Tất cả bài viết
2024-10-24 06:23:56
CRM là gì? Chức năng chính và 5 bước triển khai CRM hiệu quả.
CRM đã và đang được đánh giá là một trong những phương pháp quản lý quan hệ khách hàng hiệu quả và chất lượng nhất hiện nay. Để giúp bạn hiểu rõ hơn CRM là gì và cách vận hành của nó, dưới đây Đức Tín Group sẽ phân tích những thông tin liên quan một cách chi tiết, dễ hiểu nhất.1. Hệ thống CRM là gì?Trước hết, chúng ta cần hiểu CRM là viết tắt của từ gì. CRM là viết tắt của cụm từ Customer Relationship Management. Theo nghĩa tiếng Việt CRM có nghĩa quản lý quan hệ khách hàng. Đây là một công cụ hoặc hệ thống được phát triển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý và tối ưu hóa quan hệ với khách hàng.CRM giúp doanh nghiệp thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu từ khách hàng, bao gồm thông tin cá nhân, lịch sử giao dịch, tương tác qua email, điện thoại, và các kênh khác. Từ những nguồn thông tin này CRM giúp quản lý dữ liệu, hỗ trợ hoạt động vận hành, kinh doanh được dễ dàng hơn. Hiểu CRM là gì bạn sẽ nhận thấy vai trò của nó đối với doanh nghiệp2. Đối tượng sử dụng của CRM là ai?Hiểu CRM là gì chưa đủ để bạn nhận định xem nó phù hợp với ai trong toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp. Dưới đây Đức Tín Group sẽ hỗ trợ bạn phân tích các đối tượng nên sử dụng hệ thống CRM.Các nhà quản lýCRM là công cụ hỗ trợ các nhà quản lý theo dõi toàn bộ hoạt động vận hành kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ vào các dữ liệu thống kê được cung cấp trên hệ thống, người quản lý có thể đánh giá chi tiết về hiệu suất hoạt động theo từng ngày hoặc từng tháng. Qua đó, họ có thể đưa ra những chỉ đạo chiến lược phù hợp mà không làm gián đoạn đến quy trình vận hành thường ngày của doanh nghiệp.Nhân viên bán hàng (Sales)Nhân viên bán hàng sử dụng CRM để ghi chép thông tin chi tiết về khách hàng, theo dõi lịch sử giao dịch, quản lý quy trình bán hàng và thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng. Với hệ thống này các seller sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức hơn khi sử dụng phương thức lưu trữ thủ công như excel, trang tính,... Nhân viên MarketingThông qua việc lưu trữ dữ liệu chi tiết trên hệ thống CRM, các chuyên gia marketing có thể theo dõi nhu cầu và mong muốn của khách hàng ở từng giai đoạn, từ đó điều chỉnh các chiến dịch marketing cho phù hợp. Ngoài ra, CRM cũng cung cấp chức năng lập báo cáo, giúp người làm marketing đánh giá hiệu quả của các chiến dịch, từ đó tối ưu hóa ngân sách và nguồn lực một cách hiệu quả hơn.Đội ngũ chăm sóc khách hàngKhi hiểu bản chất CRM là gì, bạn sẽ thấy đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ nhân viên CSKH. Nhờ các dữ liệu có sẵn trên hệ thống, nhân viên CSKH có thể dễ dàng đánh giá tiềm năng, cơ hội mua hàng của khách hàng để có kế hoạch liên hệ, chăm sóc phù hợp. Ngoài ra, việc xử lý các vấn đề cũng sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn nhờ các lịch sử thông tin trước đó. Ngoài các bộ phần chính sử dụng CRM trên thì còn có một số bộ phần khác cũng dùng CRM như một công cụ hỗ trợ quá trình làm việc như:Kế toán: Quản lý hóa đơn, thanh toán, đối chiếu công nợ.Nhân sự: Quản lý thông tin nhân viên, đánh giá hiệu suất.Tổ chức, vận hành: Quản lý quy trình làm việc, tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp.CRM có thể được nhiều bộ phận trong doanh nghiệp sử dụng Xem thêm:Portfolio là gì? Cách thiết kế portfolio thu hút, mang bản sắc riêngPM là gì? Tìm hiểu đầy đủ thông tin về vị trí PM3. Lý do các doanh nghiệp nên sử dụng CRM Nắm rõ CRM là gì, bạn sẽ thấy rằng, hệ thống này có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng CRM:Quản lý dữ liệu khách hàng tập trung: CRM giúp doanh nghiệp lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng ở một nơi duy nhất, giúp dễ dàng truy cập và quản lý thông tin, giảm thiểu sai sót và rủi ro do dữ liệu bị phân tán.Cải thiện quy trình bán hàng: CRM cho phép theo dõi tiến trình của từng khách hàng tiềm năng, từ giai đoạn tiếp cận đến khi chốt đơn. Nhờ đó, nhân viên có thể nắm bắt nhu cầu của khách hàng và tối ưu các hoạt động bán