
Tất cả bài viết

2025-04-04 11:34:11
Tăng 200% tỷ lệ chốt đơn với kỹ năng đặt câu hỏi SPIN trong bán hàng
Nghệ thuật đặt câu hỏi trong kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất cứ nhân viên bán hàng nào. Kỹ năng này nếu được rèn luyện bài bản sẽ trở thành "vũ khí" tối thượng, giúp gia tăng tỷ lệ chốt đơn và nâng cao hiệu quả kinh doanh vượt trội. Spin Selling chính là một trong những chiến lược bán hàng thông minh và hiệu quả nhất hiện nay. Vậy Spin Selling là gì? Phương pháp này có thực sự phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng Đức Tín Group tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Tầm quan trọng của kỹ năng đặt câu hỏi trong bán hàng Questioning Skills – Kỹ năng đặt câu hỏi, là cách những nhân viên kinh doanh dẫn dắt một cuộc đối thoại bằng những câu hỏi khéo léo, mang đến không khí tích cực giúp kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc trò chuyện.Trong lĩnh vực bán hàng, kỹ năng đặt câu hỏi là một yếu tố cốt lõi mà bất kỳ nhân viên kinh doanh nào cũng cần được đào tạo một cách bài bản. Bởi lẽ, ngoài việc truyền đạt thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ, những câu hỏi khéo léo sẽ giúp cuộc trò chuyện trở nên tự nhiên, thoải mái và cởi mở hơn – từ đó xây dựng niềm tin nơi khách hàng.Khi bạn biết cách đặt câu hỏi đúng, không chỉ đơn giản là để "hỏi", mà còn giúp bạn khám phá nhu cầu thực sự của khách hàng, thấu hiểu mong muốn ẩn sâu, và từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Một câu hỏi chất lượng có thể mở ra cả một cơ hội kinh doanh tiềm năng.Tuy nhiên, nếu bạn đặt câu hỏi sai – không đúng trọng tâm hoặc quá chung chung – thì câu trả lời bạn nhận được cũng sẽ lệch hướng, khiến cuộc giao tiếp mất hiệu quả và mục tiêu bán hàng trở nên khó đạt được. Mô hình đặt câu hỏi SPIN – Khai thác nhu cầu khách hàng thành côngĐể xác định và khơi gợi nhu cầu của khách hàng. Một trong những mô hình thường được sử dụng trong nghệ thuật đặt câu hỏi trong kinh doanh là SPIN:Situation Questions – Các câu hỏi Tình hìnhProblem Questions – Các câu hỏi Vấn đềImplication Questions – Các câu hỏi Gợi ýNeed-Payoff Questions – Các câu hỏi Giải đáp nhu cầu Mô hình đặt câu hỏi SPIN 1. Situation Questions – Các câu hỏi Tình hìnhGiai đoạn đầu tiên trong quá trình tư vấn là tìm hiểu bức tranh tổng quan về tình hình của khách hàng. Những thông tin này có thể đến từ việc hỏi trực tiếp, phân tích hợp đồng, báo cáo nội bộ, hoặc các tài liệu liên quan. Mục tiêu của bước này là đánh giá mức độ hiểu biết của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của bạn – cũng như sự so sánh của họ với đối thủ cạnh tranh. Đây là bước tạo tiền đề quan trọng để định hướng cuộc trò chuyện theo hướng có lợi nhất.Một số câu hỏi về yếu tố Situation như:Bạn có thể cho tôi biết thêm về quy trình làm việc của doanh nghiệp bạn không?Bạn có thể chia sẻ với tôi về những thách thức mà bạn đang phải đối mặt không?Bạn có thể cho tôi biết thêm về những mục tiêu của doanh nghiệp bạn không?2. Problem Questions – Các câu hỏi Vấn đềKhông phải khách hàng nào cũng sẵn lòng chia sẻ vấn đề mà họ đang gặp phải – đặc biệt là trong lần đầu làm việc với nhân viên