2024-11-01 02:16:44

Blockchain là gì? Tìm hiểu đầy đủ thông tin về công nghệ này

Blockchain đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong thời đại công nghệ số, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ blockchain là gì và vì sao nó lại quan trọng đến vậy. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá bản chất của blockchain và những tác động sâu rộng mà công nghệ này mang lại cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

1. Blockchain là gì?

Để bắt đầu, hãy cùng tìm hiểu khái niệm blockchain là gì. Blockchain (công nghệ chuỗi khối) là một công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin một cách an toàn và minh bạch. Nó được thiết kế dưới dạng một chuỗi các khối (blocks) liên kết với nhau.

Mỗi khối chứa dữ liệu và mỗi khi một khối mới được thêm vào chuỗi, nó sẽ trở thành một phần của lịch sử không thể thay đổi. Điều này có nghĩa là một khi thông tin đã được ghi nhận trên blockchain, nó sẽ không thể bị xóa hoặc sửa đổi, điều này tạo ra một nền tảng tin cậy cho việc giao dịch và lưu trữ thông tin.

2. Blockchain ra đời khi nào?

Để hiểu rõ hơn về blockchain là gìchúng ta cần nắm được quá trình hình thành của công nghệ này như thế nào? Theo tạp chí Fortune, vào đầu thập niên 80, các nhà sáng chế đã nỗ lực không ngừng để phát triển các thuật toán mã hóa nhằm giải quyết vấn đề bảo mật thông tin trên Internet.

Năm 1991, Scott Stornetta và Stuart Haber đã đưa ra một khái niệm mới về việc tạo ra một chuỗi dữ liệu có thể ghi nhận chính xác thời gian mà không thể chỉnh sửa hay giả mạo. Dù ý tưởng này mang tính đột phá, nó vẫn chưa đủ sức thuyết phục để hoàn toàn thay thế nhu cầu về bên thứ ba trong việc đảm bảo tính bảo mật.

Trải qua nhiều năm nghiên cứu, đến năm 2008, Satoshi Nakamoto đã ứng dụng thành công các thuật toán mã hóa trong việc tạo ra Bitcoin - đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên. Từ đây, công nghệ Blockchain chính thức ra đời, đặt nền móng cho một kỷ nguyên mới về bảo mật thông tin và giao dịch kỹ thuật số, với khả năng tự quản lý và bảo mật cao mà không cần đến các bên thứ ba.

Khái niệm blockchain là gì?

Khái niệm blockchain là gì?

3. Blockchain có những loại nào?

Khi tìm hiểu về blockchain là gì, chúng ta cũng cần phân loại các loại blockchain khác nhau, bao gồm:

Phân loại blockchain

Phân loại blockchain

Blockchain công khai

Blockchain công khai là loại blockchain mà mọi người đều có thể truy cập và tham gia. Ví dụ điển hình là Bitcoin. Mọi người có thể kiểm tra các giao dịch và trở thành một phần của mạng lưới mà không cần sự cho phép từ bất kỳ ai.

Blockchain riêng tư

Ngược lại, blockchain riêng tư chỉ cho phép một số người dùng nhất định tham gia. Loại blockchain này thường được sử dụng trong các doanh nghiệp hoặc tổ chức, nơi mà sự bảo mật và quyền riêng tư là rất quan trọng.

Blockchain phân quyền

Blockchain phân quyền kết hợp giữa blockchain công khai và riêng tư. Mặc dù nó có thể được kiểm soát bởi một số người nhất định, nhưng mọi giao dịch vẫn được ghi nhận công khai và có thể truy cập bởi tất cả những ai trong mạng lưới.

4. Đặc điểm của công nghệ chuỗi khối Blockchain là gì?

Blockchain là một công nghệ chuỗi khối đột phá, được thiết kế để ghi lại và quản lý dữ liệu một cách an toàn, minh bạch. Dưới đây là những đặc điểm chính của công nghệ này:

Đặc điểm của công nghệ Blockchain là gì?

Đặc điểm của công nghệ Blockchain là gì?

Phi tập trung

Quyền kiểm soát và ra quyết định của blockchain thuộc về mạng lưới tân tán thay vì tập trung vào một thực thể tập trung (cá nhân, tổ chức hoặc đội nhóm). Điều này đảm bảo tính minh bạch và hạn chế quyền kiểm soát lẫn nhau.

Bất biến

Bất biến là một cụm từ chỉ một điều gì đó không thể thay đổi được. Khi sử dụng công nghệ blockchain người dùng không thể làm giả giao dịch, bởi chúng được ghi vào chuỗi khối và chia sử với các thành viên trong mạng lưới này. Do vậy, dữ liệu blockchain không thể chỉnh sửa được và sẽ được lưu trữ mãi mãi.

Đồng thuận

Một hệ thống chuỗi khối thiết lập những quy tắc về sự đồng thuận giữa những người tham gia cho phép ghi lại tất cả các giao dịch. Do vậy, bạn chỉ có thể ghi lại giao dịch mới khi đa số người tham gia mạng lưới này đồng thuận.

