banner tin tuc Duc Tin

Tất cả bài viết

slug img tin tuc

2025-04-11 13:36:47

WORKSHOP BO SỐ 7: KHÁM PHÁ SỨC MẠNH TỪ "CHƯA"

Chiều nay (10/4), phòng Đào tạo An Bình trở nên sôi động và tràn đầy năng lượng với màn tranh tài gay cấn giữa 3 đội thi trong Workshop Sống cùng giá trị cốt lõi mang tên "Đường lên đỉnh OlymBO".Tiếp nối thành công của những số workshop trước, vòng thi Khởi động và Vượt chướng ngại vật, các đội thi đã có màn so tài đầy hào hứng qua những câu hỏi thú vị, sâu sắc xoay quanh văn hóa doanh nghiệp, các giá trị cốt lõi của Đức Tín Group cũng như những vấn đề nổi bật từ đời sống xã hội.  Đặc biệt, trong phần thi Tăng tốc, các đội chơi đã có cơ hội lắng nghe những chia sẻ sâu sắc và truyền cảm hứng từ anh Trần Kim Thịnh – Trưởng phòng SEO, qua hình thức talkshow gần gũi và cởi mở.Trong phần chia sẻ của mình, anh Trần Kim Thịnh đã mang đến một góc nhìn rất thú vị khi so sánh giữa tư duy cố định và tư duy phát triển. Anh nhấn mạnh sức mạnh của từ "chưa" so với từ "không" trong quá trình học hỏi và rèn luyện. Nếu "không" là một câu trả lời đóng, dễ làm con người chấp nhận giới hạn bản thân, thì "chưa" lại là từ khoá của sự mở ra — mở ra cơ hội, mở ra khả năng tìm hiểu, chủ động học hỏi và phát triển. Anh Thịnh gợi mở về việc Kaizen – "Tốt hơn 1% mỗi ngày", và đưa ra các giải pháp giúp nâng cao ý thức và thúc đẩy sự tự giác rèn luyện tư duy phát triển mỗi ngày của đội ngũ nhân viên.  Ngay sau đó, phần hỏi đáp giữa anh Thịnh và 3 đội thi đã làm không khí trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các đội đã đào sâu thảo luận vào giá trị "Tư duy phát triển", và mỗi câu hỏi được đặt ra không chỉ là cơ hội để mở rộng kiến thức mà còn giúp đội ghi thêm điểm số cho mình.Phần thi cuối cùng – "Về đích" – chính là thử thách mang tính quyết định, nơi cục diện cuộc đua có thể hoàn toàn xoay chuyển. Tại đây, các đội lần lượt bước vào chặng nước rút, lựa chọn và chinh phục bộ câu hỏi với các mức điểm 40, 60 và 80 — tương ứng với độ khó tăng dần.Kết quả chung cuộc, đội "Đạp đổ" đã xuất sắc bứt phá, giành lấy ngôi vị quán quân một cách thuyết phục, khép lại workshop số thứ 7 thành công.Cùng nhìn lại những hình ảnh đáng nhớ của Workshop Sống cùng GTCL số thứ 7!

slug img tin tuc

2025-04-11 13:36:47

WORKSHOP BO SỐ 7: KHÁM PHÁ SỨC MẠNH TỪ "CHƯA"

Chiều nay (10/4), phòng Đào tạo An Bình trở nên sôi động và tràn đầy năng lượng với màn tranh tài gay cấn giữa 3 đội thi trong Workshop Sống cùng giá trị cốt lõi mang tên "Đường lên đỉnh OlymBO".Tiếp nối thành công của những số workshop trước, vòng thi Khởi động và Vượt chướng ngại vật, các đội thi đã có màn so tài đầy hào hứng qua những câu hỏi thú vị, sâu sắc xoay quanh văn hóa doanh nghiệp, các giá trị cốt lõi của Đức Tín Group cũng như những vấn đề nổi bật từ đời sống xã hội.  Đặc biệt, trong phần thi Tăng tốc, các đội chơi đã có cơ hội lắng nghe những chia sẻ sâu sắc và truyền cảm hứng từ anh Trần Kim Thịnh – Trưởng phòng SEO, qua hình thức talkshow gần gũi và cởi mở.Trong phần chia sẻ của mình, anh Trần Kim Thịnh đã mang đến một góc nhìn rất thú vị khi so sánh giữa tư duy cố định và tư duy phát triển. Anh nhấn mạnh sức mạnh của từ "chưa" so với từ "không" trong quá trình học hỏi và rèn luyện. Nếu "không" là một câu trả lời đóng, dễ làm con người chấp nhận giới hạn bản thân, thì "chưa" lại là từ khoá của sự mở ra — mở ra cơ hội, mở ra khả năng tìm hiểu, chủ động học hỏi và phát triển. Anh Thịnh gợi mở về việc Kaizen – "Tốt hơn 1% mỗi ngày", và đưa ra các giải pháp giúp nâng cao ý thức và thúc đẩy sự tự giác rèn luyện tư duy phát triển mỗi ngày của đội ngũ nhân viên.  Ngay sau đó, phần hỏi đáp giữa anh Thịnh và 3 đội thi đã làm không khí trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các đội đã đào sâu thảo luận vào giá trị "Tư duy phát triển", và mỗi câu hỏi được đặt ra không chỉ là cơ hội để mở rộng kiến thức mà còn giúp đội ghi thêm điểm số cho mình.Phần thi cuối cùng – "Về đích" – chính là thử thách mang tính quyết định, nơi cục diện cuộc đua có thể hoàn toàn xoay chuyển. Tại đây, các đội lần lượt bước vào chặng nước rút, lựa chọn và chinh phục bộ câu hỏi với các mức điểm 40, 60 và 80 — tương ứng với độ khó tăng dần.Kết quả chung cuộc, đội "Đạp đổ" đã xuất sắc bứt phá, giành lấy ngôi vị quán quân một cách thuyết phục, khép lại workshop số thứ 7 thành công.Cùng nhìn lại những hình ảnh đáng nhớ của Workshop Sống cùng GTCL số thứ 7!
slug img tin tuc

