2024-11-08 09:20:18
QA là gì? 6 điều bạn cần biết về vị trí QA
Trong quy trình sản xuất và phát triển sản phẩm, chất lượng luôn là yếu tố hàng đầu được các doanh nghiệp quan tâm. Vậy “QA là gì” và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Bài viết này của Đức Tín Group sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò và công việc của QA trong các lĩnh vực khác nhau.
1. QA là gì?
QA là từ viết tắt của cụm từ Quality Assurance, được hiểu theo nghĩa thuần Việt là đảm bảo chất lượng. QA là những biện pháp và quy trình được áp dụng trong suốt vòng đời của sản phẩm để kiểm tra, giám sát và đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng trước khi ra mắt. Mục đích của QA là giảm thiểu các lỗi, sự cố và đảm bảo khách hàng luôn nhận và sử dụng được những sản phẩm chất lượng cao nhất.
Vậy, hiểu đơn giản QA là gì? Nó được hiểu là việc kiểm tra, đánh giá và đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đạt được chất lượng tốt nhất có thể trước khi đến tay người tiêu dùng. Ví dụ, QA sẽ kiểm tra xem sản phẩm có đúng kích thước, màu sắc, chất liệu như thiết kế ban đầu không, có bị lỗi kỹ thuật nào không,...
Hiểu QA là gì bạn sẽ nhận ra đây là vị quan trọng có khả năng tác động đến chất lượng sản phẩm/ dịch vụ cuối cùng
2. Các công việc của bộ phận QA
Để hiểu rõ hơn khái niệm QA là gì bạn cần hiểu được công việc mà một QA cần làm. Dưới đây là các công việc mà bộ phần QA thường làm.
- QA có nhiệm vụ tự mình lên kế hoạch và thực hiện việc xây dựng tiêu chuẩn quản lý chất lượng riêng cho sản phẩm/ dịch vụ của công ty theo các tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9001, ASME. Hệ thống tiêu chuẩn này có thể bao gồm quy trình, hướng dẫn và các tài liệu liên quan.
- Kiểm tra và đánh giá định kỳ hệ thống quản lý chất lượng xem còn phù hợp với quy định của pháp luật và công ty hay không. Đây được xem là công việc thường ngày của một QA mà khi tìm hiểu QA là gì bạn cần biết.
- Kiểm tra và giám sát quy trình sản xuất tại nhà máy, công xưởng đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định, tiêu chuẩn ban đầu.
- Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện nhân sự QA chưa có kinh nghiệm về quy trình, cách thức thực hiện cũng như các tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp.
- Bộ phận QA nâng cấp hệ thống kiểm nghiệm của doanh nghiệp để đảm bảo rằng nó đáp ứng các nhu cầu mới của thị trường, cũng như công nghệ kiểm tra và kiểm định hiện đại.
- QA phối hợp với các nhân viên QC (Quality Control) để giám sát quy trình kiểm tra chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ, đảm bảo mọi khâu kiểm tra đều đúng tiêu chuẩn.
- Khi có lỗi xảy ra trong quy trình hoặc sản phẩm, QA sẽ phối hợp với các bên liên quan để xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục hiệu quả.
- QA tham gia vào việc xử lý các khiếu nại của khách hàng, thu hồi sản phẩm bị lỗi hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, nhằm bảo vệ uy tín và sự hài lòng của khách hàng.
Các công việc của QA thường xoay quanh các đầu việc liên quan quá trình sản xuất, tạo dụng sản phẩm, dịch vụ
3. Lĩnh vực cần có vị trí QA
Hiểu QA là gì, hẳn bạn cũng nhận rằng QA là một vị trí mà không phải doanh nghiệp, công ty nào cũng cần. Hiện nay, sẽ có một số ngành đặc thù về công nghệ hoặc sản xuất sẽ yêu cầu vị trí QA để đảm bảo chất lượng đâu ra sản phẩm. Dưới đây là một số ngành cần có vị trí QA:
Ngành Công nghệ phần mềm
Trong ngành công nghệ phần mềm, QA đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra và đảm bảo chất lượng của các ứng dụng, phần mềm, và hệ thống. QA giúp phát hiện lỗi, kiểm tra tính ổn định và đảm bảo phần mềm hoạt động đúng như mong đợi trước khi đưa vào sử dụng.
Ngành sản xuất (Chế biến, chế tạo)
Vậy trong ngành chế biến, chế tạo, QA là gì? Các ngành sản xuất, đặc biệt là chế tạo máy móc, ô tô, điện tử, và thực phẩm, rất cần bộ phận QA để giám sát quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bán thành phẩm, và thành phẩm. Công việc này giúp giảm thiểu rủi ro sản phẩm lỗi và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Ngành sản xuất, chế biến là ngành thường xuyên cần vị trí QA để quản lý quy trình sản xuất sản phẩm
Xem thêm:
- VPS là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng phổ biến của VPS
- Trigger là gì? Tổng hợp các định nghĩa xoay quanh trigger
Ngành y tế
QA trong ngành y tế đảm bảo rằng các thiết bị y tế, thuốc, và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đều đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng. Đối với những người dự định học QA để làm trong ngành này thì việc hiểu rõ bản chất QA là gì, vai trò, nhiệm vụ của vị trí này là vô cùng quan trọng.
