2024-10-07 02:31:54

PR là gì? Tổng quan thông tin về PR Marketing đầy đủ nhất

Chắc hẳn bạn đã không ít lần bạn bắt gặp cụm từ PR trên các nền tảng truyền thông. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất PR là gì và tác động của nó đến Marketing như thế nào. Trong bài viết này, Đức Tín Group sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết và xoay quanh khái niệm này.

1. PR là gì?

PR (Public Relations) có nghĩa tiếng Việt là quan hệ công chúng và là tập hợp các hoạt động khác nhau để xây dựng, quản lý, và duy trì hình ảnh, mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức và các bên liên quan. Mục tiêu của PR là tạo ra sự nhận thức, thiện cảm, và tin tưởng thông qua các kênh truyền thông và sự kiện, giúp nâng cao uy tín và hình ảnh và danh tiếng 

Hiện nay, trong thời đại 4.0, PR không chỉ còn hoạt động theo các phương pháp trực tiếp truyền thống mà đã mở rộng phạm vi sang Digital Marketing như mạng xã hội, blog, video,.... Chính vì thế doanh nghiệp cần phải hiểu sâu bản chất  PR là gì và thích ứng nhanh với các xu hướng, công nghệ mới để duy trì độ nhận diện của thương hiệu. 

2. Vai trò của PR là làm gì?

Hiểu rõ lợi ích của hoạt động PR là gì sẽ giúp xây dựng kế hoạch truyền thông hiệu quả và đi đúng hướng hơn. Vai trò của PR bao gồm:

  • Xây dựng hình ảnh và danh tiếng: PR giúp tạo ra hình ảnh tích cực và tăng cường uy tín cho thương hiệu hoặc cá nhân. Các chiến dịch truyền thông PR là phương tiện hiệu quả để doanh nghiệp đưa thông điệp và giá trị cốt lõi đến gần hơn với công chúng.
  • Quản trị rủi ro: Khi khủng hoảng truyền thông xảy ra, PR sẽ tiến hành các biện pháp để kiểm soát thông tin, giải quyết các hiểu lầm về doanh nghiệp và hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.
  • Tăng cường mối quan hệ với công chúng và đối tác: Hiểu PR là gì giúp cá nhân/ tổ chức xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các bên liên quan. Từ đó, Pr giúp tăng cường sự đồng cảm, ủng hộ, tín nhiệm của các bên với doanh nghiệp. 
  • Tăng mức độ nhận diện thương hiệu: Nhờ các chiến dịch PR, cá nhân/ tổ chức có thể tạo sự quan tâm từ công chúng đối với sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp. Nhờ vậy, công ty sẽ có khả năng tiếp cận và mở rộng tệp khách hàng tiềm năng mới. 
  • Hỗ trợ các hoạt động Marketing khác: PR hoạt động song hành với marketing, giúp quảng bá thương hiệu một cách tự nhiên và ít mang tính thương mại hơn so với quảng cáo trực tiếp như chạy ads, telemarketing, email marketing,... Đồng thời, Pr giúp xây dựng những câu chuyện cuốn hút xung quanh thương hiệu, thu hút sự quan tâm của truyền thông, qua đó gia tăng hiệu quả của các chiến dịch marketing.
Hiểu rõ vai trò PR là gì, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn 

Hiểu rõ vai trò PR là gì, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn 

3. Các loại hình PR phổ biến hiện nay

Như khái niệm PR là gì trong marketing phía trên, PR bao gồm một loạt các hoạt động đa dạng. Do đó, nó cũng được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau để đáp ứng các mục tiêu truyền thông cụ thể. Mỗi loại hình hoạt động sẽ có vai trò, mục tiêu đối tượng hướng đến khác nhau. 

Quan hệ truyền thông 

Quan hệ truyền thông là một quá trình chủ động nhằm thiết lập, duy trì và củng cố mối quan hệ tin cậy với các cơ quan báo chí, blogger, và những người có ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội..... Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo thông tin của doanh nghiệp luôn được truyền đạt rõ ràng, đúng đắn trong mắt công chúng.

Hoạt động của truyền thông bao gồm việc viết thông cáo báo chí, tổ chức họp báo, cung cấp thông tin về thương hiệu, sản phẩm, hoặc sự kiện. Quan hệ truyền thông hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ phủ sóng và xây dựng được hình ảnh tích cực, uy tín trong ngành. 