kinh doanh. Chính vì vậy, một người bán hàng thông minh cần biết cách sử dụng câu hỏi gợi mở để khơi gợi vấn đề một cách khéo léo. Khi có dấu hiệu cho thấy tồn tại vấn đề, bạn cần nhanh chóng đưa ra những câu hỏi sâu hơn, cụ thể hơn để làm rõ vấn đề ấy, giúp khách hàng tự nhìn thấy "nỗi đau" mà họ đang đối mặt.Một số câu hỏi về Vấn đề trong mô hình SPIN như:Những vấn đề nào khiến doanh nghiệp bạn gặp khó khăn nhất?Những thách thức nào khiến bạn mất nhiều thời gian xử lý nhất?Những rủi ro nào khiến bạn lo lắng nhất?3. Implication Questions – Các câu hỏi Gợi ýSau khi đã xác định được nhu cầu cốt lõi của khách hàng, bước tiếp theo là giúp họ nhận diện rõ mức độ nghiêm trọng nếu vấn đề đó không được giải quyết. Đây là lúc bạn sử dụng những câu hỏi gợi mở – nhằm khuếch đại hệ quả và giúp khách hàng nhận thấy sự cấp bách của việc tìm ra giải pháp.Các câu hỏi Gợi ý trong mô hình SPIN selling như:Những vấn đề này có tác động như thế nào đến kết quả kinh doanh của bạn?Những thách thức này có khiến doanh thu bán hàng ảnh hưởng không?Những rủi ro này có thể khiến bạn mất khách hàng không?4. Need-Payoff Questions – Các câu hỏi Giải đáp nhu cầuĐây là bước then chốt để chuyển từ nhận thức sang hành động. Khi khách hàng đã hiểu rõ vấn đề và tầm quan trọng của nó, bạn cần khéo léo đưa ra các câu hỏi định hướng, để họ tự nói ra những lợi ích nếu vấn đề được giải quyết – chính là lúc họ bắt đầu “bán” sản phẩm cho… chính mình.Các câu hỏi về Need-Payoff bao gồm:Nếu bạn có thể giải quyết những vấn đề này, doanh nghiệp sẽ đạt được điều gì?Nếu doanh nghiệp bạn có thể vượt qua những thách thức này, bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu thời gian?Nếu bạn có thể giảm thiểu những rủi ro này, doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích nào?Đọc thêm: Sale là gì? Tất tần tật về nghề Sale và kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp Tại sao doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược Spin Selling?SPIN Selling không chỉ là một phương pháp bán hàng, mà còn là một chiến lược tiếp cận khách hàng cực kỳ hiệu quả, giúp doanh nghiệp thấu hiểu nhu cầu thực sự và đưa ra giải pháp phù hợp một cách tinh tế. Khi được áp dụng đúng cách, SPIN Selling mang đến nhiều lợi ích vượt trội cho đội ngũ kinh doanh và toàn bộ doanh nghiệp.Cụ thể, chiến lược Spin Selling mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:Gia tăng tỷ lệ chốt đơn hàng: Việc tiếp cận khách hàng bằng cách đặt câu hỏi thông minh, khai thác đúng “điểm đau” và nhu cầu tiềm ẩn, giúp nhân viên kinh doanh dễ dàng đề xuất giải pháp đúng người – đúng lúc. Khi khách hàng được lắng nghe và thấu hiểu, họ sẽ dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng, từ đó tỷ lệ chốt đơn tăng mạnh mẽ.Tối ưu chi phí bán hàng: SPIN Selling giúp loại bỏ những khách hàng không phù hợp ngay từ đầu, tránh lãng phí thời gian và nguồn lực vào các đối tượng không có nhu cầu thực sự. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giúp đội sale tập trung vào các khách hàng tiềm năng chất lượng cao.Tăng sự hài lòng và giữ chân khách hàng: Khi khách hàng nhận được giải pháp sát với nhu cầu, họ sẽ cảm thấy được quan tâm và phục vụ đúng cách. Điều này tạo nên trải nghiệm tích cực, góp phần nâng cao mức độ hài lòng và lòng trung thành với thương hiệu – từ đó duy trì doanh số ổn định và bền vững trong dài hạn. SPIN Selling không đơn thuần là một kỹ thuật bán hàng, mà là chiếc chìa khóa giúp doanh nghiệp chuyển mình từ “bán hàng” truyền thống sang “tư vấn giá trị” chuyên sâu. Phương pháp này giúp xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, dựa trên sự thấu hiểu, tin tưởng và đồng hành – từ đó tạo đòn bẩy mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu một cách bền vững. Tại Đức Tín Group, chúng tôi tin rằng việc ứng dụng chiến lược SPIN Selling một cách bài bản trong hoạt động kinh doanh sẽ mang đến sự thay đổi tích cực cho toàn bộ đội ngũ bán hàng. Thông qua đó, kỹ năng tư vấn – giao tiếp – xử lý tình huống của nhân viên sẽ được nâng tầm, giúp gia tăng tỷ lệ chốt sale thành công và đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh vượt mong đợi.
2025-04-03 10:00:00
TRÂN TRỌNG LỜI NÓI - CHÌA KHÓA NÂNG TẦM TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG
Trong kinh doanh, sự hài lòng của khách hàng không chỉ đến từ sản phẩm hay dịch vụ, mà còn từ cách chúng ta nói chuyện với họ. Một lời nói trân trọng không chỉ đơn thuần là ngôn từ đẹp, mà là sự kết nối, là cách ta thể hiện sự quan tâm, đồng cảm và tôn trọng với những người đã lựa chọn và tin tưởng mình. Khi một doanh nghiệp biết trân trọng lời nói, họ không chỉ bán sản phẩm, mà còn trao đi sự chân thành và xây dựng những mối quan hệ bền vững.1. Lời nói – Hạt giống gieo mầm niềm tinNiềm tin không tự nhiên mà có, nó được xây dựng qua từng hành động nhỏ, trong đó có cách chúng ta giao tiếp. Một lời chào thân thiện, một câu cảm ơn chân thành hay một lời động viên đúng lúc có thể khiến khách hàng cảm thấy được trân quý. Khi khách hàng tin tưởng, họ không chỉ quay lại mà còn sẵn sàng giới thiệu thương hiệu đến nhiều người khác.2. Sự hài lòng bắt đầu từ cảm xúcKhách hàng không chỉ đánh giá một doanh nghiệp qua sản phẩm mà còn qua cách họ được đối xử. Một lời nói ấm áp có thể làm bừng sáng một ngày u ám, một câu nói chân thành có thể biến một khách hàng khó tính thành người ủng hộ trung thành. Chính cảm giác được thấu hiểu và trân trọng sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng hơn với mỗi trải nghiệm.3. Lời nói đúng lúc – Chìa khóa hóa giải xung độtTrong kinh doanh, không thể tránh khỏi những lúc khách hàng không hài lòng. Nhưng cách ta phản hồi sẽ quyết định mọi thứ. Một lời xin lỗi chân thành, một sự thấu hiểu sâu sắc có thể làm dịu đi những cảm xúc tiêu cực và chuyển hóa tình huống. Đôi khi, khách hàng không cần một lời giải thích dài dòng, họ chỉ cần cảm nhận được rằng họ đang được tôn trọng và lắng nghe.4. Khi lời nói biến thành cầu nối của sự gắn kếtMột doanh nghiệp biết trân trọng lời nói không chỉ giữ chân khách hàng mà còn tạo nên những mối quan hệ bền vững. Những thương hiệu lớn trên thế giới không chỉ thành công nhờ sản phẩm vượt trội, mà còn vì họ biết cách truyền tải sự chân thành trong từng thông điệp, từng cuộc trò chuyện với khách hàng. Chính sự kết nối ấy biến khách hàng thành những đại sứ thương hiệu, tự