banner tin tuc Duc Tin

Thông tin chuyên ngành

slug img tin tuc

2024-12-04 09:22:35

Cách tính và tra cứu thuế thu nhập cá nhân cụ thể nhất

Thuế thu nhập cá nhân là một phần quan trọng trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Biết cách tra cứu, quản lý và hiểu rõ về loại thuế này giúp người lao động đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình, cũng như tránh các rắc rối pháp lý. Trong bài viết này của Đức Tín Group, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cách tra cứu thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn bạn cách tính toán thuế một cách chính xác.1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?Trước khi tìm hiểu tra cứu thuế thu nhập cá nhân, bạn cần hiểu rõ khái niệm về loại thuế này. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền mà cá nhân phải nộp vào ngân sách nhà nước, dựa trên thu nhập nhận được từ các nguồn khác nhau như lương, kinh doanh, đầu tư, hoặc tài sản.Đối tượng chịu thuế: Người lao động trong nước và ngoài nước có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.Mục đích thu thuế TNCN: Đảm bảo nguồn thu nhập cho ngân sách quốc gia cho các dịch vụ công như: giáo dục, y tế, an ninh - quốc phòng, phúc lợi và an sinh xã hội.Đóng thuế thu nhập cá nhân là việc mỗi cá nhân trích một khoản lương nộp vào ngân sách nhà nước2. Những lý do cần tra cứu thuế thu nhập cá nhânViệc tra cứu thuế thu nhập cá nhân không chỉ giúp bạn kiểm soát được số tiền đã đóng, mà còn đảm bảo tính minh bạch và đúng pháp luật. Một số lý do quan trọng để thực hiện tra cứu bao gồm:Kiểm tra số tiền thuế đã nộp: Đảm bảo rằng bạn đã đóng thuế đúng quy định.  Theo dõi trạng thái thuế: Đặc biệt hữu ích khi bạn cần hoàn thuế hoặc nộp bù.  Hỗ trợ quyết toán thuế: Dữ liệu tra cứu giúp bạn chuẩn bị hồ sơ quyết toán nhanh chóng.  Bảo vệ quyền lợi cá nhân: Phát hiện sai sót kịp thời nếu có sự nhầm lẫn trong khấu trừ hoặc tính toán thuế.3. Các cách tra cứu thuế thu nhập cá nhânHiện nay, việc tra cứu thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam có thể thực hiện thông qua nhiều phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Dưới đây là 03 cách tra cứu thuế TNCN phổ biến và hiệu quả nhất:Cách 1: Tra cứu thuế thu nhập cá nhân trên Trang Thuế điện tử của Tổng cục thuếTổng cục Thuế cung cấp một hệ thống trực tuyến để tra cứu thông tin về thuế thu nhập cá nhân. Các bước thực hiện như sau:Bước 1: Truy cập vào trang web chính thức của Tổng cục Thuế: https://thuedientu.gdt.gov.vn.Truy cập vào Website của Tổng cục ThuếBước 2: Chọn tab Cá nhân và chọn đăng nhập bằng một trong hai hình thức sau: Tài khoản Thuế điện tử hoặc Tài khoản Định danh điện tử (nếu chưa có tài khoản, bạn cần đăng ký).Chọn một trong hai hình thức đăng nhập ứng dụng thuế điện tử cá nhânBước 3: Chọn vào mục “Tra cứu” và tiếp tục chọn đến “Tra cứu nghĩa vụ thuế”.Chọn mục “Tra cứu” và chọn “Tra cứu nghĩa vụ thuế”Lúc này hệ thống hiển thị hai mục bao gồm:Mục I - Các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa và được miễn giảm, được xóa nợ, được hoàn, đã hoàn, còn được hoàn.Mục II - Các khoản còn phải nộp và nộp thừa, còn được hoàn đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.Tra cứu thuế thu nhập cá nhân, các khoản đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa,...Cách 2. Thực hiện tra cứu thuế thu nhập cá nhân trên ứng dụng eTax MobileỨng dụng Thuế điện tử eTax Mobile là công cụ tiện lợi để tra cứu và quản lý thông tin thuế ngay trên điện thoại. Để sử dụng:Cách tra cứu thuế thu nhập cá nhân bằng ứng dụng eTax MobileTải ứng dụng “eTax Mobile” từ Google Play (Áp dụng Hệ điều hành Android) hoặc App Store (áp dụng cho Hệ điều hành iOS).Đăng ký/đăng nhập bằng mã số thuế.Truy cập mục “Tra cứu nghĩa vụ thuế” để kiểm tra thông tin liên quan đến thuế thu nhập cá nhân.Cách 3: Tra cứu thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuếNếu gặp khó khăn trong việc tra cứu trực tuyến, bạn có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế nơi đăng ký mã số thuế để yêu cầu hỗ trợ. Đừng quên mang theo giấy tờ cá nhân như CCCD và mã số thuế khi đến làm việc.Xem thêm: Cách tính bảo hiểm thất nghiệp đơn giản, đầy đủ nhất4. Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân 2024 đầy đủKhi thực hiện tra cứu thuế thu nhập cá nhân, bạn cũng cần hiểu cách tính thuế để kiểm tra số liệu chính xác. Vây, đóng thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu? Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, người lao động có mức lương trên 132 triệu đồng/ năm hay 11 triệu đồng/ tháng cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân.Lưu ý: Dưới đây là công thức tính thuế thu nhập cá nhân cho trường hợp các cá nhân cư trú ký đồng lao động từ 03 tháng trở lên.Dựa theo Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điều 7, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thì thuế TNCN được tính theo công thức như sau:Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suấtTrong đó:Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn Thuế suất:Bậc thuếThu nhập tính thuế(triệu VNĐ/năm)Thu nhập tính thuế(triệu VNĐ/tháng)Thuế suất(%)1Đến 60Đến 552Trên 60 đến 120Trên 5 đến 10103Trên 120 đến 216Trên 10 đến 18154Trên 216 đến 384Trên 18 đến 32205Trên 384 đến 624Trên 32 đến 52256Trên 624 đến 960Trên 52 đến 80307Trên 960Trên 8035Hiểu rõ tra cứu thuế thu nhập cá nhân là một bước quan trọng giúp bạn kiểm soát tài chính và đảm bảo quyền lợi. Qua bài viết này của Đức Tín Group, hy vọng bạn đã nắm được cách tra cứu, tính toán thuế. Hãy thực hiện tra cứu định kỳ để luôn đảm bảo rằng các nghĩa vụ thuế của bạn được thực hiện đầy đủ và tuân theo các quy định pháp luật hiện hành.

