2025-03-24 10:35:19

GPA là gì? 07 bí quyết giúp bạn nâng cao điểm GPA

Trong quá trình học tập, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến khái niệm GPA. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực học tập của bạn, dù bạn đang đi xin việc hay đi du học ở bất kỳ quốc gia nào. Vậy GPA là gì? Hãy cùng Đức Tín Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. GPA là gì?

GPA (Grade Point Average) là điểm trung bình của một sinh viên được tính dựa trên điểm của từng môn học theo hệ thống tính điểm của từng quốc gia hoặc từng trường học.

GPA đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Đây không chỉ là thước đo năng lực học thuật mà còn là yếu tố quan trọng khi ứng tuyển vào các chương trình học bổng, du học hay xin việc làm tại các công ty lớn.

Điểm GPA là gì?

Điểm GPA là gì?

2. Ý nghĩa của điểm GPA Đại học là gì trong học tập và sự nghiệp?

GPA không chỉ đơn thuần là con số thể hiện kết quả học tập, mà còn có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với tương lai của sinh viên.

Đánh giá năng lực học tập

GPA là chỉ số quan trọng để đánh giá năng lực học tập của sinh viên trong suốt quá trình học đại học. Điểm GPA cao thể hiện khả năng tiếp thu kiến thức tốt, sự chăm chỉ và nỗ lực không ngừng.

Điều kiện xét học bổng và du học

Nhiều trường đại học trên thế giới yêu cầu GPA tối thiểu khi xét duyệt hồ sơ học bổng hoặc du học. Một GPA cao sẽ giúp bạn có cơ hội nhận được học bổng giá trị hoặc được chấp nhận vào các chương trình học tập danh tiếng.

Điểm GPA cũng quyết định đến việc bạn được duyệt hồ sơ du học

Điểm GPA cũng quyết định đến việc bạn được duyệt hồ sơ du học

Cơ hội việc làm

Một số nhà tuyển dụng cũng xem xét GPA khi tuyển dụng nhân viên, đặc biệt là các công ty lớn. GPA cao có thể giúp bạn tạo ấn tượng tốt ban đầu với nhà tuyển dụng. Đây chính là điều kiện giúp bạn ứng tuyển thành công offer công việc này. Ví dụ nếu bạn có chứng chỉ CPA và GPA cao thì cơ hội của bạn sẽ cao hơn các ứng viên khác.

Xem thêm: TOEIC là gì? Sự khác nhau giữa TOEIC, IELTS và TOEFL

3. Hướng dẫn cách tính GPA chuẩn bậc Đại học, Cao đẳng

Sau khi nắm được điểm GPA là gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách tính GPA chuẩn bậc Đại học, Cao đẳng tại Việt Nam. Thông thường thì điểm GPA tại các trường Đại học, Cao đẳng sẽ được quy đổi từ thang 10 sang thang 4.

Điểm trung bình của nhiều trường học sẽ bao gồm:

  • 10% điểm chuyên cần
  • 10% điểm bài tập
  • 20% điểm giữa kỳ
  • 60% điểm cuối kỳ

Tỷ lệ % này có thể thay đổi tùy thuộc vào vào từng trường, ví dụ như: 10% - 30% - 60% hay 10% - 20% - 70%.

Công thức tính điểm GPA:

Công thức tính GPA

Điểm GPA ở Việt Nam được làm tròn đến số thập phân thứ 4 theo nguyên tắc làm tròn số.

Ví dụ: Nếu bạn học 3 môn như:

  • Pháp luật đại cương (2 tín chỉ) có điểm trung bình là 3
  • Toán cao cấp 2 (3 tín chỉ) có điểm trung bình là 3
  • Quản trị nhân lực (3 tín chỉ) có điểm trung bình là 4

Điểm GPA được tính là: (3*2 + 3*3 + 4*3)/(2+3+3) = 27/8 = 3.375

4. Cách quy đổi điểm GPA Việt Nam

Bên cạnh việc tìm hiểu GPA là gì thì hiện vẫn có rất nhiều bạn không biết cách quy đổi điểm GPA như thế nào. Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để quy đổi được điểm GPA của mình.

Loại

Điểm theo hệ 10

Điểm theo hệ chữ

Điểm theo hệ 4

Đạt

8.5-10.0

A

4.0

8.0-8.4

B+

3.5

7.0-7.9

B

3.0

6.5-6.9

C+

2.5

5.5-6.4

C

2.0

5.0-5.4

D+

1.5

4.0-4.9

D

1.0

Không đạt

<4

F

0

5. Bí quyết giúp bạn tăng điểm GPA

Tăng điểm GPA để có hồ sơ đẹp là điều mà bất cứ sinh viên nào cũng mong muốn. Như đã phân tích trên, lợi ích của điểm GPA là gì không chỉ là yếu tố quan trọng giúp bạn tìm được công việc tốt mà còn là cơ sở để bạn du học hay xin học bổng nước ngoài. Dưới đây là 7 cách giúp bạn có thể nâng cao điểm GPA trước khi quá muộn:

Những cách giúp bạn có điểm GPA cao khi học Đại học

Những cách giúp bạn có điểm GPA cao khi học Đại học

  • Đến lớp: Việc đến lớp giúp bạn có thu được kiến thức bài giảng và cũng là cơ sở để bạn đạt được điểm chuyên cần tuyệt đối (điểm này thường chiếm 10% điểm trung bình môn học).
  • Chép bài: Mỗi giảng viên sẽ có phong cách giảng dạy khác nhau. Có giảng viên sử dụng slide, cũng có giảng viên dạy theo sách giáo khoa. Cách tốt nhất là bạn nên ghi chép bài giảng để tiện cho việc ôn tập. Mỗi lần ghi chép cũng là cách giúp bạn nhớ bài học hiệu quả.
  • Ngồi bàn đầu: Khi ngồi bàn đầu bạn sẽ tập trung học hành hơn. Cùng với đó, bạn cũng có thể gặp được những người cùng “tu chí học hành”.
  • Đừng để đến sát ngày thi mới ôn tập: Các kỳ thi tác động rất lớn đến điểm GPA. Do vậy, bạn nên bắt đầu học ngay khi bạn có thể, đừng đợi đến phút cuối cùng mới “nhồi nhét” kiến thức.
  • Chơi cùng với bạn có điểm số cao: Người bạn chơi cùng cũng ảnh hưởng đến quá trình học của bạn. Hãy chơi với các bạn học có thành tích tốt để bạn có động lực học tập hơn và họ cũng sẽ là người giúp đỡ bạn với các bài tập khó mà bạn chưa giải được.
  • Tham gia nghiên cứu khoa học: Tham gia nghiên cứu khoa học giúp bạn phát triển kỹ năng tư duy phân tích, giải quyết vấn đề, nâng cao kỹ năng chuyên môn và mở động mạng lưới quan hệ. Bên cạnh đó, việc tham gia  nghiên cứu khoa học còn giúp điểm GPA của bạn cao hơn.
  • Tham gia các hoạt động trong lớp: Nếu bạn mới bước chân vào đại học, còn bỡ ngỡ với làm việc nhóm thì hãy tham gia các hoạt động chung của lớp. Điều này không chỉ giúp bạn tăng thêm sự tự tin mà còn có thể “học đi đôi với hành”.

Như vậy, bài viết trên của Đức Tín Group đã giúp bạn hiểu hơn về điểm GPA là gì cũng như cách tính và quy đổi điểm GPA. Đây không chỉ là một con số mà còn là một yếu tố quyết định khi bạn ứng tuyển việc làm, nhận học bổng hay xin du học tại các quốc gia trên thế giới.