nguyện lan tỏa những giá trị tốt đẹp.5. Trân trọng lời nói – Nâng tầm thương hiệuLời nói không chỉ là phương tiện giao tiếp, mà còn là cách một doanh nghiệp thể hiện bản sắc và giá trị cốt lõi của mình. Một thương hiệu luôn nói những lời chân thành, tôn trọng khách hàng sẽ xây dựng được hình ảnh uy tín, nhân văn và đáng tin cậy. Trân trọng lời nói chính là trân trọng chính mình và những người đã chọn đồng hành cùng doanh nghiệp.Lời nói có sức mạnh chạm đến trái tim, nuôi dưỡng niềm tin và xây dựng sự gắn kết bền lâu. Một doanh nghiệp biết trân trọng lời nói không chỉ tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn, mà còn để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng họ. Bởi sau cùng, khách hàng có thể quên đi những gì bạn đã làm, nhưng họ sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn để lại trong họ.Các bạn hãy ứng dụng giá trị "Trân trọng lời nói" trong quá trình tư vấn và CSKH, sống cùng giá trị cốt lõi của Đức Tín Group – để mỗi lời nói, mỗi hành động đều góp phần tạo nên những trải nghiệm trọn vẹn và đáng nhớ cho khách hàng.
2025-04-03 15:42:44
Protein là gì? Lượng protein cần thiết mỗi ngày là bao nhiêu?
Protein là một dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần để duy trì các chức năng sống và nâng cao sức khỏe. Mặc dù rất quan trọng, nhưng chỉ cần cung cấp đủ lượng protein theo nhu cầu, vì nếu bổ sung quá mức, có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Để hiểu rõ hơn protein là gì và nó có vai trò như thế nào đối với cơ thể? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.1. Protein là gì?Protein là những đại phân tử được hình thành từ một hoặc nhiều chuỗi acid amin qua liên kết peptid. Trình tự của các chuỗi acid amin tạo nên sự đa dạng về các loại protein và trong tự nhiên có hơn 20 loại acid amin, trong đó 9 loại là thiết yếu mà cơ thể con người không thể tự sản xuất, mà phải hấp thu từ thực phẩm.Một điều quan trọng khi tìm hiểu protein là gì bạn cần lưu ý là nhờ vào sự kết hợp của các chuỗi acid amin nên protein chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, khi liên kết giữa các acid amin bị phá vỡ thì protein sẽ bị thoái hóa.Cấu tạo của protein là gì?2. Vai trò của protein với cơ thể và sự sốngProtein không chỉ là nguồn năng lượng mà còn giữ nhiều chức năng quan trọng khác trong cơ thể. Dưới đây là một số vai trò giúp bạn hiểu hơn protein là chất gì.Protein cấu tạo lên khung tế bào, duy trì và phát triển cơ thểProtein là thành phần cấu tạo nên khung tế bào và trực tiếp tham gia vào quá trình bên trong tế bào. Trong đó, sinh vật được cấu tạo từ vô số tế bào và ngoài protein cũng có mặt trong chất gian bào, nhân tế bào với vai trò là duy trì và phát triển mô.Tham gia vận chuyển oxy và chất dinh dưỡngChất dinh dưỡng trong cơ thể được vận chuyển từ quá trình tiêu hóa thức ăn đến máu, qua các mô và tế bào đều do protein thực hiện. Oxy từ phổi được cung cấp cho các tế bào trong cơ thể nhờ sự vận chuyển của Protein Hemoglobin trong tế bào hồng cầu.Protein bảo vệ cơ thểCác tế bào bạch cầu (cấu tạo từ protein) đóng vai trò là chống các tác nhân gây hại xâm nhập. Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng sản xuất nhiều loại protein khác là interferon cũng có khả năng chống lại virus với nhiều tác nhân gây bệnh khác.Cung cấp năng lượng cho cơ thểProtein có trong khẩu phần ăn uống và chiếm khoảng 10-15%, cung cấp lượng lớn năng lượng cho tế bào. Do vậy khi tìm hiểu protein là gì, bạn sẽ nhận thấy rằng chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cơ thể hoạt động và duy trì sự sống.Protein cung cấp năng lượng cho cơ thể sốngCân bằng nồng độ pH trong cơ thểProtein như một chất đềm giúp cân bằng pH, giúp đảm bảo cho hệ tuần hoàn vận chuyển ion được dễ dàng hơn. Ngoài ra, vai trò của protein cũng kéo nước từ tế bào vào mạch máu, giúp cân bằng và điều hòa lượng nước trong cơ thể.3. Cách tính lượng protein cần nạp cho từng độ tuổiMỗi người có nhu cầu protein khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động và mục tiêu sức khỏe. Sau khi đã nắm được protein là gì và làm thế nào để biết lượng protein cần thiết hàng ngày?Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, làm lượng protein (chất đạm) cho một người trưởng thành cần cung cấp cho cơ thể được tính dựa theo trọng lượng cơ thể là 1g protein/kg cân nặng/ngày.Ví dụ, nếu bạn cân nặng 46kg thì cần cung cấp 46g protein mỗi ngày.Lưu ý: Bạn cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe và cân đối lượng đạm (protein) phù hợp. Do vậy, bạn nên tham khảo chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để bổ sung protein đúng liều và lượng nhất.Dưới đây là bảng khuyến nghị hàm lượng protein cho mỗi nhóm tuổi/giới tính theo thống kê của WHO:Độ tuổiGiới tínhNam(Protein, g)Nữ(Protein, g)Trẻ em (1-3 tuổi)13134-8 tuổi19199-13 tuổi343414-18 tuổi524619-30 tuổi564631-50 tuổi564651+5646Đọc thêm:Adrenaline là gì? Thông tin tổng quan nhất về AdrenalineBurn out là gì? 4 cách giúp bạn vượt qua burn out hiệu quả4. Thiếu hụt và dư thừa protein có sao không?Như đã phân tích trên, protein là gì - chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể để duy trì sự sống cũng như các phản ứng sinh hóa. Do vậy, thiếu hụt và dư thừa protein đều ảnh hưởng đến sức khỏe.Cơ thể thiếu hụt proteinThiếu chất đạm sẽ gây ra các vấn đề cơ thể như suy nhược, yếu ớt, suy dinh dưỡng, cơ và xương kém phát triển, rối loạn nội tiết tố, giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch khiến cơ thể rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và nhiễm khuẩn.Do vậy, khi thấy những dấu hiệu dưới đây, bạn cần nhận tư vấn dinh dưỡng và bổ sung protein phù hợp:Sưng tấy, phù nềTâm trạng thay đổi thất thườngDa khô, kém đàn hồiMóng tay và móng chân dễ bị gãyCơ thể mệt mỏi, yếu ớtĂn đủ bữa nhưng vẫn thấy đóiVết thương khó lành do thiếu protein sẽ không thể sản xuất đủ collagen.Những dấu hiệu cơ thể đang thiếu proteinCơ thể dư thừa proteinNếu tiêu thụ quá nhiều protein trong khoảng thời gian dài, đặc biệt là protein từ động vật sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh dưới đây:Các bệnhvề tim mạch: Thịt đỏ giàu protein nhưng lại chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa.Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư vú.Bệnh gout do chế độ ăn nhiều đạm động vật trong thời gian dài, làm tăng tích tụ acid uric trong máu và hình thành các tinh thể urat gây sưng, đau và viêm khớp.Cơ thể dư thừa protein có thể gây ra bệnh gout5. Nhóm thực phẩm giàu protein là gì?Để đảm bảo sức khỏe, bạn cần cân đối giữa làm lượng đạm động vật và thực vật cho cơ thể thông qua một số nguồn thực phẩm bổ sung hằng ngày như sau:Protein từ động vậtĐộng vật chứa một nguồn protein dồi dào, chiếm từ 15-40% trọng lượng thức ăn. Đạm từ động vật rất giàu năng lượng, cấp đủ 9 loại acid amin cần thiết với tỷ lệ cân đối.Một số thực phẩm giàu đạm động vật như:Thịt của động vật ăn cỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu,...Các loại thịt gia cầm như thịt gà (đặc biệt nhiều nhất trong ức gà: 172g ức gà cung cấp 53,4g protein),...Các loại cá: cá ngừ, cá hồi, cá thu,…Trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…Protein động vậtProtein từ thực vậtĐối với những người ăn chay hoặc muốn bổ sung protein từ thực vật, có thể lựa chọn:Các loại đậu giàu protein như đậu lăng, đậu nành, đậu phộng, đậu đỏ, đậu đen, đậu Hà Lan,...Các loại rau củ quả giàu protein như: rau bina, atiso, bắp ngọt, nấm, cải xoăn, bông cải xanh, cải chíp, rong biển, khoai tây, củ cải đường,…Nguồn thực phẩm giàu protein thực vậtNgoài ra, đối với những người bận rộn hoặc người ăn chay có thể sử dụng protein shake để bổ sung chất dinh dưỡng này. Protein shake là gì chỉ một loại thức uống được pha từ nước và chất bổ sung protein như dạng bột như whey, casein, đậu nành. Đây là cách tiện lợi giúp bạn bổ sung protein cần thiết cho cơ thể, đặc biệt sau tập luyện, giúp phục hồi và phát triển cơ.Đối với vận động viên hoặc người tập thể hình lâu năm thì việc bổ sung protein là điều không thể tránh khỏi. Trong đó, whey protein là một sự lựa chọn đầu tiên. Vậy whey protein là gì? Whey protein - sữa tăng cơ whey protein hay nói chung là đạm từ váng sữa. Đây chính là thành phần hỗn hợp có từ sữa trong quá trình sản xuất phô mai. Protein này có giá trị cao trong việc cung cấp amino acid - loại axit amin giúp xây dựng và duy trì tế bào cơ.Như vậy, protein là một dưỡng chất quan trọng và không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Hiểu rõ protein là gì trong bài viết trên của Đức Tín Group, cũng như cách bổ sung hợp lý sẽ giúp bạn duy trì một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Hãy đảm bảo bạn cung cấp đủ lượng protein cần thiết mỗi ngày thông qua một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học.
2025-04-03 15:37:13
KPI là gì? 04 nguyên tắc cần biết khi lập chỉ số KPI
KPI, KPI và KPI. Đây chắc chắn là cụm từ tạo ra nỗi “ám ảnh” lớn nhất trong mọi thời đại, không chỉ với nhân viên văn phòng còn với cả đội ngũ lãnh đạo khi áp dụng KPI cho nhân viên của mình. Vậy bạn đã thực sự hiểu KPI là gì? Bài viết này của Đức Tín Group sẽ cung cấp định nghĩa đầy đủ về KPI, cùng hướng dẫn giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ thống KPI phù hợp.1. KPI là gì?