slug img tin tuc

2024-12-04 09:22:35

Cách tính và tra cứu thuế thu nhập cá nhân cụ thể nhất

Thuế thu nhập cá nhân là một phần quan trọng trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Biết cách tra cứu, quản lý và hiểu rõ về loại thuế này giúp người lao động đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình, cũng như tránh các rắc rối pháp lý. Trong bài viết này của Đức Tín Group, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cách tra cứu thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn bạn cách tính toán thuế một cách chính xác.1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?Trước khi tìm hiểu tra cứu thuế thu nhập cá nhân, bạn cần hiểu rõ khái niệm về loại thuế này. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền mà cá nhân phải nộp vào ngân sách nhà nước, dựa trên thu nhập nhận được từ các nguồn khác nhau như lương, kinh doanh, đầu tư, hoặc tài sản.Đối tượng chịu thuế: Người lao động trong nước và ngoài nước có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.Mục đích thu thuế TNCN: Đảm bảo nguồn thu nhập cho ngân sách quốc gia cho các dịch vụ công như: giáo dục, y tế, an ninh - quốc phòng, phúc lợi và an sinh xã hội.Đóng thuế thu nhập cá nhân là việc mỗi cá nhân trích một khoản lương nộp vào ngân sách nhà nước2. Những lý do cần tra cứu thuế thu nhập cá nhânViệc tra cứu thuế thu nhập cá nhân không chỉ giúp bạn kiểm soát được số tiền đã đóng, mà còn đảm bảo tính minh bạch và đúng pháp luật. Một số lý do quan trọng để thực hiện tra cứu bao gồm:Kiểm tra số tiền thuế đã nộp: Đảm bảo rằng bạn đã đóng thuế đúng quy định.  Theo dõi trạng thái thuế: Đặc biệt hữu ích khi bạn cần hoàn thuế hoặc nộp bù.  Hỗ trợ quyết toán thuế: Dữ liệu tra cứu giúp bạn chuẩn bị hồ sơ quyết toán nhanh chóng.  Bảo vệ quyền lợi cá nhân: Phát hiện sai sót kịp thời nếu có sự nhầm lẫn trong khấu trừ hoặc tính toán thuế.3. Các cách tra cứu thuế thu nhập cá nhânHiện nay, việc tra cứu thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam có thể thực hiện thông qua nhiều phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Dưới đây là 03 cách tra cứu thuế TNCN phổ biến và hiệu quả nhất:Cách 1: Tra cứu thuế thu nhập cá nhân trên Trang Thuế điện tử của Tổng cục thuếTổng cục Thuế cung cấp một hệ thống trực tuyến để tra cứu thông tin về thuế thu nhập cá nhân. Các bước thực hiện như sau:Bước 1: Truy cập vào trang web chính thức của Tổng cục Thuế: https://thuedientu.gdt.gov.vn.Truy cập vào Website của Tổng cục ThuếBước 2: Chọn tab Cá nhân và chọn đăng nhập bằng một trong hai hình thức sau: Tài khoản Thuế điện tử hoặc Tài khoản Định danh điện tử (nếu chưa có tài khoản, bạn cần đăng ký).Chọn một trong hai hình thức đăng nhập ứng dụng thuế điện tử cá nhânBước 3: Chọn vào mục “Tra cứu” và tiếp tục chọn đến “Tra cứu nghĩa vụ thuế”.Chọn mục “Tra cứu” và chọn “Tra cứu nghĩa vụ thuế”Lúc này hệ thống hiển thị hai mục bao gồm:Mục I - Các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa và được miễn giảm, được xóa nợ, được hoàn, đã hoàn, còn được hoàn.Mục II - Các khoản còn phải nộp và nộp thừa, còn được hoàn đã được ghi nhận trong hệ thống ứng dụng quản lý thuế.Tra cứu thuế thu nhập cá nhân, các khoản đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa,...Cách 2. Thực hiện tra cứu thuế thu nhập cá nhân trên ứng dụng eTax MobileỨng dụng Thuế điện tử eTax Mobile là công cụ tiện lợi để tra cứu và quản lý thông tin thuế ngay trên điện thoại. Để sử dụng:Cách tra cứu thuế thu nhập cá nhân bằng ứng dụng eTax MobileTải ứng dụng “eTax Mobile” từ Google Play (Áp dụng Hệ điều hành Android) hoặc App Store (áp dụng cho Hệ điều hành iOS).Đăng ký/đăng nhập bằng mã số thuế.Truy cập mục “Tra cứu nghĩa vụ thuế” để kiểm tra thông tin liên quan đến thuế thu nhập cá nhân.Cách 3: Tra cứu thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuếNếu gặp khó khăn trong việc tra cứu trực tuyến, bạn có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế nơi đăng ký mã số thuế để yêu cầu hỗ trợ. Đừng quên mang theo giấy tờ cá nhân như CCCD và mã số thuế khi đến làm việc.Xem thêm: Cách tính bảo hiểm thất nghiệp đơn giản, đầy đủ nhất4. Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân 2024 đầy đủKhi thực hiện tra cứu thuế thu nhập cá nhân, bạn cũng cần hiểu cách tính thuế để kiểm tra số liệu chính xác. Vây, đóng thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu? Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, người lao động có mức lương trên 132 triệu đồng/ năm hay 11 triệu đồng/ tháng cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân.Lưu ý: Dưới đây là công thức tính thuế thu nhập cá nhân cho trường hợp các cá nhân cư trú ký đồng lao động từ 03 tháng trở lên.Dựa theo Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điều 7, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thì thuế TNCN được tính theo công thức như sau:Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suấtTrong đó:Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn Thuế suất:Bậc thuếThu nhập tính thuế(triệu VNĐ/năm)Thu nhập tính thuế(triệu VNĐ/tháng)Thuế suất(%)1Đến 60Đến 552Trên 60 đến 120Trên 5 đến 10103Trên 120 đến 216Trên 10 đến 18154Trên 216 đến 384Trên 18 đến 32205Trên 384 đến 624Trên 32 đến 52256Trên 624 đến 960Trên 52 đến 80307Trên 960Trên 8035Hiểu rõ tra cứu thuế thu nhập cá nhân là một bước quan trọng giúp bạn kiểm soát tài chính và đảm bảo quyền lợi. Qua bài viết này của Đức Tín Group, hy vọng bạn đã nắm được cách tra cứu, tính toán thuế. Hãy thực hiện tra cứu định kỳ để luôn đảm bảo rằng các nghĩa vụ thuế của bạn được thực hiện đầy đủ và tuân theo các quy định pháp luật hiện hành.
slug img tin tuc

