2024-10-10 03:07:09

CEO là gì? 5 yếu tố cần có của một CEO giỏi

Trong một vài tháng gần đây, nhu cầu tuyển dụng vị trí CEO tại thị trường lao động Việt Nam khá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển CEO gặp khá nhiều khó khăn do tại Việt Nam vị trí này còn thiếu nhân lực giỏi. Chính vì thế, trong bài viết này Đức Tín Group sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi CEO là gì và chân dung một CEO giỏi mà doanh nghiệp cần là như thế nào.

1. Ceo nghĩa là gì?

Nếu bạn đang không biết CEO là gì trong tiếng anh, câu trả lời là CEO - Chief Executive Officer (Giám đđiều hành). Hiểu theo nghĩa thuần việt là người giữ vị trí cao nhất trong một công ty hoặc tập đoàn. Họ là người dẫn dắt và chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ các hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. CEO thường được ví như "ngọn hải đăng" dẫn đường, đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và quyết định sự phát triển của tổ chức.

Theo một nghiên cứu của McKinsey, Giám đốc Điều hành có thể ảnh hưởng đến khoảng  45% hiệu suất hoạt động tổng thể của doanh nghiệp. Điều này cho thấy tầm quan trọng to lớn của CEO trong việc không chỉ quản lý hàng ngày mà còn tạo động lực cho sự tăng trưởng bền vững của tổ chức.

Ceo là gì viết tắt của từ Chief Executive Officer 

CEO là gì viết tắt của từ Chief Executive Officer 

2. CEO là làm gì - công việc của CEO

Dưới đây là tổng hợp các công việc của CEO giúp bạn hiểu được trách nhiệm của CEO là gì. 

  • Định hướng chiến lược phát triển: CEO là người đưa ra nhậđịnh dài hạn cho doanh nghiệp và vạch ra các mục tiêu, kế hoạch cần thiết để đạt được chúng. Việc lập kế hoạch phải dựa trên phân tích thị trường cùng với các yếu tố nội tại để đảm bảo rằng chiến lược phát triển phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể.
  • Điều hành hoạt động thường nhật: CEO chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, từ sản xuất, tài chính, nhân sự đến kinh doanh. 
  • Đưa ra quyết định quan trọng: Trong khái niệm CEO là gì, có nội dung CEO là người quyết định trong việc định hướng doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm đưa ra những quyết định quan trọng về phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường, đầu tư và các mối quan hệ đối tác chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.
  • Kiểm soát tài chính: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của CEO là quản lý tài chính doanh nghiệp, đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được phân bổ hợp lý và tối ưu, đảm bảo hoạt đồng bình thường.
  • Đại diện cho doanh nghiệp: CEO là gương mặt đại diện của công ty trong việc tương tác với công chúng, cổ đông và các đối tác chiến lược. Nhiệm vụ của họ là xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan để nâng cao uy tín và hình ảnh của công ty trên thị trường.
  • Quản lý rủi ro: Theo định nghĩa CEO là gì, vị trí này cũng có trách nhiệm đánh giá và quản lý các rủi ro tiềm ẩn mà doanh nghiệp có thể gặp phải, từ rủi ro thị trường, tài chính đến những thách thức trong quản trị nội bộ.
Hiểu CEO là chức danh gì trong ty bạn sẽ thấy được tầm quan trong nó với doanh nghiệp

Hiểu CEO là chức danh gì trong ty bạn sẽ thấy được tầm quan trong nó với doanh nghiệp

3. Vai trò của CEO là gì

Để hiểu rõ hơn vị trí CEO là gì bạn cần hiểu thêm về vai trò của CEO với doanh nghiệp. Dưới đây là những vai trò chính của một CEO:

  • Người định hướng chiến lược: CEO là người đưa ra kế hoạch phát triển, mục tiêu, phướng hướng cả dài hạn và ngắn hạn  tổng thể của toàn bộ hệ thống, để doanh nghiệp phát triển
  • Người lãnh đạo tổ chức: Khái niệm CEO là gì cũng đã khẳng định CEO là người đứng đầu, chỉ đạo các lãnh đạo cấp cao và đưa ra các quyết sách lớn. CEO đảm bảo rằng tất cả các bộ phận trong công ty hoạt động hướng tới một mục tiêu chung, đồng thời tạo dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp.
  • Người giải quyết vấn đề và ra quyết định: Vai trò của CEO còn là người đưa ra các quyết định quan trọng và giải quyết các vấn đề lớn của doanh nghiệp dựa trên các phân tích và đánh giá của bản thân và điều chỉnh các chiến lược và hoạt động của công ty theo nhu cầu thị trường hoặc các biến động kinh tế.
  • Người đại diện và phát ngôn viên: CEO thường là người phát ngôn chính của công ty trong các sự kiện truyền thông, quan hệ công chúng và các buổi họp với cổ đông. Vai trò này đòi hỏi CEO cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc và khả năng thuyết phục để truyền tải thông điệp của công ty một cách rõ ràng và chuyên nghiệp.
  • Người quản lý tài chính: Hiểu khái niệm CEO là gì, bạn sẽ thấy vị trí nàcó trách nhiệm giám sát việc sử dụng tài nguyên và tài chính của công ty. Đồng thời, CEO cũng là người đưa ra các quyết định liên quan đến đầu tư, mua bán, và sáp nhập đảm bảo rằng mọi chi phí đều vì mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận
  • Người quản lý rủi ro và đổi mới: CEO cần có khả năng nhìn nhận và quản lý rủi ro một cách hiệu quả, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới trong công ty. 
  • Người xây dưng bộ máy nhân sự : Một CEO giỏi không chỉ quản lý mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, hỗ trợ và phát triển tài năng trong doanh nghiệp. Họ tạo cơ hội cho các nhân viên chủ chốt phát triển, từ đó xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững của công ty.

4. Phân biệt CEO với COO

Trong một doanh nghiệp lớn, các vị trí như COO, CCO thường có sự phần định ngay từ đầu. Tuy nhiên tại nhiều doanh nghiệp nhỏ các vị trí này không được định hình từ trước, do đó dẫn đến nhiều sự hiểu lầm. Để giúp bạn phân biệt được các vị trí này, bảng so sánh dưới đây Đức Tín Group sẽ cho bạn thấy sự khác biệt giữa COO, CEO là gì.

Hiểu khái niệm CEO là gì bạn sẽ thấy nó khác biệt hoàn toàn so với các vị trí khác

Hiểu khái niệm CEO là gì bạn sẽ thấy nó khác biệt hoàn toàn so với các vị trí khác

Bảng so sánh giữa COO, CCO

Tiêu chí

CEO (Chief Executive Officer)

COO (Chief Operating Officer)

Vai trò chính

Lãnh đạo tổng thể doanh nghiệp

Quản lý các hoạt động hàng ngày của tổ chức

Trách nhiệm

Xây dựng chiến lược dài hạn

Quản lý toàn bộ công ty

Đại diện công ty trước công chúng và đối tác

Quản trị các hoạt động bình thường

Quán lý, theo dõi các hoạt động sản xuất, vận hành

Quyền hạn

Cao nhất, đưa ra quyết định chiến lược lớn nhất

Thực thi chiến lược, quản lý các bộ phận nội bộ

Báo cáo

Báo cáo cho Hội đồng quản trị hoặc cổ đông

Báo cáo trực tiếp cho CEO

Mục tiêu

Đảm bảo sự ổn định và phát triển lâu dài của tổ chức

Tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả hoạt động

Phạm vi công việc

Toàn bộ doanh nghiệp

Nội bộ và các hoạt động vận hành

5. Sự khác nhau giữa CEO và Chariman (Chủ tịch)

Trong các doanh nghiệp lớn, ngoài vị trí CEO thì còn có thêm vị trí Chariman. Nhiều người thường nhầm lẫn CEO và Chariman là một, tuy nhiên đây là hai vị trí giữ vai trò hoàn toàn khác nhau. Vậy sự khác biệt giữa Chariman và CEO là gì? 

