Tất cả bài viết
2024-10-16 06:17:11
Layout là gì? 5 quy tắc và 5 yếu tố cần quan tâm khi thiết kế
Bạn vẫn nghe thấy mọi người nói đến lợi ích và vai trò của layout trong thiết kế, nhưng không ai giúp bạn giải thích chi tiết layout là gì và tác động chính xác của nó đến một sản phẩm thiết kế là gì. Vì vậy, trong bài viết này Đức Tín Group sẽ tổng hợp thông tin và giải đáp chi tiết vấn đề này cho bạn. 1. Layout là nghĩa gì?Cụm từ layout được nhắc đến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thiết kế, xây dựng, sách, báo, truyện, thời trang,... Cụ thể, layout là gì? Đây là một thuật ngữ dùng để mô tả một hệ thống sắp xếp có trật tự, có bố cục và hài hòa giữa các yếu tố nội dung khác như chữ viết, đồ họa trên bất kỳ một bề mặt thiết kế nào. Layout xuất hiện với mục đích nhất quán và hài hòa tất cả các nội dung trong thiết kế, tạo sự đồng nhất có liên kết, tránh sự tương phản, gây mất thẩm mỹ, khó chịu cho người nhìn.Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, việc thiết kế layout trở nên dễ dàng hơn và bạn hoàn toàn có thể tham khảo nhiều layout mẫu (template) để học hỏi và thiết kế theo đảm bảo sự hút mắt của thiết kế. Hiểu layout nghĩa là gì giúp bạn dễ dàng áp dụng nó vào trong quá trình làm việc hơn 2. Sự cần thiết của layout trong thiết kếViệc hiểu cụm từ layout tiếng anh là gì và có tác dụng gì trong thiết kế rất đơn giản, tuy nhiên điều đó chưa đủ để thể hiện tầm quan trọng của nó trong quá trình thiết kế. Để giúp bạn hiểu hơn lợi ích của layout là gì dưới đây là những phân tích chi tiết về ý nghĩa của layout trong thiết kế:Đảm bảo tính thẩm mỹ cho thiết kếCon người ngày càng có yêu cầu cao về những thông tin mà họ tiếp nhận, khi đó việc trình bày một nội dung một cách gọn gẽ, đẹp mắt cũng là một yếu tố thu hút người xem. Và các thiết kế layout được sinh ra để đảm nhận nhiệm vụ giúp cho thiết kế gọn gàng, chỉnh chu, đẹp mắt và thu hút hơn. Khi nắm được các quy tắc thiết kế layout, nhà thiết kế (NTK) sẽ biết cách sắp xếp, tinh chỉnh thiết kế sao cho cần bằng giữa yếu tố chính - phụ và làm nổi bật được chiều sâu của thiết kế. Không những thế, với sự sáng tạo, từ các quy tắc gốc bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế ra được nhưng layout độc, lạ, khác biệt và có thể dễ dàng thu hút được người xem. Có thể nói việc đảm bảo được tính thẩm mỹ của thiết kế là một trong những vai trò quan trọng mà khi tìm hiểu layout là gì bạn cần biết.Tạo sự liền mặt, gắn kết giữa các phần Một thiết kế được đánh giá là tốt nếu tất cả các thành phần trong thiết kế đều có khả năng bổ trợ và làm nổi bật lên một nội dung chính. Điều này có nghĩa là các yếu tố cần có sự liên kết, gắn bó với nhau từ nội dung, hỉnh ảnh, bố cục câu chữ, màu sắc, cỡ chữ,... Sự kết hợp từ những yếu tố nhỏ này sẽ đảm bảo mang đến một tác phẩm có thiết kế tổng thể hài hòa hút mắt và chuyên nghiệp.Việc hiểu layout là gì và biết cách áp dụng nó vào trong thiết kế cho phép người đọc hiểu được nội dung cũng như dễ dàng nhận diện được đâu là nội dung chính, đâu là nội dung phụ, từ đó tăng khả năng truyền tải tốt hơn. Layout giúp tạo sự gắn kết giữa các thành phần trong thiết kếTăng sức cuốn hút cho người xemVới óc sáng tạo cùng tư duy thiết kế nhanh nhạy, các NTK có khả năng vận dụng các layout để biến một thiết kế bình thường trở nên đẹp mắt và thu hút người xem hơn. Một layout đẹp, chất lượng sẽ đảm bảo giữ chân được người xem lâu hơn là một thiết kế sơ sài, qua loa hoặc không có điểm nhấn độc đáo. Đây chính là vai trò chính mà khiến cho việc sử dụng layout trong thiết kế là bước không thể thiếu đổi với cả nhà thiết kế chuyên nghiệp, hoặc nghiệp dư. Xem thêm:Feedback là gì? Hướng dẫn cách xử lý feedback hiệu quảFounder là gì? Tố chất và kinh nghiệm cần có để trở thành 1 founder3. Các nguyên tắc cần biết trong thiết kế layoutKhi đã biết vai trò của layout là gì trong quá trình thiết kế, bạn sẽ hiểu rằng việc tạo ra một layout không dễ mà nó đòi hỏi phải áp dụng và tuân thủ một số nguyên tắc gốc. Dưới đây là 5 nguyên tắc mà người thiết kế nên nắm rõ khi thiết kế layout.Quy tắc ⅓Một trong những quy tắc cơ bản trong thiết kế layout mà bạn cần biết đó chính là việc đặt nội dung, chủ thể trong 1 /3 khung hình thiết kế. Theo quy tắc này, khung hình thiết kế sẽ được chia thành 3 hàng dọc, 3 hàng ngang bằng nhau và có các nút giao. Tại các điểm giao này bạn có thể sắp xếp chủ thể và nội dung chính sao cho nó nằm trong khoảng ⅓ của toàn bộ khung hình.Đây là nguyên tắc cơ bản bạn cần biết khi tìm hiểu layout là gì và cách thiết kế. Ngoài ứng dụng nguyên tắc này trong thiết kế thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng trong việc chụp ảnh thực tế. Biết cách vận dụng, chắc chắn quy tắc này sẽ cho bạn những bức ảnh và thiết kế đẹp mắt. Quy tắc ⅓ phổ biến trong cả thiết kế và chụp ảnhQuy tắc số lẻCác thiết kế ứng dụng quy tắc số lẻ thường đem lại hiệu quả thu hút, nhấn mạnh cao hơn so với các quy tắc khác. Điều này có nghĩa là nếu sử dụng layout có các yếu tố số lẻ (khoảng 3 - 5 chủ thể) sẽ mang lại sức hút, điểm nhấn với người xem hơn. Theo quy tắc này, chúng ta sẽ có sự cân bằng ở hai bên và ở giữa là chủ thể chính làm điểm nhấn, tập trung sự chú ý. Quy tắc số lẻ thường được sử dụng để thiết kế logo hoặc baner kích thước lớn cần sự tương phản. Quy tắc số lẻ trong thiết kếQuy tắc về sự cân bằngSự cân bằng trong thiết kế là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo bố cục hài hòa và không gây khó chịu cho người nhìn. Cân bằng có thể được thực hiện theo nhiều cách như cân bằng đối xứng, cân bằng không đối xứng hoặc cân bằng xuyên tâm, tùy thuộc vào mục đích của thiết kế và cảm giác mà bạn muốn tạo ra cho người xem.Bên cạnh đó, khi thiết kế bạn cũng nên chú trọng tạo sự cân bằng giữa khoảng trắng và các chủ thể trong thiết kế. Một tác phẩm mà quá nhiều màu sắc, chi tiết sẽ gây rối mắt cho người nhìn và khó có thể thể hiện được đúng trọng tâm của sản phẩm. Quy tắc về sự cân bằng thường được sử dụng nhiều Quy tắc nhấn mạnhQuy tắc nhấn mạnh trong thiết kế layout là gì? Đây là quy tắc yêu cầu NTK phải để cho một nội dung, chủ thể trong thiết kế trở thành điểm nhấn chính để dễ dàng thu hút người nhìn hơn. Một thiết kế mà không có điểm nhấn, điểm tập trung sẽ dễ dẫn đến sự nhàm chán cho người xem.