Đầu tiên, KPI là viết tắt của từ gì? KPI, từ tiếng Anh là Key Performance Indicators, là các chỉ số đo lường hiệu suất công việc, hay còn được gọi đơn giản là chỉ số KPI. Các chỉ số KPI là hệ thống các tiêu chí giúp đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của công ty, phòng ban hoặc cá nhân.Nói một cách đơn giản KPI là gì chính là những con số cụ thể giúp trả lời câu hỏi “Chúng ta đang làm tốt đến mức nào?Các doanh nghiệp sử dụng KPI cho nhiều cấp độ khác nhau để đánh giá mức độ thành công và hiệu quả. KPI ở cấp độ cao thường cập trung vào những chỉ số chung của doanh nghiệp. Trong khim KPI ở level thấp được sử dụng trong các hệ thống quy trình, chỉ số nhân viên và phòng ban như khối kinh doanh sale, marketing,...KPI là gì? KPI - Chỉ số đo lường hiệu suất công việc2. Tầm quan trọng của KPI trong doanh nghiệpBất kỳ doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp nhỏ hay tập đoàn lớn, KPI đóng vai trò cốt yếu trong việc định hướng và đo lường hiệu quả hoạt động. Việc hiểu KPI là gì trong kinh doanh giúp doanh nghiệp đề ra những chiến lược hiệu quả hơn:KPI giúp xác định mục tiêu rõ ràngKPI không chỉ giúp doanh nghiệp đề ra mục tiêu mà còn đảm bảo mục tiêu được theo dõi và đánh giá chính xác. Một hệ thống KPI tốt sẽ giúp các bộ phận hiểu rõ nhiệm vụ của mình và tập trung vào các mục tiêu chính yếu.Giúp tăng hiệu suất làm việcHiểu KPI nghĩa là gì và bằng cách theo dõi KPI, doanh nghiệp có thể đề ra những biện pháp cải thiện hiệu suất làm việc. Khi nhân viên biết được mục tiêu cần đạt được, họ sẽ có động lực hơn trong công việc.Doanh nghiệp đề ra KPI để nâng cao hiệu suất làm việc và nâng cao sự chú tâm trong công việc của nhân viênHỗ trợ ra quyết định chiến lượcKPI cung cấp dữ liệu quan trọng giúp các nhà quản trị của doanh nghiệp đưa ra quyết định chính xác và kịp thời, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa kết quả của các chiến lược kế hoạch kinh doanh.3. Hướng dẫn cách xây dựng KPI hiệu quả cho doanh nghiệpSau khi đã hiểu KPI là gì, doanh nghiệp cần thiết lập KPI theo quy trình cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất. Một hệ thống KPI tốt sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và cải thiện hiệu suất làm việc một cách liên tục.Xác định mục tiêu kinh doanhDoanh nghiệp cần xác định mục tiêu rõ ràng trước khi thiết lập KPI. Mục tiêu cần cụ thể, đo lường được và phù hợp với chiến lược kinh doanh chung và mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp.Thiết lập chỉ số KPI theo nguyên tắc SMARTKhi xây dựng chỉ số KPI, doanh nghiệp nên căn cứ vào nguyên tắc SMART với tuần tự các tiêu chí sau để đạt được hiệu quả cao:Đặt ra các chỉ số KPI theo nguyên tắc SMARTS - Specific - Xây dựng KPI cụ thểĐặt ra KPI cần cụ thể và rõ ràng, không nên đặt ra KPI mơ hồ theo dạng nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả tốt nhất. Ví dụ, nếu bạn muốn nhân viên kinh doanh của mình đạt tổng doanh thu 10 tỷ đồng.M - Measurable - KPI gắn với yếu tố đo lườngKPI phải có khả năng đo lường. Doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý sẵn như ERP, CRM,... Nếu chỉ số chưa có phương thức đo lường thì doanh nghiệp cần bổ sung như tỷ lệ khách hài lòng,....A - Achievable - KPI có tính khả thiKPI chỉ có thể hoàn thành khi mục tiêu đó là khả thi. Do vậy, khi tìm hiểu KPI là gì và thiết lập KPI, bạn cần xem xét nguồn lực của công ty, kinh nghiệm chuyên môn của nhân viên có đáp ứng và hoàn thành được KPI hay không.Ví dụ, nếu năm 2024 bộ phận kinh doanh của bạn đạt được doanh số 10 tỷ đồng. Vậy năm 2025, doanh nghiệp của bạn có thể đặt ra KPI là tổng doanh số tăng thêm 5%, tức lên mức 10,5 tỷ đồng.