
Tất cả bài viết

2025-01-28 14:23:12
Những phong tục đón Tết độc đáo tại Việt Nam
Việt Nam, với hơn 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, là nơi hội tụ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Những phong tục, tập quán được lưu giữ qua bao thế hệ không chỉ phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của người Việt mà còn là dấu ấn của sự gắn kết cộng đồng và lòng biết ơn thiên nhiên. Từ đồng bằng Bắc Bộ đến cao nguyên Tây Nguyên, từ những làng quê ven biển đến vùng núi xa xôi, mỗi phong tục đều là một câu chuyện sống động, chứa đựng tâm hồn và bản sắc riêng biệt. Dù có sự khác biệt về địa phương hay sắc thái, đều chung mục đích tôn vinh giá trị cộng đồng, gia đình và thiên nhiên. Chúng không chỉ là di sản quý giá của dân tộc mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Mỗi phong tục, mỗi lễ hội là một câu chuyện sống động, đưa chúng ta trở về với cội nguồn, để thêm yêu thương và tự hào về đất nước. Hãy cùng khám phá một số phong tục đón Tết độc đáo, những nét riêng biệt làm nên bức tranh văn hóa Việt Nam đa dạng, đầy sắc màu. Nếu bạn biết thêm phong tục Tết độc đáo nào, hãy chia sẻ để cùng lan tỏa những nét đẹp truyền thống Việt Nam nhé! Tục ăn trầu: Miếng trầu là đầu câu chuyện "Miếng trầu là đầu câu chuyện" – câu nói quen thuộc của người Việt từ lâu đã gắn liền với tục ăn trầu, biểu tượng của sự chào đón và kết nối. Tục ăn trầu không chỉ đơn thuần là một thói quen, mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng trong các nghi lễ cưới hỏi, lễ tết và các sự kiện quan trọng khác.Người Việt xưa quan niệm rằng miếng trầu không chỉ thể hiện lòng hiếu khách mà còn là cầu nối giữa con người với con người, giúp khởi đầu câu chuyện thêm gần gũi. Ngày nay, dù tục ăn trầu không còn phổ biến, nhưng trong các đám cưới truyền thống, miếng trầu vẫn xuất hiện như lời nhắc nhở về giá trị gắn bó trong văn hóa Việt. "Cướp chiếu" ở lễ hội Đền Gióng (Sóc Sơn) Hội Gióng là lễ hội đặc biệt ở Bắc Ninh và Sóc Sơn, nhằm tưởng nhớ Thánh Gióng – vị anh hùng huyền thoại của dân tộc Việt. Lễ hội tái hiện cuộc chiến chống giặc Ân qua các màn rước cờ, rước voi, và các nghi thức truyền thống khác. Người tham gia lễ hội không chỉ để tri ân tiền nhân mà còn để khơi dậy tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc. Hội Gióng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, góp phần quảng bá giá trị văn hóa Việt Nam ra thế giới. Vào ngày mùng 6 Tết, lễ hội Đền Gióng tại Sóc Sơn có tục "cướp chiếu" vô cùng náo nhiệt. Những chiếc chiếu được xem như vật linh thiêng, mang lại phúc lộc cho người cướp được. Hàng trăm người cùng lao vào giành chiếu, tạo nên không khí sôi động, biểu trưng cho tinh thần tranh đấu mạnh mẽ. Tục "Cướp giọng gà" của người Pu Péo Người Pu Péo ở Hà Giang có phong tục độc đáo gọi là "cướp giọng gà" vào sáng mùng Một Tết. Họ tin rằng, ai bắt chước được tiếng gà gáy đầu tiên trong năm mới sẽ gặp nhiều may mắn và thuận lợi. Vì vậy, vào thời khắc gà gáy đầu tiên, mọi người thi nhau bắt chước tiếng gà để cầu mong một năm mới an lành. Tục "Ăn trộm lấy may" của người Lô Lô Người Lô Lô ở Hà Giang có phong tục "ăn trộm lấy may" vào đêm giao thừa. Họ lén lấy một vật dụng nhỏ từ nhà hàng xóm, như củi, muối hoặc nước, với niềm tin rằng hành động này sẽ mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình trong năm mới. Điều thú vị là chủ nhà biết nhưng giả vờ không hay để cả hai bên đều nhận được may mắn. Lễ hội "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long Tại Hà Nội, lễ hội "Tống cựu nghinh tân" được tái hiện tại Hoàng thành Thăng Long, bao gồm các nghi thức cung đình và phong tục dân gian độc đáo. Lễ này nhằm tiễn biệt năm cũ, đón chào năm mới, thể hiện sự tiếp nối truyền thống văn hóa và tôn vinh giá trị lịch sử của dân tộc. Lễ hội "Đón thần lúa" Người Tày, người Bana, Chơro, Tà Riềng và nhiều dân tộc đồng bào khác tổ chức lễ đón thần lúa vào Tết Nguyên Đán để tạ ơn và cầu mong mùa màng bội thu. Họ mang lúa từ ruộng về, đặt lên bàn thờ để cúng, sau đó tổ chức ăn uống, hát múa vui vẻ. Phong tục này thể hiện lòng biết ơn đối với thiên nhiên và sự kết nối sâu sắc với đất đai.