2024-12-03 09:50:29

Định hướng nghề nghiệp: Chìa khóa thành công trong sự nghiệp của bạn

Trong xã hội hiện đại, việc chọn nghề không chỉ đơn thuần là chọn một công việc mà còn là quyết định con đường phát triển lâu dài. Chính vì vậy, định hướng nghề nghiệp đã trở thành một bước quan trọng để mỗi cá nhân tìm ra con đường đúng đắn cho bản thân. Bài viết này của Đức Tín Group sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của định hướng nghề nghiệp, các bước cần thực hiện và lời khuyên thiết thực để xây dựng một con đường sự nghiệp thành công.1. Định hướng nghề nghiệp là gì?Định hướng nghề nghiệp là quá trình xác định một lộ trình nghề nghiệp phù hợp với bản thân dựa trên các yếu tố như khả năng, năng lực, sở thích, tính cách và xu hướng thị trường lao động. Đây không chỉ đơn thuần là chọn một công việc, mà còn là sự định hình mục tiêu nghề nghiệp dài hạn và chiến lược phát triển bản thân để đạt được thành công trong sự nghiệp.Việc định hướng nghề nghiệp không chỉ cần thiết cho người trẻ, mà còn quan trọng đối với những người đang muốn thay đổi công việc hoặc chuyển hướng sang một lĩnh vực mới hoàn toàn mới.2. Tại sao cần định hướng nghề nghiệp đúng đắn?Việc định hướng nghề nghiệp mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển cá nhân và thành công lâu dài. Đây là nền tảng để bạn có thể phát huy tối đa năng lực của mình trong bất kỳ lĩnh vực nào.Buổi định hướng nghề nghiệp tại trường Đại học Ngoại thươngTiết kiệm thời gian và nguồn lựcKhi đã có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ biết chính xác mình cần làm gì và làm như thế nào. Điều này giúp tiết kiệm thời gian thử nghiệm những công việc không phù hợp, đồng thời tránh được việc tiêu tốn thời gian vào những lộ trình không mang lại kết quả.Tăng khả năng thành công trong sự nghiệpLựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với khả năng và sở thích sẽ tạo điều kiện để bạn đạt được thành công một cách dễ dàng hơn. Điều này không chỉ giúp bạn có được một công việc ổn định mà còn mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.Giúp bạn phát huy tối đa tiềm năngMỗi cá nhân đều sở hữu những điểm mạnh riêng biệt. Do vậy mà việc định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp bạn phát huy được những khả năng tốt nhất của mình, từ đó tăng cường sự tự tin và cảm giác hài lòng trong công việc.3. Cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai với 5 bước chi tiếtĐể có thể lựa chọn đúng con đường sự nghiệp, bạn cần thực hiện một cách có hệ thống với các bước cụ thể. Quá trình này đòi hỏi sự đầu tư thời gian, sự tìm hiểu và một chút kiên nhẫn.Hiểu rõ bản thânTrước tiên, bạn cần hiểu rõ về khả năng, sở thích và giá trị của bản thân. Đây là nền tảng giúp bạn lựa chọn công việc phù hợp, đồng thời tránh được cảm giác chán nản hay thất vọng khi công việc không đáp ứng được kỳ vọng.Tôi thích làm gì? (Sở thích cá nhân)Tôi có những kỹ năng gì? (Điểm mạnh và khả năng nổi bật)Tôi coi trọng điều gì trong công việc? (Giá trị cá nhân: tài chính, sự cân bằng, hay cơ hội phát triển)Để trả lời những câu hỏi này, bạn có thể sử dụng các bài kiểm tra tính cách như MBTI, mô hình DISC hoặc tham gia tư vấn từ chuyên gia.Hiểu rõ năng lực, kỹ năng và sở thích của bản thân khi định hướng nghề nghiệpNghiên cứu thị trường lao độngSau khi hiểu rõ bản thân, bạn cần tìm hiểu về các ngành nghề tiềm năng trên thị trường lao động. Quá trình này bao gồm việc xem xét các yếu tố như nhu cầu tuyển dụng, mức thu nhập và triển vọng nghề nghiệp.Ví dụ, nếu bạn yêu thích công nghệ, các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), lập trình hoặc thiết kế đồ họa UX/UI đang có tiềm năng lớn trong tương lai. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc đến các yếu tố như yêu cầu công việc và môi trường làm việc để đưa ra lựa chọn phù hợp.Đặt ra các mục tiêu cụ thểMột mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ giúp bạn đi đúng hướng và tập trung nguồn lực để đạt được kết quả tốt nhất. Khi đặt mục tiêu, hãy đảm bảo rằng chúng đáp ứng mô hình SMART:S: Cụ thể (Specific)M: Có thể đo lường được (Measurable)A: Khả thi (Achievable)R: Phù hợp với định hướng (Relevant)T: Có thời hạn (Time-bound)Ví dụ: “Trong vòng 3 năm, tôi sẽ trở thành trưởng nhóm marketing tại một công ty truyền thông ABC”.Đặt mục tiêu nghề nghiệp cụ thể theo nguyên tắc SMARTLập kế hoạch hành độngKế hoạch hành động chi tiết là cầu nối giữa mục tiêu và thực tế. Hãy chia nhỏ các bước thực hiện, từ việc học hỏi thêm kiến thức, phát triển kỹ năng, đến việc xây dựng mối quan hệ trong ngành.Đăng ký các khóa học để nâng cao chuyên môn.Tham gia hội thảo, sự kiện chuyên ngành.Tìm kiếm cơ hội thực tập hoặc làm việc bán thời gian để tích lũy kinh nghiệm.Điều chỉnh khi cần thiếtKhông phải lúc nào con đường sự nghiệp cũng diễn ra theo kế hoạch ban đầu. Nếu nhận thấy mình không phù hợp với công việc hiện tại, đừng ngần ngại thay đổi bản thân và thử sức khỏe lĩnh vực mới.Xem thêm:Workshop là gì? 7 bước để tổ chức 1 buổi Workshop thành côngTuyển dụng nhân sự là gì? Vai trò và quy trình tuyển dụng nhân sự4. 05 sai lầm thường gặp khi định hướng nghề nghiệp Mặc dù rất quan trọng nhưng nhiều người vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến trong quá trình định hướng nghề nghiệp bản thân. Những sai lầm này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của bạn.Chọn nghề theo xu hướngNhiều người lựa chọn những nghề nghiệp có thu nhập cao sau khi ra trường. Tuy nhiên, nếu nghề nghiệp đó không phù hợp với mình, bạn sẽ dễ chán nản và dẫn đến bỏ cuộc giữa chừng.Hãy chọn ngành nghề theo sở tích và năng lực, tránh chọn ngành theo xu hướngChọn nghề theo sự sắp xếp của gia đình hay rủ rê của bạn bèLỗi này thường gặp khi bạn không biết bản thân thích và làm gì, không có đam mê và chính kiến. Nếu không phù hợp với ngành nghề bạn sẽ lãng phí thời gian để làm lại từ đầu.Chọn nghề không đúng  với năng lực và sở thíchKhi bạn chọn nghề không phù hợp với hai yếu tố này sẽ rất dễ gây sự chán nản, thiếu động lực trong công việc, dễ bỏ cuộc vì đuối sức nếu ngành nghề quá khó với năng lực của bản thân.Thiếu tìm hiểu về ngành nghềKhông nghiên cứu kỹ về yêu cầu, điều kiện và xu hướng của công việc khiến bạn có thể chọn sai hướng. Để tránh điều này, hãy dành thời gian tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn đáng tin cậy.Sợ thay đổiSự ổn định đôi khi làm bạn ngại thay đổi dù công việc hiện tại không còn phù hợp. Tuy nhiên, việc dám bước ra khỏi vùng an toàn sẽ mang lại những cơ hội mới để phát triển.5. Lời khuyên để định hướng nghề nghiệp đúng đắnNhận sự tư vấn từ các chuyên gia thông qua các buổi hội thảo định hướng nghề nghiệpLuôn trau dồi và bổ sung kiến thức: Thị trường lao động thay đổi nhanh chóng. Để giữ vững lợi thế cạnh tranh, bạn cần không ngừng học hỏi và nâng cao kỹ năng.Tìm kiếm sự tư vấn: Nếu không chắc chắn, hãy tìm đến các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp hoặc tham gia các hội thảo, chương trình đào tạo.Đừng sợ thử thách: Những trải nghiệm mới, dù thành công hay thất bại, đều mang lại bài học quý giá giúp bạn hoàn thiện bản thân và định hướng rõ ràng hơn.Việc định hướng nghề nghiệp đúng đắn không chỉ giúp bạn chọn lựa công việc phù hợp mà còn là nền tảng để xây dựng một sự nghiệp bền vững. Hãy dành thời gian hiểu rõ bản thân, nghiên cứu kỹ lưỡng và đặt mục tiêu cụ thể để đạt được thành công. Chỉ cần kiên trì và không ngừng học hỏi, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy con đường nghề nghiệp lý tưởng cho riêng mình.
slug img tin tuc

