2024-10-21 06:47:43

Concept là gì? 6 bước đơn giản để xây dựng concept hiệu quả

Bạn thường nghe thấy mọi người nói “Hãy lên concept, thiết kế concept trước khi làm vì nó quan trọng” nhưng bạn không hiểu concept là gì và tại sao phải lên concept. Điều này khiến bạn khó hoàn thành các công việc cũng như không đảm bảo được chất lượng công việc. Chính vì thế, trong bài viết này, Đức Tín Group sẽ giúp bạn giải đáp ý nghĩa của từ concept và hướng dẫn bạn cách lên concept 1 cách hoàn chỉnh. 

1. Concept là gì?

Concept là một từ tiếng Anh, có nghĩa tiếng Việt là ý tưởng hoặc khái niệm. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu về bản chất concept tiếng việt là gì, nó sẽ được hiểu là ý tưởng, kế hoạch cốt lõi, nền móng cho bất tất cả mọi việc. Concept không chỉ giới hạn trong một ngành nghề hay lĩnh vực mà nó có thể được áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như từ marketing, nghệ thuật, thiết kế, cho đến kinh doanh.

2. Định nghĩa concept trong các lĩnh vực khác nhau

Concept có thể có nhiều ý nghĩa và bản chất khác nhau tùy vào ngành nghề, lĩnh vực nó được sử dụng.

2.1. Marketing concept là gì?

Trong lĩnh vực marketing, concept được hiểu là định hướng chiến lược hoặc kế hoạch quản trị doanh nghiệp tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Theo khái niệm này, sự thành công của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm hay dịch vụ. Nó còn dựa trên cách doanh nghiệp dự đoán và nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để biến sản phẩm, dịch vụ của mình thành giải pháp giải quyết vấn đề cho khách hàng

Hiểu concept là gì trong marketing bạn sẽ hiểu bản chất của marketing

Hiểu concept là gì trong marketing bạn sẽ hiểu bản chất của marketing

2.2. Concept thời trang là gì?

Hiểu định nghĩa concept là gì bạn sẽ thấy dù concept được sử dụng trong bất cứ lĩnh vực nào bản chất cốt lõi của nó vẫn không hề thay đổi. Chính vì vậy, concept trong thời trang có thể được hiểu là ý tưởng hoặc chủ đề chủ đạo cho 1 bộ sưu tập, một chương trình trình diễn, 1 sự kiện giới thiệu. 

Thông qua concept thời trang, các nhà thiết kế có thể dễ dàng thống nhất được tư duy sáng tạo xuyên suốt các thiết kế từ chất liệu, màu sắc, họa tiết, cho đến các chiến dịch giới thiệu sản phẩm. Sự gắn kết giữa các thiết kế trong 1 bộ sưu tập sẽ mang đến cho người xem trải nghiệm thị giác và cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng khó quên. 

Concept trong ngành thời trang giúp các sản phẩm có sự liên kết với nhau

Concept trong ngành thời trang giúp các sản phẩm có sự liên kết với nhau

2.3. Concept trong nội thất là gì

Concept trong nội thất được hiểu là ý tưởng nền tảng, giúp các kiến trúc sư và nhà thiết kế có cái nhìn tổng quan về toàn bộ không gian cần thực hiện. Đây là cơ sở để định hình phong cách và hướng đi cho toàn bộ quá trình thiết kế, từ việc lựa chọn màu sắc, chất liệu, bố cục không gian, ánh sáng, cho đến cách sắp xếp và trang trí. 

Nhờ có concept các thiết kế nội thất có sự đồng nhất giữa ý tưởng ban đầu và thiết kế, bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng đến sự hài hòa giữa tất cả các chi tiết, thành phần trong cấu trúc nội thất. 

Concept trong ngành thiết kế nội thất

Concept trong ngành thiết kế nội thất

2.4. Concept trong chụp ảnh

Trong việc chụp ảnh chuyên nghiệp, concept là gì? Nó được hiểu đơn giản là cách mà một người thợ chụp ảnh lên ý tưởng tổng quát về bố cục, màu sắc, tinh thần của bức ảnh. Thông qua concept, bức ảnh sẽ truyền tải rõ một câu chuyện, một chủ đề, hoặc một phong cách nhất định. Ứng dụng concept trong chụp ảnh sẽ giúp cả thợ chụp và người chụp tiết kiệm được thời gian, chi phí trong khi chụp và quá trình hậu kỳ cũng đơn giản hơn. 

Concept trong việc chụp ảnh nghệ thuật 

Concept trong việc chụp ảnh nghệ thuật 

2.5. Concept trong thiết kế

Nếu nắm rõ bản chất concept là gì thì việc hiểu thế nào là concept trong thiết kế không khó. Trong lĩnh vực này, concept thường được hiểu ý tưởng chủ đạo giúp quá trình thiết kế sản phẩm, website, đồ họa hoặc không gian được đơn giản hóa. Việc thiết lập một concept rõ ràng giúp các nhà thiết kế đảm bảo rằng mọi yếu tố trong sản phẩm cuối cùng đều hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên một tổng thể hài hòa và có sức thuyết phục.

