2025-01-24 09:31:21

ERP là gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống ERP?

ERP là gì? Đây là thuật ngữ ngày càng phổ biến trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp. Hệ thống ERP đã và đang cách mạng hóa doanh nghiệp hoạt động, từ quản lý tài chính, sản xuất, hậu cần đến nhân sự. Vì vậy, để hiểu rõ hơn ERP là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết chi tiết dưới đây.

1. ERP là gì?

ERP (Enterprise Resource Planning) là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, giúp tổ chức quản lý và tích hợp các hoạt động kinh doanh cốt lõi như tài chính, nhân sự, sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng (logistics) vào một nền tảng duy nhất.

ERP kết nối tất cả các bộ phận và chức năng khác nhau của doanh nghiệp. Dữ liệu được nhập vào hệ thống một lần và chia sẻ tới toàn bộ các bộ phận có liên quan. Do vậy, thông tin được truyền tải nhanh chóng đến tất cả mọi thành viên, tránh việc trùng lặp dữ liệu nên cải thiện quy trình vận hành.

ERP là gì được hiểu là hệ thống giúp hoạch định nguồn nhân lực của doanh nghiệp

ERP là gì được hiểu là hệ thống giúp hoạch định nguồn nhân lực của doanh nghiệp

2. Các thành phần chính của ERP là gì?

Hiểu rõ hệ thống ERP là gì cần xem xét các thành phần chính của hệ thống này. Một giải pháp ERP toàn diện, đảm bảo dữ liệu được chính xác thường bao gồm các module sau:

Quản lý Tài chính

Module tài chính trong ERP giúp doanh nghiệp theo dõi dòng tiền như tài khoản phải trả (AP), phải thu (AR), đóng sổ cuối kỳ, lập báo cáo tài chính và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định pháp luật.

Quản lý Nhân sự

Tích hợp quản lý nhân sự, từ tuyển dụng, đào tạo đến chấm công và tính lương, phụ cấp,... giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực lao động. Bên cạnh đó, hệ thống cho phép theo dõi thời gian đóng bảo hiểm y tế, xã hội, thất nghiệp của nhân viên.

ERP gồm những thành phần chính nào?

ERP gồm những thành phần chính nào?

Quản lý Chuỗi cung ứng

Hiểu phần mềm ERP là gì, bạn cũng sẽ nhận thấy hệ thống này cho phép theo dõi và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng, từ đơn đặt hàng đến giao hàng, giúp cải thiện hiệu quả và giảm chi phí vận hành.

Quản lý Sản xuất

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, ERP hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất, quản lý nguyên liệu, thực hiện sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất theo thời gian thực và quản lý chất lượng.

Xem thêm: QC là gì? Những yếu tố cần thiết để trở thành 1 QC chuyên nghiệp

Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

Module CRM trong ERP giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ khách hàng, từ quản lý dữ liệu khách hàng đến theo dõi hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng. Như vậy, ứng dụng ERP và CRM giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược kế hoạch kinh doanh

3. Lợi ích của hệ thống ERP là gì?

Vậy lợi ích của phần mềm ERP là gì đối với sự phát triển của doanh nghiệp? Hệ thống ERP mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực:

Tăng năng suất

ERP cho phép các nhà lãnh đạo quản lý hoạt động kinh doanh và nguồn nhân lực được tốt hơn. Đội ngũ của bạn có thể tăng năng suất và hiệu quả hơn với những nhiệm vụ đã được tự động hóa.

Hệ thống ERP tăng hiệu suất hoạt động và cải thiện chất lượng dịch vụ của khách hàng

Hệ thống ERP tăng hiệu suất hoạt động và cải thiện chất lượng dịch vụ của khách hàng

Cải thiện dịch vụ khách hàng

ERP giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về thông tin và xu hướng của khách hàng. Phần mềm này cũng giúp tăng tốc độ xử lý những đơn hàng và quản lý hàng tồn kho tốt hơn. Điều này cải thiện sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ của doanh nghiệp.