Để sử dụng quy tắc nhấn mạnh trong thiết kế bạn có thể sử dụng nhưng màu sắc nổi bật, kích thước lớn hơn, hoặc khoảng cách đặc biệt để tạo ra điểm nhấn trong bố cục tổng thể.Quy tắc nhấn mạnh trong thiết kế giúp thu hút ánh nhìn hơn Quy tắc về hệ thống lướiNhờ sự sáng tạo và cải tiến thường xuyên, các nhà thiết kế đã đẩy nhanh tiến trình thiết kế thông qua việc sử dụng hệ thống lưới. Với công cụ hỗ trợ này nhà thiết kế sẽ dễ dàng tổ chức các yếu tố trong thiết kế một cách khoa học và nhất quán. Lưới giúp bạn phân chia không gian, định vị các yếu tố theo một trình tự logic, từ đó tạo nên một bố cục cân đối và dễ đọc. Hệ thống lưới cũng giúp thiết kế trở nên gọn gàng hơn, cải thiện khả năng truyền tải thông tin.Quy tắc về hệ thống lưới4. 5 yếu tố cần có trong thiết kế layoutHiểu các quy tắc trong việc thiêt kế layout là gì sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng chúng vào thực tế, tuy nhiên khi thực hiện bạn cần đảm bảo bố cục phải có đầy đủ 5 yếu tố sau:Nội dung: Nội dung là yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế, có tác dụng truyền tải thông điệp chính đến người xem. Các nội dung chính, nội dung phụ, các thẻ header, footer cần được sắp xếp khoa học, có trật tự. Ngoài ra, font chữ cũng cần được thiết kế hài hòa, phù hợp với hình ảnh, phòng cách của thiết kế.Hình ảnh: Hình ảnh là yếu tố không thể thiếu, giúp thiết kế nổi bật hơn. Hình ảnh ở đây có thể là hình ảnh tự chụp, hình minh họa, hình vẽ, infographic,... Chất lượng hình ảnh cần đảm bảo sắc nét, chất lượng cao và có liên quan đến thông điệp của nội dung. Đây là một điểm mà bạn không nên bỏ qua khi tìm hiểu yếu tố quan trọng trong layout là gì. Hình khối: Hình khối là yếu tố giúp phân chia không gian và làm nổi bật những thông tin quan trọng. Chúng có thể là các hình tròn, tam giác, oval hoặc vuông.Đường nét: Khi đã thành thục và hiểu các quy tắc thiết kế layout là gì, bạn sẽ hiểu rằng đường nét trong thiết kế có tác dụng dẫn dắt ánh nhìn của người xem theo cách bạn mong muốn. Chúng có thể được sử dụng để làm nổi bật hoặc kết nối các yếu tố trong bố cục. Việc sử dụng đường nét đúng cách sẽ tạo nên một sự liên kết mượt mà giữa các thành phần trong thiết kế.Các khoảng trắng: Khoảng trắng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cân bằng và tạo độ thông thoáng cho thiết kế. Khoảng trắng giúp mắt người xem có "không gian nghỉ", tránh cảm giác bố cục bị rối rắm, khó nhìn nhận được nội dung chính trên thiết kế. Một thiết kế hoàn thảo là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 5 yếu tố5. Kinh nghiệm thiết kế layout cho người mớiThiết kế là quá trình sáng tạo, bạn không nên gò bó mình trong bất cứ nguyên tắc nào. Do đó chỉ cần hiểu layout là gì và các quy tắc về bố cục cơ bản là bạn có thể tự thiết kế một layout hoàn thiện cho chính mình. Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thiết kế, dưới đây là các lưu ý cần biết khi thiết kế layout cho người mới.Tạo một bảng mood board cho chính mình: Ý tưởng thiết kế sẽ luôn xuất hiện một cách bất chợt do đó để hạn chế bị quên tốt nhất bạn nên làm thử một bảng tổng hợp các ý tưởng của mình từ màu sắc, hình ảnh, bố cục,... để làm nguồn tham khảo lâu dài.Thiết kế luôn đi kèm nội dung: Nếu bạn nắm bắt được bản chất layout là gì thì sẽ hiểu nội dung và ý tưởng layout nên đi kèm và gắn kết với nhau. Điều này sẽ giúp bạn định hình được màu sắc, phong cách và đối tượng người xem của thiết kể để có sự điều chỉnh phù hợp hơn. Tham khảo các mẫu template có sẵn: Việc tham khảo các mẫu thiết kế có sẵn không sai và những template này cũng là gợi ý giúp bạn sáng tạo ra những layout mới từ những thiết kế cũ. Nên tạo sự tương phản trong thiết kế: Các hiệu ứng tương phản trực qthường thu hút sự chú ý của người nhìn, do đó đừng quên thêm những màu sắc, hình ảnh trong thiết kế để nổi bật hơn.Sử dụng các font chữ phù hợp, linh hoạt: Trong thiết kế việc chọn được font chữ phù hợp với hình ảnh và nội dung sẽ giúp bạn truyền tải nội dung dễ dàng mà không bị nhàm chán.Nên tận dụng các khoảng âm: Sử dụng các khoảng âm trong thiết kế một cách có chủ đích là cơ hội tốt để bạn tạo hiệu ứng thị giác một cách tự nhiên, không bị gượng ép.Thử nhiều quy tắc: Các quy tắc cơ bản chỉ là lớp nền để bạn biến tấu và thiết kế ra được những tác phẩm độc đáo, duy nhất. Do đó, đừngại thử sức thật nhiều dể tạo ra được những sản phẩm thu hút nhất nhé.Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu hơn về khái niệm “Layout là gì?” và mong rằng với nhưng chia sẻ trên bạn đã biết cách thiết kế một sản phẩm có layout, bố cục hợp lí, đặc biệt mang phong cách cá nhân.2024-10-16 03:48:04
Feedback là gì? Hướng dẫn cách xử lý feedback hiệu quả
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường nghe nói đến khái niệm “feedback”. Nhưng thực sự feedback là gì và tại sao nó lại quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn chủ đề này cùng với cách tiếp nhận và xử lý feedback hiệu quả để cải thiện hiệu suất và chất lượng dịch vụ.1. Khái niệm feedback là gì?Cụm từ feedback được nhắc đến nhiều trong các hoạt động kinh doanh bán hàng hay trong môi trường công việc. Vậy, feedback tiếng Việt là gì? Đây là một thuật ngữ chỉ những phản hồi hoặc ý kiến mà một cá nhân hoặc tổ chức nhận được thông tin từ người khác về hành vi, công việc hoặc sản phẩm mà họ đã thực hiện. Mục tiêu của feedback là cung cấp thông tin có giá trị giúp người nhận cải thiện hoặc điều chỉnh hành động, thói quen và nâng cao hiệu suất.Cụ thể, feedback thường xuất hiện nhiều trong tình huống sau:Feedback từ đồng nghiệp: Đồng nghiệp có vị trí tương đương thường góp ý thẳng thắn về công việc chung. Điều này giúp cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả làm việc.Feedback từ nhân viên: Nhân viên tự đánh giá công việc của mình hoặc nhận xét về cách quản lý của cấp trên, tạo điều kiện xây dựng môi trường làm việc cởi mở, cải thiện quy trình làm việc.Feedback từ quản lý: Quản lý đưa ra phản hồi về hiệu suất làm việc của nhân viên, thường diễn ra trong các buổi họp định kỳ để khen ngợi hoặc phê bình, giúp cải thiện chất lượng công việc.Feedback từ khách hàng: Khách hàng đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ trên mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử, là nguồn thông tin quan trọng để doanh nghiệp nâng cao chất lượng và xây dựng niềm tin.Feedback là những phản hồi hay đánh giá góp ý về một vấn đề nào đó2. Các loại Feedback phổ biếnKhi nói về feedback là gì, chúng ta cũng cần hiểu rằng có nhiều loại feedback khác nhau và mỗi loại đều có tác động riêng. Dưới đây là một số loại feedback phổ biến:Feedback tích cực (Positive feedback)Feedback tích cực là những lời khen ngợi hoặc đánh giá tốt về một hành động, sản phẩm hoặc kết quả nào đó. Nó giúp củng cố hành vi đúng, khuyến khích người nhận duy trì hoặc phát triển thêm những gì họ đang làm tốt.Ví dụ: Khi một nhân viên hoàn thành xuất sắc một dự án và được sếp khen ngợi, đó là một dạng feedback tích cực. Nó không chỉ làm tăng động lực làm việc mà còn tạo niềm tin cho người nhận rằng họ đang đi đúng hướng.Có mấy loại feedback?Feedback tiêu cực (Negative feedback)Feedback tiêu cực là phản hồi về những điểm chưa tốt hoặc những khía cạnh cần cải thiện. Mặc dù đôi khi bị hiểu sai là chỉ trích, nhưng feedback tiêu cực nếu được trình bày một cách khéo léo sẽ giúp người nhận nhìn thấy các vấn đề cần khắc phục.Ví dụ: Một khách hàng ghé sử dụng dịch vụ ăn uống tại một nhà hàng nhưng thái độ nhân viên phục vụ chưa được tốt. Khách hàng gửi feedback đến quản lý để có hướng khắc phục và đào tạo lại nhân viên.Xem thêm:Healing là gì? 3 hình thức healing phổ biến bạn nên biếtOffer là gì? Làm thế nào để chọn offer phù hợp nhất?Feedback mang tính xây dựng (Constructive feedback)Feedback mang tính xây dựng là sự kết hợp giữa feedback tích cực và tiêu cực. Nó không chỉ tập trung vào các điểm yếu mà còn chỉ ra những khía cạnh tốt để phát triển. Mục tiêu của feedback xây dựng là giúp người nhận cải thiện một cách toàn diện.Feedback trực tiếp (Direct feedback)Feedback trực tiếp là phản hồi được đưa ra trực tiếp đến nhân viên hay quản lý mà không qua kênh trung gian nào. Loại feedback này rất hữu ích trong việc giúp người nhận hiểu rõ họ đã làm đúng hay sai ngay sau khi hoàn thành công việc, từ đó có thể điều chỉnh kịp thời.Ví dụ: Khi nhân viên làm sai báo cáo khi làm việc và quản lý chỉ ra và hướng dẫn sửa ngay lập tức, đó là một ví dụ điển hình của feedback trực tiếp.3. Tầm quan trọng của feedback là gì?Hiểu rõ feedback là gì sẽ giúp chúng ta hiểu rõ lý do vì sao feedback lại quan trọng như vậy. Dưới đây là những lý do tại sao feedback đóng vai trò không thể thiếu trong các lĩnh vực khác nhau.Tăng cường hiệu suất làm việcTrong môi trường công việc, feedback đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng công việc. Khi nhân viên nhận được phản hồi rõ ràng về những gì họ đang làm đúng và cần cải thiện, họ có thể điều chỉnh hành động của mình để đạt được hiệu quả tốt hơn.Hiểu feedback là gì giúp bạn cải thiện bản thân và dịch vụ được tốt hơnGiúp cải thiện kỹ năng giao tiếpMột khía cạnh khác khi tìm hiểu feedback là gì là vai trò của nó trong việc cải thiện kỹ năng giao tiếp. Khi chúng ta nhận được feedback về cách giao tiếp, cách trình bày ý tưởng hoặc thái độ của mình trong các cuộc trò chuyện, chúng ta có thể điều chỉnh để trở nên tự tin và hiệu quả hơn trong giao tiếp.Định hướng phát triển cá nhânFeedback giúp chúng ta hiểu rõ điểm mạnh và yếu của bản thân, từ đó có thể phát triển kỹ năng cá nhân. Khi nhận được phản hồi từ người khác, chúng ta có thể xác định những mục tiêu cụ thể để cải thiện và phát triển.Đo lường mức độ hài lòng của khách hàngMỗi khách hàng đều có quan điểm riêng về sản phẩm hoặc dịch vụ, do đó, mỗi phản hồi từ khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng. Những feedback này không chỉ cải thiện dịch vụ mà còn thu hút thêm khách hàng, thúc đẩy doanh số và tăng lợi nhuận.4. Cách cung cấp Feedback hiệu quảSau khi hiểu rõ feedback là gì và tầm quan trọng của nó, câu hỏi tiếp theo là: Làm thế nào để cung cấp feedback một cách hiệu quả?Việc cung cấp feedback không chỉ dừng lại ở việc đưa ra nhận xét mà còn đòi hỏi sự tinh tế để đảm bảo phản hồi được đón nhận tích cực và mang lại hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn cung cấp feedback hiệu quả hơn:Chọn thời điểm phù hợp: Feedback sẽ có tác động tốt nhất khi được đưa ra vào đúng thời điểm. Tránh cung cấp feedback trong lúc căng thẳng hoặc khi người nhận đang không trong tình trạng sẵn sàng tiếp nhận.Cụ thể và chi tiết: Thay vì đưa ra những nhận xét mơ hồ, hãy cung cấp feedback cụ thể về từng khía cạnh. Điều này giúp người nhận dễ dàng hiểu được vấn đề và biết cách cải thiện.Kết hợp giữa tích cực và tiêu cực: Để người nhận không cảm thấy bị chỉ trích, hãy kết hợp cả feedback tích cực và tiêu cực. Đưa ra những điểm tốt trước khi đề cập đến những điểm cần cải thiện.Hỗ trợ và đề xuất giải pháp: Đừng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra lỗi sai mà hãy cung cấp hướng dẫn hoặc đề xuất cách thức để cải thiện.5. Hướng dẫn 7 bước tiếp nhận và xử lý feedback khách hàngMột khía cạnh quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tìm hiểu feedback là gì chính là hướng để xử lý phản hồi khách hàng một cách hiệu quả? Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần có một quy trình rõ ràng và chiến lược nhằm đảm bảo rằng feedback được giải quyết một cách kịp thời. Dưới đây là các bước quan trọng để xử lý khi nhận feedback từ khách hàng:Cách xử lý khi khách hàng để lại feedbackBước 1: Lắng nghe và thu thập phản hồi khách hàng một cách kỹ lưỡngBước đầu tiên và quan trọng nhất khi xử lý feedback là gì? Bạn hãy lắng nghe khách hàng phản hồi. Dù feedback đó tích cực hay tiêu cực, việc lắng nghe kỹ lưỡng và không ngắt lời khách hàng giúp họ cảm thấy được tôn trọng và hiểu rõ rằng ý kiến của họ có giá trị. Một số gợi ý để lắng nghe tốt hơn:Tập trung hoàn toàn: Khi khách hàng đưa ra phản hồi, hãy đảm bảo rằng bạn đang hoàn toàn tập trung vào những gì họ nói. Tránh sử dụng điện thoại hay bị phân tâm bởi những yếu tố khác. Đây là yếu tố quan trọng cần lưu ý khi nắm được cách tiếp nhận fedback khách hàng.Lắng nghe chủ động: Đừng chỉ đơn giản là nghe, mà hãy thực sự hiểu những gì khách hàng đang cố gắng truyền đạt. Bạn có thể lặp lại hoặc đặt câu hỏi để làm rõ thêm những ý kiến chưa rõ ràng.Tránh phản ứng cảm xúc tiêu cực: Trong trường hợp nhận feedback tiêu cực, việc giữ bình tĩnh và không phản ứng quá nhanh hay phòng thủ là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn duy trì thái độ chuyên nghiệp và khiến khách hàng cảm thấy rằng bạn đang thực sự lắng nghe.Bước 2. Xác nhận feedbackSau khi lắng nghe feedback của khách hàng, một điều quan trọng bạn cần nắm được là phải xác nhận rằng bạn đã hiểu các phản hồi đó. Điều này không có nghĩa là bạn đồng ý với mọi điều mà khách hàng nói, nhưng bạn cần thể hiện rằng bạn coi trọng ý kiến của họ và đã hiểu rõ vấn đề. Một số cách để xác nhận feedback:Cảm ơn khách hàng: Dù phản hồi là tích cực hay tiêu cực, hãy cảm ơn khách hàng vì đã dành thời gian chia sẻ. Điều này cho thấy sự chuyên nghiệp và tôn trọng của bạn đối với ý kiến của họ.Tóm tắt lại ý chính của feedback: Để đảm bảo rằng bạn hiểu đúng những gì khách hàng đề cập, bạn có thể tóm tắt lại ý chính của feedback và hỏi họ xem bạn đã hiểu đúng chưa. Điều này giúp tránh các hiểu lầm và cho thấy sự chú tâm của bạn.Hãy cảm ơn khách hàng vì đã chia sẻ feedbackBước 3. Giải quyết vấn đề một cách cụ thể và nhanh chóngSau khi đánh giá mức độ của feedback là gì, bước tiếp theo là đưa ra giải pháp cụ thể và nhanh chóng để giải quyết các vấn đề mà khách hàng nêu ra. Thời gian là yếu tố quan trọng khi xử lý phản hồi, đặc biệt là khi đó là feedback tiêu cực. Khách hàng muốn thấy rằng doanh nghiệp không chỉ lắng nghe mà còn có hành động để cải thiện.Đưa ra giải pháp cụ thể: Hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp cho khách hàng một kế hoạch rõ ràng để giải quyết vấn đề. Điều này có thể là cung cấp sản phẩm thay thế, hoàn tiền, hoặc khắc phục các vấn đề kỹ thuật.Thông báo cho khách hàng về quá trình xử lý: Nếu việc giải quyết vấn đề cần thời gian, hãy thông báo cho khách hàng biết về quá trình xử lý và dự kiến khi nào vấn đề sẽ được giải quyết xong.Bước 4. Theo dõi và phản hồi lại khách hàngKhi xử lý feedback, bước cuối cùng trong quy trình chính là theo dõi và phản hồi lại khách hàng. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp xác nhận rằng vấn đề đã được giải quyết hoàn toàn, mà còn tạo điều kiện để khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ.Hỏi về mức độ hài lòng: Hãy hỏi khách hàng xem họ có cảm thấy hài lòng với cách xử lý vấn đề hay không. Điều này vừa giúp bạn đánh giá giải pháp đã đưa ra, vừa thể hiện sự quan tâm đến cảm nhận của khách.Hỏi thêm feedback: Để không ngừng cải thiện, bạn nên mời gọi khách hàng tiếp tục đưa ra feedback sau khi vấn đề được giải quyết. Điều này không chỉ giúp cải thiện sản phẩm/dịch vụ mà còn thể hiện tinh thần cầu thị của doanh nghiệp.2. Một số thuật ngữ liên quan tới feedbackKhi tìm hiểu feedback là gì, bạn có thể gặp một số thuật ngữ liên quan khác như:Feedback trên Facebook là gì?Feedback trên Facebook là những bình luận hoặc đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ ngay trên trang cá nhân, fanpage, hoặc bài viết của người bán. Những phản hồi này giúp người bán hàng cải thiện dịch vụ và xây dựng uy tín, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho những khách hàng tiềm năng khác.Feedback Assistant là gì?Feedback Assistant là ứng dụng hoặc chức năng đi kèm sản phẩm hoặc dịch vụ, cho phép người dùng đánh giá và phản hồi về chất lượng. Người dùng có thể gửi báo cáo lỗi, đề xuất cải tiến hoặc chia sẻ suy nghĩ của mình về sản phẩm.Ví dụ, Apple cung cấp Feedback Assistant để người dùng gửi phản hồi về hệ điều hành macOS, giúp cải thiện trải nghiệm sử dụng.Haptic Feedback là gì?Haptic feedback là phản hồi xúc giác, cảm giác rung hoặc chuyển động phát ra từ thiết bị khi người dùng thực hiện một thao tác. Điều này giúp thông báo kết quả cho người dùng qua xúc giác.Ví dụ, khi có cuộc gọi đến, điện thoại của bạn sẽ rung hoặc phát âm thanh để báo hiệu.Chụp hình ảnh Feedback nghĩa là gì?Chụp hình ảnh feedback là hành động mà các shop online thường sử dụng để lưu lại các phản hồi tích cực từ khách hàng. Những đoạn tin nhắn hoặc bình luận này được chụp lại và chia sẻ trong các bài viết quảng cáo, nhằm thu hút thêm khách hàng tiềm năng và xây dựng lòng tin.Qua bài viết này, Đức Tín Group đã giúp bạn tìm hiểu feedback là gì, từ khái niệm cơ bản cho đến tầm quan trọng và cách cung cấp, tiếp nhận xử lý feedback hiệu quả. Hãy luôn coi đây là công cụ mạnh mẽ giúp bạn cải thiện và phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ đến mọi khách hàng.2024-10-16 01:46:58
