
Tất cả bài viết

2025-03-27 20:00:00
ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMBO: CUỘC TRANH TÀI SÔI ĐỘNG TẠI WORKSHOP B.O SỐ 6
Chiều ngày 27/03, phòng Đào tạo An Bình trở nên sôi động và tràn đầy năng lượng với màn tranh tài gay cấn giữa 3 đội thi trong Workshop Sống cùng giá trị cốt lõi mang tên "Đường lên đỉnh OlymBO".Chương trình vinh dự có sự tham gia của Tổng Giám đốc Nghiêm Văn Tiến và Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Thu Hoa, cùng sự góp mặt của các cấp quản lý khối Back Office.Bắt đầu với vòng thi Khởi động và Vượt chướng ngại vật, các đội thi đã có màn so tài đầy hào hứng qua những câu hỏi thú vị, sâu sắc xoay quanh văn hóa doanh nghiệp, các giá trị cốt lõi của Đức Tín Group cũng như những vấn đề nổi bật từ đời sống xã hội.Đặc biệt, trong phần thi Tăng tốc, các đội thi đã lắng nghe những chia sẻ sâu sắc từ anh Vũ Trung Hiếu – Trưởng phòng Thanh tra & Kiểm toán nội bộ. Với hình thức talkshow - điểm mới so với các số trước, anh Hiếu không chỉ chia sẻ những câu chuyện thực tế về việc thay đổi tư duy và hành động trong học tập, thể dục thể thao và công việc, mà còn khéo léo lan tỏa thông điệp mạnh mẽ về tư duy phát triển.Anh Vũ Trung Hiếu – Trưởng phòng Thanh tra & Kiểm toán nội bộAnh nhấn mạnh: "20 năm sau, bạn sẽ hối tiếc vì những điều chưa làm, hơn là những điều đã làm." Câu nói này không chỉ là lời nhắc nhở về việc dám thử thách bản thân mà còn là lời khuyến khích mỗi người hãy bước ra khỏi vùng an toàn, luôn hướng tới sự phát triển bền vững và những kết quả đột phá trong mọi lĩnh vực.Ngay sau đó, phần hỏi đáp giữa anh Hiếu và 3 đội thi đã làm không khí trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các đội đã đào sâu thảo luận vào giá trị "Tư duy phát triển", và mỗi câu hỏi được đặt ra không chỉ là cơ hội để mở rộng kiến thức mà còn giúp đội ghi thêm điểm số cho mình.Phần thi Về đích diễn ra hồi hộp đến từng phút giây, khi các đội lần lượt lựa chọn và chinh phục bộ câu hỏi mang các mức điểm 40, 60 và 80. Từng câu trả lời nhanh nhạy, thông minh đã tạo ra một cuộc rượt đuổi điểm số ngoạn mục, đầy kịch tính.Chung cuộc, đội "WonderWomen" đã xuất sắc bứt phá, giành lấy ngôi vị quán quân một cách thuyết phục, khép lại workshop số thứ 6 thành công ngoài mong đợi.Chúc mừng tất cả các đội thi cùng BTC workshop đã cùng nhau tạo nên một chương trình thực sự ý nghĩa, giàu giá trị và đầy cảm xúc!Hãy cùng Đức Tín Group tiếp tục lan tỏa tinh thần "Tư duy phát triển" và đón chờ những điều tuyệt vời trong thời gian tới!
2025-03-28 15:47:02
Xây dựng nội dung thu hút khách hàng bằng AI
Vào 14h - 17h chiều qua (27/3), tại phòng đào tạo Green Star, hơn 30 cán bộ nhân viên CSKH hào hứng tham gia buổi đào tạo "Cách xây dựng nội dung thu hút khách hàng bằng công nghệ AI". Buổi đào tạo được dẫn dắt bởi chị Nguyễn Thị Yến - Giám đốc Trung tâm CSKH.Một số hình ảnh tại buổi đào tạo Ứng dụng AI vào việc sáng tạo nội dung không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, tối ưu hiệu suất mà còn mang lại khả năng cá nhân hóa nội dung, nhắm đúng đến từng đối tượng khách hàng.Trong buổi đào tạo, các học viên đã được ôn lại kiến thức về mô hình AIDA - một phương pháp xây dựng nội dung hiệu quả - và thực hành áp dụng trực tiếp vào công việc CSKH.Một số hình ảnh tại buổi đào tạo Phần thực hành diễn ra đầy thú vị và thực tế. Từ việc ghép nối các từ khóa thành các nội dung hoàn chỉnh, đến cách “biến tấu” câu lệnh để ứng dụng ChatGPT thực hiện tạo ra những nội dung đúng theo nhu cầu, mong muốn của học viên.Sự kết hợp giữa tư duy sáng tạo của học viên và sức mạnh công nghệ đã mang lại những nội dung thu hút, hấp dẫn, chạm đúng vào nhu cầu, mong muốn của khách hàng.Một số hình ảnh tại buổi đào tạo Hy vọng rằng trong thời gian tới, toàn thể CBNV Đức Tín Group sẽ ứng dụng AI để sáng tạo nội dung đột phá, mang lại những kết quả vượt trội.