2025-04-10 15:23:50

BUỔI SINH HOẠT NĂNG LƯỢNG, VUI TƯƠI CỦA CLB PHÓNG VIÊN THƯỜNG TRÚ

Chiều ngày 8/4/2025, CLB Phóng viên Thường trú đã tổ chức một buổi sinh hoạt đặc biệt và bùng nổ tiếng cười tại phòng đào tạo An Bình. Không còn là những trao đổi chuyên môn thường thấy, lần này các thành viên được giao lưu, kết nối với nhau một cách vui vẻ, hứng khởiMinigame siêu vui – Năng lượng bùng nổKhông khí tại buổi sinh hoạt rộn ràng từ đầu đến cuối với hàng loạt minigame sáng tạo, siêu “chill” và hài hước. Những tiếng cười giòn tan, gương mặt rạng rỡ cùng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên đã tạo nên một không gian đầy ắp niềm vui. Đặc biệt, những phần quà “cực xịn” đã được trao tay đến các đội chiến thắng như một lời tri ân cho tinh thần đồng đội tuyệt vời.Vinh danh cây bút nổi bậtĐiểm đặc biệt, trong buổi sinh hoạt lần này, CLB Phóng viên thường trú đã trao thưởng nóng cho bài viết của  phóng viên Lê Hoàng Minh Anh (chi nhánh Luway) vì hiệu quả nổi trội. Bài viết hé lộ bí kíp 8 lần Luway "on top" tại bảng vinh danh tuần của Minh Anh đã thu hút được lương tương tác của gần 50% thành viên group. Phần thưởng tuy nhỏ, nhưng là sự ghi nhận cho những đóng góp của các thành viên câu lạc bộ trong sứ mệnh lan tỏa những "sắc màu văn hóa" đáng tự hào của đơn vị mình nỏi riêng, của Đức Tín nói chung.Các bạn có thể đọc lại bài viết tại đây: Bài viết Dòng chảy thông tin không ngừng lan tỏaSong song đó, các chi nhánh cũng đang chuẩn bị cho lễ Kick-off BSC cấp chi nhánh, và các phóng viên sẽ tiếp tục giữ vai trò “cánh tay nối dài” thông tin – lan tỏa tinh thần kết nối và đồng hành của toàn thể Đức Tín Group. CLB Phóng viên Thường trú đã đóng góp nhiều dấu ấn tích cực trong tháng 3 vừa qua, với 16 bài viết đến từ 10 chi nhánh – những câu chuyện đậm chất nhân văn, lan tỏa giá trị tích cực và kết nối các thành viên trong đại gia đình Đức Tín Group.Hãy cùng ghi nhận sự nhiệt tình, chăm chỉ của tất cả các bạn phóng viên. Hy vọng tháng 4, các phóng viên của CLB sẽ còn đóng góp nhiều câu chuyện mới, sâu sắc và truyền cảm hứng hơn nữa. 
slug img tin tuc