Founder là gì? Tố chất và kinh nghiệm cần có để trở thành 1 founder
Trong vài năm trở lại đây các starup ngày càng xuất hiện nhiều, điều này cũng dẫn tới sự phổ biến của cụm từ founder. Nhiều người tò mò không biết founder là gì và có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với 1 doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết cho câu hỏi trên. 1. Founder là gì?Founder được hiểu là từ dùng để mô tả một người có vai trò quan trọng trong quá trình lên ý tưởng, thành lập và duy trì sự họat động của một tổ chức, doanh nghiệp Founder gần như là người đưa ra tầm nhìn, định hướng hoạt động ban đầu cho doanh nghiệp khi nó mới bắt đầu được hình thành và họ cũng chính là người đầu tư vốn, tìm kiếm những khách hàng đầu tiên. Khi tìm hiểu đến đây hẳn nhiều người sẽ thắc mắc founder khác gì CEO vì thấy cả hai đều là người tham gia vào việc quản lý và vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù có sự tương đồng trong một vài vai trò những hai vị trí này hoàn toàn khác biệt, cụ thể:Founder đóng vai trò là người đặt nền móng, tạo lập và xây dựng tổ chức từ ngày đầu tiên, còn CEO sẽ tiếp quản công ty khi nó đã đi vào hoạt động ổn địnhFounder thường đưa ra ý tưởng, mục tiêu trong dài hạn, còn CEO có nhiệm vụ hiện thực hóa các ý tưởng đó thành công việc vận hành hàng ngày.Founder sẽ gắn bó, đi cùng công ty từ ngày đầu tiên nhưng CEO sẽ chỉ gắn bỏ trong một thời gian nhất định và có thể thay đổi. Hiểu founder là gì sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt các vai trò và nhiệm vụ hơn2. Vai trò của founder trong doanh nghiệpMột khi đã nắm được định nghĩa founder nghĩa là gì bạn sẽ thấy đây là một vị trí có vai trò vô cùng quan trọng và chiến lược trong doanh nghiệp, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong và phát triển của 1 tổ chức. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo các vai trò chi tiết dưới đây:Người đặt nền móng về mục tiêu, chiến lược Khi tìm hiểu định nghĩa founder là gì bạn sẽ thấy founder không chỉ đơn giản là người vẽ ra ý tưởng, định hướng mà chính là người tự thực hiện hóa những điều đó. Họ là những người đã đưa ra một bức vẽ tổng quan cho toàn bộ sự phát triển của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những định hướng chiến lược phát triển cả trong ngắn hạn và dài hạn. Từ những định hướng ban đầu đó, founder cùng với đội ngũ nhân sự của mình sẽ cùng nhau góp công, góp sức xây dựng để công ty phát triển đúng mục tiêu ban đầu. Founder là người đặt ra mục tiêu và định hướng phát triển cho công ty Đảm bảo nguồn vốn khởi đầu Đối với các startup khởi nghiệp, vốn luôn là vấn đề nan giản. Do đó trong giai đoạn này, founder chính là người chịu trách nhiệm đảm bảo và duy trì nguồn vốn cho những hoạt động hàng ngày cũng như những khoản đầu tư của doanh nghiệp.Vốn có thể là tiền của founder, Co founder hoặc là tài sản riêng của founder sử dụng để duy trì hoạt động bình thường của một tổ chức. Để đảm nhận được vai trò founder cần phải nắm vững các kiến thức về tài chính, cũng như có những mỗi quan hệ đủ sâu, rộng để đảm bảo luôn có dòng tiền ổn định cho doanh nghiệp.Xây dựng đội ngũ lãnh đạo Khi hiểu khái niệm ban đầu về founder là gì, bạn sẽ nhận thấy họ là những người đặt nền móng cho công ty nhưng để phát triển doanh nghiệp một cách vững mạnh thì việc xây dựng một đội ngũ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm, trách nhiệm, giỏi là vô cùng cần thiết. Và founder là người có vai trò chính trong việc thành lập ban lãnh đạo gồm nhiều vị trí quan trọng như CEO, COO, CMO, CFO,....Tuy nhiên, trong một tổ chức không nhất thiết phải có đầy đủ các vị trí trên mà nó còn phụ thuộc vào định hướng phát triển của công ty. Hầu hết ở những starup mới thành lập thì sẽ không đầy đủ toàn bộ các vị trí mà đôi khi founder sẽ nắm giữ luôn vị trí CEO của doanh nghiệp.Founder có vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng cho đội ngũ lãnh đạo Tổ chức bộ máy nhân sựĐể một doanh nghiệp phát triển được thì đội ngũ nhân viên là vô cùng quan trọng, họ là những người giúp founder thực hiện hóa các mục tiêu, định hướng. Chính vì thế, founder cần phải tìm kiếm những nhân sự có năng lực, kinh nghiệm và đặc biệt là tâm huyết, có khả năng gắn bó lâu dài với công việc, điều này sẽ đảm bảo công ty phát triển ổn định, tránh sự náo loạn về bộ máy.Việc xây dựng bộ máy nhân sự không chỉ bao gồm việc tuyển dụng, đào tạo mà còn là quá trình founder tạo ra một môi trường làm việc tích cực, năng động, cùng các chế độ phúc lợi tốt để tạo động lực đi làm cũng như giữ chân nhân sự. Người kết nối và xây dựng mạng lướiHiểu được vị thế của founder là gì, bạn sẽ nhận thấy họ là những người có vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ công ty mới bắt đầu thành lập. Trong giai đoạn mới, founder chính là người tìm kiếm và xây dựng chủ chốt mối quan hệ với khách hàng, đưa đối tác về với doanh nghiệp. Họ là những người giúp công ty tiếp cận gần hơn với nguồn lực, kiến thức và thị trường mới, đảm bảo cho sự phát triển.Bên cạnh đó, Founder cũng đóng vai trò chính trong việc xây dựng và giữ gìn mối quan hệ với những khách hàng quan trọng, từ đó càng đảm bảo sự phát triển lâu dài, bên vững cùa doanh nghiệpFounder là người tìm kiếm và giữ chân những khách hàng lớn cho doanh nghiệpXem thêm:Lay off là gì? Ảnh hưởng và cách vượt qua giai đoạn thất nghiệp?CPA là gì? Thông tin đầy đủ nhất về chứng chỉ CPA Việt Nam3. Sự khác nhau giữa founder và co founderSau khi đã nắm rõ khái niệm Founder là gì, có thể bạn sẽ thắc mắc sự khác biệt giữa Founder và Co-founder. Mặc dù cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập doanh nghiệp, nhưng vai trò của họ có những điểm khác biệt cụ thể. Dưới đây là sự so sánh chi tiết giúp bạn nhận ra sự khác biệt giữa Founder và co-founder là gì.