2025-03-27 16:54:28
Senior là gì? Phân biệt Senior, Junior, Fresher với 3 tiêu chí
Senior, Junior hay Fresher chính là những vị trí mà bạn sẽ gặp khá nhiều trong quá trình làm việc của mình, đặc biệt trong ngành Marketing, IT,... Vậy, Senior là gì? Làm thế nào để phân biệt được Senior, Junior và Fresher? Hãy cùng theo dõi bài viết của Đức Tín Group trong ngày hôm nay.1. Vị trí Senior là gì? Senior là những người có trình độ chuyên môn cao và đã có kinh nghiệm làm việc. Thông thường thì các Senior có kiến thức sâu rộng, thành thạo nhiều kỹ năng và kinh nghiệm làm việc dày dặn. Họ thường có 4-5 năm kinh nghiệm và cũng là chuyên gia trong lĩnh vực đó.Các Senior có khả năng làm việc độc lập rất tốt. Họ hoàn toàn có thể tự mình vượt qua mọi khó khăn trong công việc cũng như có khả năng lãnh đạo và quản lý một đội nhóm gồm nhiều thành viên.Để trở thành một Senior thì thông thường một người sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn với những vị trí cụ thể. Họ bắt đầu làm việc với vị trí Intern, sau đó là Fresher, Junior và cuối cùng chính là Senior.Senior là gì? Senior chỉ những người có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc dày dặn Senior thường được chia thành hai vị trí Senior Manager và Senior Executive với trách nhiệm và vai trò khác nhau. Cụ thể:Senior Manager là gì? Senior Manager là vị trí quản lý cấp cao, thường là người đứng đầu một hoặc nhiều phòng ban của doanh nghiệp. Họ là người có trách nhiệm trong việc định hướng và điều hành các hoạt động của phòng ban mà họ quản lý và cũng là người chịu trách nhiệm chính cho việc đưa ra quyết định và kết quả làm việc.Senior Executive là gì? Senior Executive là quản lý điều hành cấp cao của tổ chức doanh nghiệp. Họ là người trực tiếp quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động của công ty. Họ là người đưa ra các quyết định liên quan tới chính sách, phương pháp và định hướng phát triển của doanh nghiệp.2. Mô tả công việc của vị trí SeniorĐể hiểu hơn Senior là gì, chúng ta cùng xem một Senior đảm nhận sẽ thực hiện những công việc gì dưới đây:Các công việc của một SeniorLàm việc trực tiếp với khách hàng, tìm hiểu và xác định nhu cầu của khách hàng và truyền đạt lại cho đội nhóm thực hiện công việc.Thực hiện những công việc chuyên môn sâu hơn, tối ưu hơn so với những cấp bậc khác.Trực tiếp là người hướng dẫn công việc cho các vị trí như junior, Fresher hay Intern theo yêu cầu từ cấp quản lý.Đề xuất những ý tưởng và giải pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả công việc, giúp công ty hoạt động tốt hơn.Đưa ra các quyết định và chiến lược kế hoạch kinh doanh cùng nhà quản trị cấp cao hơn CEO, Tổng giám đốc hay những Founder.Báo cáo và thực hiện các công việc theo yêu cầu của quản lý trực tiếp.3. Những kỹ năng cần thiết cho SeniorSenior là chức vụ gì chỉ người có kiến thức, kinh nghiệm dày dặn trong công ty, đó có thể là quản lý, trưởng phòng của bạn. Vậy để có thể thăng tiến và phát triển xa hơn trong sự nghiệp, bên cạnh kiến thức chuyên môn thì họ phải có các kỹ năng quan trọng như:Kỹ năng lãnh đạoKỹ năng lãnh đạo là một yếu tố không thể thiếu đối với một Senior. Thông thường, Senior sẽ làm việc độc lập hoặc đảm nhận nhiệm vụ quản lý một nhóm nhỏ bao gồm các junior, fresher, hoặc intern. Chính vì vậy, kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp Senior phân công công việc hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả công việc.Senior cần có kỹ năng lãnh đạo và quản lý đội nhóm tốtKỹ năng làm việc nhómSo với các cấp bậc ít kinh nghiệm hơn, Senior cần có khả năng làm việc nhóm vững vàng. Một Senior có kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ dễ dàng phối hợp với đồng nghiệp, cộng sự, giúp công việc chung tiến triển hiệu quả hơn.Kỹ năng đàm phánỞ cấp bậc Senior, công việc thường bao gồm việc làm việc trực tiếp với khách hàng