2025-04-08 20:57:49

Hướng dẫn "toàn diện" cho người trái ngành muốn theo nghề Content Marketing

Trong vài năm trở lại đây, Content Marketing trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn thu hút không ít người trái ngành chuyển hướng theo đuổi. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số, nhiều người tin rằng chỉ cần viết hay là có thể làm content, từ đó bước chân vào nghề như một cách "đổi đời".Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: người trái ngành làm Content Marketing có thật sự đang làm Marketing, hay đơn thuần chỉ là “thợ viết” thực hiện những bài đăng không mang chiến lược?Nghề content: Từ xu hướng đến lầm tưởngTrong bối cảnh doanh nghiệp hiện đại không chỉ cạnh tranh về sản phẩm mà còn về trải nghiệm và cảm xúc thương hiệu, Content Marketing đang ngày càng trở thành một mắt xích quan trọng không thể thiếu.  Hiện nay, không khó để bắt gặp các bài tuyển dụng Content Marketing tràn ngập trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, TikTok, hay các hội nhóm chuyên môn. Dù là startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay tập đoàn lớn, ai cũng đang tìm kiếm những người có khả năng “kể chuyện” cho thương hiệu một cách khác biệt.Đơn giản vì nội dung đã trở thành cầu nối giữa thương hiệu và khách hàng. Một sản phẩm tốt sẽ khó chạm đến trái tim người tiêu dùng nếu thiếu câu chuyện, thiếu điểm chạm cảm xúc. Và người làm content chính là người chuyển hóa thông điệp đó thành ngôn từ, hình ảnh, âm thanh – những chất liệu giúp thương hiệu trở nên sống động và có chiều sâu hơn.Chính vì thế, ngày càng nhiều người trái ngành – từ giáo viên, dân văn phòng, dân kỹ thuật, thậm chí là cựu banker – quyết định rẽ hướng sang nghề viết nội dung với mong muốn được sáng tạo, được “làm điều gì đó ý nghĩa” và bắt kịp làn sóng chuyển đổi số.Nhưng "viết" không phải là tất cả!Sự bùng nổ của xu hướng làm việc tại nhà vô tình khiến nhiều người “đóng khung” Content Marketing chỉ là viết lách. Content Marketing không chỉ là viết bài. Nó là một phần trong chiến lược marketing tổng thể, nơi mỗi dòng chữ, mỗi visual, mỗi hashtag đều phải phục vụ một mục tiêu cụ thể: nâng cao nhận diện thương hiệu, xây dựng lòng tin, thúc đẩy hành vi mua hàng,...Thực tế cho thấy, nhiều người mới bước chân vào nghề, đặc biệt là người trái ngành, thường bị cuốn vào kỹ thuật viết, mà quên mất bức tranh tổng thể. Họ viết theo cảm hứng, viết theo brief, viết đúng deadline – nhưng lại thiếu tư duy chiến lược, thiếu hiểu biết về hành vi người dùng và không biết cách đo lường hiệu quả nội dung mình tạo ra.Điều đáng nói hơn, là một bộ phận micro-influencers – những người thành công trong việc làm nội dung cá nhân – vì mục đích kinh doanh hay bán khóa học, đã vô tình thổi phồng khái niệm "làm content". Họ tạo nên hình ảnh nghề content thật đơn giản, chỉ cần viết tốt, đăng đều, là có thể kiếm tiền. Và thế là, dù gọi mình là "Content Marketer", nhưng công việc thực chất chỉ dừng lại ở mức độ của một "thợ viết".Làm Content Marketing không đủ kiến thức, kỹ năng sẽ ra sao?Làm Content Marketing không đủ kiến thức kỹ năng là tình trạng phổ biến ở nhiều người mới bắt đầu hoặc chuyển ngành. Việc bước vào lĩnh vực này mà thiếu nền tảng vững chắc không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nội dung mà còn gây ra hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng cho thương hiệu và hiệu quả kinh doanh.Dưới đây là những hậu quả có thể xảy ra nếu bạn làm content một cách thiếu chuẩn bị:Nội dung không hiệu quả: Khi thiếu kiến thức nền và kỹ năng chuyên môn, nội dung được tạo ra thường không thể truyền đạt trọn vẹn thông điệp của thương