5. Chuỗi khối blockchain hoạt động như thế nào?

Cơ chế hoạt động của chuỗi khối blockchain khá phức tạp. Sau đây, Đức Tín Group sẽ trình bày tổng quan ngắn gọn quy trình hoạt động của công nghệ này qua những bước cơ bản sau:

Cách thức hoạt động của công nghệ chuỗi khối blockchain

Cách thức hoạt động của công nghệ chuỗi khối blockchain

Bước 1: Ghi lại giao dịch

Một giao dịch chuỗi khối thể hiện sự lưu động của tài sản, có thể là vật lý hoặc kỹ thuật số, giữa các thành viên trong mạng lưới. Giao dịch này được ghi lại trong một khối dữ liệu và có thể bao gồm thông tin như:

  • Ai là bên tham gia?
  • Nội dung chi tiết của giao dịch.
  • Thời gian và địa điểm diễn ra giao dịch.
  • Lý do và giá trị tài sản trao đổi.
  • Các điều kiện được đáp ứng để giao dịch có hiệu lực.

Bước 2: Đạt được sự đồng thuận

Trong mạng lưới chuỗi khối phân tán, phần lớn những người tham gia phải đồng ý rằng giao dịch là hợp lệ. Quy tắc đồng thuận này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại mạng lưới nhưng thường được xác định từ khi mạng lưới được tạo ra.

Bước 3: Liên kết các khối

Sau khi đạt được sự đồng thuận, các giao dịch sẽ được lưu vào khối, giống như một trang giấy trong sổ cái. Một hàm băm mật mã được thêm vào khối, giúp liên kết khối này với các khối trước đó. Hàm băm đảm bảo rằng nếu một khối bị thay đổi, giá trị băm sẽ khác đi, báo hiệu dữ liệu bị giả mạo.

Các khối và chuỗi được liên kết với nhau bạn hoàn toàn không thể chỉnh sửa chúng. Mỗi khối mới được thêm vào, nó cũng góp phần xác thực cho các khối trước, giúp chuỗi trở nên bền vững. Điều này giống như một tòa tháp gỗ, nơi khối mới chỉ có thể thêm vào phía trên và bất kỳ thay đổi nào ở giữa đều làm sập cấu trúc.

Bước 4: Phân phối sổ cái

Hệ thống phân phối chuỗi dữ liệu mới nhất của sổ cái cho tất cả các thành viên tham gia trong mạng lưới blockchain, đảm bảo sự đồng bộ dữ liệu.

Xem thêm:

6. Những lợi ích khi công nghệ blockchain là gì?

Nếu sử dụng công nghệ blockchain, bạn sẽ nhận về nhiều những lợi ích sau đây:

Bảo mật

Blockchain có mức độ bảo mật cao nhờ vào việc dữ liệu được mã hóa và phân phối trên toàn bộ mạng lưới. Nếu một kẻ tấn công muốn thay đổi thông tin trong một khối, họ sẽ cần phải thay đổi tất cả các khối phía sau nó, điều này gần như không thể.

Sử dụng blockchain an toàn bởi khả năng bảo mật cao

Sử dụng blockchain an toàn bởi khả năng bảo mật cao

Minh bạch

Mọi giao dịch trên blockchain đều được ghi lại và có thể được truy cập công khai, tạo ra một môi trường minh bạch. Điều này giúp người dùng dễ dàng xác minh tính hợp lệ của các giao dịch mà không cần phải tin tưởng vào bên thứ ba.

Tiết kiệm chi phí

Blockchain giúp loại bỏ các bên trung gian, giảm thiểu chi phí giao dịch. Điều này đặc biệt có lợi trong các lĩnh vực như tài chính, nơi mà các giao dịch truyền thống thường phải chịu nhiều loại phí.

Tăng cường tốc độ giao dịch

Với khả năng tự động hóa và loại bỏ các thủ tục phức tạp, blockchain cho phép thực hiện các giao dịch nhanh chóng hơn so với các phương pháp truyền thống. Do đó, khi tìm hiểu khái niệm blockchain là gì, bạn sẽ thấy nhiều lợi ích khi sử dụng công nghệ này.

7. Ứng dụng của công nghệ blockchain

Với khả năng bảo mật vượt trội và tính minh bạch cao, công nghệ Blockchain đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:

  • Tiền điện tử: Là ứng dụng phổ biến nhất, với Bitcoin là ví dụ điển hình. Hệ thống này giúp thanh toán kỹ thuật số an toàn, không cần trung gian.
Tiền điện tử Bitcoin là ứng dụng phổ biến của blockchain

Tiền điện tử Bitcoin là ứng dụng phổ biến của blockchain

  • Hợp đồng thông minh: Blockchain hỗ trợ tạo và thực thi hợp đồng tự động và minh bạch. Ứng dụng nhiều trong tài chính, bất động sản và các ngành khác.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Theo dõi chuỗi cung ứng từ nguồn gốc đến phân phối một cách minh bạch. Các công ty lớn như Walmart và Unilever đã thử nghiệm ứng dụng này.
  • Y tế: Lưu trữ và quản lý hồ sơ y tế an toàn, giúp chia sẻ thông tin hiệu quả giữa các tổ chức y tế.

Với những kiến thức Đức Tín Group đã được chia sẻ, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về blockchain là gì, cũng như nhận thức được tầm quan trọng của nó trong cuộc sống hiện đại. Hãy theo dõi sự phát triển của công nghệ này, vì nó có thể mang lại những cơ hội mới trong tương lai.