hàng, dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.Nâng cao hiệu quả truyền thông: CRM giúp doanh nghiệp phân đoạn khách hàng dựa trên thông tin về sở thích, hành vi, và nhu cầu, từ đó thiết kế các chiến dịch tiếp thị phù hợp. Tối ưu hóa quản lý công việc: CRM hỗ trợ tự động hóa các công việc thường ngày như gửi email, lên lịch cuộc gọi, theo dõi tiến độ, giúp tiết kiệm thời gian và tăng cường hiệu quả làm việc của nhân viên.Gia tăng sự gắn kết giữa các bộ phận: CRM giúp tạo sự kết nối liền mạch giữa các bộ phận như bán hàng, tiếp thị, và chăm sóc khách hàng. Nhờ thông tin được chia sẻ đồng bộ, các bộ phận có thể phối hợp hiệu quả hơn, đảm bảo sự nhất quán trong việc tiếp cận và phục vụ khách hàng.CRM mang đến nhiều ưu điểm vượt trội 4. Hệ thống CRM có những phân loại nào? CRM có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm mô hình triển khai và loại hình doanh nghiệp. Vậy những phân loại thường gặp của CRM là gì?4.1. Phân loại theo mô hìnhDựa trên công nghệ lưu trữ mô hình, CRM có thể được phân loại thành nhiều định dạng khác nhau như: Ưu điểmNhược điểmCRM On-PremisesCó thể điều chỉnh theo nhu cầu của doanh nghiệp, bảo mật dữ liệu tốt Chi phí đầu tư ban đầu lớn, yêu cầu đội ngũ IT có chuyên môn cao để quản lý và bảo trì hệ thống.CRM On-CloudGiá rẻ, có thể làm việc ở bất cứ dâu có internetPhụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp, dữ liệu có thể bị rò rỉ, đánh cấpCRM mã nguồn mở Hệ thống có độ linh hoạt, tùy biến cao, chi phí sử dụng thấpYêu cầu đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn để cài đặt, cấu hình và bảo trì hệ thống.CRM đóng gói Dễ sử dụng, có sẵn các tính năng cơ bản, chi phí hợp lý.Khả năng tùy biến hạn chế, có thể không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp.CRM tùy chỉnh (Customize)Hệ thống quản lý đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của doanh nghiệp, với khả năng tương thích caoChi phí cao, yêu cầu thời gian triển khai lâu, đòi hỏi đội ngũ tay nghề cao. 4.2. Phân loại theo loại hình doanh nghiệpKhi bạn đã hiểu rõ CRM là gì bạn sẽ thấy rằng nó không chỉ được phân loại theo mô hình mà còn được phân loại theo loại hình doanh nghiệp sử dụng hệ thống. B2B: Tập trung vào quản lý mối quan hệ với các doanh nghiệp khác, thường có quy trình bán hàng phức tạp, chu kỳ bán hàng dài.B2C: Tập trung vào quản lý mối quan hệ với khách hàng cá nhân, thường có quy trình bán hàng đơn giản, chu kỳ bán hàng ngắn.Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Thường ưu tiên các giải pháp CRM dễ sử dụng, chi phí hợp lý, có khả năng mở rộng.Doanh nghiệp lớn: Thường yêu cầu các giải pháp CRM phức tạp, có khả năng tích hợp với nhiều hệ thống khác nhau, đáp ứng được nhu cầu quản lý quy mô lớn.Doanh nghiệp lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình5. Các chức năng phổ biến của CRMĐể ứng dụng CRM một cách tốt nhất vào hoạt động của doanh nghiệp, ngoài việc hiểu rõ CRM là gì bạn còn cần nắm rõ được chức năng thực tế của CRM. Dưới đây là các chức năng cơ bản của hệ thống CRM:Quản lý thông tin khách hàng: Đây là chức năng cốt lõi của CRM mà khi tìm hiểu CRM là gì bạn cần biết. Hệ thống cho phép lưu trữ một lượng lớn thông tin chi tiết về từng khách hàng, từ thông tin liên lạc cơ bản đến lịch sử giao dịch, sở thích, và các ghi chú tương tác. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng một hồ sơ khách hàng toàn diện, phục vụ các quyết định kinh doanh chính xác.Quản lý cơ hội bán hàng: CRM giúp theo dõi chặt chẽ các giai đoạn của quy trình bán hàng được phân loại và quản lý rõ ràng, giúp nhân viên bán hàng không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào và tăng hiệu quả làm việc.Quản lý marketing: Hệ thống CRM hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các chiến dịch marketing đa kênh. Từ việc phân tích khách hàng, tạo nội dung marketing, đến đo lường hiệu quả của các chiến dịch, CRM giúp doanh nghiệp tối ưu hóa ngân sách marketing và đạt được hiệu quả cao nhất.Tự động hóa quy trình: Thông qua các tính năng tự động hóa, CRM giúp giảm thiểu khối lượng công việc thủ công, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Ví