2024-12-03 09:39:32

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2025 dễ hiểu nhất

Người tham gia bảo hiểm xã hội có quyền rút BHXH một lần khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của BHXH Việt Nam. Bài viết này Đức Tín Group sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần, từ phương pháp thủ công đến cách tính online, đảm bảo dễ hiểu và thuận tiện thực hiện.1. Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?Bảo hiểm xã hội 1 lần là khoản trợ cấp mà người lao động được nhận sau khi chấm dứt quá trình tham gia bảo hiểm, nếu đáp ứng một số điều kiện theo quy định. Đây là hình thức thanh toán một lần toàn bộ quyền lợi BHXH mà người lao động tích lũy trong suốt thời gian làm việc.Theo Khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13, người lao động có thể rút bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau:Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH.Đủ 55 tuổi, chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ ở xã, phường).Ra nước ngoài để định cư.Mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và các bệnh khác theo quy định Bộ Y tế.Công an, bộ đội phục viên, xuất ngũ, thôi việc nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu.Tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện sau 1 năm nghỉ việc nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH.Tìm hiểu cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần rõ ràng và đầy đủ nhất năm 20252. Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lầnTrong cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2025, cần sử dụng công thức theo quy định tại Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, với các yếu tố sau:Công thức tính tiền BHXH một lần:Mức hưởng = Mbqtl x [(1,5 x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x thời gian đóng BHXH sau 2014)]Trong đó:Thời gian đóng BHXH trước 2014 là số tháng đóng BHXH trước năm 2014.Thời gian đóng BHXH sau 2014 là số tháng đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, tính theo công thức:Mbqtl = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Hệ số trượt giá) / Tổng số tháng đóng BHXH.Hệ số trượt giá: Mức điều chỉnh hàng năm áp dụng theo Thông tư số 1/2023/TT-BLĐTBXH.Trường hợp chưa đủ 1 năm đóng BHXH: Nếu thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm, mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 22% tổng mức tiền lương tháng đóng BHXH. Trường hợp đóng dưới 6 tháng sẽ được tính là 0,5 năm.Trên đây là cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần đầy đủ và chi tiết theo quy định năm 2025.Xem thêm:Hướng dẫn cách viết đơn xin việc giúp bạn ứng tuyển thành côngHướng dẫn cách viết biên bản bàn giao công việc3. Ví dụ về cách tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lầnVí dụ về tính BHXH 1 lần của anh A: Anh A có tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trong các giai đoạn như sau:Giai đoạn 1: Từ tháng 1/2022- 12/2022: Mức đóng thu nhập BHXH: 5,008,000 đồng.Giai đoạn 2: Từ tháng 1/2023 đến 5/2024: Mức đóng thu nhập đóng BHXH: 5,100,000 đồng.Chi tiết cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần của anh A như sau:Thời gian tham BHXH: 2 năm 5 tháng (tức 29 tháng)Thời gian tham gia BHXH trước năm 2014: 0 tháng.Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi: 2 năm 5 tháng.Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:Mbqtl = (mức lương đóng BHXH x hệ số trượt giá x số tháng)/tổng số thángTiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH của anh A được thể hiện như sau:Giai đoạn đóng từ 1/2022 đến 12/2022: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5,008,000 đồng - Hệ số trượt giá: 1.035,008,000 x 1.03 x 12 = 61,898,880 đồngGiai đoạn đóng từ 1/2023 đến 12/2023: Thời gian 12 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5,100,000 đồng - Hệ số trượt giá: 15,100,000 x 1 x 12 = 61,200,000 đồngGiai đoạn đóng từ 1/2024 đến 5/2024: Thời gian 5 tháng - Mức tiền lương đóng BHXH: 5,100,000 đồng - Hệ số trượt giá: 15,100,000 x 1 x 5 = 25,500,000 đồngTổng mức tiền lương đóng BHXH = 61,898,880 + 61,200,000 + 25,500,000 = 148,598,880 đồngMức bình quân tiền lương đóng BHXH:Mbqtl = Tổng mức tiền lương đóng BHXH / tổng số tháng =148,598,880/29=5,124,099 đồngMức hưởng BHXH một lần: Mức hưởng = Mbqtl x [(1,5 x Số năm đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Số năm đóng BHXH sau năm 2014)].Đóng dưới 1 năm mức hưởng = 22% x số tháng x tiền lương đóng theo tháng.Như vậy, dựa theo cách tính bảo hiểm xã hội lãnh 1 lần thì mức hưởng BHXH 1 lần là:Mức hưởng = 5,124,099x (1.5x0 + 2x2.5)= 25,620,495 đồngKết luận: Số tiền bảo hiểm xã hội mà anh A sẽ nhận được khi rút bảo hiểm xã hội vào 6/2024 là: 25,620,495 đồng.4. Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần onlineĐể tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được chính xác nhất và tiết kiệm thời gian, người tham gia bảo hiểm xã hội có thể sử dụng công cụ hoặc phần mềm tính bảo hiểm xã hội 1 lần.  Bạn có thể click vào trang web https://thuvienphapluat.vn để tra cứu nhanh mức tiền hưởng bảo hiểm xã hội của mình:Truy cập thuvienphapluat.vn để tính bảo hiểm xã hội một lần nhanh chóng nhấtHiểu rõ cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần là điều cần thiết để đảm bảo quyền lợi tối đa cho người lao động. Dựa trên số năm đóng và mức bình quân tiền lương, bạn có thể dễ dàng tính toán số tiền mà mình được nhận. Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định rút BHXH 1 lần, vì quyết định này ảnh hưởng lớn đến quyền lợi dài hạn như lương hưu và bảo hiểm y tế.Hy vọng rằng bài viết của Đức Tín Group đã cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần và các thông tin hữu ích liên quan. Hãy đảm bảo bạn tuân thủ đầy đủ thủ tục và quy định để nhận được quyền lợi tốt nhất!
slug img tin tuc

