buổi phỏng vấn. Ngày nay, HR đã trở thành một lĩnh vực chiến lược, giúp doanh nghiệp định hình chiến lược nhân sự và đạt được các mục tiêu dài hạn.
HR là gì chỉ bộ phận chuyên phụ trách các vấn đề nhân sự trong một công ty
2. Vai trò của HR trong doanh nghiệp
Không phải ngẫu nhiên mà HR được ví như “trái tim” của doanh nghiệp. Nhưng cụ thể, vai trò của HR là gì và tại sao bộ phận này lại cần thiết đến vậy?
Tuyển dụng và giữ chân nhân tài
- HR chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược tuyển dụng hiệu quả, đảm bảo tìm kiếm và lựa chọn đúng người cho đúng vị trí.
- Song song với đó, HR xây dựng các chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc để giữ chân nhân tài.
Đào tạo và phát triển nhân sự
- HR tổ chức các chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng và kiến thức cho nhân viên.
- Đảm bảo đội ngũ nhân sự luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công việc trong bối cảnh thay đổi.
Quản lý tiền lương, hợp đồng và bảo hiểm
- Tính toán tiền lương thưởng, phụ cấp cũng như các chế độ phúc lợi của nhân viên.
- Quyết toán thuế Thu nhập cá nhân.
- Quản lý hợp đồng lao động của nhân viên, theo dõi thời hạn cùng các điều khoản với từng chức vụ.
- HR là làm gì cũng bao gồm việc phụ trách xử lý các vấn đề về bảo hiểm và báo cáo định kỳ.
3. Vị trí công việc của HR là gì?
Khái niệm bộ phận HR là gì chỉ bộ phận chịu trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực, từ tuyển dụng đến phát triển nhân sự. Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, HR có thể được phân chia thành nhiều vị trí với chức năng cụ thể.
Các vị trí công việc trong ngành HR
3.1. Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer)
Giám đốc nhân sự là người giám sát toàn bộ chiến lược và hoạt động nhân sự của công ty. Họ chịu trách nhiệm phát hiện vấn đề và đưa ra các quyết định nhằm tối ưu hóa nguồn nhân lực. Vị trí này thường chỉ xuất hiện ở các doanh nghiệp lớn.
3.2. Trưởng phòng nhân sự (HR Manager)
HR Manager là gì chính là người điều phối toàn bộ hoạt động nhân sự và xây dựng kế hoạch tuyển dụng phù hợp với tiêu chí công ty. Họ cũng đóng vai trò kết nối giữa nhân viên và ban lãnh đạo. Vị trí này thường tham gia vào các quyết định tuyển dụng cấp cao.
3.3. Quản trị Hành chính Nhân sự (HR Admin)
HR Admin là gì chỉ người chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ nhân sự và cập nhật dữ liệu nguồn nhân lực. Ngoài ra, họ còn phối hợp chuẩn bị tài liệu cho các sự kiện hoặc hội thảo việc làm. Đây là vị trí quan trọng trong việc duy trì hệ thống quản trị nhân sự.
3.4. Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist)
HR tuyển dụng là gì là người tiếp nhận yêu cầu từ cấp trên, tiếp cận ứng viên và quản lý toàn bộ quy trình tuyển dụng và onboarding. Họ cũng tổ chức các vòng phỏng vấn và hỗ trợ các bộ phận trong việc tìm kiếm nhân tài phù hợp.
3.5. Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist)
Chuyên viên này lên kế hoạch và tổ chức các chương trình đào tạo sau tuyển dụng nhằm nâng cao kỹ năng cho nhân viên. Vai trò của họ đảm bảo ứng viên mới thích nghi và phát triển đúng với văn hóa doanh nghiệp.
Chuyên viên đào tạo thực hiện lên kế hoạch và tổ chức các buổi đào tạo nâng cao năng lực cho nhân viên
3.6. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (C&B Specialist)
Chuyên viên C&B quản lý chế độ tiền lương và phúc lợi, đảm bảo quyền lợi nhân viên. Như vậy, tìm hiểu HR C&B là gì còn thấy họ làm nhiệm vụ đánh giá hiệu suất làm việc và đưa ra đề xuất khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật dựa trên quy định. Vị trí này đòi hỏi sự am hiểu về luật lao động và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Đọc thêm: QC là gì? Những yếu tố cần thiết để trở thành 1 QC chuyên nghiệp
4. Lộ trình thăng tiến trong ngành HR là gì?
Hiểu HR là nghề gì có thể thấy ngành này thu hút đông đảo sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Dưới đây là lộ trình thăng tiến của một nhân viên HR mà bạn nên tham khảo:
Sinh viên mới ra trường nên đảm nhận vị trí công việc nào?
Với những người mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm có thể bắt đầu với trị trí HR intern. Vậy HR intern là gì chỉ những nhân viên thực tập tại phòng nhân sự của công ty. Làm intern bạn sẽ được học hỏi và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm từ những anh chị đi trước.
Ngoài ra, những vị trí khác bạn có thể đảm nhận sau khi vừa ra trường như HR admin, chuyên viên tuyển dụng, nhân viên tiền lương
Nếu bạn đã có kinh nghiệm, vị trí HR nào phù hợp?
Nếu HR có kinh nghiệm, họ sẽ đảm nhận vị trí cao hơn như chuyên viên đào tạo (lên kế hoạch và thực hiện các chương trình đào tạo); quản lý nhân sự (quản lý chung các vấn đề của nhân sự).
Lộ trình thăng tiến của ngành HR vô cùng rõ ràng
5. Những thuận lợi và khó khăn của HR
- Thuận lợi: Khi làm việc tại vị trí HR bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, gia tăng mối quan hệ, đặc biệt vị trí HR có mối quan hệ với tất cả nhân viên trong công ty. Thêm nữa, cơ hội thăng tiến của ngành HR vô cùng rõ ràng và đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong doanh nghiệp.
- Khó khăn: Khi làm nhân sự bạn cần đảm bảo lợi ích của công ty song song cùng quyền lợi của nhân viên. Nếu giải quyết không khéo léo có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời HR phải chịu áp lực từ cấp trên nếu nhân viên không hiệu quả, trong khi nhiều nhân viên thường xuyên phàn nàn về lương thưởng, chế độ đãi ngộ,...
Bài viết của Đức Tín Group đã giúp bạn hiểu rõ HR là gì, vai trò quan trọng của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp. Nếu bạn muốn trở thành HR trong tương lai, hãy rèn luyện thật tốt kỹ năng chuyên môn và đừng quên chuẩn bị cho mình một CV thật ấn tượng nhé.
Các tin liên quan
-
STEM là gì? Tại sao ngành này được săn đón nhiều nhất hiện nay
-
6/4 là ngày gì? Ý nghĩa đặc biệt của ngày 6/4 dành cho con trai
-
Bạch nguyệt quang là gì? Giải mã các cụm từ hot rần rần cõi mạng
-
Mô hình B2B là gì? Lợi ích và thách thức của mô hình doanh doanh này
-
Mô hình SWOT là gì? Các thành phần, lợi ích và cách áp dụng hiệu quả