2025-03-19 11:35:34
ESG là gì? Nắm rõ 03 thành phần cơ bản của tiêu chuẩn ESG
Các doanh nghiệp thành công thường tập trung vào ba yếu tố chính: con người, quy trình và sản phẩm. Tuy nhiên, ngày càng nhiều công ty, lớn và nhỏ, đang xây dựng các chiến lược dài hạn của mình trên một khuôn khổ cấp cao hơn bao gồm các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị - còn được gọi là ESG. Để hiểu rõ hơn ESG là gì, hãy theo dõi bài viết dưới.
1. ESG là gì?
ESG là viết tắt của Environmental (Môi trường), Social (Xã hội) và Governance (Quản trị doanh nghiệp). Đây là bộ tiêu chí được sử dụng để đánh giá mức độ bền vững và trách nhiệm của một doanh nghiệp đối với môi trường, cộng đồng và hệ thống quản trị nội bộ.
Các nhà đầu tư, tổ chức tài chính và doanh nghiệp ngày càng xem ESG như một công cụ quan trọng giúp đánh giá rủi ro, cơ hội và hiệu suất dài hạn của một công ty. Việc áp dụng ESG không chỉ giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.

ESG là viết tắt của từ gì?
2. Các thành phần của tiêu chuẩn ESG là gì?
Như đã phân tích trên thì tiêu chuẩn ESG là thước đo đánh giá việc doanh nghiệp cam kết và hành động trong việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường. Dưới đây là những phân tích chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn các thành phần của ESG là gì?
Environmental (Môi trường)
Trước khi đi sâu vào phân tích từng khía cạnh, chúng ta cần hiểu rõ tác động của doanh nghiệp đến môi trường. Yếu tố “Môi trường” trong ESG tập trung vào các doanh nghiệp quản lý và giảm thiểu ảnh hưởng của mình đến thiên nhiên.
.png)
Môi trường trong tiêu chuẩn ESG là gì?
Các tiêu chí đánh giá bao gồm:
- Sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng điện tử.
- Giảm khí thải carbon
- Quản lý chất thải và tài nguyên thiên nhiên
- Chính sách bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học.
Doanh nghiệp có ESG mạnh thường ưu tiên các sáng kiến xanh, như sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng hay chuyển đổi sang sản xuất không phát thải.
Social (Xã hội)
Bên cạnh môi trường, khía cạnh xã hội cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong ESG. Vậy “Xã hội” trong tiêu chuẩn ESG là gì?
.png)
Điều kiện làm việc và chế độ phúc lợi ảnh hưởng đến mức độ gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp
Yếu tố này tập trung vào cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên, khách hàng và cộng đồng xung quanh. Một số tiêu chí quan trọng gồm:
- Quyền lợi và điều kiện làm việc của nhân viên
- Đa dạng và hòa nhập trong doanh nghiệp
- Chính sách trách nhiệm xã hội CSR
- Quan hệ với khách hàng và đối tác
Một công ty có ESG tốt sẽ xây dựng môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp lành mạnh và đóng góp tích cực vào sự phát triển của cộng đồng.
Governance (Quản trị doanh nghiệp)
Quản trị doanh nghiệp là yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng của ESG. Chiến lược ESG là gì khi nói đến quản trị? Đây là thước đo về cách công ty được quản lý, các chính sách minh bạch và trách nhiệm của ban lãnh đạo.
.png)
Minh bạch trong các báo cáo tài chính
Các tiêu chí chính gồm:
- Minh bạch tài chính
- Quyền cổ đông
- Đạo đức kinh doanh
- Kiểm soát rủi ro và tuân thủ quy định
Một doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt sẽ đảm bảo tính công bằng, bảo vệ quyền lợi của cổ đông và giảm nguy cơ tham nhũng.
Đọc thêm: FDI là gì? Những tác động của hình thức đầu tư FDI
3. Vì sao ESG lại quan trọng trong doanh nghiệp?
Trong thời đại ngày nay, việc áp dụng ESG mang lại nhiều lợi ích quan trọng, không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động bền vững mà còn tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, khi hiểu rõ ESG là gì và áp dụng thành công thì doanh nghiệp sẽ nhận được các lợi ích sau:
Quản lý nguồn lực một cách hiệu quả
ESG giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Từ đó, giúp doanh nghiệp giảm thiểu lãng phí và tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất.