dụ, hệ thống có thể tự động gửi email chào hàng, nhắc nhở khách hàng, tạo báo cáo định kỳ,... Đây là một chức năng quan trong mà khi tìm hiểu CRM là gì bạn nên biết.Hỗ trợ lập báo cáo chi tiết: CRM trang bị các công cụ lập báo cáo và phân tích dữ liệu mạnh mẽ, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhận diện xu hướng thị trường và đưa ra quyết định dựa trên thông tin cụ thể.Tích hợp với các hệ thống khác: CRM có khả năng tích hợp với nhiều hệ thống khác như email, điện thoại, kế toán,... giúp tạo thành một hệ sinh thái thống nhất, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý toàn diện các hoạt động kinh doanh.Chức năng quản lý dữ liệu là một trong số chức năng quan trọng nhất6. Chi phí để cài đặt CRMÁp dụng hệ thống CRM vào quá trình quản trị doanh nghiệp sẽ đem lại nhiều lợi ích cả về thời gian và tiền bạc cho tổ chức. Hiểu được tiềm năng phát triển của lĩnh vực này, nhiều công ty công nghệ nghiên cứu và xây dựng một phần mềm CRM riêng biệt. Đây chính là lí do mà các công ty có vô vàn lựa chọn với chi phí khác nhau. Dưới đây là chi phí để cài đặt và sử dụng CRM tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo.Phần mềmChi phí (VNĐ/ tháng)Getfly CRM1.068.000 VNĐ cho 30 tài khoảnSlimCRM800.000 VNĐ cho 20 tài khoản 1.600.000 VNĐ cho 50 tài khoản Misa Amis CRM1.500.000 – 2.500.000 VNĐ cho 20 tài khoản CRMVIETKhoảng 1.650.000 VNĐ cho 30 tài khoản Chi phí triển khai CRM tùy thuộc vào phần mềm mà doanh nghiệp lựa chọn7. Các bước triển khai CRM cho doanh nghiệp Ngoài việc hiểu rõ bản chất CRM là gì, doanh nghiệp cần nắm được quy trình triển khai CRM bài bản để đưa hệ thống này vào quá trình hoạt động một cách hiệu quả. Bước 1: Nhận định mục tiêu và nhu cầu sử dụngTrước khi tiền hành, các nhà quản trị cần xác định mục tiêu của doanh nghiệp khi triển khai CRM là gì? Mục tiêu này nên được đánh giá cụ thể dựa trên các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải và kỳ vọng CRM sẽ giải quyết. Bước 2: Định hướng kế hoạch và chiến lược chínhDựa trên mục tiêu và nhu cầu, so sánh các giải pháp CRM trên thị trường để chọn ra phần mềm phù hợp nhất về tính năng và chi phí nhất. Sau đó lập kế hoạch chi tiết về thời gian, nguồn lực, trách nhiệm của từng bộ phận. Sau đó xây dựng quy trình làm việc mới dựa trên hệ thống CRM, đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả.Bước 3: Chọn lọc và điều chỉnhDựa trên nhu cầu và nền tảng của doanh nghiệp hãy chọn cấu hình hệ thống CRM để phù hợp với quy trình làm việc của doanh nghiệp. Sau đó tích hợp CRM với các hệ thống khác như email, điện thoại, kế toán để tạo thành một hệ sinh thái thống nhất.Bước 4: Triển khai và đào tạoDoanh nghiệp cần có buổi đào tạo CRM đối với toàn bộ nhân viên để họ hiểu CRM là gì và tác động của nó đến quá trình làm việc. Bước này sẽ đảm bảo nhân sự thành tạo và sử dụng hiệu quả CRM hơn. Bước 5: Theo dõi và đưa ra những đánh giá tối ưuTrong quá trình tiến hành triển khai CRM trong thực tế, hãy thường xuyên theo dõi hiệu quả của hệ thống CRM thông qua các báo cáo và chỉ số. Từ đó, đưa ra những đánh giá, nhận định những điểm chưa phù hợp và đưa ra các giải pháp cải tiến để tối ưu hiệu quả sử dụng.Qua bài viết trên Đức Tín Group, chúng tôi đã giúp bạn hiểu CRM là gì và tác động tích cực của nó đến với doanh nghiệp. Hy vọng thông qua những thông tin này bạn đã biết cách áp dụng và triển khai phần mềm CRM một cách hiệu quả nhất. 2024-10-24 03:49:04
Hướng dẫn cách viết biên bản bàn giao công việc
Khi một nhân viên chuyển giao công việc cho đồng nghiệp, quá trình này không thể thiếu một tài liệu quan trọng: biên bản bàn giao công việc. Đây là một phần quan trọng trong quá trình điều hành doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng mọi nhiệm vụ, trách nhiệm và tài sản được chuyển giao một cách minh bạch và có tổ chức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đầy đủ về biên bản bàn giao công việc và hướng dẫn cách viết chi tiết để đạt hiệu quả cao nhất.1. Biên bản bàn giao công việc là gì?Biên bản bàn giao công việc là một tài liệu chính thức được lập ra nhằm ghi nhận quá trình chuyển giao nhiệm vụ, trách