2025-02-06 04:20:46
Feedback là gì? Nên làm gì khi nhận phải feedback xấu?
Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, chắc hẳn bạn đã nghe qua rất nhiều về thuật ngữ feedback. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ feedback là gì, tầm quan trọng của feedback và cách đưa ra phản hồi hiệu quả để đạt được mục tiêu mong muốn.
1. Feedback là gì?
Feedback là một từ tiếng Anh có nghĩa là phản hồi, những thông tin phản ánh về một hành động, sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó có thể đến từ khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên hoặc bất kỳ ai có liên quan.
Feedback giúp cá nhân hoặc tổ chức điều chỉnh, cải thiện hoặc phát triển hơn. Ví dụ:
- Một giáo viên nhận feedback từ học sinh để điều chỉnh phương pháp giảng dạy.
- Một doanh nghiệp nhận feedback từ khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm.
![Feedback là gì Feedback chỉ những đánh giá, phản hồi về một hành động, sản phẩm hay dịch vụ](/storage/uploads/feedback-la-gi (3).png)
Feedback là gì? Feedback chỉ những đánh giá, phản hồi về một hành động, sản phẩm hay dịch vụ
Giải thích thêm: Feedback loop là gì? Feedback loop hay còn được gọi là Vòng lặp phản hồi, chỉ quá trình mà kết quả của một hệ thống được đưa trở lại làm đầu vào của một hệ thống mới.
2. Ý nghĩa của feedback trong đời sống và công việc
Feedback nghĩa là gì không chỉ giúp cá nhân phát triển mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp và tổ chức. Cụ thể:
Nhận ra thiếu sót và phát huy điểm mạnh
Phản hồi từ khách hàng, đối tác, đồng nghiệp hay người thân giúp bạn nhận ra những điểm còn thiếu sót. Đặc biệt, những góp ý mang tính xây dựng sẽ hỗ trợ bạn cải thiện bản thân, nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm để phát triển hơn trong công việc và cuộc sống.
Bên cạnh đó, feedback không chỉ giúp nhận ra điểm yếu mà còn hé lộ điểm mạnh của bạn. Đôi khi, người khác có thể nhìn thấy tiềm năng mà bạn chưa nhận ra. Biết và phát huy thế mạnh này sẽ là lợi thế lớn để bạn tiến xa hơn.
![Vai trò của Feedback khách hàng là gì? Chính là căn cứ vào thông tin phản hồi của khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ được tốt hơn](/storage/uploads/feedback-la-gi (2).png)
Vai trò của Feedback khách hàng là gì? Chính là căn cứ vào thông tin phản hồi của khách hàng để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ được tốt hơn
Đo lường sự hài lòng của khách hàng
Feedback cũng là công cụ hữu ích để đánh giá sự hài lòng của khách hàng hay người đối diện. Các doanh nghiệp dịch vụ thường sử dụng khảo sát sau khi cung cấp dịch vụ để cải thiện chất lượng, thu hút khách hàng và gia tăng lợi nhuận.
Xem thêm:
- Trap là gì? Dấu hiệu nhận biết bản thân đang “bị trap”
- Mô hình SWOT là gì? Các thành phần, lợi ích và cách áp dụng hiệu quả
3. Cách đưa ra và nhận feedback hiệu quả
Đưa ra và nhận feedback là một kỹ năng quan trọng. Nếu làm đúng cách, nó có thể giúp cá nhân và tổ chức phát triển mạnh mẽ hơn.
Cách đưa feedback hiệu quả
- Rõ ràng và cụ thể: Feedback nên đi thẳng vào vấn đề và không vòng vo gây hiểu lầm cho đối phương và khiến câu chuyện đi quá xa.
- Mang tính xây dựng: Tránh chỉ trích cá nhân, thay vào đó hãy đưa ra đề xuất cải thiện.
- Sử dụng ngôn ngữ tích cực: Thay vì nói “Bạn làm việc quá chậm”, hãy nói “Bạn có thể tối ưu thời gian làm việc để đạt hiệu quả hơn”.
![Feedback trên Facebook là gì chính là những bình luận chia sẻ trải nghiệm của người dùng về việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp](/storage/uploads/feedback-la-gi (1).png)
Feedback trên Facebook là gì chính là những bình luận chia sẻ trải nghiệm của người dùng về việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp
Nên làm gì khi nhận được feedback không tốt?
Có rất nhiều người khi nhận phải một feedback xấu liền tỏ rõ thái độ “khó chịu ra mặt”. Điều này không chỉ gây bất lợi cho bạn trong các mối quan hệ và trong công việc. Vậy chúng ta nên làm gì nếu nhận được feedback không tốt từ khách hàng, đối tác hay một ai đó?
Tránh phản ứng một cách quá tiêu cực
Khi nhận được phản hồi xấu bạn không nên phản ứng quá tiêu cực. Cảm xúc của con người mặc dù khó cảm soát, đặc biệt khi gặp phải tình huống không vui. Tuy nhiên, trong tình huống này không phản ứng gay gắt hoặc xung đột. Hãy giữ một thái độ nhã nhặn và hòa khí với đối phương.
![Cần tránh tỏ thái độ tiêu cực khi nhận phàn nàn, khiếu nại từ khách hàng](/storage/uploads/feedback-la-gi (4).png)
Cần tránh tỏ thái độ tiêu cực khi nhận phàn nàn, khiếu nại từ khách hàng
Tránh bị ảnh hưởng của những feedback
Những phản hồi xấu sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Tuy nhiên, hãy cố gắng hạn chế điều này nhiều nhất có thể. Bởi tâm trạng không tốt cũng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của bạn.
Cố gắng cải thiện những thiếu sót
Hiểu lợi ích của feedback là gì bạn có thể nhận ra những điểm yếu của mình. Hãy suy nghĩ và chiêm nghiệm về các feedback tích và tiêu cực để cải thiện và phát triển bản thân. Đừng ngại đón nhận ý kiến trái chiều, vì nó giúp bạn hoàn thiện hơn. Quan trọng là biết chọn lọc và áp dụng feedback một cách hiệu quả.
Từ những chia sẻ của Đức Tín Group hy vọng bạn đã hiểu rõ feedback là gì và cách đối mặt với feedback hiệu quả. Hãy nhớ rằng, feedback đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cá nhân, cải thiện chất lượng công việc và xây dựng mối quan hệ tốt hơn.