.png)
Áp dụng ESG giúp doanh nghiệp quản trị nguồn lực một cách hiệu quả
Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên
Việc trong nghiệp chú trọng vào các chỉ số ESG đồng nghĩa với việc quan tâm đến điều kiện làm việc của nhân viên. Từ đó đảm bảo an toàn lao động và thực hiện đầy đủ các phúc lợi làm việc. Điều này không chỉ giữ chân nhân viên mà còn là động lực để nhân viên làm việc việc năng suất và hiệu quả hơn.
Thu hút vốn đầu tư
Hiện nay, có ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm đến các doanh nghiệp có chiến lược ESG bởi có tính bền vững và giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt, các quỹ đầu tư ESG đang phát triển mạnh mẽ và các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn này sẽ có cơ hội thu hút nguồn vốn lớn hơn.
.png)
Nhiều nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh ESG bởi tính bền vững
Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Người tiêu dùng hiện nay thường chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường và đặc biệt sẵn sàng chi trả giá cao hơn để mua hàng hóa xanh. Do vậy, các doanh nghiệp cần có giải pháp ESG, tiếp cận đến nhiều khách hàng và từ đó gia tăng thêm doanh số và lợi nhuận.
4. Những khó khăn của việc áp dụng ESG vào doanh nghiệp
Mặc dù chiến lược ESG mang lại nhiều lợi ích nhưng để áp dụng được hiệu quả và thành công, doanh nghiệp cũng gặp phải một số khó khăn nhất định như:
Chi phí đầu tư ban đầu cao
Việc áp dụng ESG - tiêu chuẩn xanh, tính bền vững đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ mới, thay đổi quy trình sản xuất và thiết lập chính sách quản trị phù hợp. Điều này tạo ra chi phí ban đầu có thể cao hơn.
.png)
Chi phí ban đầu để đầu tư sản phẩm xanh khá lớn
Thiếu kiến thức về ESG
Nhiều doanh nghiệp phải thuê chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam để hỗ trợ, kiểm tra các tiêu chuẩn ESG. Một số doanh nghiệp khi triển khai còn thiếu kiến thức, tiêu tốn nhiều nguồn vốn và thời gian.
Giá sản phẩm cao, sức cạnh tranh thấp
Dựa theo khảo sát “Tiêu dùng xanh 2024” của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC), có đến 78% người tiêu dùng cho biết sản phẩm xanh có mức giá cao hơn so với sản phẩm thông thường.
Cùng với đó, chi phí sản xuất sản phẩm xanh cũng thường cao hơn do phải lựa chọn nguyên liệu thân thiện với môi trường và quy trình cũng thay đổi. Do vậy, giảm cạnh tranh của doanh nghiệp ESG với các doanh nghiệp thông thường khác. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp ESG.
Do vậy, để thành công trong bối cảnh thị trường hiện nay thì doanh nghiệp ESG cần có chiến lược rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Cùng với đó, cũng cần tìm cách kết hợp với chính quyền, tổ chức và người tiêu dùng để thúc đẩy một tương lai tiêu dùng mang tính bền vững hơn.
Bài viết của Đức Tín Group đã giúp bạn hiểu rõ hơn ESG là gì. Đây chính là yếu tố quan trọng trong việc quản lý doanh nghiệp hiện đại, giúp năng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện hình ảnh. Mặc dù, chiến lược ESG có thể gặp phải thách thức khi triển khai nhưng những lợi ích mà ESG mang lại cho doanh nghiệp là vô cùng bền vững.
Các tin liên quan
-
Vốn điều lệ là gì? 05 thông tin cập nhật về vốn điều lệ mới nhất
-
Gap year là gì? Lợi ích và thách thức của Grap year
-
Cover Letter là gì? 5 bước viết Cover Letter ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng
-
SQ là gì? 04 cách cải thiện chỉ số trí tuệ tinh thần
-
iPhone mất Face ID là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục