2025-02-14 04:21:49

Adrenaline là gì? Thông tin tổng quan nhất về Adrenaline

Adrenaline là một hormone đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể người. Có thể nói hầu hết những phản ứng xảy ra trong cơ thể sống đều có sự có mặt của Adrenaline. Vậy adrenaline là gì, có nhiệm vụ gì và cơ chế hoạt động ra sao, cùng tìm hiểu chi tiết bài viết sau đây.

1. Adrenaline là gì?

Adrenaline hay còn được biết đến với tên gọi là Epinephrine. Đây chính là một loại hormone được tuyến thượng thận sản xuất ra và giải phóng vào máu. Adrenaline đóng vai trò như một chất trung gian hóa học đồng thời giúp truyền tải xung thần kinh cho các cơ quan khác trong cơ thể.

Adrenaline được gọi là adrenaline nội sinh bởi nó được sinh ra trong cơ thể con người. Loại này khác với adrenaline nhân tạo được tổng hợp và sản xuất thành một loại thuốc điều trị. Cả adrenaline nội sinh và adrenaline nhân tạo đều có cấu tạo và tác dụng hóa học tương tự nhau.

Adrenaline là gì?

Adrenaline là gì?

2. Cơ chế hoạt động của Adrenalin

Adrenaline nội sinh tăng tiết khi con người có cảm xúc sợ hãi, tức giận hay cực kỳ thích thú. Cụ thể, khi nhận thấy nguy hiểm thì Amygdala - vùng não đóng vai trò xử lý cảm xúc sẽ gửi tín hiệu đến vùng dưới đồi - trung tâm chỉ huy của não.

Lúc này, vùng dưới đồi tiếp tục truyền tín hiệu qua hệ thống thần kinh giao cảm tới tuyến thượng thận. Tuyến thượng thận sẽ phản ứng bằng cách giải phóng Adrenaline vào máu khi nhận được tín hiệu. Quá trình này diễn ra rất nhanh, chỉ trong khoảng 2 đến 3 phút kể từ khi cảm xúc mạnh mẽ xuất hiện.

Sự gia tăng tiết adrenaline giúp cơ thể phản ứng với các tình huống nguy hiểm và bảo vệ bản thân khỏi các tác động có hại. Quá trình này được gọi là adrenaline rush. Vậy bạn đã hiểu adrenaline là chất gì  adrenaline rush là gì trong việc bảo vệ cơ thể khi gặp căng thẳng.

Tuyến thượng thận là nơi tiết ra hormone adrenaline

Tuyến thượng thận là nơi tiết ra hormone adrenaline

3. Tác dụng của Adrenaline là gì đối với sức khỏe?

Khi Adrenaline giải phóng vào trong máu sẽ gây ra những tác động trong cơ thể như:

  • Thực hiện thay đổi chuyển hóa.
  • Thông báo cho các cơ quan để sẵn sàng phản ứng chống lại nguy hiểm.

Những tác động này có vai trò, chức năng rất quan trọng đối với cơ thể sống.

Cụ thể, khi adrenaline được giải phóng vào cơ thể, nó sẽ gắn kết với các thụ thể adrenergic, đồng thời thay đổi về chuyển hóa, như:

  • Ức chế sự tiết insulin và kích thích bài tiết glucagon từ tuyến tụy nội tiết, dẫn đến sự tăng cao đường huyết.
  • Tăng nồng độ axit béo trong máu.
  • Quá trình sản xuất năng lượng trong tế bào cũng được tăng cường khi adrenaline được tiết ra.

Ngoài ra, Adrenaline kết hợp với hormon Noradrenaline (thường được gọi Norepinephrine) sẽ phát huy những công dụng:

  • Kích thích điều chỉnh mở rộng đường hô hấp để làm tăng lượng oxy cung cấp cho các mô não và mô cơ.
  • Ức chế một số chức năng không cần thiết của cơ thể trong trường hợp khẩn cấp nguy kịch như: cấp cứu sốc phản vệ.
  • Giảm nhu động của một số cơ quan thuộc hệ tiêu hóa như nhu động dạ dày, ruột.
  • Trong trường hợp sợ hãi nguy hiểm, hít thở nhanh sẽ làm tăng huyết áp và Adrenaline có vai trò bơm máu nhiều hơn vào cơ thể.

4. Các vấn đề thường gặp khi tăng tiết Adrenaline quá mức

Bên cạnh việc giải quyết những vấn đề khi gặp căng thẳng thì Adrenaline còn gây phản ứng ngược lại với sức khỏe nếu tăng tiết quá mức. Do vậy, việc tìm hiểu adrenaline nghĩa là gì vô cùng quan trọng để đề phòng những rủi ro khi Adrenaline tăng tiết quá mức:

Hậu quả của việc tăng tiết adrenaline quá mức

Hậu quả của việc tăng tiết adrenaline quá mức

  • Nhịp tim tăng dẫn tới các vấn đề tim mạch như: suy tim, rối loạn nhịp tim.
  • Giảm khả năng dung nạp đường Glucose.
  • Suy yếu tuyến thượng thận, giảm khả năng hoạt động.
  • Cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: rối loạn chuyển hóa lipid, protein, glucid,...
  • Giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

5. Cách kiểm soát Adrenaline ổn định

Khi tìm hiểu adrenaline là gì có thể thấy rằng việc tăng nồng độ Adrenaline quá mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Do vậy, để kiểm soát và giữ ổn định nồng độ Adrenaline, bạn nên thực hiện những lưu ý sau:

Những biện pháp giảm sinh tiết adrenaline quá mức

Những biện pháp giảm sinh tiết adrenaline quá mức

  • Học cách thư giãn, tránh để tâm trạng bị căng thẳng và lo lắng quá mức.
  • Chuyển sang lối sống lành mạnh như: Tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30 phút mỗi ngày), ăn uống cân bằng và chế đồ ăn giàu dinh dưỡng, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi,...
  • Hạn chế những tiếng ồn quá lớn có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn.
  • Tập ngồi thiền, điều hòa nhịp thở đều và chậm lại.
  • Suy nghĩ tích cực hơn về cả cuộc sống, công việc và học tập.

Xem thêm: Chill là gì? Khám phá từ A đến Z về trào lưu chill hiện nay

Qua bài viết trên của Đức Tín Group, bạn đã hiểu rõ adrenaline là gì, cách hoạt động trong cơ thể, những tác động lên tâm lý và sức khỏe,  Nếu bạn cảm thấy cơ thể luôn căng thẳng, hồi hộp hoặc lo lắng quá mức, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước để tìm ra giải pháp cân bằng hormone này hiệu quả nhất!