2025-01-28 14:14:02
10 điều nên làm cho năm mới vẹn tròn
Năm mới không chỉ là dịp để sum họp, mà còn là thời điểm tuyệt vời để khởi đầu một hành trình đầy may mắn và ý nghĩa. Những phong tục truyền thống, những điều nhỏ bé nhưng chứa đựng niềm tin và hi vọng luôn được ông bà ta gìn giữ qua bao đời. Hãy cùng nhau điểm qua những việc nên làm để đón một năm trọn vẹn hơn nhé! "Trước tiên Xông đất đầu năm,Chọn người hợp tuổi cho trăm sự lành.Du xuân hái lộc trên cành,Lời hay ý đẹp để dành trao đi.Gia tiên cúng Tết lễ nghi,Chúc Tết người lớn, lì xì trẻ em.Hội xuân ta nhớ ghé xem,Thuyền rồng xuôi nước, ấm êm câu hò.Tinh tươm quần áo ra trò,Đầu năm mua muối, tắm ngò sạch thân,Bánh chưng, xôi gấc vân vân,Ăn cho năm mới muôn phần đẹp tươi!" Chọn tuổi xông đất (Gợi ý tuổi đẹp cho năm Ất Tỵ)Xông đất là phong tục quan trọng, người được chọn để xông đất thường có tuổi hợp với gia chủ và mệnh của năm mới. Ví dụ, năm Ất Tỵ thuộc hành Hỏa, người xông đất nên có mệnh Thổ hoặc Hỏa, tính tình vui vẻ, khỏe mạnh, công việc thuận lợi. Điều này được xem như mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho cả năm. Du xuân hái lộc đầu năm Tục hái lộc bắt nguồn từ truyền thuyết vua Hùng đi chơi xuân, hái cành lộc mang về với mục đích truyền điềm tốt lành cho con cháu. Trải qua mấy nghìn năm, nét đẹp này còn lưu truyền mãi mãi. Đến nay cứ sau giao thừa, người ta làm cuộc du xuân cầu cúng tìm may. Chọn được hướng đi xuất hành tốt, mọi người đến đền, chùa làm lễ.Sau khi đến đình, chùa thắp hương đầu năm sẽ hái một nhánh cây non mang về treo trước nhà hoặc bày trên bàn thờ với hy vọng có thể đem phước lộc về cho gia đình. Khi hái xong thì niệm chú: "Xin lộc lấy may!" rồi mới ngắt.Tuy nhiên, ngày nay, tục lệ hái lộc nên đi kèm với việc bảo vệ thiên nhiên, tránh phá hoại cây cối. Một số người lựa chọn thay vì hái lộc có thể mua cây mía để thay thế. Nói lời hay ý đẹp, giữ tinh thần vui vẻ, tích cựcTheo quan niệm dân gian, ngày đầu năm mới là thời khắc linh thiêng, mọi lời nói, hành động trong những ngày này sẽ ảnh hưởng đến cả năm. Vì vậy, gia đình thường dặn nhau nói những điều may mắn, tránh cãi cọ hay bàn chuyện không vui để giữ không khí Tết hòa thuận, rực rỡ niềm vui. Chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiênMâm cỗ cúng gia tiên thường gồm các món truyền thống như bánh chưng, gà luộc, xôi gấc, nem rán, canh măng... Mỗi món ăn đều mang ý nghĩa riêng, chẳng hạn: bánh chưng tượng trưng cho đất trời, xôi gấc mang lại may mắn, và gà luộc vàng óng, mềm mại hứa hẹn mang đến cho mỗi gia đình một năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và khởi đầu thuận lợi, vạn sự như ý. Đây là cách con cháu thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ tổ tiên. Chúc Tết, lì xì may mắnLì xì ngày Tết là cầu chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc cho mọi người. Đây là nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt. Tiền mừng tuổi thường được để trong phong bao màu đỏ, màu vàng, màu hồng bắt mắt. Đây cũng là dịp mà con cháu trong nhà chúc Tết đến ông bà, cha mẹ và nhận lì xì mừng tuổi.Tục mừng tuổi có ý nghĩa vô cùng tốt đẹp thể hiện sự yêu trẻ, kính già và ước mong một năm mới thuận lợi, may mắn. Chính vì thế nên tục mừng tuổi được lưu truyền từ xưa đến nay và vẫn luôn là một trong những điều mong chờ nhất trong dịp Tết Trẩy hộiHội xuân thường bắt đầu từ mùng 5 đến mùng 10 Tết, điển hình như lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), hội Lim (Bắc Ninh), hội chùa Hương (Hà Nội). Đây là dịp để người dân cầu an, tưởng nhớ công lao tổ tiên và tham gia các trò chơi dân gian như kéo co, đua thuyền, đấu vật, làm phong phú thêm không khí Tết. Mặc quần áo mớiĐể chào đón năm mới, người Việt ta từ xưa đến nay có rất nhiều phong tục tập quán như sơn tường nhà mới, dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa quần áo mới... Những bộ trang phục chuẩn bị cho năm mới thường có màu sắc tươi sáng, hợp tuổi để đón chào vận may. Quần áo tươm tất thể hiện sự chỉn chu và tôn trọng đối với tổ tiên và những người xung quanh trong dịp lễ quan trọng nhất của năm. Đầu năm mua muối cho năm mới may mắn“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” gắn với hai tập tục của người Việt trong năm mới, đó là vào những ngày đầu tiên của năm mới người Việt có thói quen mua một ít muối về nhà lấy may cho cả năm và vào những ngày cuối năm, người ta mua vôi về để quét lại nhà, tường, cổng cũng như tránh những điều không may. Tắm lá mùi già (ngò) để xua tan vận xuiTắm nước mùi già chiều cuối năm đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ xưa, đặc biệt là người miền Bắc. Việc tắm nước mùi được quan niệm là cách xua tan những xui xẻo, buồn phiền, khổ nhọc, vướng bận… trong năm cũ để chuẩn bị sẵn sàng đón một năm mới với những hy vọng tốt đẹp.Vì thế, chiều 30 Tết bận rộn tới mấy rất nhiều người Việt đun nồi lá mùi già thật to, vừa để tắm rửa, vừa để xông nhà, tẩy rửa sạch những điều xấu, chuyện không hay, xui xẻo, của năm cũ, chuẩn bị đón năm mới sức khỏe bình an, may mắn, tài lộc... Ăn những món ăn may mắn như Bánh Chưng, Xôi gấc...Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu những món ăn mang ý nghĩa may mắn:Bánh chưng, bánh tét: Tượng trưng cho đất trời, sự no đủ.Xôi gấc: Màu đỏ tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng.Canh khổ qua: Mong muốn vượt qua khó khăn.Dưa hành, thịt đông: Thể hiện sự hòa hợp, bình dị.
2025-01-24 13:55:30
[Humans of Duc Tin]: Chinh phục thử thách trên đất Thái
Văn phòng Thái Lan được thành lập vào tháng 9/2024, là bước đi chiến lược của Đức Tín Group trong hành trình vươn tầm quốc tế. Từ những ngày đầu khó khăn đủ bề, đội ngũ nhân sự văn phòng Thái Lan đã bền bỉ vượt qua để đạt được những thành công đầu tiên. Hành trình ấy không chỉ là câu chuyện về sự kiên trì mà còn là tình đồng đội và giấc mơ bứt phá. Chị Phạm Thị Lan Phương (Trưởng Văn phòng Thái Lan) tự hào chia sẻ: "Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi thực sự khâm phục những đồng đội đã cùng tôi sát cánh. Họ không ngại gian khó, sẵn sàng đối mặt thử thách để vươn lên mạnh mẽ." Thử thách càng lớn, ý chí càng bềnBan đầu, văn phòng Thái Lan được hình thành với 3 thành viên gồm chị Phạm Thị Lan Phương (Trưởng Văn phòng Thái Lan) và 2 nhân sự người Myanmar: Nway và SaiLinn. Sau đó có Naing Zaw Htet gia nhập, tạo nên bộ ba nhân sự Myanmar nòng cốt với thành tích xuất sắc mỗi tháng. Đến nay văn phòng Thái Lan đã phát triển mạnh mẽ với 30 nhân sự (phần lớn là người Myanmar, chỉ có 3 người Việt Nam). Đặc biệt, nhiều nhân sự mới gia nhập qua sự giới thiệu từ đồng nghiệp đi trước, cho thấy sự gắn kết chặt chẽ và môi trường làm việc lý tưởng mà Đức Tín Group đang xây dựng. Những ngày đầu mới thành lập, văn phòng Thái Lan gặp rất nhiều khó khăn. Rào cản ngôn ngữ, sự khác biệt văn hóa, cơ sở vật chất thiếu thốn khiến hành trình xây dựng đội nhóm tại nước ngoài không dễ dàng. Để khắc phục rào cản ngôn ngữ, các thành viên văn phòng Thái Lan còn dùng hình vẽ, ký hiệu và ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp khi làm việc, đào tạo. Thêm nữa, các thành viên người Myanmar gặp nhiều khó khăn khi sử dụng phần mềm do không hỗ trợ tiếng Myanmar, buộc họ phải ghi nhớ ký tự tiếng Việt và lặp lại thao thác hàng chục lần để làm quen. Nhờ sự kiên trì và quyết tâm, họ dần thành thạo và làm chủ công việc. Có thành viên nhà xa, mỗi ngày cần hơn 3 tiếng để đi làm, nhưng chưa bao giờ trễ hẹn và luôn giữ sự tập trung cao độ, năng lượng bền bỉ trong công việc. Cũng có thời điểm, cả văn phòng đều ốm, nhưng mọi người vẫn động viên nhau làm việc, kiên trì, quyết tâm vì mục tiêu. Giai đoạn khởi đầu, chi phí sinh hoạt cao, doanh thu chưa có cùng với mức lương khiêm tốn đã tạo áp lực không nhỏ lên người đứng đầu văn phòng Thái Lan cũng như đội ngũ nhân sự. Thời gian đó, chị Phương đã trở thành chỗ dựa tinh thần, chia sẻ với mọi người bữa ăn, sự quan tâm và đồng hành để cùng vượt mọi thử thách. Tìm mọi cách để tiến lên Khi chưa triển khai các chiến dịch quảng cáo, văn phòng Thái Lan tập trung xây dựng tài nguyên truyền thông, đến tận nhà khách hàng để tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của những vị khách bản địa. Mặc nắng gắt, gió lộng hay những cơn mưa táp vào người, những chuyến xe hàng vẫn rong ruổi khắp nơi, chở những con người nhiệt huyết đi tìm kiếm giấc mơ của họ. Hai tháng liên tiếp không có doanh số, không có khách hàng, nhưng không ai bỏ cuộc. Mọi người chủ động tìm mọi cách để thay đổi tình hình: phỏng vấn, lắng nghe khách hàng nhiều hơn, cải thiện nội dung truyền thông, chất lượng tư vấn. Khó khăn là thế, nhưng họ chưa từng dừng lại. Chị Lan Phương chia sẻ: "Mỗi ngày, các thành viên bắt đầu từ 6h sáng và chỉ nghỉ khi kim đồng hồ điểm nửa đêm. Không một giới hạn nào có thể cản bước những con người này". Sau 