2024-11-07 03:16:48
Cookie là gì? Hướng dẫn cách quản lý và xóa cookie trên Chrome
Trên Internet, khi truy cập vào các trang web, bạn thường gặp phải yêu cầu chấp nhận cookie. Vậy cookie là gì và tại sao hầu hết các trang web đều cần chúng? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết các vấn đề xoay quanh cookie, đồng thời hướng dẫn bạn cách quản lý, xóa cookie trên trình duyệt Chrome nhanh chóng.
1. Cookie là gì?
Nhiều người cho rằng cookie tiếng Việt là gì chính là một loại bánh thơm ngon nhưng Cookies trên trình duyệt web lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác. Vậy cookie là gì trong trình duyệt web? Cookie là một tập tin nhỏ chứa dữ liệu, được tạo ra bởi các trang web và được lưu trữ trên thiết bị của người dùng.
Cụ thể để hiểu cookie là gì, bạn truy cập một trang web, trang đó có thể yêu cầu trình duyệt của bạn lưu một hoặc nhiều cookie. Những cookie này sẽ giúp trang web “ghi nhớ” bạn trong những lần truy cập tiếp theo, từ việc lưu thông tin đăng nhập, sở thích cho đến các dữ liệu duyệt web khác.
Cookie giúp cho các trang web hoạt động mượt mà hơn và cho phép chúng nhận diện người dùng một cách nhanh chóng. Chính nhờ cookie, bạn có thể thực hiện các tác vụ như mua sắm trực tuyến, truy cập các tài khoản cá nhân mà không cần phải nhập lại thông tin mỗi khi truy cập trang web.
Cookie là gì?
2. Các loại cookie hiện nay
Có nhiều loại cookie được sử dụng trong trình duyệt web hiện nay. Để hiểu rõ cookie là gì, chúng ta cần phân biệt giữa các loại cookie cơ bản:
Session Cookie (thường được gọi là cookie tạm thời)
Đây là loại cookie được lưu tạm thời trong bộ nhớ máy tính của bạn khi đang truy cập Website đó và chúng sẽ tự động bị xóa khi bạn đóng trình duyệt. Cụ thể, để hiểu Session Cookie là gì bạn sẽ dễ dàng bắt gặp loại cookie này khi truy cập website và máy hết pin đột ngột, khi bạn mở máy lên thì trình duyệt sẽ tự động hỏi bạn có muốn tải lại trang mà bạn vừa truy cập khi nãy không.
Persistent Cookie (thường được gọi là cookie lâu dài)
Ngược lại với session cookie, persistent cookie có thể lưu trữ thông tin trong thời gian dài, ngay cả khi trình duyệt đã đóng. Loại cookie này thường được dùng để ghi nhớ thông tin đăng nhập hoặc các tùy chọn của người dùng.
First-party Cookie (Cookie bên thứ nhất)
Cookies của bên thứ nhất là loại cookie do trang web mà người dùng truy cập tạo ra. Lưu ý thông tin về tên miền của cookie bên thứ nhất trùng với tên miền được hiển thị trên thanh địa chỉ của trình duyệt.
Third-party Cookie (Cookie bên thứ ba)
Third-party Cookie là gì? Khác với cookie bên thứ nhất, cookie bên thứ ba được tạo ra bởi các trang web bên ngoài (chẳng hạn như các banner quảng cáo từ website khác) nhằm thu thập thông tin người dùng để hiển thị quảng cáo mục tiêu.
Xem thêm: CMS là gì? Top 5 danh sách CMS thông dụng nhất hiện nay
3. Cách cookie hoạt động trong trình duyệt web
Để hiểu rõ hơn cookie là gì, hãy xem cách chúng hoạt động. Khi người dùng truy cập một trang web, máy chủ sẽ gửi một cookie chứa thông tin về phiên làm việc hoặc cài đặt của người dùng đến trình duyệt. Sau đó, khi người dùng điều hướng đến các trang khác trên cùng website, trình duyệt sẽ gửi lại cookie này cho máy chủ để giúp nhận diện người dùng.
Ví dụ, nếu bạn truy cập một trang mua sắm trực tuyến, cookie có thể ghi lại những sản phẩm bạn đã xem và thêm vào giỏ hàng. Khi quay lại trang web, cookie này sẽ giúp bạn tiếp tục mua sắm từ chính chỗ mà bạn đã dừng lại. Đây chính là một minh chứng rõ ràng cho cookie nghĩa là gì và vai trò của nó trong việc lưu trữ thông tin người dùng để tạo trải nghiệm cá nhân hóa.
Cookie hoạt động như thế nào trong trình duyệt web?
4. Những ưu điểm và rủi ro của cookie là gì?
Cookie đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm của người dùng trên web. Để hiểu rõ hơn về cookie là gì, chúng ta cùng xem xét những lợi ích và rủi ro của chúng qua những phân tích sau:
Ưu điểm của cookie
- Ghi nhớ thông tin đăng nhập: Cookie giúp ghi nhớ thông tin đăng nhập của người dùng, cho phép bạn truy cập vào tài khoản của mình mà không cần nhập lại mật khẩu mỗi lần.
Cookie giúp bạn ghi nhớ thông tin đăng nhập trên trình duyệt web
- Cải thiện tính cá nhân hóa: Cookie giúp trang web hiểu rõ sở thích và thói quen duyệt web của người dùng, từ đó cá nhân hóa nội dung và quảng cáo phù hợp. Điều này tạo ra trải nghiệm người dùng hấp dẫn hơn và giảm bớt những phiền toái khi phải điều chỉnh các tùy chọn lại từ đầu.
- Hỗ trợ quá trình mua sắm trực tuyến: Khi bạn thêm sản phẩm vào giỏ hàng trên một trang thương mại điện tử, cookie sẽ lưu lại thông tin này ngay cả khi bạn chưa hoàn thành việc mua hàng. Nhờ vậy, lần truy cập sau, bạn không phải thêm lại sản phẩm vào giỏ hàng, giúp quá trình mua sắm thuận tiện hơn.
- Hỗ trợ quá trình Marketing: Các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng cookie để xác định mong muốn và mục tiêu của khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Với những thông tin như cụm từ tìm kiếm, vị trí địa lý, giới tính được thu nhập để lên kế hoạch cho các chiến dịch Marketing.
Rủi ro của cookie
- Rủi ro bảo mật: Vì thông tin trình duyệt web được lưu trữ trong ổ cứng dưới tệp văn bản nên nó sẽ gặp rủi ro về bảo mật. Ngoài ra, không phải tất cả các trang web thu thập thông tin từ cookie đều hợp pháp, một số chúng có thể là website độc hại.
Cookie cũng có thể mang lại rủi ro về vấn đề bảo mật
- Theo dõi hoạt động người dùng: Cookie bên thứ ba có thể theo dõi hoạt động người dùng trên nhiều trang web khác nhau để thu thập dữ liệu cho quảng cáo. Điều này có thể dẫn đến việc lạm dụng dữ liệu cá nhân và gây cảm giác bị giám sát.
5. Cách quản lý và bảo vệ cookie
Hiểu rõ cookie là gì cũng đồng nghĩa với việc biết cách bảo vệ dữ liệu của mình. Dưới đây là một số cách để quản lý và bảo vệ cookie:
Cài đặt bảo mật trên trình duyệt: Hầu hết các trình duyệt hiện nay đều cung cấp tùy chọn cho phép người dùng quản lý cookie, từ việc xóa, chặn cho đến hạn chế cookie bên thứ ba. Người dùng có thể điều chỉnh cài đặt để kiểm soát các loại cookie mà họ cho phép lưu trữ trên thiết bị.
Sử dụng kết nối HTTPS: Kết nối HTTPS giúp mã hóa dữ liệu khi truyền tải, từ đó bảo vệ cookie khỏi bị truy cập trái phép. Các cookie bảo mật thường chỉ hoạt động trên các trang web HTTPS.
Xóa cookie định kỳ: Người dùng có thể xóa cookie định kỳ để loại bỏ các dữ liệu không cần thiết và giảm thiểu rủi ro bị theo dõi.
6. Cách xóa Cookie trên trình duyệt Chrome
Nếu xoá cookie, bạn có thể bị đăng xuất khỏi những trang web ghi nhớ thông tin của bạn và cả những lựa chọn ưu tiên bạn đã lưu cũng có thể bị xoá. Điều này sẽ áp dụng mỗi khi có cookie bị xoá.
Bước 1: Mở Chrome trên máy tính: Ở góc trên cùng bên phải, nhấp vào biểu tượng Dấu 3 chấm, kéo lên và chọn Cài đặt.
Bước 2: Nhấp vào Quyền riêng tư và bảo mật, sau đó chọn vào Cookie của bên thứ ba.
Xóa cookie từ Chrome
Bước 3: Nhấp vào mục Xem tất cả dữ liệu và quyền của trang web và chọn Xoá mọi dữ liệu.
Xóa mọi dữ liệu từ trình duyệt
Qua bài viết của Đức Tín Group, chúng ta đã hiểu rõ cookie là gì, các loại cookie, cách thức hoạt động, cũng như lợi ích và rủi ro mà cookie mang lại. Cookie không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn có tác động đáng kể đến quyền riêng tư và bảo mật. Vì vậy, khi sử dụng web, người dùng cần biết cách quản lý và bảo vệ cookie để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Các tin liên quan
-
Sơ yếu lý lịch xin việc là gì? Hướng dẫn cách viết chuẩn xác
-
Tổng hợp kỹ năng, các yếu tố cần thiết để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc
-
ICT là gì? Tác động của ICT đối với con người trong thời đại 4.0
-
Agenda là gì? 6 bước xây dựng và lưu ý khi triển khai
-
Deal là gì? Các ý nghĩa phổ biến bạn nên biết của từ này