hiệu. Những bài viết kiểu này dễ rơi vào tình trạng lan man, thiếu rõ ràng và không có sự gắn kết. Hệ quả là người đọc khó hiểu, không thấy được giá trị, từ đó nội dung không đạt được mục tiêu về tương tác, nhận diện hay chuyển đổi.Lãng phí thời gian và tài nguyên: Việc làm Content Marketing mà không có đủ kiến thức kỹ năng có thể khiến doanh nghiệp tiêu tốn rất nhiều nguồn lực mà không thu về kết quả xứng đáng. Thời gian viết, chỉnh sửa, sản xuất hình ảnh, chạy quảng cáo,... nếu triển khai sai định hướng đều trở thành công cốc. Tệ hơn, chi phí marketing bị lãng phí, trong khi doanh thu không được cải thiện.Tổn hại đến uy tín thương hiệu: Một nội dung được viết kém, thiếu chuyên sâu hoặc chứa thông tin gây hiểu nhầm không chỉ khiến người đọc mất hứng thú mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh thương hiệu. Độc giả sẽ cảm thấy doanh nghiệp thiếu chuyên nghiệp, không đáng tin cậy. Dần dần, điều này có thể dẫn đến việc mất khách hàng tiềm năng và ảnh hưởng lâu dài đến uy tín.Phạm vi tiếp cận và mức độ tương tác hạn chế: Để nội dung tiếp cận đúng đối tượng và tạo tương tác tốt, người làm content cần hiểu rõ về các kênh phân phối, tối ưu SEO và biết cách triển khai nội dung phù hợp với từng nền tảng. Nếu không có những kiến thức này, nội dung dù hay đến đâu cũng dễ bị “chìm” trong biển thông tin, không đạt được lượt xem hay chia sẻ như mong đợi.Thông điệp thiếu nhất quán: Một thương hiệu mạnh luôn duy trì sự nhất quán trong phong cách, giọng điệu và thông điệp truyền thông. Nếu người làm nội dung không hiểu bản sắc thương hiệu, họ dễ viết sai tông, sai hướng, tạo ra những mảnh nội dung rời rạc, thiếu liên kết. Điều này không chỉ gây nhầm lẫn cho khách hàng mà còn làm giảm độ tin cậy của thương hiệu trong mắt công chúng.Khó khăn trong việc đo lường hiệu quả: Làm Content Marketing hiệu quả không thể thiếu kỹ năng phân tích và đánh giá. Nếu không biết cách đặt KPI phù hợp, không hiểu các chỉ số như tỷ lệ thoát trang, thời gian đọc bài hay tỷ lệ chuyển đổi, người viết sẽ không thể biết nội dung mình tạo ra có đang thực sự mang lại giá trị hay không. Điều này dẫn đến việc triển khai nội dung một cách mù mờ, thiếu định hướng cải thiện.Tất cả những rủi ro trên đều có thể phòng tránh được nếu bạn đầu tư nghiêm túc vào việc học hỏi và nâng cao kỹ năng. Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu kiến thức nền tảng về marketing, tham gia các khóa học chuyên sâu, đọc sách, thực hành thường xuyên và học hỏi từ phản hồi thực tế. Làm Content Marketing không đủ kiến thức kỹ năng không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn mà còn tác động trực tiếp đến hiệu quả truyền thông và hình ảnh doanh nghiệp – vì vậy, hãy coi đó là một hành trình học tập nghiêm túc, không chỉ đơn thuần là “biết viết là đủ”.Lộ trình từ A->Z để người trái ngành trở thành Content Marketer thực thụXác định lĩnh vực Marketing phù hợpMarketing là một ngành rất rộng, bao gồm nhiều mảng khác nhau. Là người làm trái ngành, bạn nên bắt đầu bằng việc chọn một lĩnh vực phù hợp để học chuyên sâu, sau đó mở rộng dần sang các mảng khác. Nếu có thể, hãy chọn mảng liên quan đến chuyên ngành gốc để tận dụng kiến thức đã có và dễ thích nghi với môi trường mới.Một số lĩnh vực nên cân nhắc:🔹 Quảng cáo (Advertising) Quảng cáo là công cụ quan trọng trong việc truyền tải thông điệp thương hiệu tới khách hàng mục tiêu. Để làm quảng cáo hiệu quả, bạn cần học cách nghiên cứu thị trường, xây dựng thông điệp hấp dẫn và lên kế hoạch phân phối nội dung phù hợp với từng nền tảng.