Đặc điểmFounder (Nhà sáng lập)Co-founder (Nhà đồng sáng lập)Vai tròLà người khởi xướng ý tưởng, thành lập công ty và có tầm nhìn chiến lược dài hạn.Là người đồng hành cùng founder, cùng xây dựng và phát triển công ty từ giai đoạn đầu.Quyền hạnThường có quyền quyết định cuối cùng về các vấn đề quan trọng của công ty.Có quyền tham gia đưa ra quyết định, nhưng quyền hạn có thể khác nhau tùy thuộc vào thỏa thuận ban đầu.Trách nhiệmĐảm nhận nhiều trách nhiệm hơn, bao gồm cả việc tìm kiếm vốn, xây dựng đội ngũ, phát triển sản phẩm, ...Thường chia sẻ các trách nhiệm với founder, tập trung vào các lĩnh vực mà mình mạnh.Đóng gópĐóng góp ý tưởng ban đầu, vốn và các nguồn lực khác để khởi nghiệp.Đóng góp về kiến thức, kỹ năng, mối quan hệ, hoặc các nguồn lực khác để hỗ trợ công ty phát triển.Vai trò trong tương laiCó thể tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo trong công ty hoặc chuyển giao quyền lực cho người khác.Có thể tiếp tục làm việc tại công ty hoặc rời đi để theo đuổi các dự án khác.4. Những tố chất cần có của 1 founderFounder là một vị trí không phải ai cũng có thể đảm nhận được, nó yêu cầu bạn cần có những tố chất khác biệt để có thể tự mình thành lập và điều hành một công ty. Vậy các tố chất cần có ở founder là gì? Dưới đây là các điểm cần có ở một founder giỏi giang. Tầm nhìn chiến lược: Founder cần có khả năng nhìn xa trông rộng và xác định được hướng đi cho doanh nghiệp. Họ phải có khả năng tưởng tượng về tương lai của công ty và xây dựng kế hoạch để hiện thực hóa tầm nhìn đó.Khả năng lãnh đạo: Hiểu định nghĩa founder là gì, bạn sẽ thấy rằng founder cần có khả năng lãnh đạo để truyền cảm hứng và hướng dẫn đội ngũ nhân viên. Họ phải có khả năng xây dựng và duy trì một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới.Kiên trì và quyết tâm: Khởi nghiệp thường gặp nhiều thách thức và khó khăn. Founder cần có sự kiên trì để vượt qua những thất bại và tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình.Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp founder kết nối với nhân viên, đối tác và khách hàng. Họ cần biết cách truyền đạt ý tưởng, phản hồi và lắng nghe ý kiến từ người khác.Khả năng thích ứng: Thế giới kinh doanh luôn thay đổi, vì vậy founder cần có khả năng thích ứng với các biến động và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.Tư duy sáng tạo: Tư duy sáng tạo của một founder được hiểu là khả năng đưa ra những phát triển những ý tưởng mới và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Kiến thức và kinh nghiệm: Hiểu biết về ngành nghề, thị trường và các yếu tố kinh doanh là rất quan trọng. Founder nên có kinh nghiệm thực tiễn từ các công ty khởi nghiệp hoặc môi trường kinh doanh khác.Kỹ năng quản lý tài chính: Founder cần biết cách quản lý nguồn vốn, dự đoán chi phí và lập kế hoạch tài chính để đảm bảo sự bền vững cho doanh nghiệp.Đam mê và cam kết: Cuối cùng, đam mê với công việc và cam kết với sự thành công của doanh nghiệp là động lực mạnh mẽ giúp founder vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu.Để làm một founder giỏi bạn không thể thiếu sự tự tin5. Làm thế nào để trở thành 1 founderBạn đã nắm được những tố chất để trở thành 1 founder là gì, nhưng để làm một founder thành công thì không dễ, nó đòi hỏi một quá trình làm việc, rèn luyện vô cùng kiên trì, bền bỉ. Dưới đây là một số kinh nghiệm từ những founder thành công đi trước gửi gắm đến thế hệ founder mới mà bạn nên biết:Tích lũy kinh nghiệm từ các công ty khởi nghiệpMọi hành trình lớn đều bắt đầu từ những trải nghiệm nhỏ. Trước khi tự mình thành lập một công ty, hãy xem xét việc thực tập tại các công ty khởi nghiệp khác để học hỏi cách thức hoạt động của họ. Qua thời gian làm việc, bạn sẽ có cơ hội nhận diện các khó khăn và thách thức mà những người sáng lập khác đã phải đối mặt, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho công ty của mình.Chọn một người thầy tốtTìm kiếm một người cố vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn muốn khởi nghiệp, người này sẽ giúp bạn hiểu founder là gì, cần gì và làm như thế nào. Cố vấn có thể là những doanh nhân thành đạt, giáo sư, hoặc những người bạn đã có kinh nghiệm trong khởi nghiệp. Họ sẽ cung cấp cho bạn lời khuyên hữu ích, hướng dẫn và giúp bạn tránh những sai lầm phổ biến. Thêm vào đó, những người cố vấn thường có mối quan hệ rộng, có thể kết nối bạn với các đối tác và khách hàng tiềm năng.Tham Gia Các Chương Trình Sự Kiện, Hội Thảo Tham gia các sự kiện, hội thảo hoặc chương trình đào tạo liên quan đến khởi nghiệp sẽ giúp bạn gặp gỡ những người có cùng chí hướng và học hỏi từ các chuyên gia trong ngành. Đây là cơ hội để mở rộng mạng lưới quan hệ và khám phá các ý tưởng mới. Ngoài ra, các khóa học này cũng cung cấp kiến thức độc đáo mà bạn có thể áp dụng cho mô hình kinh doanh của mình.Tham gia các sự kiện, hội thảo để mở rộng mới quan hệ cho doanh nghiệpLiên Tục Cập Nhật Thông Tin, Tin Tức Hiểu khái niệm founder là gì, bạn sẽ nhận thấy rằng để thành công trong khởi nghiệp không chỉ cần đến từ sự quyết tâm mà còn từ việc nắm bắt thị trường và cập nhật xu hướng. Thường xuyên theo dõi các biến đổi trên thị trường sẽ giúp bạn xác định thời điểm thích hợp để khởi nghiệp, lĩnh vực có khả năng phát triển ngắn hạn hoặc dài hạn để đầu tư kịp thời, cũng như phát hiện những cơ hội tiềm năng trong tương lai.Tìm Kiếm Người Đồng Hành Sát Cánh, Hỗ Trợ Câu nói "Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau" rất đúng trong khởi nghiệp. Để xây dựng một công ty phát triển mạnh mẽ và bền vững, việc tìm kiếm một vài người đồng hành hỗ trợ là vô cùng cần thiết. Một đội ngũ hỗ trợ tốt sẽ giúp bạn chia sẻ trách nhiệm, tăng cường năng lực và xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh hơn. Trong giai đoạn đầu lập nghiệp, những người hỗ trợ sẽ giúp bạn gánh vác một phần công việc và tài chính, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công ty.Trên đây là câu trả lời chi tiết mà Đức Tín Group đã chắt lọc để giải đáp cho câu hỏi “Founder là gì?”