Bảng so sánh sự khác biệt giữa vị trí CEO và chủ tịch

Tiêu chí

CEO (Chief Executive Officer)

Chairman (Chủ tịch)

Vai trò chính

Lãnh đạo tổng thể doanh nghiệp

Lãnh đạo Hội đồng quản trị và giám sát CEO

Chức năng

Quản lý chiến lược, tài chính, nhân sự, vận hành

Định hướng chiến lược dài hạn, đưa ra các quyết định lớn

Trách nhiệm

Đảm bảo các chiến lược hoạt động ổn định và phát triển lâu dài

Đảm bảo sự tuân thủ của Hội đồng quản trị và bảo vệ quyền lợi cổ đông

Báo cáo cho

Báo cáo cho Hội đồng quản trị (bao gồm Chủ tịch)

Chịu trách nhiệm trước các cổ đông và giám sát CEO

Quyền lực

Trực tiếp đưa ra các quyết định 

Quyền lực cao nhất trong việc phê duyệt các chiến lược và quyết định quan trọng

Xem thêm:

6. Những yếu tố cần có để trở thành một CEO

CEO là bộ máy đứng đầu của 1 doanh nghiệp chính vì thế không phải ai cũng có thể ngồi tại vị trí này. Vậy các yếu tố cần để trở thành một CEO là gì? 

6.1. Kiến thức chuyên môn

Kiến thức chuyên môn mà một CEO cần phải có không chỉ giới hạn, nó bao hàm trong nhiều lĩnh vực khác. CEO phải hiểu rõ về tài chính, marketing, quản trị kinh doanh, nhân sự, và chiến lược doanh nghiệp. Những lĩnh vực này không chỉ giúp CEO có cái nhìn tổng quan về hoạt động doanh nghiệp mà còn hỗ trợ họ đưa ra các quyết định quan trọng với độ chính xác cao.

CEO cũng cần liên tục tự học và cập nhật kiến thức mới từ những thay đổi trong ngành, công nghệ và thị trường. Bên cạnh đó, sự tự trau dồi và tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn là yếu tố không thể thiếu để một CEO phát triển khả năng quản lý và điều hành doanh nghiệp đến thành công.

6.2. Kinh nghiệm thực chiến

Kinh nghiệm thực chiến của một CEO là gì? Kinh nghiệm này không được xác định chỉ qua số năm làm việc, mà qua những thành tựu họ đã đạt được, và hiệu quả trong việc quản lý tổ chức. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và nhạy bén trong xử lý tình huống mà không phải ai cũng có thể đạt được chỉ từ lý thuyết.

Kinh nghiệm của một CEO được tích lũy từ việc đối mặt và vượt qua những thách thức trong quá trình lãnh đạo. CEO phải có khả năng đánh giá rủi ro, dự đoán xu hướng, và nhanh chóng đưa ra các giải pháp khi doanh nghiệp gặp phải những thử thách không lường trước.

Kinh nghiệm thực chiến là tố chất cần có của 1 CEO

Kinh nghiệm thực chiến là tố chất cần có của 1 CEO

6.3 Có khả năng truyền cảm hứng

Trong định nghĩa CEO là gì, bạn sẽ thấy CEO giỏi cần có tinh thần làm việc tích cực và lan tỏa nhiệt huyết trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Một CEO có thể truyền động lực không chỉ giúp đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả hơn, mà còn khơi dậy sự năng động và đam mê trong họ. Chính khả năng truyền cảm hứng này cũng tạo ra môi trường làm việc thân thiện, từ đó giúp doanh nghiệp giữ chân được nhân tài và xây dựng một đội ngũ trung thành.