nhiệm, tài liệu, công cụ làm việc và các thông tin quan trọng từ người thực hiện hiện tại sang người tiếp nhận.Việc thiết lập biên bản bàn giao công việc là một phần quan trọng của quản lý công việc, giúp đảm bảo rằng không có sự hiểu lầm, nhầm lẫn hoặc thiếu sót nào xảy ra trong quá trình chuyển giao giữa các bên liên quan.Biên bản bàn giao công việc2. Biên bản bàn giao công việc được lập khi nào?Các mẫu biên bản bàn giao công việc thường được dùng khi có sự biến động về nhân sự, cần có sự chuyển giao trách nghiệm. Cụ thể, biên bản bàn giao công việc được sử dụng cho những trường hợp sau:Khi nhân viên rời khỏi công tyBiên bản bàn giao công việc khi nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thường là trường hợp được sử dụng nhiều nhất. Điều này giúp đảm bảo rằng tất cả các công việc mà nhân viên đó phụ trách sẽ được bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm hoặc bộ phận liên quan.Nhân viên nghỉ việc cần lập biên bản bàn giao công việcKhi nhân viên chuyển sang vị trí khác trong công tyBiên bản bàn giao công việc cũng rất cần thiết khi một nhân viên chuyển sang một vị trí khác trong công ty. Việc này giúp họ bàn giao các công việc hiện tại của mình cho người thay thế mà không làm gián đoạn quá trình làm việc của tổ chức.Khi có sự thay đổi trong dự ánBiên bản này cũng hữu ích khi có sự thay đổi trong các dự án lớn. Ví dụ, nếu một nhân viên phụ trách một phần quan trọng của dự án nhưng phải rời khỏi, biên bản bàn giao công việc sẽ được thiết lập nhằm đảm bảo rằng tất cả các chi tiết quan trọng của dự án đều được bàn giao cho người tiếp theo một cách trọn vẹn và chính xác.Khi nhân viên nghỉ dài hạnTrong một số trường hợp, khi nhân viên phải nghỉ dài hạn như đi công tác, nghỉ thai sản, hoặc nghỉ phép dài ngày, biên bản bàn giao trong công việc cũng nên được sử dụng để đảm bảo rằng các nhiệm vụ của họ sẽ được tiếp tục thực hiện bởi người khác trong thời gian họ vắng mặt.3. Tầm quan trọng của biên bản bàn giao công việcBiên bản bàn giao công việc có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì tính liên tục và ổn định trong công việc. Cụ thể:Biên bản bàn giao giúp đảm bảo công việc được thực hiện liên tục Đảm bảo tính liên tục của công việcVai trò chính của biên bản bàn giao công việc là đảm bảo rằng tất cả các công việc đang thực hiện sẽ không bị gián đoạn. Việc bàn giao kỹ lưỡng giúp người tiếp nhận hiểu rõ trạng thái hiện tại của công việc, các bước cần thực hiện tiếp theo và những tài liệu quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ.Giảm thiểu rủi ro và lỗi lầmQuá trình bàn giao không kỹ lưỡng có thể dẫn đến những sai sót và rủi ro trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ. Biên bản bàn giao giúp ghi lại chi tiết các công việc còn dang dở, tránh những lỗi lầm không đáng có do thông tin không đầy đủ hoặc thiếu sót.Bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quanNgoài việc hỗ trợ quá trình chuyển giao công việc một cách suôn sẻ, biên bản bàn giao công việc còn giúp bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của người bàn giao. Điều này đặc biệt quan trọng trong các trường hợp có tranh chấp về việc hoàn thành nhiệm vụ hoặc khi có sai sót phát sinh sau khi bàn giao.Xem thêm:Turnover rate là gì - Tổng hợp những thông tin nhà quản trị cần biếtTìm hiểu định biên nhân sự là gì và những thông tin cần biết4. Quy trình bàn giao công việc hiệu quảĐể quá trình bàn giao công việc diễn ra thuận lợi, có một quy trình cụ thể và rõ ràng mà người lập biên bản cần tuân thủ. Dưới đây là các bước chính để lập biên bản bàn giao công việc:Quy trình chuẩn khi thực hiện bàn giao công việcBước 1: Xác định các nhiệm vụ cần bàn giaoTrước tiên, người bàn giao cần liệt kê toàn bộ các nhiệm vụ, công việc và tài liệu mà họ đang phụ trách. Điều này bao gồm:Các công việc chưa hoàn thành hoặc đang thực hiện.Các dự án quan trọng và tiến độ của từng dự án.Các tài liệu, file dữ liệu liên quan đến công việc.Các công cụ làm việc như máy tính, phần mềm, tài khoản truy cập, chìa khóa văn phòng,...Bước 2: Thảo luận với người tiếp nhậnTiếp theo, người bàn giao và người tiếp nhận cần có một buổi thảo luận để làm rõ những gì sẽ được chuyển giao. Trong buổi này, cả hai bên sẽ thảo luận về:Trách nhiệm của người tiếp nhận đối với các công việc cụ thể.Những khó khăn hoặc vấn đề mà người bàn giao gặp phải trong quá trình làm việc để người tiếp nhận biết cách xử lý.Các mốc thời gian quan trọng và các cam kết với khách hàng và đối tác.Bước 3: Lập biên bản bàn giao công việcSau khi đã thảo luận và thống nhất, bước tiếp theo là lập biên bản bàn giao công việc. Biên bản này cần phải bao gồm các thông tin sau:Thông tin của người bàn giao và người tiếp nhận.Danh sách các công việc, tài liệu, công cụ được bàn giao.Trạng thái của từng công việc (đã hoàn thành, đang tiến hành hoặc chưa bắt đầu).Thời gian và địa điểm bàn giao.Chữ ký của người bàn giao, người tiếp nhận và người quản lý (nếu có).Bước 4: Kiểm tra và xác nhậnSau khi hoàn thành biên bản, người bàn giao, người tiếp nhận và người quản lý cần xem xét lại biên bản để đảm bảo mọi thông tin đều chính xác. Sau khi xác nhận, các bên sẽ ký vào biên bản để chính thức hóa quá trình bàn giao.Bước 5: Theo dõi sau khi bàn giaoNgay sau khi bàn giao xong, người tiếp nhận sẽ tiếp tục theo dõi các công việc và nhiệm vụ đã được nhận bàn giao. Quá trình này có thể bao gồm việc trao đổi với người bàn giao nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ.5. Hướng dẫn cách viết biên bản bàn giao công việcViệc viết biên bản bàn giao công việc đòi hỏi sự cẩn thận và chi tiết để đảm bảo rằng mọi thông tin đều được ghi chép chính xác và đầy đủ. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cách viết biên bản bàn giao công việc:Cách viết biên bản bàn giao công việc hiệu quảThông tin cơ bảnPhần đầu tiên của biên bản bàn giao công việc cần bao gồm các thông tin cơ bản như:Tên của biên bản: Biên bản bàn giao công việc.Ngày tháng thực hiện bàn giao.Thông tin của người bàn giao (tên, chức vụ, bộ phận).Thông tin của người tiếp nhận (tên, chức vụ, bộ phận).Thông tin của người chứng kiến hoặc quản lý (nếu có).Ví dụ:Biên bản bàn giao công việcNgày lập biên bản: 01/11/2023Người bàn giao: Nguyễn Văn A, Trưởng phòng MarketingNgười tiếp nhận: Trần Thị B, Nhân viên MarketingNgười chứng kiến: Hoàng Văn C, Giám đốc MarketingNội dung bàn giaoPhần này là phần quan trọng nhất trong biên bản bàn giao công việc, trong đó liệt kê chi tiết các công việc, tài liệu và công cụ được bàn giao. Mỗi mục nên có trạng thái rõ ràng và cụ thể.Ví dụ:Công việc bàn giao:Dự án A: Đang triển khai, đã hoàn thành 50%.Kế hoạch B: Đã hoàn thành và gửi khách hàng.Báo cáo kết quả chiến dịch tháng 10: Chưa bắt đầu.Tài liệu bàn giao:File kế hoạch dự án A (trong thư mục chung).Báo cáo tài chính quý 3 (trong email).Công cụ và thiết bị:Máy tính bàn DELL số serial 12345.Phần mềm quản lý dự án Asana (tài khoản: nguyenvana@abc.com).Xác nhận và chữ kýCuối cùng, biên bản bàn giao công việc cần có sự xác nhận của các bên liên quan thông qua việc ký tên. Việc này đảm bảo rằng mọi bên đều đồng ý với nội dung đã ghi trong biên bản và chịu trách nhiệm về những gì đã được bàn giao.Ví dụ:Người bàn giao: ……………………………………….Người tiếp nhận:……………………………………….Người chứng kiến: …………………………………….6. Những lưu ý khi lập biên bản bàn giao công việcViệc lập biên bản bàn giao công việc không chỉ đơn giản là ghi chép lại các công việc và tài sản mà còn cần phải cẩn trọng trong việc xử lý thông tin. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:Đảm bảo tính chính xác và đầy đủMọi thông tin trong biên bản bàn giao công việc cần được ghi nhận một cách chính xác và đầy đủ. Các công việc cần được mô tả rõ ràng, bao gồm cả trạng thái hiện tại và các tài liệu liên quan để tránh nhầm lẫn hoặc bỏ sót.Đảm bảo thông tin trong biên bản bàn giao là chính xácTuân thủ quy định công tyMỗi công ty có thể có những quy định khác nhau về quá trình bàn giao công việc. Hãy chắc chắn rằng bạn tuân thủ đầy đủ các quy định này, bao gồm cả việc bàn giao tài liệu, thiết bị và trách nhiệm công việc.Lưu trữ biên bảnSau khi hoàn tất quá trình bàn giao, biên bản cần được lưu trữ một cách cẩn thận. Thông thường, biên bản này sẽ được lưu trong hồ sơ nhân sự của công ty hoặc được gửi cho các bên liên quan để đảm bảo tính minh bạch.Theo dõi quá trình chuyển giaoDù quá trình bàn giao đã kết thúc trên giấy tờ, nhưng quá trình làm việc thực tế vẫn có thể gặp phải một số vấn đề. Do đó, cả người bàn giao và người tiếp nhận cần theo dõi sát sao quá trình chuyển giao để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ.7. Một số mẫu biên bản bàn giao công việcBạn có thể lựa chọn mẫu biên bản bản giao công việc phù hợp với nhu cầu của mình dưới đây:>> Xem mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ việc>> Xem mẫu biên bản bàn giao khi lưu chuyển công tác>> Xem mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ thai sản>> Xem mẫu biên bản bàn giao công việc của lãnh đạoQua bài viết trên của Đức Tín Group, hy vọng bạn đã hiểu rõ mọi thông tin về biên bản bàn giao công việc. Việc lập biên bản bàn giao không chỉ giúp đảm bảo tính liên tục của công việc mà còn giúp tạo ra sự minh bạch và tránh được những sai sót không đáng có. Nếu bạn đang chuẩn bị bàn giao công việc, hãy nhớ lập một cách chi tiết và kỹ lưỡng để đảm bảo mọi thứ diễn ra thuận lợi.2024-10-24 02:11:22
Portfolio là gì? Cách thiết kế portfolio thu hút, mang bản sắc riêng
Portfolio là cách ghi điểm tuyệt vời và ấn tượng với nhà tuyển dụng mà bạn nên sử dụng. Tuy nổi bật với nhiều ưu điểm như thế nhưng không phải ai cũng biết Portfolio là gì. Bài viết dưới đây, hãy cùng Đức Tín Group tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này và cách để tự thiết kế ấn phẩm này nhé!1. Portfolio là gì?Portfolio được hiểu đơn giản là hồ sơ năng lực, là tập hợp các tác phẩm, dự án, hoặc bằng chứng về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của cá nhân. Đặc biệt trong những lĩnh vực sáng tạo như thiết kế đồ họa, kiến trúc, marketing, lập trình,..., portfolio giúp ứng viên nổi bật hơn so với những người khác. Nó cho phép bạn thể hiện một cách trực quan và chi tiết những thành tựu và kinh nghiệm của mình với nhà tuyển dụng.Hiểu portfolio nghĩa là gì bạn sẽ thấy nó thực sự cần thiết cho quá trình xin việc2. Portfolio gồm những gì?Bạn đã biết được khái niệm portfolio là gì nhưng bạn không biết nó gồm những phần nào để có thể bắt đầu thiết kế. Dưới đây là tổng hợp những nội dung không thể thiếu trong Portfolio:Giới thiệu bản thân: Là phần ngắn giới thiệu về bạn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn và mục tiêu nghề nghiệp.Các dự án tiêu biểu: Đây là phần quan trọng nhất của portfolio, bao gồm các dự án bạn đã thực hiện. Mỗi dự án nên có:Mô tả chi tiết: Giải thích rõ ràng về dự án, mục tiêu, cách thức thực hiện, kết quả đạt được và những bài học rút ra.Hình ảnh/video: Sử dụng hình ảnh hoặc video chất lượng cao để minh họa cho dự án.Bằng chứng: Nếu có, bạn có thể cung cấp các bằng chứng như bản vẽ, code, bài viết, phản hồi của khách hàng... Kỹ năng: Liệt kê các kỹ năng chuyên môn như các phần mềm, công cụ, ngôn ngữ lập trình... mà bạn thành thạo.Thông tin liên hệ: Cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc với bạn.Nắm được bản chất portfolio là gì sẽ giúp bạn dễ dàng thiết kế hơn 3. Mục đích sử dụng của Portfolio là gì?Theo khái niệm portfolio là gì phía trên, mục đích sử dụng của portfolio là để giới thiệu và thể hiện năng lực, kinh nghiệm, và thành tựu của một cá nhân hoặc tổ chức trong một lĩnh vực. Dưới đây là các mục đích chi tiết của portfolio:Minh chứng năng lực: Portfolio cho phép bạn trình bày bằng chứng cụ thể về kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức của mình. Thay vì chỉ nói về những gì bạn có thể làm, bạn cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã thực hiện chúng như thế nào.Tạo ấn tượng chuyên nghiệp: Một portfolio được thiết kế đẹp mắt và có cấu trúc rõ ràng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đây là một trong số những lợi ích về việc tạo lợi thế khi xin việc mà bạn nên khi tìm hiểu bản chất portfolio là gì.Khác biệt hóa bản thân: Trong một thị trường cạnh tranh, portfolio giúp bạn nổi bật so với các ứng viên khác.Thúc đẩy quá trình phỏng vấn: Một portfolio ấn tượng có thể mở ra nhiều cơ hội để bạn được mời phỏng vấn và trao đổi sâu hơn về các dự án của mình.Xây dựng