2024-12-30 09:28:41

API là gì? Lý do API được sử dụng nhiều hiện nay?

API là một thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt trong phát triển phần mềm và ứng dụng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm API là gì, các loại API phổ biến và quy trình các bước để thiết lập API và cách API tác động đến đời sống và công nghệ thường ngày như thế nào.

1. API là gì?

Đầu tiên bạn cần biết API là viết tắt của từ gì? API - Application Programming Interface dịch ra tiếng Việt có nghĩa là giao diện lập trình ứng dụng. Đây chính là các giao thức kết nối với những thư viện và ứng dụng khác lại với nhau. API hoạt động trung gian cho phép những thành phần phần mềm giao tiếp với nhau, giúp tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian phát triển ứng dụng.

Để hiểu rõ hơn về API là gì, hãy xem cách API hoạt động qua một ví dụ thực tế:

  • Người dùng gửi yêu cầu (request) từ một ứng dụng hoặc website.
  • API nhận yêu cầu và chuyển đến máy chủ chứa dữ liệu hoặc dịch vụ cần thiết.
  • Sau khi xử lý, API trả về kết quả (response) thông qua HTTP hoặc HTTPS dưới định dạng JSON hoặc XML đến ứng dụng ban đầu.
  • Tại website, nơi yêu cầu ban đầu (request) sau khi nhận được dữ liệu trả về (response) sẽ tiến hành phân tích và thực hiện những hành động tiếp theo trong quá trình như lưu hay hiển thị dữ liệu.
API là gì? API là cơ chế cho phép các thành phần phần mềm giao tiếp với nhau qua một tập hợp các giao thức

API là gì? API là cơ chế cho phép các thành phần phần mềm giao tiếp với nhau qua một tập hợp các giao thức

2. API thường được ứng dụng ở đâu?

API được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp các hệ thống phần mềm giao tiếp được hiệu quả. Dưới đây là những lĩnh vực sử dụng API:

Web API

Web API là ứng dụng phổ biến nhất của API, thường được thích hợp sẵn vào hệ thống Website. Web API cho phép bạn kết nối, cập nhật cơ sở dữ liệu và hầu hết các website hiện đại ngày nay được thiết kế theo tiêu chuẩn RESTful. Vậy RESTful API là gì?

RESTful API là một tiêu chuẩn dùng trong thiết kế API cho các ứng dụng Web để tiện cho việc quản lý các resource. Nó chú trọng vào tài nguyên hệ thống như tệp, âm thanh, ảnh, video hay dữ liệu động được truyền tải qua HTTP.

Các website hiện nay được thiết kế theo tiêu chuẩn RESTful

Các website hiện nay được thiết kế theo tiêu chuẩn RESTful

API trên hệ điều hành

Các hệ điều hành phổ biến như Windows cung cấp tài liệu mô tả các hàm, phương thức và giao thức kết nối. Đặc biệt, nhờ vào API mà các lập trình viên có thể dễ dàng phát triển các phần mềm ứng dụng tương tác với hệ điều hành.

API của thư viện phần mềm (Framework)

API cũng được sử dụng để mô tả các quy định mà thư viện phần mềm cung cấp. Trong đó, một API có thể có nhiều cách để triển khai, cho phép các chương trình viết bằng ngôn ngữ này có thể sử dụng thư viện của ngôn ngữ khác.

Đọc thêm:

3. API có những loại nào?

Dựa theo quyền hạn truy cập, API được chia thành 4 loại khác nhau:

  • API mở (open API): Open API là gì? Đây chính là API công khai và giống như tên gọi các API này có sẵn công khai nên không có bất kỳ hạn chế truy cập khi dùng các API này.
  • API đối tác (Partner API): API này không có sẵn công khai nên chỉ được cấp quyền hoặc giấy phép liên quan mới có thể truy cập.
  • API nội nộ (Internal API): Loại này có tên gọi khác là API riêng tư và chỉ những hệ thống nội bộ mới có quyền truy cập và sử dụng, thường là trong phạm vi nội bộ của công ty.
  • API tích hợp: Tích hợp API là gì đề cập đến việc kết hợp của hai hay nhiều API khác nhau, cho phép chúng trao đổi dữ liệu để giải quyết các vấn đề bảo mật phức tạp của hệ thống.