6.4. Tư duy sáng tạo 

Trong khái niệm CEO là gì đã nêu ra điểm CEO là người đưa ra những quyết định cho doanh nghiệp. Chính vì thế, tư duy sáng tạo là yếu tố không thể thiếu ở một CEO. Khả năng sáng tạo, đổi mới giúp CEO đề xuất những giải pháp độc đáo, khác biệt, không sao chép hay lệ thuộc vào ý tưởng của người khác. Điều này không chỉ mở ra những hướng đi chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp mà còn giúp họ dẫn dắt công ty vượt qua những thách thức. Tư duy sáng tạo cũng cho phép CEO nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, mang lại sự đa dạng trong các quyết định và chiến lược kinh doanh.

6.5. Có tố chất bẩm sinh

Mặc dù kinh nghiệm và kiến thức là hai yếu tố then chốt để thể hiện khái niệm CEO là gì, nhưng không thể phủ nhận rằng nhưng CEO giỏi thường có thiên phú giúp họ dễ dàng hơn trong việc lãnh đạo. Những tố chất này tuy không quyết định hoàn toàn sự thành công của một CEO, nhưng chúng mang lại lợi thế rõ rệt.

Một CEO giỏi cần có khả năng tư duy phản biện, phân tích, và tổng hợp thông tin một cách linh hoạt. Bên cạnh đó, CEO giỏi sẽ có sự quyết đoán,  tự tin trong lời nói và hành động. Sự uy nghiêm trong phong thái lãnh đạo cũng là điểm khác biệt, kết hợp cùng chỉ số EQ và IQ cao, những yếu tố này giúp CEO làm tốt vị trí của mình

Tư duy chiến lược là tố chất cần có của một CEO

Tư duy chiến lược là tố chất cần có của một CEO

7. Các kỹ nẵng cần có ở một CEO 

Để hiểu hơn vị trí CEO là gì, dưới đây là những thông tin về kỹ năng mà một CEO cần có để đảm nhận được các công việc của vị trí này:

  • Kỹ năng lãnh đạo: Là khả năng tạo động lực và dẫn dắt đội ngũ hướng tới mục tiêu chung, khơi dậy sự cam kết và lòng nhiệt huyết trong mỗi thành viên.
  • Kỹ năng lên chiến lược: CEO cần có khả năng phân tích, khái quát và tổng hợp để đưa ra những kế hoạch, mục tiêu phù hợp nhất cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: CEO có sự quyết đoạn và nhay bén để đưa ra các quyết định chính xác, nhanh chóng bất kể hoàn cảnh. 
  • Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng diễn đạt thông tin một cách cụ thể, rõ ràng, đảm bảo được nhân viên, đối tác, cũng như khách hàng hiểu rõ vấn đề. Đồng thời, CEO cũng có sự khéo léo, tinh tế trong việc giao tiếp
  • Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Luôn giữ bình tĩnh và xử lý tốt các tình huống căng thẳng, tạo sự tin tưởng cho mọi người xung quanh.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Nhận diện và xử lý nhanh các vấn đề, từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất.
  • Kỹ năng đàm phán: Đảm bảo đạt được các thỏa thuận có lợi cho doanh nghiệp trong các cuộc thương lượng.
  • Kỹ năng quản trị rủi ro: Nhận diện, đánh giá và ứng phó hiệu quả với các rủi ro tiềm ẩn, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp.

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi “CEO là gì?”, vai trò, công việc và các yếu tố để đảm nhận vị trí này. CEO là vị trí quan trọng của một tổ chức chính vì thế việc chọn lọc một người vừa giỏi chuyên môn, vừa phù hợp về văn hóa là vô cùng quan trọng. Do đó, dựa trên những yếu tố mà Đức Tín Group đã đưa ra bạn hãy chọn lọc người thích hợp nhất với công ty mình nhé.