🔹 Truyền thông Marketing (Marketing Communication) Mảng này tập trung vào việc truyền đạt thông điệp về sản phẩm hoặc thương hiệu qua các kênh trực tiếp và gián tiếp. Mục tiêu là giúp khách hàng tiềm năng ghi nhớ thương hiệu và đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn.🔹 Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing) Digital Marketing bao gồm các hoạt động như SEO, quảng cáo Facebook/Google, email marketing, quản lý mạng xã hội… Đây là mảng có tốc độ phát triển nhanh và rất phù hợp với các bạn trẻ yêu thích công nghệ, năng động và muốn làm việc linh hoạt.🔹 Tiếp thị thương mại (Trade Marketing) Trade Marketing tập trung vào việc tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với các kênh phân phối, đại lý và nhà bán lẻ. Mục tiêu là đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua các chương trình trưng bày, khuyến mãi hoặc chính sách hợp tác chiến lược.🔹 Xây dựng thương hiệu (Branding) Branding là quá trình định hình tên tuổi, hình ảnh và giá trị của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Một thương hiệu mạnh không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh mà còn giúp gia tăng lòng trung thành từ người tiêu dùng. Tìm phương pháp học Marketing hiệu quảSau khi chọn được lĩnh vực phù hợp, bước tiếp theo là lựa chọn phương pháp học phù hợp với lịch trình và phong cách cá nhân:Tự học: Tận dụng tài liệu trên mạng, blog chuyên môn, sách marketing và các hội nhóm chia sẻ kiến thức. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi tính tự giác và khả năng sắp xếp thời gian hợp lý.Học các lớp ngắn hạn hoặc online: Đây là lựa chọn linh hoạt, phù hợp cho những bạn bận rộn. Nhiều khóa học chất lượng hiện nay cung cấp kiến thức chuyên sâu, có lộ trình rõ ràng và cập nhật xu hướng liên tục.Học chuyên ngành 2: Nếu bạn có thời gian và mong muốn học bài bản, việc học thêm chuyên ngành 2 về Marketing là phương án đáng cân nhắc. Bạn sẽ được học từ nền tảng đến thực hành chuyên sâu và có bằng cấp chính quy. Thực hành và trau dồi kỹ năngHọc lý thuyết là chưa đủ. Để trở thành một Marketer giỏi, người trái ngành cần liên tục thực hành và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Một số cách hiệu quả bao gồm:Tự tạo dự án cá nhân: Bạn có thể xây dựng blog, kênh mạng xã hội hoặc landing page và thử triển khai các chiến dịch Marketing cơ bản như SEO, quảng cáo Facebook, sáng tạo nội dung… Đây là bằng chứng rõ ràng nhất về năng lực khi ứng tuyển.Nhận việc freelance, part-time: Làm việc với khách hàng thật hoặc tham gia các dự án ngắn hạn giúp bạn rèn luyện kỹ năng chuyên môn, tiếp cận quy trình làm việc thực tế và xây dựng mạng lưới quan hệ trong ngành.Bắt đầu từ công việc đơn giản: Đừng ngại bắt đầu từ những việc nhỏ như viết content, chỉnh sửa hình ảnh, hỗ trợ chiến dịch,... Đây là bước đệm để bạn hiểu bản chất công việc, trau dồi kỹ năng và chuẩn bị cho những vị trí cao hơn. Tham gia làm việc thực tếKhi đã có kiến thức và kỹ năng cơ bản, bạn nên tìm cơ hội làm việc chính thức trong lĩnh vực Marketing. Bạn có thể bắt đầu từ vị trí thực tập sinh hoặc nhân viên part-time tại các agency, công ty khởi nghiệp, hoặc tham gia dự án cộng tác.Đừng quên chuẩn bị một bộ hồ sơ chuyên nghiệp gồm:CV nổi bậtPortfolio thể hiện các dự án bạn từng làmChứng chỉ các khóa học liên quan Như vậy, Content Marketing không chỉ đơn thuần là viết lách, mà là sự kết hợp giữa tư duy chiến lược, khả năng thấu hiểu thương hiệu và kỹ năng truyền tải thông điệp một cách hiệu quả. Với những người đang có ý định làm trái ngành, hy vọng những chia sẻ trong bài viết của Đức Tín Group sẽ giúp bạn định hình rõ hơn con đường phát triển trong lĩnh vực này và từng bước xây dựng hành trình sự nghiệp vững chắc, ý nghĩa.
slug img tin tuc