Quan hệ công chúng 

Loại hình PR này là quá trình xây dựng và quản lý hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp hoặc cá nhân trong mắt công chúng. Các hoạt động PR nhằm tạo dựng niềm tin, uy tín, và mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác, và cộng đồng.

Truyền thông xã hội 

PR trên các trang mạng xã hội đang được coi là hình thức “hot” nhất hiện nay do tính dễ tiếp cận, hiệu quả của nó. Doanh nghiệp sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,... để tương tác với công chúng, lan tỏa thông tin, xây dựng hình ảnh thương hiệu và phản hồi ngay lập tức với khách hàng.

Mạng xã hội phát triển giúp PR hiệu quả hơn 

Mạng xã hội phát triển giúp PR hiệu quả hơn 

Quan hệ nội bộ 

Nếu như truyền thông công chúng, xã hội là việc đưa hình ảnh doanh nghiệp tiếp cận gần gũi với khách hàng thì PR nội bộ lại ngược lại. Nó là việc doanh nghiệp tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên và các bên liên quan trong tổ chức. 

Doanh nghiệp sẽ tích cực trong việc truyền tải câu chuyện, giá trị cốt lõi, sứ mệnh, văn hóa doanh nghiệp cho đội ngũ nhân sự thông qua các hoạt động giao tiếp, tổ chức sự kiện, giao lưu nội bộ.

Quan hệ cộng đồng 

Quan hệ cộng đồng là hoạt động doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lành mạnh, tích cực với các cộng động địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Việc tham gia vào các hoạt động từ thiện là một cách để doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội, kết nối với cộng đồng và xây dựng một thương hiệu có trách nhiệm công đồng. 

Quan hệ khủng hoảng 

Khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng, tác động của PR là gì? Theo các nhận định, khi có các vấn đề truyền thông xảy ra, PR sẽ xây dựng các chiến lược để giải quyết ngay lập tức các vấn đề gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hình ảnh, doanh số bán hàng và khả năng tăng trưởng của công ty. Khả năng ứng biến nhanh chóng, kịp thời là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp thoát khỏi khung hoàng và giảm thiểu các thiệt hại.

Hiểu được cách thực hiện PR là gì, giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề truyền thông hiệu quả

Hiểu được cách thực hiện PR là gì, giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề truyền thông hiệu quả

Truyền thống chiến lược (Strategic communications)

Bất cứ một kế hoạch truyền thông nào đều cần lên kế hoạch một cách bài bản, tỉ mỉ. Việc lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược truyền thông dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp định hình được hình ảnh, đặc trưng của mình. Từ đó, thương hiệu sẽ tăng cường nhận thức và đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể song hành cùng sự phát triển hình ảnh của doanh nghiệp.

Sự kiện doanh nghiệp

Trước khi có các hoạt động PR trực tuyến, sự kiện doanh nghiệp là một trong những loại hình PR trực tiếp quan trọng, hiệu quả giúp đưa thương hiệu đến gần hơn với các đối tác, khách hàng. Tại các sự kiện này, dù đóng vai trò là người tổ chức hay người tham gia, đây đều là cơ hội để thương hiệu tiếp cận rộng rãi với các khách hàng tiềm năng. 

4. Phân biệt PR với quảng cáo và Marketing 

PR, Quảng cáo và Marketing là ba khái niệm thường bị sử dụng lẫn lộn, nhưng thực tế chúng đại diện cho những hoạt động truyền thông hoàn toàn khác nhau. Trong phần này, Đức tín Group sẽ giúp bạn giải quyết câu hỏi sự khác biệt giữa quảng cáo, marketing và PR là gì.

Tiêu chí

PR (Public Relations)

Quảng cáo (Advertising)

Marketing

Mục đích chính

Xây dựng một hình ảnh tốt đẹp và đáng tin cậy của tổ chức trong mắt công chúng

Giới thiệu và quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến công chúng để tạo ra doanh thu 

Tạo ra giá trị cho khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

Phương tiện truyền thông

Sử dụng truyền thông miễn phí (báo chí, TV, sự kiện)

Sử dụng truyền thông trả phí (TV, báo, internet)

Kết hợp cả kênh trả phí và miễn phí

Độ tin cậy

Cao hơn do thông tin qua bên thứ ba (báo chí, truyền thông)

Khách hàng thường có sự nghie ngờ vì biết đây là nội dung có trả phí

Phụ thuộc chiến lược và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ 

Chi phí

Thường thấp hơn vì không cần trả phí cho các kênh truyền thông quá nhiều.