Đọc thêm: Onboarding là gì? Tại sao doanh nghiệp cần có giai đoạn OnboardingR - Relevant - KPI có tính liên quanKPI của từng nhân viên cần liên quan với nhau để hoàn thành KPI của của phòng ban. KPI của từng phòng ban cần liên quan và cộng hưởng với KPI toàn công ty.Ví dụ, nếu năm 2024, phòng kinh doanh đạt tổng doanh số 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, có ⅖ nhân viên kinh doanh có kế hoạch nghỉ việc. Do vậy, với nguồn lực này thì rất khó đạt được chỉ tiêu KPI này. Do vậy, cần xem xét và thiết lập KPI từ phòng tuyển dụng là tuyển thêm 2 nhân viên kinh doanh.T - Time-Bound - KPI gắn với giới hạn thời gianNếu bạn không đặt ra mốc thời gian thì nhân viên của bạn sẽ chậm trễ thời gian hoàn thành KPI, gây ảnh hưởng đến mục tiêu của phòng. Nhân viên cũng sẽ không hiểu được mức độ cấp thiết của KPI để phân bổ nguồn lực và thời gian hợp lý.Trong ví dụ trên thì phòng tuyển dụng cần phải hoàn thành tuyển dụng xong trước ngày 1/12/2024. Bởi cần phải 1 tháng để nhân viên kinh doanh mới được đào tạo và hiểu biết về sản phẩm trước khi bắt đầu đóng góp vào hoàn thành KPI của cả phòng kinh doanh.Theo dõi và điều chỉnh KPI thường xuyênSau khi thiết lập KPI, doanh nghiệp cần theo dõi thường xuyên và điều chỉnh nếu cần thiết. Việc này giúp đảm bảo KPI luôn phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu kinh doanh.Xem thêm: Truyền thông nội bộ là gì? Quy trình truyền thông nội bộ hiệu quả4. KPI và một số thuật ngữ thường gặpChạy KPI nghĩa là gì?Chạy KPI là việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ để đạt được các chỉ tiêu hoặc mục tiêu được xác định trong KPI. Đây là quá trình nỗ lực hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu để đạt kết quả tối ưu.Đạt KPI là gì?Đạt KPI nghĩa là hoàn thành hoặc vượt qua các chỉ tiêu, mục tiêu được thiết lập khi đề ra KPI. Đây là dấu hiệu của việc đạt được thành công trong công việc hoặc dự án triển khai.Đạt KPI là gì chỉ việc hoàn thành hoặc vượt mức các chỉ số hiệu suất chính (KPI)Lương KPI là gì? Thưởng KPI là gì?Lương KPI là mức lương được trả cho nhân viên dựa trên chỉ số đánh giá kết quả đạt được từ các chỉ số KPI. Đây là một cách thưởng dựa theo hiệu suất làm việc của cá nhân hoặc đội nhóm.Thưởng KPI là phần thưởng hoặc tiền thưởng dành cho nhân viên khi họ đạt hoặc vượt qua mục tiêu KPI. Thưởng này giúp khuyến khích và tạo động lực làm việc cho nhân viên.KRI là gì?KRI (Key risk indicator) là một chỉ số dùng để đo lường về mức độ rủi ro trong những hoạt động triển khai. Chỉ số này thường được sử dụng để cảnh báo về mức độ rủi ro trong nhiều cấp độ khác nhau trong doanh nghiệp.Như vậy, KPI là gì? Đây chính là một công cụ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất làm việc và tối ưu mức độ hoàn thành mục tiêu chung. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần xây dựng và thiết lập chỉ số KPI theo 4 quy tắc quan trọng mà Đức Tín Group đã chia sẻ trong bài viết trên.
2025-04-02 13:18:53