3 tháng miệt mài, kiên trì, văn phòng Thái Lan đã có những quả ngọt. Từ đơn hàng đầu tiên, họ đã có được hàng trăm đơn hàng mỗi tháng. Bên cạnh những thành tích đạt được, điều đáng quý nhất là sự gắn kết bền chặt giữa các thành viên trong đội ngũ. Với Naing Zaw Htet, ngoài công việc, những bữa cơm liên hoan và những câu chuyện sẻ chia đã giúp anh gắn bó hơn với đồng nghiệp. Cũng giống vậy, Nway xem nơi đây như một gia đình, nơi cô được tôn trọng, yêu thương như những người thân thực sự. Còn Sailinn Hom, từ một người chưa từng làm sale, đã tự tin hơn nhờ những bài học thực chiến. Chặng đường đã qua là một hành trình đầy kỷ niệm với các thành viên văn phòng Thái Lan. Không chỉ là nơi làm việc, nơi đây đã trở thành mái nhà thứ hai của những người con xa xứ, một gia đình thực sự – nơi mọi người luôn kề vai sát cánh, cùng nhau chia sẻ khó khăn, động viên nhau không ngừng tiến về phía trước. Mỗi bài học của ngày hôm nay đều trở thành nền tảng vững chắc cho ngày mai. Để vững bước trên hành trình ấy, nền tảng phải thực sự chắc chắn. Không chỉ là kế hoạch, chiến lược, mà còn là tinh thần kiên trì, sự bền bỉ không từ bỏ, kỹ năng chuyên môn vững vàng và tư duy phát triển đột phá. Chị Phương bộc bạch: "Mình sẽ dành toàn bộ tâm huyết để đào tạo, rèn luyện và định hướng mindset cho đội ngũ mỗi ngày. Bởi mình tin rằng, chỉ khi từng cá nhân vững vàng, cả tập thể mới có thể cùng nhau chinh phục những đỉnh cao mới." Và hành trình ấy vẫn đang tiếp tục… Xem bài viết chi tiết tại fanpage Life at Duc Tin Group
2025-01-24 09:36:18
Countdown là gì? Những địa điểm Countdown không thể bỏ lỡ 2025
Countdown không chỉ là biểu tượng của sự chờ đợi mà còn giúp ta nhìn nhận những chặng đường trong cuộc sống. Từ các sự kiện lớn đến những khoảnh khắc nhỏ, countdown trở thành nét đặc trưng trong văn hóa hiện đại. Hãy cùng nhau bắt đầu tìm hiểu countdown là gì, nơi mà mỗi lần đếm ngược đều là một cơ hội để chúng ta tận hưởng tận hưởng niềm vui, sự gắn kết và hy vọng.1. Countdown là gì? Countdown là một từ tiếng Anh và dịch ra tiếng Việt có nghĩa là hành động đếm ngược về không. Để giúp bạn hiểu rõ hơn countdown tiếng Anh là gì chúng ta cùng cắt nghĩa từng thành phần trong cụm:Count có nghĩa là đếm.Down mang nghĩa là xuống, ngược lại.Như vậy, tổng quan của cụm từ này có nghĩa là việc đếm ngược thời gian, thường theo đơn vị giây, phút hoặc ngày. Thông thường từ countdown được sử dụng để chỉ báo khoảng thời gian còn lại trước khi một sự kiện diễn ra theo lịch trình đã định trước. Ví dụ như các chương trình truyền hình, phim chiếu rạp, phát sóng radio, đêm Tết Dương lịch 31/12.Countdown là gì trong tiếng Anh chỉ hành động đếm ngượcBên cạnh đó những ý tưởng vô cùng thú vị đi cùng với khái niệm countdown là gì này bao gồm:Countdown timer là gì được hiểu là một loại đồng hồ đếm ngược thời gian. Khi bạn kích hoạt chúng thì chúng sẽ bắt đầu đếm ngược thời gian đến khi đạt là số 0. Với sự tiện ích của công nghệ này bạn hoàn toàn có thể sử dụng trên điện thoại di động hoặc trên các trang web khác.Countdown party là gì chính là một sự kiện được tổ chức hoành tráng vào ngày 31 tháng 12 hàng năm để nói lời tạm biệt năm cũ và chào đón một năm mới bắt đầu. Đây chính là một dịp để mọi người tham gia hòa chung vào đám đông và thưởng thức những bài nhạc sôi động.2. Ý nghĩa của Countdown là gì trong cuộc sốngCountdown không chỉ là một khái niệm đơn thuần về