2025-04-05 11:24:54

Vốn điều lệ là gì? 05 thông tin cập nhật về vốn điều lệ mới nhất

Vốn điều lệ là gì? Đây là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Việc hiểu rõ về vốn điều lệ giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về vốn điều lệ, từ định nghĩa đến những lưu ý quan trọng.1. Định nghĩa vốn điều lệ là gì?Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là gì được định nghĩa như sau:“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do những thành viên  và chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Đây chính là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hay được đăng ký khi thành lập công ty cổ phần”.Vốn điều lệ tiếng Anh là gì? Vốn điều lệ - Charter Capital hoặc Authorized CapitalVí dụ vốn điều lệ: Có 2 thành viên A và B dự tính thành lập Công ty TNHH Minh Linh. Thành viên A đăng ký góp vốn với số tiền 1.000.000.000 VNĐ và cam kết sẽ đóng góp đủ sồ tiền này trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doaanh. Tương tự, thành viên B đăng ký góp vốn 800.000.000 VNĐ và cũng cam kết góp đủ số vốn này trong thời gian là 30 ngày kể từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Nhu vậy, 2 thành viên A và B đăng ký mức tổng mức góp vốn vào công ty là  1.000.000.000 + 800.000.000 = 1.800.000.000 VNĐ. Khi đó thì 1.800.000.000 VNĐ chính là vố điều lệ của Công ty TNHH Minh Linh.2. Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp địnhKhi tìm hiểu vốn điều lệ của công ty là gì bạn cũng sẽ bắt gặp khái niệm vốn pháp định. Theo điểm a khoản 1 Điều 175 của Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì vốn pháp định chính là mức vốn tối thiểu dựa theo yêu cầu của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện.Vốn điều lệ và vốn pháp định khác nhau như thế nào?Bảng phân tích dưới đây giúp bạn phân biệt được cụ thể hơn khái khái niệm vốn pháp định và vốn điều lệ:Tiêu chí so sánhVốn điều lệVốn pháp địnhCơ sở xác định- Phải đăng ký khi thành lập công ty.- Mức vốn điều lệ đăng ký không được thấp hơn với mức vốn pháp định dựa theo ngành nghề kinh doanh có điều kiện.Pháp luật chuyên ngành quy định từ khi thành ập doanh nghiệp ngành nghề kinh doanh có điều kiện.Mức vốnKhông có mức vốn cụ thể khi thành lập công ty.Mức vốn pháp định là ố định đối với từng ngành nghề.Ký quỹKhông có yêu cầuPhải ký quỹ theo quy định của pháp luật.Thời hạn góp vốnTrong vòng 90 ngày kể từ thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpCần phải đáp ứng đủ trong hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện.Sự thay đổi vốn khi hoạt độngCó thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ.Cố định và đã được xác định theo từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.Ý nghĩa pháp lýLà căn cứ để doanh nghiệp đăng ký thành lập và thực hiện các hoạt động kinh doanh khi thành lập.Là biện pháp để doanh nghiệp chứng minh cho cơ quan thấy rằng mình đủ tiềm lực về kinh tế để kinh trong lĩnh vực này.Là cơ sở để doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi và lợi ích của khách hàng, đối tác khi hợp tác với doanh nghiệp của mình.3. Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệpNắm vững và phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ rõ ràng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mọi chủ doanh nghiệp cũng cũng Kế toán viên. Điều này không chỉ giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác về đầu tư, mở rộng sản xuất và tuân thủ với quy định pháp luật khi làm Báo cáo tài chính.Điểm khác nhau giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là gì?Có thể phân biệt vốn điều lệ là gì và vốn chủ sở hữu là gì qua những tiêu chí dưới đây:Tiêu chí so sánhVốn điều lệVốn chủ sở hữuKhái niệmLà khoản tài sản mà chủ sở hữu cùng các thành viên đóng góp, được ghi trong điều lệ doanh nghiệp.Là khoản tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, gồm cả vốn điều lệ và lợi nhuận trong quá trình hoạt động thu lại được.Nguồn hình thànhTừ nguồn vốn cam kết ban đàu của cổ công sáng lập.Góp vốn ban đầu + lợi nhuận giữ liệuTính chấtCố định, có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ.Biến động theo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpÝ nghĩaLà cơ sở để xác định vốn pháp định của doanh nghiệp.Phản ánh giá trị thực thuộc những trài sản sở hữu của doanh nghiệp4. Phân loại vốn điều lệ theo loại hình doanh nghiệpVốn điều lệ là gì trong từng loại hình doanh nghiệp? Dưới đây là sự khác biệt về vốn điều lệ trong các loại hình doanh nghiệp phổ biến:Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênVốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và được ghi vào trong điều lệ công ty. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ đã đăng ký. Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viênCông ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lênVốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên được hiểu là tổng giá trị phần vốn góp của những thành viên cam kết góp và được ghi trong điều lệ công ty. Các thành viên này sẽ chịu trách nhiệm về những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp cũng trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.Đọc thêm: Cập nhật mới nhất quy định về điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)?Công ty cổ phầnVốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần những loại đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty và được ghi trong điều lệ công ty. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành những phần bằng nhau. 5. Vai trò của vốn điều lệ đối với công ty và doanh nghiệpVai trò của vốn điều lệ là gì trong hoạt động của doanh nghiệp? Đối với các doanh nghiệp, vó điều lệ đóng vai trò cùng quan trọng:Vốn điều lệ là cơ sở phát lý để doanh nghiệp hoạt độngNền tảng pháp lý cho hoạt động kinh doanh: Vốn điều lệ là số vốn mà các thành viên hay cổ đông cam kết góp vào khi thành lập doanh nghiệp và được ghi nhận trong điều lệ của công ty. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp bắt đầu hoạt động. Tạo niềm tin với đối tác và khách hàng: Vốn điều lệ thường được xem là một chỉ số phản ánh khả năng về tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Điều này giúp tạo nên sự tin cậy từ đối tác, khách hàng và cả nhà đầu tư. Cơ sở phân chia lợi nhuận và trách nhiệm: Vốn điều lệ xác định tỷ lệ góp vốn của các thành viên hoặc cổ đông. Từ đó là cơ sở để phân chia lợi nhận và trách nhiệm pháp lý trong doanh nghiệp.6. Có cần chứng minh vốn điều lệ không?Khi đăng ký hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải chứng minh vốn điều lệ và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của những nội dung đã kê khai. Các thành viên góp vốn vào công ty hoặc cổ đông phải góp vốn đúng hạn và đúng cam kết trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Những giấy tờ mà thành viên hoặc cổ đông góp vốn cần nắm giữ để phân chia lợi nhuận sau này:Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh với tỷ lệ vốn góp của từng thành viên hay cổ đông.Điều lệ của công ty.Giấy chứng nhận góp vốn/ cổ phiếu.Sổ đăng ký thành viên/ cổ đông.Biên lai thu tiền, chứng từ chuyển tiền từ ngân hàng, chứng từ về tài sản góp vốn.Các tài liệu liên quan khác trong nội bộ doanh nghiệp.Đọc thêm: Trái phiếu là gì? Tổng quan chi tiết về trái phiếu và cách đầu tư hiệu quảHy vọng với những thông tin trên của Đức Tín Group, bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về vốn điều lệ là gì. Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp bạn có thể đăng ký vốn điều lệ phù hợp. Hãy tuân thủ những lưu ý để quá trình hoạt động hiệu quả và đúng với pháp luật.
slug img tin tuc