thương hiệu cá nhân: Portfolio là một công cụ tuyệt vời để xây dựng thương hiệu cá nhân, giúp bạn được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực của mình.Thu hút khách hàng hoặc đối tác: Trong các lĩnh vực kinh doanh, portfolio giúp công ty hoặc cá nhân giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, và các dự án đã hoàn thành để gây ấn tượng với khách hàng và đối tác. Nó là một công cụ tiếp thị hiệu quả giúp khẳng định thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.Portfolio được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau Xem thêm:Fresher là gì? Thuật ngữ chỉ những người mới ra trường đang tìm việc làmInsight là gì? Nguyên tắc xác định và quy trình tìm kiếm insight hiệu quả4. Phân loại portfolio Hiểu bản chất portfolio là gì, bạn sẽ thấy portfolio có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng, ngành nghề và định dạng. Theo mục đích sử dụngPortfolio xin việc: Khi tìm hiểu Portfolio là gì, nhất định bạn sẽ biết dạng này, đây được coi là dạng portfolio phổ biến nhất. Đây là dạng dùng để thể hiện các sản phẩm, thành tích, dự án liên quan đến kinh nghiệm làm việc nhằm thuyết phục nhà tuyển dụng.Portfolio học tập: Ghi lại quá trình học tập, nghiên cứu, dự án học thuật, thường sử dụng khi nộp hồ sơ học bổng, thuyết trình, hoặc xét tuyển cấp học cao hơn.Portfolio cá nhân: Giới thiệu bản thân, sở thích và các dự án cá nhân, nhằm xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc thu hút đối tác, cộng đồng.Portfolio kinh doanh: Trình bày sản phẩm, dịch vụ, và các thành tích của doanh nghiệp nhằm thuyết phục khách hàng, đối tác, hoặc nhà đầu tư. Hiểu Portfolio là gì doanh nghiệp sẽ biết cách tận dụng nó vào trong quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh.Theo định dạng:Portfolio in ấn: Đây là dạng tài liệu in ấn, thường sử dụng trong các buổi gặp gỡ trực tiếp với đối tác hoặc khách hàng. Portfolio điện tử: Là tài liệu kỹ thuật số như PDF hoặc PowerPoint, dễ dàng chia sẻ qua email hoặc nộp hồ sơ trực tuyến. Portfolio điện tử giúp bạn linh hoạt trong việc chỉnh sửa và cập nhật thông tin. Đây là dạng phổ biến nhất bạn nên biết khi tìm hiểu Portfolio là gì.Portfolio website: Portfolio dạng website giúp bạn quảng bá bản thân hoặc doanh nghiệp rộng rãi trên nền tảng trực tuyến.Portfolio video: Loại này trình bày các dự án và quá trình làm việc dưới dạng video, mang lại trải nghiệm sinh động và trực quan, đặc biệt phù hợp với các ngành truyền thông, giải trí hoặc sản xuất phim.Portfolio có thể tồn tại dưới nhiều định dạng khác nhau tùy vào nhu cầu của người sử dụng 5. Phân biệt portfolio và CVSự khác nhau giữa CV và Portfolio là gì? Dưới đây là bảng so sánh giúp bạn nhận diện đúng bản chất của hai thuật ngữ này:Bảng so sánh sự khác nhau giữa CV và PortfolioTiêu chíPortfolioCV (Curriculum Vitae)Định nghĩaThể hiện trực quan các kỹ năng, kinh nghiệm qua các dự án thực tếTóm tắt kinh nghiệm làm việc, học vấn, kỹ năng và thông tin cá nhânNội dung chínhChủ yếu là các kinh nghiệm, dự án bạn đã làmTổng quan về các thông tin cá nhân, trình độ, kỹ năng học vấn, nghề nghiệp của bạnHình thức trình bàyTrực quan dưới dạng hình ảnh, video hoặc dạng website, PDF, tài liệu in.Văn bản truyền thống, tối đa 1-2 trang hoặc dạng File Word hoặc PDFĐối tượng sử dụngCác ngành sáng tạo (thiết kế, kiến trúc, nghệ thuật...), các ngành yêu cầu kỹ năng thực hành (lập trình, phát triển sản phẩm)Hầu hết các ngành nghềTập trung vàoThành quả cụ thể, quá trình làm việcKinh nghiệm tổng quan, bằng cấpMục tiêuThể hiện khả năng qua các dự án cụ thể, chứng minh năng lực thực tế.Đưa cho nhà tuyển dụng những thông tin tổng quan và vẫn cụ thể về bạn.Độ dàiKhông giới hạn, tùy thuộc vào số lượng dự án và tác phẩm muốn giới thiệu.Giới hạn, thường là 1-2 trang để đảm bảo tính ngắn gọn, dễ đọc. CV và portfolio là hai sản phẩm khác nhau nhưng cần thiết tương tự nhau6. Hướng dẫn làm portfolioNắm được định nghĩa và bản chất Portfolio là gì, bạn sẽ dễ dàng tự thiết kế Portfolio cho chính mình. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Portfolio dễ dàng với 6 bước.Bước 1: Nhận định mục tiêu của portfolioĐầu tiên, hãy làm rõ mục đích của portfolio là gì. Bạn tạo ra nó để xin việc, thu hút khách hàng, giới thiệu bản thân, hay mục đích khác? Điều này ảnh hưởng lớn đến cách bạn xây dựng nội dung. Bạn hãy xác định rõ ai sẽ là người xem portfolio của bạn (nhà tuyển dụng, đối tác, hay khách hàng), từ đó, thiết kế ấn phẩm dễ dàng và phù hợp hơn. Bước 2. Lựa chọn hình thức portfolioPortfolio có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau như PDF, Google Sites, PowerPoint, Website,... Hãy lựa chọn dạng thuận tiện nhất mà bạn có thể làm. Hoặc bạn có thể thiết 1-2 dạng khác nhau để chọn lọc và lựa chọn loại phù hợp cho từng tình huống.Bước 3. Thu thập và chọn lọc các dự ánBạn nên chọn lọc những tác phẩm tiêu biểu nhất, thay vì đưa vào tất cả các dự án đã hoàn thành. Hãy chọn những dự án xuất sắc nhất, phản ánh đúng kỹ năng và thế mạnh cá nhân. Khi trình bày, mô tả ngắn gọn từng dự án, bao gồm vai trò của bạn, quy trình thực hiện, và kết quả đạt được. Đoạn mô tả cần cô đọng, rõ ràng, dễ hiểu, giúp người xem nhanh chóng nắm bắt thông tin cốt lõi.Bước 4. Thiết kế nội dung Một portfolio nên được sắp xếp một cách rõ ràng và dễ theo dõi. Các phần quan trọng bao gồm:Trang bìa: Thông tin cá nhân hoặc tên thương hiệu, tiêu đề của portfolio, cùng với thông tin liên hệ như số điện thoại, email, và trang web.Phần giới thiệu: Một đoạn ngắn giới thiệu về bản thân hoặc công ty bạn. Nêu rõ tóm tắt về kinh nghiệm, giá trị, và phong cách làm việc của bạn.Dự án đã hoàn thành: Đây nội dung chính nơi bạn mô tả ngắn gọn và kết quả đạt được và sự đóng góp của bạn. Nếu có thể, hãy thêm nhận xét hoặc phản hồi từ khách hàng để tăng tính thuyết phục.Giải thưởng và chứng nhận: Nếu có, bạn có thể thêm các giải thưởng hoặc chứng nhận để tăng giá trị cho portfolio của mình.Thông tin liên hệ: Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin để người xem dễ dàng liên lạc với bạn khi cần.Portfolio cần chọn lọc thông tin chính, trọng tâm đưa vào trong nội dung Bước 5. Tối ưu hóa thiết kếHiểu Portfolio là gì bạn sẽ thấy người xem thường bị thu hút bởi những thiết kế chuyển nghiệp, sạch sẽ. Do đó, khi thiết kế Portfolio, bạn nên chú trọng vào việc tạo ra một bố cục rõ ràng, sử dụng font chữ dễ đọc và tránh sự rườm rà. Bạn hãy đảm bảo rằng portfolio của bạn dễ nhìn và không quá tải với nhiều chi tiết. Các hình ảnh hoặc video minh họa cần sắc nét và có chất lượng cao để truyền tải được giá trị của công việc.Bước 6. Check lại thiết kếLỗi nhỏ có thể làm giảm sự chuyên nghiệp của portfolio, vì vậy hãy chắc chắn rằng nội dung đã được kiểm tra kỹ lưỡng. Ngoài ra bạn hãy nhờ bạn bè hoặc người có kinh nghiệm xem xét portfolio cho mình trước khi gửi đi. Đôi khi một góc nhìn khác sẽ giúp bạn phát hiện những điểm cần cải thiện.Trên đây là những thông tin chi tiết để giải đáp cho câu hỏi “Portfolio là gì”. Mong rằng với những chia sẻ của Đức Tín Group bạn đã hiểu được lợi ích khi sử dụng Portfolio cũng như biết cách tự thiết kế riêng bộ tài liệu giới thiệu dự án một cách độc đáo và thu hút. 2024-10-24 01:22:05
HUMANS OF DUC TIN: LƯU THỊ THU THÙY - NỖ LỰC VÀ BỨT PHÁ
"Thay vì việc quá quan tâm đến sự đánh giá bên ngoài thì hãy tự nhìn vào nội tâm của mình, liên tục rèn giũa tài năng và phẩm chất thì sẽ sớm đạt được ước nguyện"😍 Gia nhập Đức Tín Group từ tháng 11/2022, Lưu Thị Thu Thủy đã nhanh chóng ghi dấu ấn trong hành trình phát triển bản thân với nhiều thành tích ấn tượng. Thủy bước vào công ty khi vừa tốt nghiệp, mang theo mong muốn học hỏi và vận dụng những kiến thức chuyên ngành vào thực tế. Môi trường làm việc tại Đức Tín không chỉ là nơi để Thùy trưởng thành, mà còn giúp cô khám phá và khai mở tiềm năng của mình. 🔥 Với tinh thần sáng tạo và tinh tường, Thùy đã mạnh dạn áp dụng chuyển đổi số và AI trong các chiến lược marketing, tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả chiến dịch. Sự cải tiến này không chỉ giúp giảm chi phí quảng cáo mà còn gia tăng tỷ lệ chốt đơn hàng, góp phần đáng kể vào thành công chung của đội ngũ sale.👉Cùng đón đọc câu chuyện của Thu Thùy để hiểu hơn về hành trình nỗ lực và bứt phá của cô gái này tại Đức Tín nhé! 2024-10-23 09:45:46