thời gian mà còn mang ý nghĩa sâu sắc trong nhiều khía cạnh của đời sống. Dưới đây là ba ý nghĩa nổi bật:Tạo cảm giác chờ đợiCountdown thường được sử dụng để gia tăng sự mong chờ và hứng thú đối với các sự kiện quan trọng như ngày kỷ niệm, lễ hội, hoặc giao thừa. Nó khơi dậy cảm xúc tích cực và làm tăng giá trị của khoảnh khắc sắp đến.Gắn kết cộng đồngTrong các sự kiện cộng đồng, countdown trở thành điểm nhấn thu hút, kết nối mọi người lại gần nhau. Giây phút đồng loạt chờ đợi và chào đón sự kiện tạo nên tinh thần đoàn kết và hứng khởi chung.Sum họp với gia đìnhViệc chia sẻ khoảnh khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới bên cạnh gia đình là lựa chọn phổ biến. Trong ngày này thì mọi người thường trao nhau lời chúc ý nghĩa, biểu đạt lòng biết ơn và thực hiện phong tục truyền thống để mang tài lộc về cho gia đình.Xem thêm: Năm 2025 là năm con gì mệnh gì, hợp với tuổi nào?3. Các địa điểm tổ chức lễ hội countdown chào năm 2025Đi countdown là một hoạt động phổ biến, đặc biệt là vào dịp cuối năm và chào đón năm mới. Vậy ý nghĩa thực sự của việc đi countdown là gì? Nó không chỉ đơn thuần là đếm ngược thời gian mà còn hòa mình vào không khí chung, được kết nối và chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ bên người thân yêu.Cùng điểm qua những điểm countdown chào đón năm mới 2025 trên toàn quốc:Những địa điểm countdown 2025 trên toàn quốcHà NộiThủ đô Hà Nội tiếp tục tổ chức các lễ hội countdown đầy ấn tượng để chào đón năm mới 2025. Hai sự kiện đặc biệt nổi bật sẽ diễn ra tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và Quảng trường K-Town, Vinhomes Ocean Park 2 từ 20h30 ngày 31/12/2024.Với sân khấu hoành tráng, âm thanh ánh sáng hiện đại và sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ tên tuổi mang những khoảng thời gian khó quên. Ngoài ra, người dân và du khách còn có thể mãn nhãn với màn pháo hoa rực rỡ chào đón năm mới. Tất cả những sự kiện này cũng giúp bạn giải thích rõ hơn về đêm countdown là gì.Sân khấu countdown 2025 ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hoàn Kiếm, Hà Nội)TP.HCMTP.HCM sẽ chào đón năm mới 2025 với hàng loạt sự kiện countdown trải dài ở nhiều địa điểm nổi bật như phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1), City Tết Fest - Thủ Đức, The Global City (TP Thủ Đức), Khu đô thị Vạn Phúc (TP Thủ Đức) và Công viên văn hóa Đầm Sen (Quận 11).Những chương trình này được dự báo sẽ sôi động với các màn trình diễn nghệ thuật, âm nhạc đỉnh cao và pháo hoa rực rỡ trong thời khắc giao thừa.Đà NẵngĐà Nẵng, thành phố biển sôi động, sẽ tổ chức lễ hội countdown chào năm 2025 tại Công viên Biển Đông từ 18h ngày 31/12/2024. Không gian sự kiện sẽ được biến thành một sân khấu lớn với ánh sáng lung linh và những màn trình diễn đầy cảm xúc của các nghệ sĩ nổi tiếng, kết hợp cùng màn pháo hoa tuyệt đẹp trên bầu trời.HuếTại Huế, chương trình đếm ngược đặc biệt với chủ đề “Một Kỷ Nguyên Mới” sẽ diễn ra vào lúc 21h ngày 31/12/2024. Sự kiện năm nay được chuyển đến giao lộ đường Võ Nguyên Giáp - Văn Tiến Thay vì tổ chức tại ngã 6, đường Hùng Vương như các năm trước, mang đến một giao diện mạo hiểm mới lạ và không khí chào đón năm đặc sắc mới.Hy vọng bài viết của Đức Tín Group đã giúp bạn hiểu rõ về countdown là gì? Hãy đi countdown cùng với người thân yêu để biến những khoảnh khắc chờ đợi trở thành thời gian đáng nhớ và ý nghĩa!
2025-01-24 09:31:21