Giảm thiểu chi phí vận hành

ERP giúp công việc thủ công và loại bỏ đi những lỗi dữ liệu trong hệ thống riêng lẻ. Đồng thời phần mềm này cung cấp nguồn thông tin duy nhất, đặc biệt hiệu quả cho đội ngũ kế toán của bạn.

Tăng cường tuân thủ quy định

ERP cung cấp quy trình kiểm toán ghi lại mọi sự thay đổi dữ liệu và hoạt động của người dùng. Từ đó, đảm bảo tính minh bạch cho việc tuân thủ những quy định chung của doanh nghiệp.

Xem thêm: QC là gì? Những yếu tố cần thiết để trở thành 1 QC chuyên nghiệp

4. Những doanh nghiệp nào nên sử dụng hệ thống quản lý ERP?

Hệ thống ERP có thể được áp dụng linh hoạt trong nhiều doanh nghiệp. Dưới đây là những nhóm ngành cụ thể có khả năng thu về lợi nhiều hơn từ việc đầu tư và triển khai ERP:

Doanh nghiệp dịch vụ nên sử dụng hệ thống ERP để tối ưu hóa quy trình hoạt động

Doanh nghiệp dịch vụ nên sử dụng hệ thống ERP để tối ưu hóa quy trình hoạt động

  • Ngành sản xuất: ERP giúp các doanh nghiệp sản xuất quản lý chuỗi cung ứng, lập kế hoạch sản xuất và theo dõi hiệu quả hoạt động từ kho bãi, nguyên vật liệu và nhân công.
  • Ngành bán lẻ: Trong ngành bán lẻ, ERP hỗ trợ quản lý kho hàng, theo dõi đơn hàng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh đa kênh.
  • Ngành dịch vụ: Đối với các công ty dịch vụ, ERP cung cấp công cụ quản lý dự án, tính toán chi phí và theo dõi tiến độ công việc.
  • Doanh nghiệp đang mở rộng quy mô: Những doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển và mở rộng các hoạt động kinh doanh để quản lý tốt hơn ch sự mở rộng này.

5. Các nhà cung cấp ERP hàng đầu

Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp ERP trên thị trường. Dưới đây là một số cái tên nổi bật:

Một số nhà cung cấp hệ thống ERP

Một số nhà cung cấp hệ thống ERP

  • SAP: ERP SAP là gì chính là nhà cung cấp ERP hàng đầu thế giới, với các giải pháp mạnh mẽ dành cho mọi ngành công nghiệp.
  • Oracle: Oracle cung cấp các giải pháp ERP trên nền tảng đám mây, phù hợp cho cả doanh nghiệp lớn và nhỏ.
  • Microsoft Dynamics: Microsoft Dynamics là một giải pháp ERP dễ sử dụng, tích hợp tốt với các công cụ Microsoft Office.
  • OdooOdoo ERP là gì được coi là giải pháp ERP mã nguồn mở (open-source), phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn tiết kiệm chi phí.

Để lựa chọn, triển khai và quản lý hệ thống ERP là một quá trình phức tạp và đòi hỏi nhiều kinh nghiệp. Do đó, đây chính là lý do mà nhiều doanh nghiệp cần đến dịch vụ tư vấn triển khai ERP hay còn được gọi là ERP consultant.

Vậy lợi ích của việc lựa chọn ERP consultant là gì? ERP consultant sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu những lợi ích và giới hạn của từng phần mềm ERP, từ đó lựa chọn ra hệ thống phù hợp nhất với doanh nghiệp.

Qua bài viết này của Đức Tín Group, chúng ta đã tìm hiểu ERP là gì. ERP không chỉ là công cụ hỗ trợ quản lý doanh nghiệp mà còn là giải pháp giúp tổ chức tối ưu hóa hoạt động và đạt được sự phát triển bền vững.