Ngành thực phẩm và đồ uống
QA trong ngành thực phẩm và đồ uống giúp kiểm tra các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng nguyên liệu đầu vào và các quy trình chế biến. Bộ phận này cũng giám sát việc đóng gói, bảo quản, và phân phối sản phẩm để đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng luôn đạt yêu cầu về chất lượng tốt nhất.
Ngành điện tử
Ngành điện tử yêu cầu QA để đảm bảo rằng các sản phẩm như điện thoại di động, máy tính, và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác không có lỗi kỹ thuật và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng về độ bền và hiệu suất.
Ngành ô tô
Trong ngành sản xuất ô tô, QA kiểm tra chất lượng các bộ phận của xe, từ động cơ đến các chi tiết nhỏ nhất, để đảm bảo sự an toàn và hiệu suất của xe. QA cũng theo dõi quy trình sản xuất để giảm thiểu sự cố và bảo đảm rằng mỗi chiếc xe xuất xưởng đều đạt tiêu chuẩn.
Ngành xây dựng
QA trong ngành xây dựng giám sát chất lượng của vật liệu xây dựng và quy trình thi công, đảm bảo rằng các công trình đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng và bền vững. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho người sử dụng mà còn giảm thiểu các lỗi và chi phí sửa chữa sau khi công trình hoàn thành.
QA được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau
4. Kỹ năng của QA mà bạn cần trang bị
Để trở thành một QA chuyên nghiệp, việc hiểu công việc QA là gì là chưa đủ, bạn cần trang bị cho mình một bộ kỹ năng đa dạng, kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm để vận dụng hiệu quả. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng mà một QA cần có:
Kiến thức chuyên môn:
- Kiến thức về kiểm thử: Hiểu rõ các loại hình kiểm thử (kiểm thử chức năng, kiểm thử hiệu năng, kiểm thử bảo mật,...), các kỹ thuật thiết kế test case, các phương pháp kiểm thử.
- Ngôn ngữ lập trình: Nắm vững ít nhất một ngôn ngữ lập trình để viết các script tự động hóa kiểm thử (ví dụ: Java, Python, JavaScript).
- Công cụ kiểm thử: Thành thạo các công cụ kiểm thử phổ biến như Selenium, JUnit, TestNG, Postman,...
- Quy trình phát triển phần mềm: Hiểu rõ các mô hình phát triển phần mềm (Agile, Waterfall) để có thể tham gia vào quy trình làm việc của đội ngũ phát triển.
- Database: Có kiến thức về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu để kiểm tra dữ liệu.
Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong đội ngũ, khách hàng và các bên liên quan khác.
- Kỹ năng phân tích: Khả năng phân tích yêu cầu, xác định lỗi và tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khả năng đưa ra các giải pháp hiệu quả để khắc phục lỗi và cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Làm việc hiệu quả trong một môi trường làm việc nhóm, hợp tác với các thành viên khác để đạt được mục tiêu chung.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Lên kế hoạch và quản lý thời gian làm việc hiệu quả, đảm bảo hoàn thành công việc đúng tiến độ.
Để làm được vị trí QA bạn cần đảm bảo mình có kiến thức chuyên môn tốt trong ngành nghề mà bạn làm
5. Trung bình mức lương của QA
Nắm rõ khái niệm QA là gì bạn có thể nhận thấy rằng QA có tiềm năng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, không phải cứ làm QA là mức lương sẽ cao mà nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố, như vị trí địa lý, ngành nghề, mức độ kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn của người làm QA. Dưới đây là một số ước tính mức lương trung bình của QA tại các vị trí và khu vực khác nhau:
- QA Fresher (Mới vào nghề): Khoảng 7 – 10 triệu VNĐ/tháng
- QA Junior (Kinh nghiệm 1-3 năm): Khoảng 10 – 15 triệu VNĐ/tháng
- QA Senior (Kinh nghiệm 3-5 năm): Khoảng 15 – 25 triệu VNĐ/tháng
- QA Lead (Dẫn dắt nhóm QA): Khoảng 25 – 40 triệu VNĐ/tháng
- QA Manager (Quản lý QA): Khoảng 40 – 60 triệu VNĐ/tháng
Mức lượng của QA phụ thuộc vào kinh nghiệm của bạn
6. Sự khác nhau giữa QA và QC
Nhiều người thường hiểu lầm QA và QC là hai vị trí giống nhau. Tuy nhiên hai vị trí này hoàn toàn khác nhau. Vậy sự khác nhau giữa QC và QA là gì?
Dưới đây là bảng so sánh để cho thấy sự khác biệt giữa QA và QC:
QA và QC là hai vị trí quan trọng trong công ty
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về “QA là gì” cũng như vai trò, kỹ năng cần có và sự khác biệt giữa QA và QC. Vị trí QA đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao uy tín và hiệu quả cho doanh nghiệp. Đầu tư vào QA không chỉ giúp sản phẩm đạt tiêu chuẩn mà còn xây dựng lòng tin vững chắc từ phía khách hàng.
Các tin liên quan
-
Sơ yếu lý lịch xin việc là gì? Hướng dẫn cách viết chuẩn xác
-
Tổng hợp kỹ năng, các yếu tố cần thiết để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc
-
ICT là gì? Tác động của ICT đối với con người trong thời đại 4.0
-
Agenda là gì? 6 bước xây dựng và lưu ý khi triển khai
-
Deal là gì? Các ý nghĩa phổ biến bạn nên biết của từ này