2024-10-10 02:39:17

Thương mại điện tử là gì? Xu hướng phát triển trong tương lai

Trong thời gian gần đây, cụm từ thương mại điện tử thường được nhắc đến nhiều, đặc biệt khi sự bùng nổ của các nền tảng bán hàng như Tik Tok Shop, Shopee, Lazada,... Vậy thương mại điện tử là gì và tại sao nó được quan tâm như vậy. Tìm hiểu câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây của Đức Tín Group.

Khái niệm thương mại điện tử là gì?

Trước khi đi sâu các vấn đề của thương mại điện tử, hãy cùng tìm hiểu thương mại điện tử tiếng anh là gì. Thương mại điện tử (TMDT) (E-commerce) là hình thức mua bán hàng hóa, dịch vụ và trao đổi thông tin thông qua các nền tảng trực tuyến. Khác với mô hình thương mại truyền thống, nơi giao dịch thường diễn ra trực tiếp, thương mại điện tử cho phép người mua và người bán không cần gặp mặt nhưng vẫn hoàn thành các giao dịch mua bán.

Khi tìm hiểu kỹ thương mại điện tử là gì, bạn sẽ nhận ra hình thức này đã trở nên phổ biến như thế nào. Ước tính, hiện nay có khoảng 2,14 tỷ người tiêu dùng toàn cầu thực hiện việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ qua Internet. Thương mại điện tử tại Việt Nam đang trên đà phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng hơn 25% vào năm 2023, đưa quy mô thị trường lên vượt ngưỡng 25 tỷ USD.

Hiểu thương mại điện tử là gì bạn sẽ thấy được sự phát triển nhanh chóng của nó

Hiểu thương mại điện tử là gì bạn sẽ thấy được sự phát triển nhanh chóng của nó

Sự khác nhau giữa web thương mại điện tử và sàn thương mại điện tử là gì?

Nhiều người hiểu lầm trang Web TMĐT và sàn TMĐT là một, nhưng thực chất chúng khác nhau. Vậy sự khác nhau giữa web thương mại điện tử và sàn thương mại điện tử là gì? Dưới đây là bảng so sánh trực tiếp.

Bảng so sánh web thương mại điện tử và sàn thương mại điện tử

Tiêu chí

Web thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử

Chủ sở hữu

Doanh nghiệp hoặc cá nhân tự quản lý và vận hành

Được quản lý bởi một bên thứ ba (chủ sàn)

Phạm vi sản phẩm

Chỉ bán hàng của doanh nghiệp mình

Tập trung nhiều người bán, sản phẩm đa dạng

Quản lý giao dịch

Chủ Web tự tạo tài khoản, quản lý mọi quy trình, giao dịch

Nền tảng thương mại điện tử cung cấp hệ thống hỗ trợ quản lý giao dịch và xử lý thanh toán cho các bên liên quan.

Phí sử dụng

Không có phí tham gia, chỉ tốn chi phí xây dựng và duy trì web

Người bán phải trả phí hoa hồng hoặc phí dịch vụ cho sàn

Tiếp cận khách hàng

Hạn chế trong phạm vi quảng bá và phát triển web

Sẵn có lượng người dùng lớn từ cộng đồng của sàn

Tính tùy chỉnh

Có toàn quyền tùy chỉnh thiết kế, giao diện, trải nghiệm khách hàng

Hạn chế tùy chỉnh, phải tuân thủ các quy định của sàn

Quy trình vận hành

Tự vận hành và hoàn thành mọi công đoạn 

Sàn có thể hỗ trợ một phần vận hành, như dịch vụ giao hàng, những người bán vẫn cần quản lý kho và chăm sóc khách hàng

Xem thêm:

Các hình thức của thương mại điện tử

Thương mại điện tử đã không ngừng phát triển và phân nhánh thành nhiều loại hình khác nhau nhằm thỏa mãn các nhu cầu phong phú của cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Dưới đây là các loại hình thương mại điện tử phổ biến:

  • Business to Consumer (B2C) - Doanh nghiệp với cá nhân 
  • Business to Business (B2B) - Doanh nghiệp với doanh nghiệp
  • Consumer to Consumer (C2C) - Cá nhân với cá nhân 
  • Consumer to Business (C2B) - Cá nhân với doanh nghiệp
  • Business to Government (B2G) - Doanh nghiệp với chính phủ
  • Government to Business (G2B) - Chính phủ với doanh nghiệp
  • Government to Consumer (G2C) - Chính phủ với cá nhân 
B2C là hình thức thương mại điện tử phổ biến nhất

B2C là hình thức thương mại điện tử phổ biến nhất

Ưu điểm của thương mại điện tử

Hiểu thương mại điện tử là gì, bạn sẽ thấy hình thức này đang phát triển mạnh mẽ với nhiều ưu điểm vượt trội như: 

Phát triển nhanh chóng
Ngành thương mại điện tử được xem là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh chóng và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Chỉ trong năm 2023, lĩnh vực đã mở rộng hơn 25% so với năm trước, với tổng giá trị ước tính khoảng 25 tỷ USD. Đặc biệt, doanh thu từ mảng bán lẻ online hàng hóa được ước tính đạt 17,3 tỷ USD, phản ánh sức hút mạnh mẽ của thị trường và thói quen tiêu dùng online.

Tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng

Nhờ Internet, doanh nghiệp thương mại điện tử có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu mà không cần chi phí cao cho quảng cáo truyền thống. Các thương hiệu có thể tùy chỉnh chiến lược marketing, cung cấp ưu đãi và gợi ý sản phẩm phù hợp với nhu cầu cá nhân, nâng cao trải nghiệm mua sắm.

Dễ dàng mua sắm sản phẩm
Hiểu bạn chất thương mại điện tử là gì bạn sẽ thấy sự tiện lợi là ưu điểm khác biệt biệt của hình thức nàyVới sự phát triển của các sàn thương mại điện tử hàng đầu như Tiki, Shopee, TikTok Shop, Lazada,... khách hàng có thể mua sắm nhanh chóng và tiện lợi ở bất kỳ đâu, chỉ với vài thao tác đơn giản. 

Người dùng có thể dế dàng mua sắm trực tuyến nhờ TMĐT

Người dùng có thể dế dàng mua sắm trực tuyến nhờ TMĐT

Tiếp thị toàn cầu
Thay vì bị giới hạn bởi lượng khách hàng có thể đến trực tiếp cửa hàng như trước kia, khi hiểu hình thức thương mại điện tử là gì, bạn sẽ thấy đây là hình thức cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Sự bùng nổ của Internet và mạng xã hội giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử dễ dàng quảng bá sản phẩm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, mở rộng phạm vi tiếp thị mà không cần tốn nhiều chi phí.

Giảm chi phí vận hành
So với cửa hàng vật lý, việc xây dựng và duy trì trang web bán hàng trực tuyến giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, nhân sự và kho hàng. 

Tối ưu hóa dễ dàng hơn 

Việc nắm vững bản chất thương mại điện tử là gì giúp doanh nghiệp theo dõi và phân tích dữ liệu khách hàng một cách trực tiếp và nhanh chóng. Dựa vào các con số này, bạn có thể dựa vào và căn chỉnh, tối ưu,  kế hoạch truyền thông, sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn của người tiêu dùng. 

Tăng tính tương tác với khách hàng
Các nền tảng TMĐT hỗ trợ việc trò chuyện, nhắn tin với khách hàng, cho người dùng được đánh giá sản phẩm, và dịch vụ hỗ trợ khách hàng tự động (chatbot), giúp doanh nghiệp dễ dàng lắng nghe và phản hồi nhanh chóng những yêu cầu của khách hàng, từ đó nâng cao trải nghiệm mua sắm.

TMĐT cho phép bạn tiếp xúc và CSKH dễ dàng hơn 

TMĐT cho phép bạn tiếp xúc và CSKH dễ dàng hơn 

Khó khăn của thương mại điện tử 

Dù TMĐT đem đến nhiều ưu điểm những hình việc triển khai cũng không dễ dàng. Vậy nhưng thách thức của thương mại điện tử là gì?

  • Mức độ cạnh tranh cao: Với sự phát triển mạnh mẽ và dễ dàng tiếp cận của thương mại điện tử, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt cả trong nước mà còn từ quốc tế.
  • Bảo mật thông tin: Nếu hiểu cách thức vận hành của thương mại điện tử là gì, bạn sẽ thấy hình thức này có nguy cơ bị tấn công mạng và đánh cắp thông tin, bắt buộc doanh nghiệp phải đầu từ vào công nghệ bảo mật cao, chi phí lớn. 
  • Quản lý logistics và giao vận: Việc kiểm soát kho bãi và chuỗi cung ứng cần sự chính xác và tối ưu hóa quy trình. Người tiêu dùng ngày càng cần thời gian giao hàng nhanh chóng và chất lượng dịch vụ cao, tạo ra thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp.
  • Chính sách hoàn trả và khiếu nại: Bản chất của thương mại điện tử là bán hàng trực tuyến, do đó tỷ lệ hoàn trả cao hơn so với phương thức bán hàng truyền thống, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, nên doanh nghiệp cần có biện pháp và các chính sách hoàn trả, CSKH hợp lý.
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao: Xây dựng một trang web thương mại điện tử chuyên nghiệp yêu cầu đầu tư đáng kể vào thiết kế, marketing và công nghệ, điều này có thể là thách thức cho doanh nghiệp nhỏ.
  • Tích hợp công nghệ và chuyển đổi số: Khi sử dụng hình thức này, doanh nghiệp cần tích hợp công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), và công nghệ thanh toán để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, những việc chuyển đổi số phức tạp và tốn kém hơn. 
  • Niềm tin của khách hàng: Xây dựng niềm tin trong thương mại điện tử là một quá trình dài, đòi hỏi doanh nghiệp duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ và uy tín.
  • Sự phụ thuộc vào các nền tảng thứ ba: Hiểu thương mại điện tử là gì, bạn sẽ nhận thấy nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vào các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Tik Tok Shop, Lazada, Tiki để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, họ có thể bị phụ thuộc vào các chính sách của sàn, phải trả phí hoa hồng và đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác trên cùng nền tảng.
TMĐT dễ bị đánh cắp thông tin nếu bảo mật không tốt