Concept trong ngành thiết kế

Concept trong ngành thiết kế

2.6 Concept trong tổ chức sự kiện

Concept sẽ giúp cụ thể hóa được chủ đề, tinh thần và truyền tải đúng mục tiêu của sự kiện đến với người tham dự. Nhờ có concept các nhà tổ chức sự kiện có thể tạo ra một trải nghiệm nhất quán từ màu sắc, không gian, cách bài trí, các hoạt động trong sự kiện. Sự kiện được tổ chức theo concept nhất định sẽ không có sự lộn xộn, thiếu chuyên nghiệp gây ảnh hưởng đến hình ảnh của đơn vị tổ chức.

Concept trong tổ chức sự kiện

Concept trong tổ chức sự kiện

Xem thêm:

3. Tại sao phải lên concept?

Để hiểu rõ hơn concept là gì bạn nên biết lý do tại sao phải lên concept trước khi làm bất cứ một kế hoạch, dự án nào.

  • Tạo sự nhất quán: Concept đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ quá trình sáng tạo, từ thiết kế đến nội dung. Từ màu sắc, hình ảnh, bố cục cho đến thông điệp đều phải dựa trên concept để tạo nên một tổng thể hài hòa.
  • Truyền tải thông điệp mạnh mẽ: Một concept rõ ràng giúp truyền tải thông điệp chính xác và dễ hiểu hơn đến đối tượng mục tiêu. Nó giúp mọi yếu tố của dự án đều tập trung vào việc làm nổi bật thông điệp chính, từ đó tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn. Đây là một trong những lợi ích lớn bạn cần biết khi tìm hiểu concept là gì. 
  • Tăng tính sáng tạo: Lên concept là cơ hội để bạn đưa ra các ý tưởng mới mẻ, sáng tạo và đột phá. Nó là cơ sở để phát triển những ý tưởng độc đáo nhưng vẫn theo đúng hướng đã định.
  • Tránh lãng phí: Có concept từ đầu sẽ giúp tránh được những sai lầm trong quá trình triển khai, hạn chế việc phải chỉnh sửa lại nhiều lần. 
  • Dễ dàng đánh giá và điều chỉnh: Khi có concept, bạn có thể dễ dàng đánh giá xem sản phẩm hay dịch vụ có đi đúng hướng hay không. 
Việc lên concept giúp thực hiện kế hoạch dự định dễ dàng hơn

Việc lên concept giúp thực hiện kế hoạch dự định dễ dàng hơn

4. Sự khác nhau giữa idea và concept là gì?

Khi tìm hiểu concept là gì bạn sẽ thấy dường như concept và idea là một vì chúng cũng đều là ý tưởng, là cái nền móng để con người thực hiện bất kỳ một dự định, kế hoạch nào. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng.  Dưới đây là bảng so sánh giúp bạn hiểu hơn sự khác nhau giữa idea và concept là gì?

Đặc điểm

Idea (Ý tưởng)

Concept (Khái niệm)

Định nghĩa

Một suy nghĩ, một hình dung ban đầu, một gợi ý mới mẻ về một sản phẩm, dịch vụ, giải pháp hoặc một vấn đề.

Một ý tưởng đã được phát triển và làm rõ hơn, bao gồm các chi tiết cụ thể, các đặc tính và các mối quan hệ giữa các yếu tố.

Tính cụ thể

Mang tính khái quát, không có sự chi tiết, cụ thể

Cụ thể hơn, rõ ràng hơn và có cấu trúc hơn.

Mức độ phát triển

Ở giai đoạn đầu, chưa được phát triển đầy đủ.

Ý tưởng đã được triển khai, trau chuốt và chi tiết hơn 

Phạm vi áp dụng

Rộng, có thể xuất hiện trong bất kỳ ngữ cảnh nào.

Hẹp hơn, thường được áp dụng vào một lĩnh vực hoặc dự án cụ thể.

Thời gian phát triển

Xuất hiện bất chợt, không có kế hoạch 

Yêu cầu quá trình nghiên cứu, phân tích và phát triển lâu dài.

Vai trò

Là hạt giống cho những ý tưởng mới, là điểm bắt đầu của một quá trình sáng tạo.

Là kết quả của quá trình phát triển ý tưởng, là nền tảng để thực hiện một dự án.

Ví dụ

Tạo ra một loại nước uống mới

Một loại nước uống mới, có hương vị trái cây tự nhiên, không đường, đóng gói tiện lợi và hướng đến người tiêu dùng trẻ tuổi.

5. Các bước xây dựng 1 concept

Nắm vững khái niệm về concept là gì sẽ giúp bạn phát triển những ý tưởng phù hợp với ngành nghề và lĩnh vực của mình dễ dàng hơn. Để hỗ trợ bạn trong việc xây dựng concept một cách hiệu quả hơn, Đức Tín Group sẽ trình bày các bước cơ bản để hình thành concept cho nhiều lĩnh vực khác nhau.