2024-12-03 09:22:58

Tháp nhu cầu Maslow: Khám phá lý thuyết động lực kinh điển

Tháp nhu cầu Maslow là một trong những lý thuyết nổi tiếng và được ứng dụng rộng rãi nhất trong tâm lý học. Được phát triển bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow vào năm 1943, lý thuyết này mô tả động lực của con người thông qua một hệ thống phân cấp các nhu cầu. Trong bài viết này, Đức Tín Group sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về mô hình này, từ khái niệm cơ bản đến cách áp dụng vào thực tế cuộc sống.1. Tháp nhu cầu Maslow là gì?Tháp nhu cầu Maslow là một mô hình mô tả các cấp bậc nhu cầu của con người, từ các nhu cầu cơ bản nhất đến các nhu cầu cao cấp hơn. Maslow cho rằng con người có những nhu cầu cần được thỏa mãn theo một trật tự nhất định, từ nhu cầu sinh tồn đến nhu cầu tự thể hiện, phát triển bản thân.Vậy, tháp nhu cầu maslow có mấy bậc? Mô hình này thường được biểu diễn dưới dạng một kim tự tháp với năm tầng, bao gồm:Nhu cầu sinh lý (Physiological needs)Nhu cầu an toàn (Safety needs)Nhu cầu xã hội (Love and belonging needs)Nhu cầu được tôn trọng (Esteem needs)Nhu cầu tự thể hiện (Self-actualization needs)Tháp nhu cầu Maslow là mô hình mô tả 5 bậc nhu cầu của con ngườiÝ nghĩa: Tháp nhu cầu Maslow được đánh giá cao nhờ khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong quản trị như Marketing, quản trị nhân sự, đào tạo,... Bên cạnh đó, mô hình này còn được sử dụng để lý giải các hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày.2. 5 tầng bậc trong tháp nhu cầu MaslowTầng 1: Nhu cầu sinh lýNhu cầu sinh lý là nền tảng của tháp nhu cầu Maslow. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất để duy trì sự sống, giúp con người tồn tại bao gồm:Thức ăn, nước uốngKhông khí để thởNgủ nghỉ, sinh hoạtNếu các nhu cầu sinh lý này không được đáp ứng, con người không thể tập trung vào những nhu cầu khác. Ví dụ, một người bị đói hoặc khát sẽ ưu tiên tìm kiếm thức ăn trước khi quan tâm đến các khía cạnh xã hội hay sự phát triển bản thân.Nhu cầu sinh lý trong tháp nhu cầu MaslowTầng 2: Nhu cầu an toànKhi nhu cầu sinh lý được thỏa mãn, con người sẽ tìm kiếm sự an toàn và đây cũng là tầng thứ hai trong tháp nhu cầu Maslow. Nhu cầu này bao gồm:An toàn về thân thể và sức khỏeAn toàn về tài chính (công việc, thu nhập ổn định)An toàn về môi trường sống (nhà ở, điều kiện tự nhiên)An toàn về tính mạng, tránh xa nguy cơ hoặc mối đe dọa, bạo lực, bất côngViệc đáp ứng các nhu cầu đảm bảo an toàn cũng chính là điều cần thiết để con người có thể sống và phát triển một cách bình yên và hạnh phúc. Trong tháp nhu cầu của Maslow, tầng 2 này thể hiện con người quan tâm đến sức khỏe hơn, họ ưu tiên lựa chọn những nơi đảm bảo chất lượng để tiêu dùng.Nhu cầu an toàn trong tháp MaslowTầng 3: Nhu cầu xã hộiTầng thứ ba của tháp nhu cầu Maslow tập trung vào nhu cầu xã hội. Đây là nhu cầu kết nối với người khác, bao gồm:Tình bạn, tình yêuMối quan hệ gia đìnhĐồng nghiệpNhóm cộng đồngNhu cầu xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tinh thần. Thiếu sự kết nối xã hội có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, buồn bã, chán nản hoặc các vấn đề tâm lý khác.Nhu cầu xã hộiTầng 4: Nhu cầu được tôn trọngKhi các nhu cầu cơ bản và xã hội được thỏa mãn, con người bắt đầu tìm kiếm sự công nhận và tôn trọng. Tầng này trong tháp nhu cầu Maslow bao gồm:Sự tự tôn (cảm giác tự hào, tự trọng đối với bản thân)Sự tôn trọng từ người khác (được ghi nhận, khen ngợi)Nhu cầu được tôn trọng có thể xuất hiện qua việc con người muốn đạt thành tựu cá nhân, được đánh giá cao trong công việc hoặc vai trò xã hội. Tuy nhiên, để đạt được điều này, con người phải cố gắng, nỗ lực để phát triển bản thân về năng lực chuyên môn và phẩm chất. Khi bạn có những thành tích và kết quả xứng đáng sẽ được người khác tôn trọng hơn.Nhu cầu được tôn trọngTầng 5: Nhu cầu tự thể hiệnTầng cao nhất của tháp nhu cầu Maslow là nhu cầu tự thể hiện bản thân. Đây là giai đoạn con người phát huy tối đa khả năng của mình, sống đúng với giá trị và mục đích cá nhân. Nhu cầu này bao gồm:Theo đuổi đam mêPhát triển sáng tạoĐóng góp cho xã hộiTìm kiếm ý nghĩa cuộc sốngNhu cầu tự thể hiện này xuất hiện sau khi 4 cấp bậc trước đã được đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với 4 nhu cầu trước là nó không xuất phát từ sự thiếu hụt mà được thúc đẩy bởi khát vọng phát triển và hoàn thiện bản thân của mỗi cá nhân.Nhu cầu tự thể hiện trong tháp Maslow3. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong thực tiễnỨng dụng tháp nhu cầu Maslow trong MarketingXác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Dựa vào tháp nhu cầu Maslow, doanh nghiệp dễ dàng xác định khách hàng mục tiêu. Ví dụ, sản phẩm đáp ứng nhu cầu an toàn sẽ thu hút những khách hàng chú trọng vào tự bảo vệ bản thân.Tùy chỉnh thông điệp: Thông điệp Marketing được xây dựng dựa trên từng cấp bậc nhu cầu, từ cơ bản như an toàn đến cao cấp như tự hoàn thiện bản thân. Ví dụ nếu khách hàng đang ở giai đoạn cơ bản thì doanh nghiệp sẽ tập trung sản phẩm hay dịch vụ vào các yếu tố sinh lý hoặc an toàn.Phát triển sản phẩm phù hợp: Mô hình giúp định hướng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu, insight của khách hàng ở từng giai đoạn.Tăng cường hiệu quả tiếp thị: Tập trung nguồn lực vào các nhu cầu cốt lõi, từ đó nâng cao hiệu quả chiến lược Marketing.Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh bán hàngDựa vào tháp nhu cầu Maslow để  tạo giá trị và lòng tin cho khách hàngXác định nhu cầu khách hàng: Hiểu rõ nhu cầu cơ bản và cao cấp của khách hàng giúp đề xuất giải pháp tối ưu.Tạo giá trị thực sự: Cung cấp sản phẩm chất lượng và phù hợp để xây dựng lòng tin và quan hệ bền vững với khách hàng.Hỗ trợ nhân viên: Đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân viên giúp họ tập trung nâng cao hiệu quả bán hàng.Tăng tương tác với khách hàng: Hiểu nhu cầu khách hàng để giao tiếp hiệu quả và thúc đẩy động lực mua hàng.Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trịHiểu động lực nhân viên: Lãnh đạo có thể xây dựng chính sách phù hợp, đáp ứng nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao của nhân viên.Khuyến khích phát triển cá nhân: Tạo cơ hội đào tạo và phát triển để nhân viên cảm thấy được ghi nhận và đóng góp.Xây dựng môi trường tích cực: Đáp ứng nhu cầu cơ bản và khuyến khích giao tiếp, hợp tác trong tổ chức.Tăng lòng trung thành: Đáp ứng nhu cầu toàn diện giúp nhân viên gắn bó và cam kết lâu dài với tổ chức.Xem thêm: Bật mí 5 chức năng của quản trị quan trọng khi điều hành doanh nghiệp4. Những ưu điểm và hạn chế của tháp nhu cầu MaslowMặc dù thap nhu cầu Maslow là một lý thuyết rất hữu ichs, nhưng nó cũng có sai lệch và gây tranh cãi. Dưới đây là những ưu điểm và mặt còn hạn chế khi áp dụng tháp nhu cầu Maslow:Tháp nhu cầu Maslow mang tính tương đối, không áp dụng chính xác cho tất cả mọi ngườiƯu điểm của tháp nhu cầu Maslow:Dễ hiểu, dễ áp dụng: Mô hình đơn giản, trực quan, phù hợp nhiều lĩnh vực.Tập trung vào con người: Nhấn mạnh nhu cầu và động lực cá nhân.Linh hoạt: Có thể điều chỉnh theo từng nhóm đối tượng hoặc tình huống cụ thể.Hạn chế của tháp nhu cầu Maslow:Không phải lúc nào các nhu cầu cũng theo trật tự: Trong thực tế, con người có thể đồng thời quan tâm đến nhiều nhu cầu khác nhau.Không áp dụng chung cho mọi người: Mỗi cá nhân có thể có ưu tiên nhu cầu khác nhau dựa trên văn hóa, hoàn cảnh sống.Tháp nhu cầu Maslow là một công cụ mạnh mẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về các nhu cầu con người. Việc áp dụng tháp nhu cầu Maslow không chỉ giúp cải thiện cá nhân mà còn thúc đẩy sự thành công trong kinh doanh, chiến lược và quản trị nhân sự. Hy vọng rằng bài viết này của Đức Tín Group đã cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện và sâu sắc về lý thuyết kinh điển này!
slug img tin tuc