2025-04-05 11:18:15

Gap year là gì? Lợi ích và thách thức của Grap year

Cuộc sống như một chuyến tàu cao tốc và chúng ta có thể bỏ lỡ những cảnh đẹp bên đường. Do vậy, gap year chính là trạm dừng nghỉ chân giúp bạn có thể ngắm nhìn cuộc sống một cách chậm rãi và tận hưởng từng khoảnh khắc.Gap year thường phổ biến ở các quốc gia có nền giáo dục hàng đầu như Mỹ, bên châu Âu và cũng đang rất phổ biến đối với học sinh, sinh viên và người đi làm tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về Gap year là gì và làm thế nào để có một Gap year thật ý nghĩa, cùng Đức Tín Group khám phá nội dung bài viết dưới đây nhé.1. Gap year là gì?Theo từ điển Oxford, “gap” được định nghĩa “a space where something is missing” (khoảng trống hay một khoảng không gian thiếu một thứ gì đó).Vậy có thể hiểu Gap year là gì? Take a Gap year nghĩa là gì? Gap year chính là khoảng thời gian trống được dùng để nghỉ ngơi giữa hai sự kiện thường là 12 tháng hoặc kéo dài hơn không giới hạn mốc thời gian chính xác.Gap year thường xuất hiện trong các giai đoạn chuyển giao quan trọng như từ cấp 3 đến Đại học/Cao đẳng, sau khi đã tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng hoặc giữa những lần chuyển đổi việc. Điều này cũng là cơ hội giúp phát triển bản thân, nâng cao kỹ năng và có được trải nghiệm thực tế.Gap year là gì?2. Lợi ích của Gap year là gì?Để hiểu sâu hơn Gap year là gì chúng ta cùng tìm hiểu lợi ích của việc dành một khoảng thời gian tạm nghỉ này như thế nào.Tìm lại đam mê thực sựGap year là cơ hội để bạn bước ra khỏi vùng an toàn, khám phá những công việc mới, tham gia các hoạt động tình nguyện ý nghĩa và thực hiện những chuyến du lịch mơ ước. Từ đó, bạn có thể xác định rõ hơn con đường sự nghiệp tương lai.Phát triển kỹ năng mềmQuá trình trải nghiệm sẽ giúp bạn phát triển các kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và thích nghi với môi trường mới một cách tự nhiên. Tiếp xúc với những con người và môi trường mới sẽ giúp bạn trưởng thành, tự tin và tích lũy thêm những bài học quý giá.Gap year giúp bạn kết giao thêm nhiều bạn bè và đối tác trong tương laiMở rộng mối quan hệGap Year giúp bạn kết nối với những người từ nhiều quốc gia và nền văn hóa khác nhau, mở rộng tầm nhìn và xây dựng những mối quan hệ lâu dài. Những mối quan hệ này không chỉ mang tính chất bạn bè mà còn có thể là đối tác tiềm năng, đồng nghiệp trong tương lai.Học cách quản lý tài chính hiệu quảKhi tự lập trong suốt thời gian Gap Year, bạn sẽ học cách cân đối chi tiêu, tiết kiệm và quản lý tài chính thông minh. Điều này giúp bạn rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lý và lên kế hoạch tài chính một cách rõ ràng. Những kỹ năng vô cùng cần thiết trong cuộc sống sau này của bạn.Tăng cơ hội nghề nghiệpNhững trải nghiệm thực tế từ công việc, dự án hay hoạt động tình nguyện trong thời gian Gap year sẽ là một điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Họ luôn đánh giá cao ứng viên giàu kinh nghiệm, khả năng thích nghi tốt và có nhiều kỹ năng mềm.3. Điểm mặt 4 loại Gap year phổ biến nhất hiện nayKhi tìm hiểu Gap year nghĩa là gì bạn sẽ thấy đây là thời điểm giúp bạn tạm biệt với thời gian cuồng xoáy công việc hay học tập để khám phá những điều mới. Đồng thời Gap year không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi mà còn là cơ hội để bạn phát triển một cách toàn diện và có sự chuẩn bị tốt hơn cho hành trình về sau.Dưới đây là 4 loại Gap year giúp bạn tận dụng tốt khoảng thời gian này:Thử sức với công việc mớiGap year không hoàn toàn là nghỉ ngơi 100%, bạn hoàn toàn có thể dùng khoảng thời gian này để làm một công việc hoàn toàn mới so với công việc cũ đã làm. Điều này giúp