2024-12-27 09:17:13
Blockchain là gì? Thông tin tổng quan về công nghệ đột phá Blockchain
Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng, thuật ngữ blockchain đã trở nên phổ biến và thu hút sự chú ý của cả cá nhân và tổ chức. Nhưng bạn có hiểu rõ công nghệ blockchain là gì và tại sao công nghệ blockchain lại có sức ảnh hưởng lớn như vậy không? Hãy cùng tìm hiểu thêm về công nghệ này qua bài viết dưới đây.
1. Công nghệ blockchain là gì?
Blockchain (công nghệ chuỗi khối) là một hệ thống công nghệ lưu trữ và quản lý thông tin theo dạng chuỗi khối. Đây là một cơ chế phi tập trung, trong đó dữ liệu được ghi nhận và bảo mật trên các khối liên kết với nhau.
Vậy, phi tập trung trong blockchain là gì? Tức là Blockchain không tồn tại tại một vị trí cố định hay do một quản trị viên kiểm soát. Thay vào đó, nó được sao chép thành nhiều bản và được lưu trữ trên các máy tính độc lập, gọi là các nút.
Công nghệ blockchain là gì? - Hệ thống công nghệ được lưu trữ và quản lý theo dạng chuỗi khối.
2. Nguồn gốc của Blockchain
Theo tạp chí Fortune, trong thập niên 1980, các nhà khoa học nỗ lực phát triển thuật toán mã hóa để bảo mật thông tin, nhưng gặp nhiều thách thức từ tội phạm an ninh mạng.
Năm 1998, hai nhà nghiên cứu Scott Stornetta và Stuart Haber đề xuất chuỗi dữ liệu bất biến ghi nhận chính xác thời gian, nhưng chưa thuyết phục được giới chuyên gia.
Đến năm 2008, Satoshi Nakamoto - người được xem là cha đẻ của Bitcoin – đã áp dụng các mã hóa để tạo ra đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên. Từ đó, công nghệ Blockchain ra đời, trở thành nền tảng cho nhiều ứng dụng và không ngừng phát triển mạnh mẽ.
3. Cách hoạt động của ứng dụng Blockchain là gì?
Để hiểu rõ hơn blockchain là gì, cần xem xét cách thức hoạt động của công nghệ này. Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số bất biến và phi tập trung, nơi dữ liệu được lưu trữ trong các khối (blocks) và được liên kết với nhau thông qua mã hóa.
Blockchain chính là một chuỗi và được tạo thành từ những “khối” dữ liệu riêng lẻ
Cấu trúc một khối
Một khối trong Blockchain gồm 3 thành phần chính: dữ liệu (Data), mã băm (Hash) và mã băm của khối trước (Previous Hash):
- Data: Chứa các bản ghi dữ liệu đã được xác thực thông qua cơ chế đồng thuận và bảo vệ bởi thuật toán mã hóa tương ứng với Blockchain.
- Hash: Là chuỗi ký tự và số duy nhất, được tạo ngẫu nhiên và mã hóa, giúp phát hiện mọi thay đổi trong khối.
- Previous Hash: Là mã băm của khối trước, dùng để xác định vị trí và liên kết giữa các khối trong chuỗi.
Quy trình lưu trữ dữ liệu
- Ghi nhận giao dịch: Mỗi giao dịch được ghi nhận vào một khối mới.
- Xác minh giao dịch: Hệ thống mạng xác minh tính hợp lệ của giao dịch bởi những máy tính tham gia vào hệ thống dựa theo thuật toán đồng thuận của Blockchain.
- Tạo khối mới: Sau khi giao dịch được xác minh, một khối mới được tạo và gắn kết với chuỗi khối hiện tại.
- Lưu trữ phân tán: Dữ liệu được lưu trữ trên nhiều máy chủ, giúp giảm thiểu nguy cơ bị tấn công hoặc sửa đổi.
4. Ứng dụng của Blockchain trong đời sống
Blockchain được ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực của đời sống như tài chính, y tế, logistics,...
Blockchain trong tài chính
Khi tìm hiểu về công nghệ blockchain là gì, bạn sẽ thấy được blochain có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Blockchain giúp giảm thiểu chi phí giao dịch, tăng tốc độ xử lý và loại bỏ nhu cầu về trung gian.
Ví dụ:
- Thanh toán quốc tế nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
- Tài trợ tài chính thương mại chuỗi khối để tạo ra những hợp đồng giữa người tham gia
- Quản lý tài sản kỹ thuật số như cổ phiếu và trái phiếu.
Blockchain trong y tế
Công nghệ blockchain giúp bảo mật dữ liệu y tế và cải thiện hiệu quả quản lý hồ sơ bệnh án điện tử. Hệ thống này cho phép bệnh nhân kiểm soát thông tin cá nhân một cách dễ dàng.
Blockchain trong chuỗi cung ứng
Nhờ tính minh bạch và khả năng theo dõi, blockchain đang được áp dụng để quản lý chuỗi cung ứng, giúp giảm thiểu gian lận và tối ưu hóa quá trình vận chuyển. Khi được nhập dưới dạng khối trong chuỗi thì giao dịch không thể sửa đổi được nữa. Do đó, những người mua sau hoàn toàn có thể chắc chắn về nguồn gốc hàng hóa.
Blockchain và tiền điện tử
Một trong những câu hỏi thường gặp cũng chính là mối liên hệ giữa bitcoin blockchain là gì. Bitcoin hoạt động được dựa trên công nghệ blockchain, trong khi Blockchain lại có thể sử dụng nhiều tài sản khác (Ethereum, Binance Coin và Cardano) không chỉ riêng Bitcoin.
Xem thêm: IT là gì? Yêu cầu và cơ hội việc làm của ngành IT
5. Ưu điểm và hạn chế của Blockchain
Ưu điểm của công nghệ Blockchain là gì?
Công nghệ Blockchain xuất hiện đã mở ra nhiều lợi ích trong các lĩnh vực bởi:
Công nghệ Blockchain với mật mã học giúp đảm bảo riêng tư và an toàn
- Tính bảo mật cao: Blockchain giúp bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng.
- Tính ổn định: Một khi dữ liệu đã được nhập vào Blockchain thì không thể xóa hoặc thay đổi dữ liệu đó.
- Minh bạch: Tất cả các giao dịch đều có thể kiểm tra công khai.
- Giảm chi phí: Loại bỏ vai trò của bên thứ ba, giúp tiết kiệm chi phí giao dịch.
Hạn chế của công nghệ Blockchain là gì?
Bên cạnh những lợi ích khi sử dụng Blockchain thì công nghệ này cũng có một số hạn chế sau:
- Khóa cá nhân: Mỗi người dùng Blockchain được cấp một khóa riêng để truy cập dữ liệu. Nếu mất khóa này, họ sẽ mất quyền truy cập vào thông tin, dữ liệu và tài sản liên quan.
- Lưu trữ: Dung lượng dữ liệu trên Blockchain ngày càng tăng nhanh, vượt quá khả năng lưu trữ của ổ cứng thông thường, dẫn đến nguy cơ mất các nút lưu trữ.
Bài viết của Đức Tín Group đã bạn hiểu rõ hơn về Blockchain là gì, cách hoạt động và vai trò quan trọng của công nghệ này trong các lĩnh vực đời sống. Với tiềm năng phát triển không giới hạn, blockchain sẽ tiếp tục là một trong những công nghệ dẫn đầu trong thời đại số.
Các tin liên quan