Chi phí cao do phải trả cho không gian quảng cáo

Có thể tốn kém nếu sử dụng nhiều kênh khác nhau

Đối tượng mục tiêu

Công chúng nói chung, báo chí, các bên liên quan

Người tiêu dùng, nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể

Khách hàng tiềm năng và hiện tại

Thời gian tác động

Tác động lâu dài, bền vững

Tác động nhanh chóng trong ngắn hạn

Cả dài hạn và ngắn hạn, phụ thuộc vào chiến lược

Cách đo lường hiệu quả

Khó đo lường chính xác, dựa trên cảm nhận công chúng

Dễ đo lường hơn, dựa trên doanh số hoặc lượng tiếp cận

Đo lường thông qua doanh số và sự hài lòng khách hàng

Xem thêm:

5. Cách xây dựng một kế hoạch PR hiệu quả

Hiểu được PR là gì sẽ giúp người làm truyền thông sẽ có một lộ trình rõ ràng để định hình và phát triển hình ảnh doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp. Chính vì thế, Đức Tín Group đã đưa ra 6 bước xây dựng chiến dịch PR hiệu quả để hạn chế lãng phí, truyền thông ngược cho doanh nghiệp. 

Bước 1: Nhận đinh mục tiêu phát  triển của doanh nghiệp

Trước khi lên kế hoạch cho bất cứ dự án nào, việc xác định mục tiêu kế hoạch PR sản phẩm là gì vô cùng quan trọng. Việc thiết lập mục tiêu rõ ràng và cụ thể ngay từ đầu sẽ giúp kế hoạch phát triển đồng bộ với chiến lược tổng thể của doanh nghiệp.

Nhận đinh mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trước khi xây dựng kế hoạch PR

Nhận đinh mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trước khi xây dựng kế hoạch PR

Bước 2: Xác định đối tượng của kế hoạch

Khi đã có mục tiêu chính, người lên kế hoạch cần có những nghiên cứu, đánh giá chính xác xem để xác định rõ ai là đối tượng tham gia, ai là người bị ảnh hưởng khi thực hiện kế hoạch này và tác động của PR là gì. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng được phương thức tiếp cận phù hợp cho từng đối tượng.

Bước 3: Chia nhỏ chiến dịch theo từng giai đoạn.

Chia nhỏ chiến dịch PR thành các giai đoạn cụ thể là rất quan trọng để đảm bảo kế hoạch diễn ra trôi chảy và hiệu quả. Việc này sẽ đảm bảo quá trình quản lý mục tiêu được sát sao hơn. Đồng thời, theo dõi mục tiêu theo từng gia đoạn cũng cho phép nhà quản trị có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp với sự phát triển hơn. 

Bước 4: Cân đối ngân sách

Tài chính là yếu tố vô cùng quan trọng khi thực hiện mục tiêu. Chính vì thế, cần xác định được tài chính tối thiểu cần có để triển khai các công việc, đảm bảo hiệu quả nhưng không lãng phí thất thoát.

Ngân sách cũng nên được phân bổ theo từng giai đoạn của kế hoạch, sao cho phù hợp với từng mục tiêu nhỏ. 

Bước 5: Đo lường và đánh giá kết quả

Việc theo dõi và đánh giá hiệu quả của kế hoạch là bước vô cùng quan trong. Bằng cách theo dõi và đo lường hiệu quả thường xuyên, ta có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cải tiến, từ đó đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời dựa trên dữ liệu thực tế. 

Trên đây là tổng hợp toàn bộ những thông tin cần thiết để giải đáp cho câu hỏi “PR là gì?”. Hiểu rõ bản chất của PR trong việc xây dựng, thúc đẩy thương hiệu sẽ giúp tiền trình phát triển của doanh nghiệp sẽ bền vững, lâu dài hơn.