TMĐT dễ bị đánh cắp thông tin nếu bảo mật không tốt

Xu hướng thương mại điện tử trong tương lai

Thương mại điện tử đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua và không có dấu hiệu chững lại. Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển sang mua sắm trực tuyến, làm tăng sự cạnh tranh trong ngành. Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt các xu hướng mới. Dưới đây là các xu hướng tương lai của thương mại điện tử.

  • Mua sắm di động sẽ tăng trưởng mạnh mẽ: Các doanh nghiệp cần tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên smartphone và máy tính bảng để đáp ứng nhu cầu mua sắm online mỗi ngày.
  • AI và Machine Learning sẽ cách mạng hóa trải nghiệm khách hàng: Nắm rõ khái niệm thương mại điện tử là gì, cho phép doanh nghiệp áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ giúp cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, cải thiện khả năng tìm kiếm sản phẩm và tự động hóa các quy trình bán hàng.
  • Tận dụng mạng xã hội: Instagram, Facebook và TikTok là những kênh truyền thông phổ biến và tiếp cận khách hàng một cách chân thực, nhanh chóng. Vì vậy, doanh nghiệp cần khai thác triệt để tiềm năng của những nền tảng này để mở rộng tầm ảnh hưởng và gia tăng tương tác với khách hàng.
  • Tính bền vững môi trường sẽ được ưu tiên: Doanh nghiệp sẽ tập trung sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường cho cả thành phần và bao bì để bắt kịp xu thế chung. 
  • Cho trải nghiệm sản phẩm trước khi mua: Nhiều nhà bán lẻ đã cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm trước trong 1 thời gian để khách hàng cảm nhận chân thực nhất về sản phẩm 
  • Nhiều hình thức thanh toán: Các hình thức thanh toán linh hoạt như trả góp không lãi suất, mua trước trả sau,... đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Việc này không những giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho khách hàng mà còn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách hàng mới và tăng cường doanh số bán hàng.
Thương mại điện tử dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai

Thương mại điện tử dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai

Có nên học ngành thương mại điện tử không? 

Nếu bạn đang tự hỏi “Thương mại điện tử là ngành gì và có nên theo học không?” thì câu trả lời là đây là một lĩnh vực đáng cân nhắc. Thương mại điện tử là một ngành có nhiều tiềm năng, nhất là trong thời đại công nghệ và xã hội không ngừng phát triển. Ngành này tích hợp nhiều yếu tố như công nghệ, marketing, quản trị kinh doanh, cùng với khả năng phân tích dữ liệu, giúp bạn có được những kỹ năng đa dạng và phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay.

Dưới đây là các lí do bạn nên cân nhắc học TMDT:

  • Nhu cầu thị trường cao: Với sự bùng nổ của mua sắm online, ngành thương mại điện tử đang phát triển mạnh, đòi hỏi nhiều chuyên gia để quản lý và phát triển nền tảng bán hàng.
  • Cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Nếu bạn thắc mắc thương mại điện tử ra làm gì, thì ngành này có cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Học ngành này bạn có thể làm được nhiều vị trí khác nhau như nhân viên vận hành sàn TMĐT, phân tích dữ liệu, marketing,...
  • Cơ hội phát triển cao: Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, những người có kiến thức sâu về lĩnh vực này thường được đánh giá cao, có khả năng phát triển và thu nhập tốt.
  • Ngành học linh hoạt: Thương mại điện tử không chỉ có trong lĩnh vực bán lẻ mà còn ứng dụng ở các ngành như ngân hàng, du lịch, giáo dục.
  • Luôn cải tiến, đổi mới: Ngành này luôn đổi mới, mang đến cơ hội cho bạn thể hiện sáng tạo trong marketing, thiết kế website, và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

Câu hỏi “Thương mại điện tử là gì?” được giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Thương mại điện tử đang là xu hướng kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp ngày nay, chính vì thế hiểu rõ bản chất của nó sẽ giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, bền vững, lâu dài hơn.