Bước 1: Thu thập thông tin

Theo bản chất concept là gì bạn sẽ thấy đây là một ý tưởng, một khái niệm được triển khai dựa trên nhu cầu của người khác. Do đó, để tìm được một concept độc lạ, phù hợp bạn cần có quá trình thu thập và tìm hiểu các thông tin liên quan.

Trước tiên bạn cần hiểu rõ concept này được sử dụng với mục tiêu gì, đối tượng mà nó hướng đến là ai. Hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện các phương pháp nghiên cứu, khảo sát, phân tích để vừa có cái nhìn tổng quan nhưng không kém phần sâu sắc về thị trường.

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên tham khảo các xu hướng đang được ưa chuộng cũng như các concept mà đối thủ cạnh tranh của mình đã và đang triển khai để học hỏi được những điều mới và tránh sự trùng lặp.

Thu thập thông tin là bước rất quan trọng khi lên ý tưởng concept

Thu thập thông tin là bước rất quan trọng khi lên ý tưởng concept

Bước 2:  Xác định ý tưởng chủ đạo (Big Idea)

Từ những thông tin đã thu thập được, bạn cần suy nghĩ kỹ về các ý tưởng chủ đạo phù hợp. Tại bước này bạn có thể đưa ra nhiều ý tưởng khác nhau xoay quanh chủ đề chính, các ý tưởng này không cần quá chi tiết, chỉ cần mang tính khái quát, giúp bạn hình dùng concept sẽ được triển khai như nào. Từ các ý tưởng khái quát ban đầu đó bạn hãy chọn lọc ý tưởng chủ đạo phù hợp nhất với tất cả các yếu tố trên và tập trung phát triển nó. 

Bước 3: Đưa ra thông điệp cụ thể

Concept được xây dựng dựa trên thông điệp gốc ban đầu, tuy nhiên, bạn cần truyền tải thông điệp đó một cách rõ ràng, dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Thông điệp này cần được chau chuốt, ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo thể hiện được tất cả ý nghĩa của dự án. Thông điệp và ý tưởng chủ đạo cần phải gắn kết chặt chẽ với nhau, đảm bảo rằng chúng hỗ trợ lẫn nhau trong việc truyền tải thông điệp tới người xem.

Bước 4: Triển khai các yếu tố xoay quanh concept chính

Khi đã có thông điệp và ý tưởng chủ đạo chính, bạn cần triển khai các yếu tố hình ảnh, phong cách, âm thanh,... xoay quanh ý tưởng chính.

  • Màu sắc chủ đạo: Chọn màu sắc nhất quán, phù hợp với cảm xúc và thông điệp của dự án.
  • Kiểu chữ (Typography): Đảm bảo lựa chọn font chữ phù hợp, giúp tôn lên tính cách và nội dung của dự án.
  • Hình ảnh minh họa: Các hình ảnh hoặc yếu tố đồ họa cần phải nhất quán với thông điệp và cảm xúc mà bạn muốn truyền tải. Hãy chọn những hình ảnh rõ nét, có liên quan và tạo nên giá trị thẩm mỹ cao.
  • Âm thanh (nếu có): Nếu concept của bạn liên quan đến video, âm nhạc hay âm thanh nền cũng là một yếu tố quan trọng cần phải đồng bộ với concept tổng thể.
  • Không gian: Nếu liên quan đến sự kiện hoặc trưng bày, không gian cần được thiết kế sao cho phù hợp với concept, từ bố trí đến ánh sáng.
Tất cả các nội dung trong concept cần có sự đồng nhất

Tất cả các nội dung trong concept cần có sự đồng nhất

Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh

Sau khi đã phát triển xong, hãy xem xét lại toàn bộ các yếu tố để đảm bảo sự nhất quán, truyền tải được thông điệp một cách hiệu quả. Ngoài ra, theo bản chất concept là gì, thì ý nghĩa của concept là hướng đến khách hàng, do đó, trước khi triển khai, bạn hãy lấy ý kiến từ đồng nghiệp hoặc một nhóm nhỏ đối tượng mục tiêu để đánh giá sự phù hợp của concept. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh và hoàn thiện concept.

Bước 6: Triển khai thực tế

Khi bạn đã chuẩn bị kỹ càng concept hãy đưa nó vào thực tế thông qua các chiến dịch, sản phẩm hoặc sự kiện. Trong quá trình này, bạn cần điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế nhưng không làm thay đổi bản chất của concept. Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả của concept, từ đó học hỏi và cải tiến cho các dự án tương lai.

Như vậy, Đức Tín Group đã giúp bạn hiểu rõ Concept là gì và các ý nghĩa khác nhau của concept trong từng lĩnh vực. Việc hiểu rõ bản chất và lên 1 concept phù hợp cho ngành nghề, lĩnh vực của bạn sẽ giúp bạn dễ dàng đưa suy nghĩ, ý tưởng thành sự thật một cách dễ dàng nhất.