4. Quy trình tạo API gồm các bước nào?

Việc xây dựng API không chỉ riêng những doanh nghiệp lớn mà tất cả các tổ chức nên thiết lập API. Dưới đây là quy trình xây dựng API:

Tìm hiểu 4 bước để tạo ra API

Tìm hiểu 4 bước để tạo ra API

Bước 1: Lập kế hoạch API

Đầu tiên cần chú ý đến thông số kỹ thuật của API để đảm bảo bản thiết kế độc đáo và chuyên nghiệp. Mục đích của lập kế hoạch API chính là dự đoán được nhiều tình huống sử dụng khác nhau và tạo ra một API chuẩn với các tiêu chí được lên kế hoạch ban đầu.

Bước 2: Triển khai API

Triển khai bảng mã nguyên mẫu dựa trên bản kế hoạch ban đầu. Đồng thời điều chỉnh bản nguyên mẫu này sao cho khớp với thông số kỹ thuật của nội bộ doanh nghiệp. Xây dựng cấu trúc API, định nghĩa các endpoint và phương thức HTTP (GET, POST, PUT, DELETE).

Giải thích thêm: Endpoint API là gì chính là điểm mà tại đó một API kết nối với chương trình phần mềm. Cụ thể là nơi các yêu cầu thông tin được gửi bởi một chương trình để truy xuất tài nguyên số tồn tại tại đó.

Bước 3: Kiểm nghiệm API (Test API)

Test API là gì chính là một loại kiểm thử API xem có đáp ứng mong đợi về chức năng, hiệu suất và bảo mật không, ngăn chặn tình trạng trục trặc bởi lỗi thiết bị. Công cụ dùng để kiểm nghiệm API phải có khả năng là chống lại những cuộc tấn công mạng của API này.

Bước 4: Triển khai và giám sát

Cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng API, đầy đủ các trường hợp và phạm vi sử dụng nhằm tăng tính khả dụng. Đồng thời giám sát và theo dõi hiệu suất hoạt động của API để đảm bảo hoạt động được hoàn thiện nhất.

5. Lợi ích và hạn chế của API

Lợi ích của API là gì?

API hiện nay có thể sử dụng trên hầu hết các ứng dụng

API hiện nay có thể sử dụng trên hầu hết các ứng dụng

  • Tăng cường khả năng tích hợp: PI cho phép kết nối dễ dàng giữa các ứng dụng và hệ thống.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Các nhà phát triển có thể tận dụng API sẵn có thay vì xây dựng lại từ đầu.
  • Tăng cường trải nghiệm người dùng: Nhờ API, ứng dụng có thể cung cấp các tính năng như đăng nhập qua Facebook, thanh toán bằng PayPal, hay chia sẻ trên mạng xã hội.

 

Thách thức khi sử dụng API là gì?

Vấn đề về bảo mật của API rất đáng chú ý

Vấn đề về bảo mật của API rất đáng chú ý

  • Bảo mật: Nếu không được bảo vệ đúng cách, API có thể trở thành mục tiêu của hacker.
  • Phụ thuộc: Do sử dụng dịch vụ của bên thứ ba, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro nếu API bị thay đổi hoặc ngừng hoạt động.
  • Độ phức tạp: Một số API yêu cầu cấu hình và tích hợp phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu.

Như vậy, API là một thành phần không thể thiếu trong thế giới công nghệ hiện đại. Hy vọng qua bài viết của Đức Tín Group bạn đã hiểu rõ API là gì, các loại API phổ biến, và vai trò của nó trong việc kết nối và phát triển các ứng dụng. Hãy tận dụng API để khai thác tối đa tiềm năng công nghệ và mang lại giá trị cho doanh nghiệp cũng như cuộc sống hàng ngày.