2024-11-14 06:22:35

Sơ yếu lý lịch xin việc là gì? Hướng dẫn cách viết chuẩn xác

Sơ yếu lý lịch xin việc là tài liệu quan trọng trong quá trình ứng tuyển, giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về bạn. Một bản sơ yếu lý lịch đầy đủ và chuyên nghiệp sẽ tăng cơ hội được phỏng vấn. Trong bài viết này, Đức Tín Group sẽ giúp bạn hiểu sơ yếu lý lịch xin việc là gì và hướng dẫn bạn cách viết một bản cơ yếu lý lịch ấn tượng và chính xác.1. Sơ yếu lý lịch xin việc là gì?Sơ yếu lý lịch xin việc là một tài liệu cung cấp tóm tắt đầy đủ về thông tin cá nhân, nhân thân, trình độ học vấn, quá trình học tập và quá trình công tác Đây là một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc, giúp nhà tuyển dụng nắm bắt nhanh chóng các thông tin cơ bản và quan trọng nhất về ứng viên.Sơ yếu lý lịch xin việc là tài liệu cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản về ứng viên2. Vì sao sơ yếu lý lịch xin việc quan trọng?Dù không phải là yếu tố duy nhất quyết định việc được tuyển dụng, nhưng sơ yếu lý lịch xin việc là công cụ đầu tiên để nhà tuyển dụng đánh giá và quyết định xem có nên tiếp tục xem xét ứng viên hay không. Vậy tại sao một sơ yếu lý lịch lại quan trọng đến như vậy?Tạo ấn tượng ban đầuSơ yếu lý lịch thường là tài liệu đầu tiên mà nhà tuyển dụng đọc để tìm hiểu về ứng viên. Một bản lý lịch gọn gàng, chi tiết và không có sai sót tạo ấn tượng tích cực, thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Ngược lại, lý lịch thiếu sót hoặc không rõ ràng có thể khiến ứng viên bị đánh giá thấp, dù có tiềm năng.Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xácSơ yếu lý lịch giúp nhà tuyển dụng nắm bắt nhanh thông tin quan trọng như họ tên, ngày sinh, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc. Những dữ liệu này cần thiết để xác minh danh tính và đánh giá năng lực của ứng viên. Nếu thông tin thiếu hoặc không chính xác, nhà tuyển dụng sẽ khó đưa ra đánh giá đúng đắn.Đánh giá mức độ phù hợp với vị trí công việcThông tin học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng trong sơ yếu lý lịch cho phép nhà tuyển dụng so sánh nhanh với yêu cầu công việc. Điều này giúp họ xác định ứng viên có phù hợp với vai trò và văn hóa công ty không. Một lý lịch được viết tốt làm nổi bật điểm mạnh và chứng minh bạn là ứng viên lý tưởng.3. Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch xin việc đúng chuẩnViết sơ yếu lý lịch xin việc có thể dễ dàng khi bạn sử dụng các mẫu có sẵn, nhưng để hồ sơ của bạn trở nên nổi bật và có giá trị hơn, bạn cần điền thông tin một cách chi tiết, đầy đủ và chính xác. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể để viết sơ yếu lý lịch xin việc gây đúng chuẩn:Phần thông tin cá nhânĐây là phần đầu tiên và cũng rất quan trọng trong sơ yếu lý lịch vì nó cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin cơ bản để nhận diện và liên lạc với bạn.Ghi đầy đủ thông tin cá nhân vào trang đầu tiên của sơ yếu lý lịchHọ và tên: Ghi họ và tên đúng như trên CMND hoặc CCCD của bạn. Họ tên phải được viết in hoa để thể hiện sự rõ ràng và đúng quy cách.Giới tính: Chọn và điền giới tính của bạn, cụ thể là Nam hoặc Nữ, theo đúng thực tế.Ngày tháng năm sinh: Ghi chính xác ngày tháng năm sinh giống như thông tin trong giấy tờ tùy thân để đảm bảo tính hợp lệ.Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Ghi rõ địa chỉ chi tiết bao gồm số nhà, đường/phố (hoặc ấp), phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố theo thông tin đã đăng ký trong hộ khẩu.Chứng minh nhân dân hoặc CCCD: Ghi số Căn cước công dân (CCCD), kèm theo nơi cấp và ngày cấp theo đúng thông tin có trên giấy tờ.Số điện thoại liên hệ: Bạn có thể điền số di động hoặc số nhà riêng, nhưng ưu tiên số di động để dễ dàng liên lạc.Người liên hệ khi cần báo tin: Ghi rõ tên, địa chỉ và số điện thoại của người thân như cha mẹ hoặc anh chị em để liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.Xem thêm:Hướng dẫn cách viết đơn xin việc giúp bạn ứng tuyển thành côngPortfolio là gì? Cách thiết kế portfolio thu hút, mang bản sắc riêngTrang 2 của sơ yếu lý lịch xin việcMẫu viết sơ yếu lý lịch xin việcHọ và tên: Viết đúng theo CCCD, toàn bộ bằng chữ in hoa.Bí danh & Tên thường gọi: Điền bí danh hoặc tên hay dùng. Nếu không có, ghi “-/-”.Ngày tháng năm và nơi sinh: Điền chính xác như trên giấy khai sinh.Nơi sinh: Ghi theo thông tin nguyên quán trên CCCD.Hộ khẩu thường trú hiện tại: Ghi đúng như đã điền ở phần trước.Dân tộc: Ghi tên dân tộc như trong giấy tờ, ví dụ: “Kinh”.Tôn giáo: Ghi rõ tôn giáo của bạn, nếu không có thì ghi “Không”.Thành phần bản thân hiện nay: Ghi rõ: nông dân, công nhân, viên chức, doanh nhân, hoặc trí thức.Trình độ văn hóa: Ghi “12/12” cho THPT, “Cử nhân” cho đại học, hoặc theo văn bằng cao nhất.Ngoại ngữ: Ghi trình độ: Cơ bản, Trung cấp, hoặc Cao cấp, hoặc chứng chỉ cụ thể như IELTS, TOEIC.Trình độ chuyên môn: Ghi rõ chuyên môn cao nhất, ví dụ: Kỹ sư CNTT, Cử nhân Luật.Loại hình đào tạo: Chọn: Chính quy, tại chức, đào tạo nghề, bồi dưỡng chuyên đề, v.v.Chuyên ngành đào tạo: Ghi tên chuyên ngành theo bằng cấp đã nhận.Ngày và nơi kết nạp Đảng: Điền nơi và ngày vào Đảng, nếu chưa có, ghi “-/-”.Ngày và nơi kết nạp Đoàn: Điền theo sổ Đoàn, chính xác và đầy đủ.Tình hình sức khỏe: Ghi theo kết quả khám sức khỏe chính thức.Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn: Ghi bằng cấp và chuyên ngành hoặc nghề nghiệp cụ thể.Cấp bậc và Lương: Điền thông tin cấp bậc và mức lương hiện tại.Tình trạng nhập ngũ: Ghi chi tiết nếu đã nhập ngũ, nếu không thì ghi “-/-”.Hoàn cảnh gia đìnhGhi đầy đủ họ tên của các thành viên trong gia đình theo CCCD hoặc giấy khai sinh. Đối với các câu hỏi như “Trước cách mạng tháng Tám làm gì?”, bạn ghi nghề nghiệp của người thân trong gia đình. Nếu thành viên đó còn nhỏ hoặc chưa sinh ra, ghi rõ “Còn nhỏ” hoặc “Chưa ra đời”.Mẫu sơ yếu lý lịch xin việc phần thông tin về hoàn cảnh gia đìnhQuá trình hoạt động của bản thânKhi điền phần này, bạn cần chọn lọc các thông tin liên quan và phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển. Hãy tóm tắt rõ ràng các mốc thời gian, công việc đã làm, chức vụ đảm nhận và kinh nghiệm học tập. Ví dụ:2020 - 2022: Nhân viên truyền thông tại Công ty A2022 - 2024: Team Leader Marketing tại Công ty BPhần thông tin về quá trình hoạt động của bản thân trong sơ yếu lý lịch xin việcKhen thưởng và kỷ luậtTrong phần khen thưởng, hãy ghi rõ tên giải thưởng, thành tích đạt được và thời gian. Với mục kỷ luật, chỉ ghi khi có trường hợp cần thiết; thông thường, nếu không có vấn đề gì, bạn có thể bỏ qua phần này.Sau khi đã điền đầy đủ thông tin trong sơ yếu lý lịch xin việc, bạn hãy mang đi chứng thực chữ ký tại Ủy ban nhân dân phường, xã, hoặc văn phòng công chứng, cơ quan đại diện ngoại giao (Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP). Việc này đảm bảo rằng thông tin bạn cung cấp là hợp pháp và đúng sự thật.Lưu ý quan trọng: Khi viết sơ yếu lý lịch xin việc, cần đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với vị trí ứng tuyển. Tóm tắt các kinh nghiệm liên quan đến công việc, tránh thông tin không cần thiết. Ngoài ra, nên thêm ảnh thẻ đẹp, viết chữ rõ ràng để thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn sự chuyên nghiệp.Viết một sơ yếu lý lịch xin việc không phải là điều quá khó khăn nếu bạn chú ý đến từng chi tiết và làm theo hướng dẫn. Hãy nhớ rằng, một sơ yếu lý lịch xin việc hoàn hảo sẽ là chìa khóa giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và mở ra cơ hội nghề nghiệp mới.