. Founder được ví như đầu tàu của một doanh nghiệp, mọi quyết định, việc làm của họ đều ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức. Chính vì thể việc hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của founder sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng được kế hoạch thành lập một công ty hoặc đơn giản là phát triển bản thân tốt hơn. 2024-10-16 01:26:26
Lay off là gì? Ảnh hưởng và cách vượt qua giai đoạn thất nghiệp
Trong thời gian gần đầy, cụm từ lay off khá phổ biến và nó được rất nhiều người quan tâm vì tác động mạnh mẽ của nó đến đại đa số người lao động hiện nay. Để giúp bạn hiểu rõ hơn lay off là gì và tình hình thất nghiệp hiện nay, mời bạn đọc tham khảo bài phân tích chi tiết dưới đây của Đức Tín Group.1. Lay off là gì?Khái niệm lay off là gì được hiểu là cụm từ chỉ việc tạm thời hoặc vĩnh viễn chấm dứt hợp đồng lao động của nhân viên bởi công ty, thường không phải do lỗi của người lao động mà do các yếu tố khác như tình hình tài chính, tái cơ cấu, hoặc giảm tải công việc của doanh nghiệp. Khác với việc sa thải (termination), "lay off" thường được xem là kết quả của những quyết định kinh doanh thay vì do hiệu suất làm việc của nhân viên.Hiểu lay off nghĩa là gì giúp cho bạn dễ dàng nhận biết dấu hiệu hơn 2. Làn sóng layoff cuối năm 2024 sang năm 2025Hiểu được lay off là gì, bạn sẽ nhận thấy vấn đề này đã và đang đang lan rộng trên toàn cầu, tác động mạnh mẽ đến nhiều quốc gia và ngành công nghiệp. Nguyên nhân chính của hiện tượng này bắt nguồn từ sự điều chỉnh sau thời kỳ tăng trưởng nhanh trong đại dịch COVID-19, cùng với áp lực kinh tế toàn cầu như lạm phát cao và lãi suất tăng.Các công ty công nghệ lớn như Meta, Amazon, và Google đã thực hiện những đợt sa thải quy mô lớn, ảnh hưởng đến hơn 44.000 nhân sự. Thêm vào đó theo trang layoffs.fyi (Website chuyên theo dõi tình hình sa thải) cho biết có đến 256 công ty công nghệ trên toàn thế giới đã sa thải hơn 83.000 nhân viên chỉ trong năm 2023.Tại Việt Nam, tình hình sa thải có quy mô nhỏ hơn so với các nước phát triển, nhưng vẫn gây ra những tác động đáng kể. Các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là sản xuất, dệt may, và da giày, chủ yếu do sự suy giảm đơn hàng xuất khẩu. Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khoảng 500.000 lao động Việt Nam bị ảnh hưởng bởi việc làm không ổn định trong năm 2023. Các tỉnh thành công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, và TP.HCM chịu tác động lớn nhất.Làn sóng sa thải gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Đối với người lao động, việc mất việc làm đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập mà còn tạo ra áp lực tâm lý lớn. Thị trường việc làm trở nên cạnh tranh gay gắt hơn, đòi hỏi người lao động phải liên tục nâng cao kỹ năng để thích ứng. Về phía doanh nghiệp, mặc dù việc sa thải có thể giúp giảm chi phí ngắn hạn, nhưng lại có nguy cơ làm mất đi nhân tài và kinh nghiệm tích lũy, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dài hạn.Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, xu hướng sa thải có thể còn tiếp diễn trong 6-12 tháng tới, với các công ty thận trọng hơn trong việc tuyển dụng và mở rộng. Tuy nhiên, về dài hạn, thị trường lao động sẽ chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ, với nhu cầu ngày càng tăng về kỹ năng số và công nghệ cao. Xu hướng làm việc linh hoạt và từ xa cũng sẽ tiếp tục phát triển.Làn sóng lay off mạnh mẽ hơn từ cuối năm 2023Xem thêm:CPA là gì? Thông tin đầy đủ nhất về chứng chỉ CPA Việt NamHealing là gì? 3 hình thức healing phổ biến bạn nên biết3. Ảnh hưởng của layoff là gì?Sau khi hiểu rõ lay off là gì và xu hướng hiện tại của làn sóng sa thải, để giúp bạn nhận định rõ ràng hơn về những ảnh hưởng của nó đến người lao động, doanh nghiệp dưới đây là những phân tích chi tiết về ảnh hưởng của lay off. 3.1. Ảnh hưởng đối với người lao độngNgười lao động là những cá nhân ảnh hưởng trực tiếp bởi lay off nên hiểu lay off là gì và các tác động của nó là vô cùng cần thiết.Mất nguồn thu nhập chính: Việc sa thải hàng loạt thường dẫn đến việc mất đi nguồn thu nhập chính của nhiều người lao động. Điều này không chỉ gây ra khó khăn về tài chính ngay lập tức, mà còn có thể dẫn đến tình trạng nợ nần, đặc biệt đối với những người đã có gia đình hoặc đang gánh vác các trách nhiệm tài chính khác.Tổn thương tâm lý: Sự sa thải không chỉ là một cú sốc về mặt tài chính mà còn gây ra tổn thương tâm lý cho những người bị ảnh hưởng. Họ có thể trải qua cảm giác stress, lo âu, và mất tự tin. Cảm giác bị bỏ rơi và không được đánh giá cao trong công việc trước đó có thể ảnh hưởng lâu dài đến tinh thần và khả năng làm việc của họ.Khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới: Khi thị trường việc làm trở nên cạnh tranh hơn, việc tìm kiếm công việc mới trở thành một thách thức lớn đối với những người lao động vừa bị lay off. Họ không chỉ phải cạnh tranh với những người tìm việc khác mà còn có thể phải đối mặt với định kiến từ nhà tuyển dụng về việc họ bị sa thải.Lay off ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động 3.2. Ảnh hưởng đối với doanh nghiệpKhông chỉ người lao động mà chính doanh nghiệp cũng là những đơn vị chịu ảnh hưởng nặng nề của làn sóng lay off. Mất nguồn nhân lực có kinh nghiệm: Việc sa thải hàng loạt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất đi một phần lớn nhân lực có kinh nghiệm và kỹ năng và có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu: Hành động sa thải hàng loạt có thể làm tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường lao động. Điều này có thể khiến những ứng viên tiềm năng ngần ngại khi nghĩ đến việc gia nhập công ty, làm giảm sức hấp dẫn của thương hiệu nhà tuyển dụng.Khó khăn trong duy trì hoạt động: Việc sa thải nhân viên có thể làm giảm khả năng duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Thiếu hụt nhân lực có thể dẫn đến việc trì hoãn các dự án quan trọng hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ.Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản vì lay off4. Cách vượt qua tình trạng layoffHiểu bản chất tình trạng lay off là gì bạn sẽ thấy lay off không phải là vấn đề có thể giải quyết trong 1-2 ngày, chính vì thế bạn cần có những biện pháp ứng phó một cách hiệu quả. 4.1. Đối với người lao độngKhi đối mặt với tình trạng sa thải, người lao động cần hiểu lay off là gì, các tác động trực tiếp, gián tiếp của nó đến cá nhân mình, từ đó đưa ra những cách xử lý phù hợp. Quản lý tài chính cá nhânTrước tiên, việc lập kế hoạch tài chính khẩn cấp là điều vô cùng cần thiết. Người lao động cần có kế hoạch tài chính cho 3 - 6 tháng thất nghiệp, đảm bảo số tiền đó đủ để bạn duy trì các nhu cầu sống tối thiểu. Đồng thời trong giai đoạn này bạn nên xem xét cắt giảm các chi tiêu không cần thiết để giữ cho ngân sách cá nhân luôn ổn định. Đồng thời, bạn cũng nên trang bị thêm các kiến thức về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp mà nhà nước cung cấp để biết được quyền lợi và hỗ trợ tài chính có thể nhận được trong thời gian tìm kiếm việc làm mới.Phát triển bản thânHiểu bản chất lay off là gì, bạn sẽ nhận thấy khoảng thời gian này sẽ không có quá nhiều công việc bạn cần làm, do đó, đây chính là cơ hội để bạn nâng cao và phát triển các kỹ năng của bản thân. Bạn có thể tận dụng thời gian này để tham gia các khóa học trực tuyến, hội thảo, và chương trình đào tạo nhằm cải thiện kiến thức chuyên môn và cập nhật xu hướng trong lĩnh vực của mình. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng lực cá nhân mà còn tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động.Mở rộng mạng lướiNetworking là một yếu tố quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm mới. Người lao động nên tích cực tham gia các nhóm nghề nghiệp trực tuyến, diễn đàn chuyên ngành, và sự kiện kết nối để mở rộng mối quan hệ. Việc duy trì liên lạc với đồng nghiệp cũ, mentor và những người trong ngành có thể giúp họ tìm kiếm thông tin và cơ hội việc làm mới.Tìm kiếm cơ hội mớiTrong khi lay off, bạn nên dành thời gian để chăm chút CV của bản thân để đảm bảo các thông tin cá nhân, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của họ được phản ánh chính xác và hấp dẫn với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu, bạn có thể cân nhắc xem xét đến việc chuyển hướng nghề nghiệp hoặc khởi nghiệp nếu thấy phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân. Điều này vô cùng cần thiết khi bạn tìm hiểu cách vượt qua lay off là gì và tìm kiếm cơ hội mớiChăm sóc sức khỏe tinh thầnCuối cùng, để có khả năng vượt qua giai đoạn khó khăn, bạn cần duy trì sự khỏe mạnh về cả tinh thần và thể chất. Bạn hãy cố gắng tạo một lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc. Nếu cần thiết, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý từ gia đình, bạn bè hoặc các chuyên gia để có thể vượt qua cảm giác stress và lo âu.Cần có kế hoạch tài chính rõ ràng để chuẩn bị cho lay off4.2. Đối với các doanh nghiệpHiểu lay off là gì, bạn sẽ thấy chính doanh nghiệp cũng gặp khó khăn, để vượt qua thời kỳ này, doanh nghiệp có thể làm một số việc sau:Thực hiện lay off một cách có trách nhiệmKhi vấn đề lay off có thể xảy ra, doanh nghiệp nên nói rõ cho nhân viên về tình hình tài chính và lý do dẫn đến quyết định sa thải. Đồng thời, doanh nghiệp cần có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền lợi hợp pháp cho người lao động cũng như tư vấn, hỗ trợ về chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, nếu trong khả năng doanh nghiệp có thể hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới cho những người lao động bị sa thải thông qua các mối quan hệ của mình. Duy trì và nâng cao tinh thần nhân viên còn lạiSau khi sa thải, tinh thần của những nhân viên còn lại cũng cần được quan tâm. Doanh nghiệp nên tổ chức các buổi đối thoại mở để giải đáp thắc mắc và lo lắng của nhân viên. Bên cạnh đó, việc phân phối công việc một cách hợp lý, tránh tình trạng quá tải cho nhân viên cũng là điều cần thiết để duy trì sự cân bằng trong môi trường làm việc.Tối ưu hóa quy trình và nguồn lựcDoanh nghiệp cần rà soát và cải tiến quy trình làm việc để tăng cường hiệu suất làm việc. Đầu tư vào công nghệ và tự động hóa có thể giúp giảm bớt gánh nặng công việc cho nhân viên, đồng thời nâng cao năng suất.Chuẩn bị tốt cho tương laiNắm được bản chất lay off là gì, bạn sẽ hiểu đây không phải là một vấn đề kéo dài không có cách quyết, mà đến một giai đoạn nào đó thị trường sẽ hồi phục và tăng trưởng. Chính vì thế doanh nghiệp cần có những kế hoạch chi tiết để ứng phó với các biến động trong tương lại tránhngợp, thiếu chuẩn bị. Đức Tín Group đã giúp bạn giải đáp chi tiết cho câu hỏi Lay off là gì và phân tích tình hình cũng như đưa ra những giải pháp để bạn duy trì và khắc phục ảnh hưởng của làn sóng sa thải. Mong rằng với những thông tin này bạn có thể hiểu rõ vấn đề và trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết để vượt qua giai đoạn này2024-10-15 13:42:02