2025-01-08 04:46:03
F&B là gì? Tổng quan dễ hiểu và đầy đủ nhất về ngành F&B
Khái niệm F&B có lẽ còn khá xa lạ với nhiều người. Bạn có thể thường xuyên gặp thuật ngữ này tại các nhà hàng bán đồ ăn và đồ uống. Vậy để giúp bạn hiểu rõ F&B là gì, bài viết sau của Đức Tín Group sẽ cung cấp mọi thông tin về ngành F&B. Hãy cùng tìm hiểu trước khi quyết định đầu tư vào mô hình kinh doanh này nhé!
1. F&B là gì?
Trước khi đi sâu vào chi tiết, hãy cùng làm rõ F&B là viết tắt của từ gì. F&B là viết tắt của “Food and Beverage”, nghĩa là Thực phẩm và Đồ uống. Đây là lĩnh vực bao trùm các hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh liên quan đến đồ ăn và thức uống.
Từ nhà hàng, quán cà phê đến chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, ngành F&B hiện diện trong mọi khía cạnh của đời sống, không chỉ cung cấp nhu cầu cơ bản mà còn đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giãn của con người.
Bộ phận thuộc ngành F&B là gì?
2. Những lĩnh vực chính của ngành F&B
F&B là ngành gì không chỉ giới hạn trong các nhà hàng hay quán ăn mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Trước khi đi sâu vào các phân khúc, hãy cùng tìm hiểu tổng quan F&B là ngành gì và tại sao nó lại quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.
Food - Thực Phẩm
Phân khúc “Food” bao gồm tất cả những gì liên quan đến thực phẩm, từ nguyên liệu chế biến đến các món ăn hoàn chỉnh. Ngành thực phẩm bao trùm cả sản xuất thực phẩm công nghiệp và các món ăn phục vụ trong nhà hàng.
Beverage - Đồ uống
Phần “Beverage” của ngành F&B tập trung vào đồ uống, từ nước giải khát, bia rượu đến cà phê và trà. Đây là một thị trường lớn với sự tham gia của các thương hiệu toàn cầu và địa phương.
3. Tầm quan trọng của ngành F&B là gì?
F&B là gì mà lại được xem là một ngành không thể thiếu đối với mọi quốc gia? Dưới đây là những đóng góp vai trò quan trọng của ngành F&B:
Đóng góp vào kinh tế
Ngành F&B đóng góp đáng kể vào GDP của nhiều quốc gia, tạo ra việc làm cho hàng triệu người lao động và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan như nông nghiệp, vận tải và công nghệ.
Giải quyết các nhu cầu ăn uống của thực khách
Theo tháp nhu cầu Maslow thức ăn, nước uống là những nhu cầu sinh lý cơ bản và thiết yếu của con người. Do vậy, những nhà hàng hay khách sạn tập trung vào việc giải quyết những nhu cầu này sẽ tăng vị thế của doanh nghiệp mình.
Ngành F&B giải quyết các nhu cầu thiết yếu của con người
Marketing
Kinh doanh ngành F&B là một trong những đòn bẩy giúp doanh nghiệp tối ưu “marketing truyền miệng” cho doanh nghiệp. Những review từ khách hàng đã sử dụng dịch vụ đánh giá cao hoặc chỉ chỉ với video quảng cáo cũng đủ thu hút sự chú ý của những khách tiềm năng mà không tốn quá nhiều chi phí Marketing.
4. 05 mô hình kinh doanh F&B phổ biến nhất hiện nay
Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, những mô hình kinh doanh F&B cũng trở nên ngày càng đa dạng đòi hỏi bạn phải thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới. Dưới đây là 5 mô hình kinh doanh F&B phổ biến nhất và nên đầu tư:
Mô hình nhượng quyền thương hiệu
Kinh doanh ngành F&B theo dạng nhượng quyền thương hiệu vô cùng thu hút các nhà đầu tư. Bên nhận quyền có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư, giúp cho việc thu lợi nhuận nhanh hơn. Nếu thương hiệu có tiếng trên thị trường thì bạn nhận nhượng quyền từ họ cũng có thể kiếm được doanh thu khá cao.
Yi He Tang Vietnam là thương hiệu trà sữa nướng nhượng quyền
Mô hình Take Away - bán mang đi
Mô hình Take Away phù hợp với những cá nhân và doanh nghiệp muốn khởi nghiệp nhưng chưa có khả năng thuê mặt bằng có đủ sức chứa cho khách hàng ngồi lại. Nếu muốn kinh doanh thành công mô hình này, bạn cần đầu tư vào chất lượng sản phẩm và hình thức thu hút, bắt mắt để tạo ấn tượng tốt nhất.