bạn thử sức trong lĩnh vực mới, học thỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống.Thử một công việc mới trong thời gian Gap year giúp bạn học thêm nhiều kiến thức mớiĐăng ký làm tình nguyện viênNgười người Gap year đăng ký làm tình nguyện viên tại các tổ chức phi chính phủ để có thể được đi giúp nhiều người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này giúp giúp đỡ cho cộng đồng, vừa có thể trải nghiệm cuộc sống với những điều mới mẻ và thú vị.Bài viết liên quan: ESG là gì? Nắm rõ 03 thành phần cơ bản của tiêu chuẩn ESGĐi du lịchKhi tìm hiểu Gap year là gì, bạn có thể lựa chọn hình thức đi du lịch trước khi chuẩn bị bước sang một chương mới như lên học đại học, đi làm hay trước khi kết hôn…. Khoảng thời gian nghỉ ngơi này sẽ giúp các bạn reset lại bản thân, hay thay đổi những góc nhìn và tư duy (mindset) về cuộc sống.Dành thời gian nghỉ ngơi và xả stress trong thời gian Gap yearĐọc thêm: Healing là gì? Hiểu về trào lưu healing trong giới trẻ hiện nayTham gia khóa học tập, đào tạoBạn hoàn toàn có thể dành thời gian Gap year để đi học, tham gia những khóa học bổ sung thêm kiến thức và kỹ năng. Hãy nhớ rằng không có khoản đầu tư nào mà mang lại lợi nhuận cao bằng đầu tư vào chính bản thân mình.5. Đâu là thách thức khi quyết định Gap year?Mặc dù có nhiều lợi ích, gap year cũng đi kèm với một số thách thức và nhược điểm:Mất động lực học tậpĐiểm bất lợi của Gap year là gì đại học đồng nghĩa với việc tạm dừng học tập trong một thời gian dài có thể khiến bạn mất đi động lực và thói quen học tập. Khi quay lại trường, một số người có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh và bắt nhịp với môi trường học tập.Chi phí tài chínhTham gia Gap year đặc biệt là du lịch hoặc tham gia các chương trình ở nước ngoài có thể tốn kém. Nếu không có kế hoạch tài chính rõ ràng thì bạn có thể gặp khó khăn về kinh tế trong và sau khi kết thúc gap year.​Trì hoãn sự nghiệpGap year có thể làm trì hoãn việc bắt đầu sự nghiệp của bạn. Trong một số trường hợp, điều này có thể ảnh hưởng đến thu nhập và tiến độ phát triển mục tiêu nghề nghiệp về lâu dài.6. Làm sao để lên kế hoạch Gap Year hiệu quả?Một kế hoạch Gap year tốt cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là các bước để bạn bắt đầu:Bước 1. Xác định mục tiêuBạn cần trả lời câu hỏi: Gap year là gì đối với bản thân bạn? Là khoảng thời gian nghỉ ngơi? Là thời gian để khám phá bản thân? Là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm làm việc? Khi xác định rõ mục tiêu thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các hoạt động phù hợp.Xác định mục tiêu của bản thân muốn Gap year là gì?Bước 2. Lập kế hoạch tài chínhTính toán chi phí cho các hoạt động mà bạn dự định tham gia, đồng thời cũng tìm kiếm các nguồn tài trợ, học bổng hoặc việc làm part-time để giảm bớt gánh nặng tài chính.Bước 3. Nghiên cứu các lựa chọnTìm hiểu các chương trình tình nguyện, thực tập, du lịch trải nghiệm, học tập kỹ năng ở trong và ngoài nước. Bạn nên đọc review, hỏi kinh nghiệm từ những người đã tham gia trước đó để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp.Bước 4. Lên lịch trình cụ thểViệc có một timeline rõ ràng sẽ giúp bạn tránh tình trạng “nghỉ mà không biết khi nào quay lại”. Hãy đặt mốc thời gian cho từng giai đoạn trong Gap year như: Học gì, đi đâu, làm gì và khi nào quay lại học hay đi làm.Hy vọng với những thông tin mà Đức Tín Group vừa chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu chi tiết hơn về Gap year là gì, liệu có phù hợp với định hướng và kế hoạch của bạn hay không. Gap year chính là khoảng thời gian mà bạn được nghỉ ngơi và có thể tìm lại đam mê thực sự, con đường tương lai của bạn.