hoặc đàm phán các kế hoạch và phương án với cấp quản lý trực tiếp. Do đó, kỹ năng đàm phán tốt sẽ là lợi thế giúp Senior thăng tiến và đạt được kết quả công việc tối ưu.Kỹ năng giải quyết vấn đềNgoài các nhiệm vụ chuyên môn, Senior còn có trách nhiệm xử lý những sự cố phát sinh trong quá trình làm việc. Vì vậy, Senior cần phải có khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt, giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo công việc diễn ra thuận lợi.Xem thêm: Top 10+ việc làm online tại nhà thu nhập cao mà không cần vốn4. Sự khác nhau giữa Fresher, Junior, Senior là gì?Giữa các vị trí Fresher, Junior, Senior luôn có những điểm khác nhau để phân biệt. Dưới đây là bảng đánh giá các vị trí này dựa trên 3 tiêu chí: Trình độ chuyên môn, trách nhiệm với công việc và mức lương - thu nhập.Tiêu chíSeniorJuniorFresherTrình độ chuyên mônCấp bậc cao nhất và cũng sở hữu kinh nghiệm phong phú nhất.Có khá nhiều kinh nghiệm trong phạm trù của lĩnh vực của họ.Khả năng giải quyết vấn đề công việc thấp hơn Senior.Fresher là người mới bắt đầu đi làm, có kiến thức nhưng chưa có kinh nghiệm hay va chạm thực tế. Trách nhiệm với công việcĐược giao nhiều trọng trách nên mức độ trách nhiệm với công việc cao hơn.Đảm nhận công việc trong chuyên môn của họ, mức độ trung bình.Cần có nhiều thời gian để làm quen và xọ xát với môi trường công sở.Hoàn thành công việc theo đúng deadline đã được phân côngThu nhập - Mức lươngMức lương cao hơn tùy theo năng lựcThấp hơn Senior và cũng tùy vào năng lực và trách nhiệm công việc.Thấp hơn Junior và mức lương cũng tùy thuộc vào thỏa khi phỏng vấn.Hy vọng với những thông tin mà Đức Tín Group đã chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn vị trí Senior là gì. Đồng thời thấy rõ được sự khác nhau giữa các vị trí Senior, Junior và Fresher. Để trở thành một Senior thì bên cạnh kỹ năng chuyên môn giỏi bạn cũng cần bổ sung cho mình một số kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán,...
2025-03-27 16:46:26
ROE là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số ROE trong đầu tư
ROE là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng như phân tích được đâu là loại cổ phiếu đang có tiềm năng lớn nhất. Hãy cùng Đức Tín Group tìm hiểu ngay nội dung trong bài viết này để hiểu rõ đầy đủ thông tin về ROE là gì?1. ROE là gì?ROE (Return on Equity) là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, phản ánh mức độ sinh lời của doanh nghiệp trên số vốn mà các cổ đông đã đầu tư.Khi tìm hiểu ROE là gì trong tài chính bạn sẽ thấy rằng các nhà đầu tư thường rất coi trọng đến chỉ số này vì họ quan tâm tới khả năng thu được lợi nhuận với từng đồng vốn mà họ bỏ ra.Chỉ số ROE là gì?2. Ý nghĩa của ROE trong tài chính doanh nghiệpChỉ số ROE là gì chính là thước đo quan trọng cho nhà đầu tư, giúp họ đánh giá được tiềm năng sinh lời và rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp. Dưới đây là những ý nghĩa quan trọng của chỉ số ROE.Đánh giá khả năng sinh lờiROE là chỉ số gì được đánh giá như một thước đo quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ sinh lời của một công ty. Một doanh nghiệp có ROE cao đồng nghĩa với việc họ đang sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả để tạo ra lợi nhuận.So sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngànhKhi so sánh ROE giữa các công ty cùng ngành, nhà đầu tư có thể xác định được công ty nào có khả năng quản lý và sử dụng vốn tốt hơn. Một ROE cao hơn so với trung bình ngành thường là dấu hiệu tích cực.Hỗ trợ quyết định đầu tưROE là gì và tại sao nó quan trọng với nhà đầu tư? Một doanh nghiệp có ROE ổn định hoặc tăng trưởng theo thời gian sẽ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư dài hạn. Đây là một chỉ số tốt về sự phát triển bền vững của công ty.Các nhà đầu tư căn cứ vào chỉ số ROE ổn định hoặc tăng theo thời gian để quyết định đầu tư dài hạnĐọc thêm: Trái phiếu là gì? Tổng quan chi tiết về trái phiếu và cách đầu tư hiệu quả3. Công thức tính chỉ số ROE là gì?ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt được của kỳ đó chia vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ (Vốn góp, quỹ và lợi nhuận chưa phân phối). Cụ thể cách tính chỉ số ROE - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu như sau:ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân) x 100%Trong đó:Lợi nhuận sau thuế (Lợi nhuận ròng): Chính là khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp. Chính là lợi nhuận sau khi lấy doanh thu trừ đi tổng tổng chi phí và thuế phải nộp cho nhà nước.Vốn chủ sở hữu bình quân: Chính là bình quân vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ, không bao gồm nguồn kinh phí và các quỹ khác.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE theo mô hình DupontKhi nắm được ROE trong chứng khoán là gì, các nhà đầu tư có thể sử dụng mô hình Dupont giúp phân tích và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới ROE - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp:Các yếu tố ảnh hưởng đến ROETỷ suất lợi nhuận ròngTỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thuTỷ suất lợi nhuận ròng thể hiện lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế) mà doanh nghiệp thu được trên mỗi đồng doanh thu. Nếu tỷ suất lợi nhuận ròng tăng thì doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.Vòng quay tài sảnVòng quay tài sản = Doanh thu / Tổng tài sảnVòng quay tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu vòng quay tài sản tăng thì doanh nghiệp tạo ra doanh thu lớn hơn từ một lượng tài sản có sẵn.Đòn bẩy tài chínhĐòn bẩy tài chính = Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữuĐòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn với số vốn chủ sở hữu. Nếu đòn bẩy tài chính tăng thì doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn để huy động cho hoạt động kinh doanh.5. Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?Sau khi hiểu ROE là gì, vấn đề đặt ra tiếp theo cho các nhà đầu tư là chỉ số ROE bao nhiêu là tốt? Chỉ số ROE của doanh nghiệp tốt hay không phụ thuộc vào mức trung bình của ngành hàng đó.Cụ thể mỗi loại hình kinh doanh sẽ có cơ cấu tài chính khác nhau. Điều này sẽ dẫn tới ROE trung bình các ngành cũng có sự khác nhau. Do vậy, để có cái nhìn khách quan nhất thì ROE nên được so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hàng.Một số nguyên tắc chung được tham khảo khi đánh giá chỉ số ROE như sau: Chỉ số ROE từ 15% trở lên thường được coi là tốt và đáng tin cậy. Các doanh nghiệp có ROE ở mức này thể hiện khả năng sử dụng vốn hiệu quả, tạo ra lợi nhuận ổn định.Chỉ số ROE tốt thường dao động trên 15% đối với các doanh nghiệp cùng ngànhCần lưu ý rằng, một doanh nghiệp tốt không chỉ có chỉ số ROE cao mà còn cần duy trì ổn định trong nhiều năm. ROE cao nhưng mà biến động cũng có thể là dấu hiệu của rủi ro kinh doanh hoặc những yếu tố bất thường.6. Sự khác biệt giữa ROE và ROAROE và ROA đều là hai chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời - ROA - Tỷ suất sinh lời trên tài sản và ROE - Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Hai chỉ số này đều đánh giá tiềm năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.Tuy nhiên, hai chỉ số ROE và ROA có điểm khác biệt rõ rệt như:ROA là phép tính giữa lợi nhuận ròng chia cho tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả những khoản vay vốn)ROE là phép tính giữa lợi nhuận ròng chia cho vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (Tài sản ròng)Hy vọng bài viết trên của Đức Tín Group đã giúp bạn đọc hiểu hơn về ROE là gì. Đây chính là một trong những chỉ số quan trọng giúp các nhà đầu tư đánh giá, phân tích để đưa ra quyết định đầu tư mang lại hiệu quả cao.
2025-03-27 13:18:51