Mô hình Self Service - Tự phục vụ
Mô hình tự phục vụ giúp bạn tiết kiệm chi phí thuê nhân viên mà còn tăng được trải nghiệm khách hàng. Để thành công, bạ nên đầu tư cho menu điện tử để khách hàng quét mã QR gọi món tại bàn, thanh toán và lấy đồ tại quầy nhanh chóng.
Mô hình All-in-shop
Mô hình All-in-shop sẽ ưu tiên nhiều tiện ích được tích hợp trong một khu nhất định nhằm giải quyết đa dạng nhu cầu của khách hàng. Mô hình kinh doanh F&B này sẽ tiếp cận được đa dạng khách hàng, đặc biệt phù hợp với dân công sở và sinh viên.
Mô hình kinh doanh All-in-shop mang lại doanh thu vượt trội
Mô hình One-stop Dining
Mô hình One-stop Dining là kiểu mô hình kinh doanh F&B nhà hàng kết hợp với kinh doanh cafe. Khách hàng có thể thưởng thức những món ăn mặn và đồ ngọt, thức uống ngay cùng một không gian.
Tìm hiểu thêm: Bỏ túi 8 cách kiếm tiền từ TikTok cực hiệu quả
5. Những vị trí công việc trong ngành F&B
Để đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh trong ngành F&B, mỗi vị trí nhân sự đều không thể thiếu, đó là:
Giám đốc kinh doanh (Sale Manage - SM)
Giám đốc kinh doanh chính là người chịu trách nhiệm quản lý và thúc đẩy mọi hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Cụ thể SM là chức vụ gì trong F&B, các giám đốc kinh doanh trong mô hình F&B sẽ thực hiện lên thực đơn, định giá các món ăn, đào tạo nhân viên,...
Quản lý
Quản lý có nhiệm vụ là quản lý toàn bộ nhân viên cấp dưới, quản lý khu vực, giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình tiếp đón khách,... hỗ trợ cho giám đốc. Quản lý F&B là một trong những vị trí mang lại nhiều thử thách nhưng cũng rất tiềm năng để phát triển và phù hợp với những người có khả năng lãnh đạo và quản lý.
Đọc thêm: Chăm sóc khách hàng là gì? 5 bước trong quy trình chăm sóc khách hàng hiệu quả
Trưởng nhóm
Trưởng nhóm trong nhà hàng và khách sạn sinh doanh F&B được phân bố ra nhiều bộ phận, ví dụ như trưởng nhóm phục vụ, trưởng nhóm vệ sinh,... Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà trưởng nhóm sẽ có mức lương khác nhau.
Nhân viên
Nhân viên (nhân viên lễ tân, phục vụ bàn, nhân viên pha chế,...) chính là người phục vụ trực tiếp các khách hàng. Do vậy, đào tạo cho nhân viên những kỹ năng và kiến thức vô cùng quan trọng để có thể đem đến sự hài lòng và giữ chân khách hàng cho lần sau.
Để doanh nghiệp F&B hoạt động ổn định và đem lại doanh thu, giám đốc cần tối ưu chi phí thực phẩm, giá vốn hàng hóa và đặc biệt chi phí nhân sự (COL) chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí vận hành. Chính vì thế cần phải tính toán tỷ lệ phần trăm chi phí lao động một cách chính xác.
COL trong F&B là gì bao gồm toàn bộ tiền lương trả cho người lao động
Kinh doanh F&B là một lĩnh vực không khó nhưng cũng không dễ, đòi người người kinh doanh nhạy bén nắm bắt thời cơ, xu hướng và có sự kiên trì. Vì thế, những thông tin của Đức Tín Group về F&B là gì hy vọng sẽ giúp ích không nhỏ giúp bạn định hình được kế hoạch kinh doanh ngành đồ uống và ẩm thực.
Các tin liên quan
-
STEM là gì? Tại sao ngành này được săn đón nhiều nhất hiện nay
-
6/4 là ngày gì? Ý nghĩa đặc biệt của ngày 6/4 dành cho con trai
-
Bạch nguyệt quang là gì? Giải mã các cụm từ hot rần rần cõi mạng
-
Mô hình B2B là gì? Lợi ích và thách thức của mô hình doanh doanh này
-
Mô hình SWOT là gì? Các thành phần, lợi ích và cách áp dụng hiệu quả